intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bong gân và sái cơ

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn làm việc quá sức, bạn có thể đột ngột bị sưng đau khớp hoặc cơ. Ðiều này có thể xảy ra khi bạn phải với quá xa, thay đổi hướng hoặc cúi đột ngột, ngã không khéo, va chạm với đối phương trong khi chơi thể thao. Chấn thương mà bạn bị có thể là bong gân hoặc sái cơ. Bong gân là tình trạng căng hoặc rách dây chằng. Dây chằng là những dải mô xơ dai nối xương này với xương khác. Chúng giúp giữ ổn định khớp, ngăn cử động quá tầm. Bong gân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bong gân và sái cơ

  1. Bong gân và sái cơ Khi bạn làm việc quá sức, bạn có thể đột ngột bị sưng đau khớp hoặc cơ. Ðiều này có thể xảy ra khi bạn phải với quá xa, thay đổi hướng hoặc cúi đột ngột, ngã không khéo, va chạm với đối phương trong khi chơi thể thao. Chấn thương mà bạn bị có thể là bong gân hoặc sái cơ. Bong gân là tình trạng căng hoặc rách dây chằng. Dây chằng là những dải mô xơ dai nối xương này với xương khác. Chúng giúp giữ ổn định khớp, ngăn cử động quá tầm. Bong gân thường do thay đổi hướng nhanh hoặc va chạm. Vị trí hay bị bong gân là cổ chân và đầu gối. Sái cơ là tình trạng căng hoặc rách cơ. Loại chấn thương này thường xảy ra khi cơ co mạnh và đột ngột, hoặc khi cơ bị kéo căng bất thường. Chấn thương vùng khoeo là loại sái cơ hay gặp nhất. Dấu hiệu và triệu chứng
  2. Bong gân và sái cơ khác nhau về mức độ nặng. Dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nặng. Bong gân Bong gân có thể gây sưng nhanh. Nói chung, càng đau và sưng, chấn thương càng nặng. Dấu hiệu và triệu chứng của bong gân gồm: Nhẹ. Dây chằng bị căng quá mức hoặc rách nhẹ. Vùng chấn thương bị đau, nhất là khi cử động, và thường nề đỏ. Không sưng nhiều. Bạn có thể dồn trọng lượng lên khớp. Vừa. Các sợi của dây chằng bị rách, nhưng chúng không đứt hoàn toàn. Khớp sưng nề, đau và khó cử động. Vùng chấn thương bị sưng và có thể đổi màu do xuất huyết. Bạn có thể cảm thấy không vững khi đứng trên một chân. Nặng. Một hoặc nhiều dây chằng bị đứt hoàn toàn. Vùng chấn thương bị đau. Bạn không thể cử động khớp bình thường hoặc dồn trọng lượng lên đó. Nếu bạn thử bước đi, chân của bạn sẽ đau như thể sắp rời ra. Khớp sưng to và có thể đổi màu. Khó phân biệt loại chấn thương này với gãy xương hoặc trật khớp cần điều trị. Bạn có thể cần nẹp để ổn định khớp hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp chấn thương dây chằng.
  3. Sái cơ Dấu hiệu và triệu chứng của sái cơ bao gồm Nhẹ. Ðau và cứng xảy ra khi bạn cử động và kéo dài một vài ngày. Vừa. Cơ bị rách một phần gây đau, sưng và bầm tím nhiều hơn. Ðau có thể kéo dài 1-3 tuần. Nặng. Cơ bị rách hoặc đứt. Bạn có dấu hiệu chảy máu trong rõ, sưng và bầm tím quanh cơ. Cơ có thể hoàn toàn không hoạt động, và có thể bạn phải mổ nếu cơ bị đứt rời khỏi xương. Nguyên nhân Bong gân và sái cơ rất hay xảy ra, và hầu hết là chấn thương nhẹ. Cơ bị căng hoặc thậm chí có thể rách khi nó bị kéo q uá mức hoặc đột ngột. Loại chấn thương này thường xảy ra khi cơ co mạnh và đột ngột. Sái cơ có thể xảy ra khi bạn trượt băng, chạy, nhảy, nâng vật nặng hoặc nâng sai tư thế. Bong gân xảy ra khi bạn bị giãn quá mức hoặc rách dây chằng trong khi tỳ mạnh lên khớp. Bạn có thể bị bong gân cổ chân hoặc gối khi đi bộ
  4. hoặc tập luyện trên bề mặt không phẳng. Bong gân cũng xảy ra khi bạn ngã không khéo sau khi nhảy hoặc quay trong lúc tập điền kinh. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ góp phần gây bong gân và sái cơ gồm Chăm sóc kém. Thiếu chăm sóc có thể làm cơ yếu và dễ bị chấn thương. Mệt mỏi. Cơ bị mỏi thường giảm khả năng chống đỡ tốt cho khớp. Khi bạn mệt, bạn cũng dễ có cử động vụng về có thể tỳ mạnh lên khớp hoặc làm cơ căng quá mức. Kéo giãn và khởi động không đúng. Khởi động và kéo giãn đúng trước khi hoạt động nặng làm mềm cơ và tăng tầm cử động của khớp, khiến cơ ít cứng hơn và ít bị chấn thương và rách hơn. Khi nào cần đi khám Ðối với bong gân, hãy đi khám ngay nếu Bạn nghe thấy tiếng khục khi khớp bị chấn thương và bạn  không thể cử động khớp hoặc bị sưng nhiều. Hãy chườm lạnh trên đường tới bác sỹ.
  5. Bạn bị sốt và vùng chấn thương đỏ và nóng. Bạn có thể đã b ị  nhiễm trùng. Bạn bị bong gân nặng. Ðiều trị không đúng hoặc chậm trễ có  thể gây tổn thương khớp về lâu dài hoặc đau mạn tính. Ðối với sái cơ, hãy đi khám ngay nếu vùng chấn thương bị sưng  nhanh và đau nhiều hoặc nếu bạn nghi ngờ có rách cơ hoặc gãy xương. Hãy gọi bác sỹ nếu đau, sưng và cứng không giảm nhiều trong 2 - 3 ngày. Sàng lọc và chẩn đoán Với cả bong gân và sái cơ, khó chịu ở vùng chấn thương là chìa khóa để chẩn đoán. Khám có thể thấy sưng, xuất huyết ở khớp hoặc cơ, và nề đỏ. Bác sỹ có thể chỉ định chụp X quang để loại trừ gãy xương hoặc các chấn thương khác ở xương là nguyên nhân gây ra vấn đề. Ðiều trị Ðiều trị bong gân hoặc sái cơ tùy thuộc vào mức độ nặng của chấn thương. Với bong gân và sái cơ nhẹ. Bác sỹ sẽ đề nghị các biện pháp tự chăm sóc cơ bản và thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil,
  6. Nuprin v.v...) hoặc acetaminophen (Tylenol v.v...). Không uống aspirin trong một vài giờ đầu sau khi bị sái cơ vì aspirin làm tăng chảy máu. Trong trường hợp bong gân và sái cơ nhẹ hoặc vừa, chườm đá lên chỗ đau càng sớm càng tốt để giảm s ưng. Trong trường hợp nặng, bác sỹ có thể bất động vùng chấn thương bằng dây đeo hoặc nẹp. Ðôi khi có thể phải mổ. Phòng ngừa Các bài tập kéo giãn và sức mạnh trong hoạt động thể thao, là một phần trong chương trình chăm sóc thể lực chung, có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bong gân và sái cơ. Nếu bạn dễ bị bong gân, bọc, treo hoặc quấn đầu gối, cổ chân hoặc khuỷu tay có thể giúp ích trong khi hồi phục chấn thương và khi lần đầu tiên trở lại chơi thể thao hoặc hoạt động. Ðối với nhiều người, bọc, treo hoặc quấn là những biện pháp bảo vệ nhất thời tốt nhất. Bạn có thể bảo vệ khớp lâu dài bằng cách tập luyện và chăm sóc cơ quanh khớp đã từng bị chấn thương. Loại băng đeo tốt nhất mà bạn có thể tặng cho mình chính là cơ của bạn. Hãy hỏi bác sỹ về các bài tập thích hợp. Cũng nên dùng giày nâng đỡ và bảo vệ. Tự chăm sóc
  7. Ðể tự chăm sóc ngay sau khi bị bong gân hoặc sái cơ, hãy thử phương pháp PRICE - bảo vệ (protection), nghỉ ngơi (rest), chườm đá (ice), băng ép (compression), kê cao (elevation) Bảo vệ. Bất động vùng chấn thương để bảo vệ nó khỏi bị thương thêm. Dùng khăn, nẹp, dây đeo, hoặc túi khí để bất động vùng chấn thương, và dùng gậy hoặc nạng để đi lại. Nghỉ ngơi. Tránh các hoạt động gây đau, s ưng hoặc khó chịu. Nhưng đừng tránh tất cả các hoạt động thể lực. Thay vào đó, hãy nghỉ ngơi tương đối. Ví dụ, khi bị bong gân cổ chân bạn vẫn có thể tập các cơ khác để tránh bị yếu. Bạn có thể dùng xe đạp tập, hoạt động cả hai tay và chân lành trong khi để chân đau nghỉ ngơi bằng cách để trên bàn đạp. Bằng cách này bạn vẫn tập được ba chi và giữ cho tim mạch khỏe mạnh. Chườm đá. Cho dù bạn đi khám, vẫn cần chườm đá ngay. Dùng túi hoặc chậu đá trong 15-20 phút mỗi lần chườm. Làm lại 2-3 giờ một lần khi thức trong 48-72 giờ đầu tiên. Lạnh làm giảm đau, sưng và viêm ở cơ, khớp và mô liên kết bị chấn thương. Nó cũng làm máu chảy chậm nếu có rách. Nếu vùng đau chuyển màu trắng, ngừng điều trị ngay. Ðây có thể là dấu hiệu bị cóng. Nếu bạn có bệnh mạch máu, đái đường hoặc giảm cảm giác, hãy nói với bác sỹ trước khi chườm đá.
  8. Băng ép. Ðể làm ngừng sưng, băng ép chỗ đau bằng băng chun cho tới khi không sưng thêm. Ðừng quấn chặt quá kẻo cản trở lưu thông máu. Bắt đầu quấn từ chỗ xa tim nhất. Nới băng nếu đau tăng lên, chỗ đau bị tê hoặc sưng dưới chỗ băng. Kê cao. Ðể giảm sưng, kê vùng bị đau lên cao trên tim, nhất là vào ban đêm. Trọng lực sẽ giúp làm giảm sưng nhờ dẫn lưu dịch thừa. Tiếp tục điều trị PRICE cho đến chừng nào nó còn giúp bạn hồi phục. Các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Nuprin v.v...) hoặc acetaminophen (Tylenol v.v...) cũng có ích. Nếu bạn muốn chườm nóng chỗ đau, hãy đợi cho đến khi hết sưng. Sau 2 ngày đầu, bắt đầu cử động nhẹ nhàng vùng bị thương. Bạn sẽ thấy sự cải thiện từ từ tăng dần trong khả năng nâng đỡ cơ thể của khớp hoặc cử động khớp mà không đau. Bong gân nhẹ và vừa thường khỏi trong 2 - 4 tuần. Nếu đau, sưng và mất ổn định diễn ra dai dẳng, hãy đi khám bác sỹ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2