intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bố trí cây cảnh trong hồ nuôi cá

Chia sẻ: Lotus_10 Lotus_10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

118
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại rong và thủy sinh Để tạo môi trường trong hồ nuôi cá cảnh, thường người nuôi cá chơi bố trí ba loại rong: - Rong đen (Vallismeria spiralisme) còn gọi là rong tóc tiên, mái chèo, mọc chìm trong nước, rễ ngắn. Thân dài tới 2 m, rễ bám chặt vào lòng sông, mương máng, nước chảy mạnh cũng không trôi. Người ta phát hiện lần đầu rong này ở Địa Trung Hải, ngày nay tìm thấy khắp vùng ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới. Có nhiều trên biển Trung Hoa, người Hoa hái lá này trang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bố trí cây cảnh trong hồ nuôi cá

  1. Bố trí cây cảnh trong hồ nuôi cá Các loại rong và thủy sinh Để tạo môi trường trong hồ nuôi cá cảnh, thường người nuôi cá chơi bố trí ba loại rong: - Rong đen (Vallismeria spiralisme) còn gọi là rong tóc tiên, mái chèo, mọc chìm trong nước, rễ ngắn. Thân dài tới 2 m, rễ bám chặt vào lòng sông, mương máng, nước chảy mạnh cũng không trôi. Người ta phát hiện lần đầu rong này ở Địa Trung Hải, ngày nay tìm thấy khắp vùng ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới. Có nhiều trên biển Trung Hoa, người Hoa hái lá này trang trí hồ nuôi cá. - Rong đuôi chồn, đuôi chó (Ceratophyllium L.) cũng là loại cỏ thủy sinh sống dai. Lá mọc vòng, không cuống, có hai loại màu xanh lục và màu đỏ. Cá vàng hay vào làm tổ. Cây mọc ở ao hồ, mương máng, phát triển mạnh vào tháng 6 - 7, tháng 9 là lụi dần. Ngoài việc dùng trang trí trong bể cá, dân nghèo thường lấy rong này nấu cho heo ăn (1 kg rong = 0,07 - 0,08 đơn vị thức ăn tổng hợp cho heo). Nó còn là một cây thuốc.
  2. - Rong lá láng cũng mọc chìm trong nước. Lá mọc vòng giống như hình elip dài hình kim hoa dạng tua. - Ngoài ra cũng dùng được bèo cỏ bồng, mặt lá láng trơn mặt dưới có lông tơ, lá hình trái tim. Hay dùng rong cần nước lá hình tam giác viền lá có răng tròn không đều… chủ yếu là lạ mắt, đa dạng khi nhìn vào hồ hay tủ kính. Cảnh trí trong bể nuôi Về cảnh trí trong bể nuôi, tủ kính, người dùng cây mào vàng (hoàng quân thảo). Cây này gốc Nam Mỹ, là vua của các loài cỏ nước nhiệt đới, nó không cần ánh sáng, nhiệt độ 24 - 280C là sống được, cây cao lắm cũng chừng 60 cm. Có nhiều loại hoàng quân thảo, loại lá rộng, lá hẹp, lá nhỏ dài chừng 10 cm. Cây thảo ớt cũng là loài được chọn bài trí trong bể nuôi cá cảnh. Thân nhỏ, lá mỏng yếu, mặt lá rộng giống lá ớt, thân màu hồng hoặc xanh, sinh trưởng chậ m, chịu nhiệt độ từ 22 - 280C. Dễ tìm ở Việt Nam. Ngoài ra, tùy ý thích mỗi người, cũng có thể dùng cây củ từ (giống như sen), cây nữu lan thảo lá xoắn, mọc từ dưới thân lên ngọn (nên gọi là nữu lan) lá hẹp dài, có răng cưa rất mỹ thuật. Cây võng nhãn thảo (mắt lưới) cũng đẹp nhưng khó trồng (nó cần nước có acid, ánh sáng yếu). Tạo cảnh phần đáy Khuynh hướng hiện nay lấy màu xanh làm chủ, đá làm vật bổ trợ, thêm cỏ nước, rong… người chơi được các thợ làm tủ kính, hòn non bộ gợi ý tạo cảnh bằng 3 cách:
  3. + Tạo cảnh bằng đá đáy và cỏ. Cỏ trồng phía trước thấp, phía sau cao lên thành tầng giả thảo nguyên. Không gian trong bể rõ ràng nhờ ánh sáng bố trí hợp lý. + Tạo cảnh bằng đá + cỏ + kỳ thạch xem công phu hơn: đáy bể phủ đá, mặt trước trồng cỏ thấp, mặt sau, bố trí kỳ thạch, tạo cột cỏ nước trên kỳ thạch, gắn máy tạo bọt nước, thả cá màu. Có người cầu kỳ hơn tạo dòng chảy kết hợp động - tĩnh, thanh - sắc…., cảnh ngư thủy tương sinh. + Cách tạo cảnh thứ ba là tổ hợp kỳ thạch + lớp đá đáy. Tổ hợp này thích hợp cho việc nuôi các loài cá di chuyển nhanh, kiếm mồi tích cực, dễ làm hư cỏ. Thợ chọn một, hai hòn đá lớn làm chủ đạo, còn lại, chọn kỳ thạch bổ trợ bố trí hài hòa theo kiểu gần - xa, trên - dưới, đối xứng - lệch… giữa các hòn đá và kỳ thạch xếp đá ngũ sắc, vỏ sò màu nhân tạo điểm xuyết rồi chọn đèn màu hay thủy ngân hoặc tranh cảnh “trang điể m”. Rất tốn công. Bí quyết điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng Đa số các loài cá cần nhiệt độ từ 20 – 300 C, thích hợp nhất là từ 24 – 260 C. Đặc biệt, trong thời kỳ sinh sản, cá cần nhiệt độ 27 – 30 C, do đó, điều chỉnh nhiệt độ là rất cần. Có hai cách: tăng nhiệt độ hồ, tủ kính nuôi hoặc tăng giảm nhiệt độ phòng có hồ hay tủ kính cá. Thường người bài trí tăng nhiệt độ bằng thiết bị điện có sẵn trong hồ, tủ (ống thép không rỉ hay ống thủy tinh) cứ 100 lít nước tăng 100 watt nhiệt điện. Khoản này cần tham khảo người có chuyên môn.
  4. Điều chỉnh ánh sáng áp dụng tùy theo loại cá cần ánh sáng mạnh, yếu. Phải hiểu rõ cá. Người ta ít khi để bể, tủ cá nơi ánh sáng mặt trời rọi thẳng vì rất dễ sinh tảo hoặc làm cho mặt kính dơ. Các hồ có bố trí cỏ rong thì ánh sáng còn cần hơn cho từng loại thủy sinh, ví dụ: thùy liên cần ánh sáng, lau nước không cần. Các loại cây cần ánh sáng yếu là tảo kim ngư, hương tiêu thảo, bèo cái… Nguồn sáng nên lắp đặt phía trên bể, tủ (đèn huỳnh quang hay néon). Có nhiều gia đình thêm đèn dưới đáy tủ kính cho linh hoạt. Mỗi ngày, chỉ nên mở đèn vài giờ đồng hồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2