intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bố trí không gian ra quyết định.

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp nhóm tìm ra các phương án sáng tạo và sau đó đánh giá chúng một cách thận trọng, bạn hãy chọn hình thức bố trí đa dạng cho các cuộc họp của nhóm, ví dụ như phòng hội thảo, các địa điểm xa hiện trường hoặc một nơi quen thuộc có bàn ghế được sắp xếp để dễ dàng thảo luận trực tiếp…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bố trí không gian ra quyết định.

  1. Bố trí không gian ra quyết định. Để giúp nhóm tìm ra các phương án sáng tạo và sau đó đánh giá chúng một cách thận trọng, bạn hãy chọn hình thức bố trí đa dạng cho các cuộc họp của nhóm, ví dụ như phòng hội thảo, các địa điểm xa hiện trường hoặc một nơi quen thuộc có bàn ghế được sắp xếp để dễ dàng thảo luận trực tiếp… Khi không bị bó buộc trong những kiểu không gian truyền thống, như phòng họp của ban giám đốc hay văn phòng của cấp trên, mọi người sẽ giao tiếp cởi mở hơn vì cảm thấy không phải chịu áp lực của những phép tắc văn phòng. Cách xếp đặt bàn ghế trong phòng mặc dù không quan trọng lắm nhưng cũng thể hiện được nhiều điều về cách thảo luận. Nếu bàn ghế được xếp thành vòng tròn, rõ ràng là sẽ không có vị trí nào được xem là "đầu bàn" hay ưu tiên đặc biệt. Tiếng nói của mọi
  2. người tham gia đều có giá trị ngang nhau và như thế có khả năng là nhiều người sẽ tham gia thảo luận hơn. Nếu có một vị trí chỉ huy rõ ràng, như vị trí đầu bàn họp, bầu không khí sẽ khác hẳn và mọi người có khuynh hướng nghe theo người ngồi tại vị trí đó. Thống nhất về cách ra quyết định Sau khi đã chọn được những người tham gia quá trình ra quyết định và chọn cách bố trí không gian cho các cuộc họp, việc tiếp theo là xác định phương pháp ra quyết định mà bạn sẽ áp dụng. Tuy nhiên trước đó, nhóm của bạn cần thông qua quy trình mà họ có nghĩa vụ tuân thủ, cũng như cách ra quyết định và người ra quyết định. Sau đây là một số phương pháp ra quyết định: + Nhất trí. Các thành viên phải họp và thảo luận về đề xuất một cách cởi mở. Họ sẽ cố gắng để đạt được sự nhất trí
  3. bằng việc tất cả mọi thành viên đều chấp nhận quyết định cuối cùng. + Nhất trí có giới hạn. Nhóm ra quyết định sẽ cố gắng để đạt được sự nhất trí, nhưng nếu các thành viên không thể nhất trí với nhau, thì trưởng nhóm sẽ là người ra quyết định. + Đa số. Các thành viên trong nhóm tổ chức biểu quyết và bên nào chiếm đa số thì giải pháp của bên đó sẽ được xem là quyết định cuối cùng. Trưởng nhóm có thể đứng ngoài cuộc, ngoại trừ trường hợp nhằm phá vỡ thế cân bằng khi số người tham gia biểu quyết là số chẵn. + Lãnh đạo là người ra quyết định. Nhà lãnh đạo tự ra quyết định, sau đó thông báo cho nhóm về quyết định này, đồng thời đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quyết định đó. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả nhất trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, khi mọi người hiểu rằng sự quyết đoán là điều cần
  4. thiết. Một nhà lãnh đạo khôn khéo sẽ làm cho những người phản đối hiểu rằng quan điểm của họ được tôn trọng và được xem xét: "Tôi đánh giá cao ý kiến mà anh vừa trình bày. Và tôi đã cân nhắc đến điều đó trong quyết định của tôi. Nhưng tiếc rằng tôi không thể làm theo ý kiến đó mà phải theo một phương hướng khác". Những phương pháp trên - trừ phương pháp nhà lãnh đạo ra quyết định - khác nhau về mức độ trao quyền cho các thành viên và tạo ra ý thức trách nhiệm trong nhóm. Tuy nhiên, bạn nên ý thức rằng dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, thì khi nhóm đang hăm hở tìm sự nhất trí, họ có thể sẽ tránh bàn đến các quan điểm của những bộ phận thiểu số hoặc các lĩnh vực có khả năng gây mâu thuẫn. Sự cố ý né tránh này sẽ là mầm tai họa về sau cho mọi người. Nhiệm vụ của nhà quản lý là khuyến khích và tìm hiểu tất cả mọi ý kiến, bất luận bạn sẽ dùng phương pháp nào để ra quyết định.
  5. Cái giá của việc né tránh mâu thuẫn Cuộc Nội chiến Mỹ (1860-1865) có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng nô lệ - vấn đề gây tranh cãi mà từ những thế hệ đầu tiên, các nhà sáng lập quốc gia này đã cố tình né tránh. Áp lực của những người theo quan điểm bãi bỏ chế độ nô lệ ở miền Bắc là một trong những ngòi nổ làm bùng phát cuộc chiến ly khai với các bang sở hữu nô lệ ở miền Nam. Tuy nhiên, những mối quan ngại trên khía cạnh đạo đức về tình trạng nô lệ đã quay lại sau gần một thế kỷ và trở thành vấn đề nóng bỏng trong các cuộc bàn cãi ngày càng gay gắt về bản Hiến pháp năm 1787 của Mỹ. Văn kiện này là một hình mẫu của chế độ quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc hợp tác và nghệ thuật thỏa hiệp. Thế nhưng, văn kiện này đã nhượng bộ, không giải quyết triệt để tình trạng nô lệ vì những cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề nô lệ giữa các đại biểu Hội nghị Hiến pháp có nguy cơ đe dọa nỗ lực của những người biên soạn bản dự thảo Hiến pháp. Để tránh vấn đề này, các bên đã đạt được một thỏa hiệp. Các đại biểu đồng ý rằng
  6. Hiến pháp sẽ không thảo luận về tình trạng nô lệ trong ít nhất là 25 năm nữa. Thỏa hiệp này đã xoa dịu cuộc khủng hoảng và giúp mọi người thoát khỏi bế tắc. Nhưng việc đó chỉ đơn thuần là tạm thời trì hoãn sự xung khắc. Làn sóng phản đối tình trạng nô lệ ngày càng dâng cao và cuối cùng dẫn đến sự chia rẽ đất nước. Kết quả là con cháu của những người sáng lập nước Mỹ phải giải quyết vấn đề bằng súng đạn và chiến tranh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2