intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bóng mượt Hàn Quốc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Hàn Quốc có lẽ là những người duy mỹ. Cảm nhận này đến với tôi không chỉ qua những khuôn mặt hay cơ thể tuyệt trần của những ngôi sao điện ảnh trên các áp-phích, hay những bóng hồng ăn diện thướt tha chau chuốt thỉnh thoảng lại lướt qua các góc phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bóng mượt Hàn Quốc

  1. Bóng mượt Hàn Quốc . (Ghi chép của Phạm Huy Thông trong thời gian làm việc tại trại sáng tác Goyang, thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại Quốc gia, Hàn Quốc.) * Người Hàn Quốc có lẽ là những người duy mỹ. Cảm nhận này đến với tôi không chỉ qua những khuôn mặt hay cơ thể tuyệt trần của những ngôi sao điện ảnh trên các áp-phích, hay những bóng hồng ăn diện thướt tha chau chuốt thỉnh thoảng lại lướt qua các góc phố. Cảm nhận này đến với tôi còn qua cách xén tỉa các luống hoa, cách trang trí các
  2. vách đá (Seoul được bao quanh bởi nhiều núi đồi) hay cách tô vẽ các vách ngăn công trường. Người Hàn Quốc yêu cái đẹp đến độ chau chuốt tỉ mẩn và tính cách này cũng được thể hiện trong nghệ thuật. Nhận xét hơi võ đoán, biết làm sao được, thời gian tôi làm việc ở Hàn Quốc chỉ mới được một tuần. Ngày thứ sáu, Bảo tàng Đương đại thuê xe chở các nghệ sĩ từ hai trại sáng tác Goyang và Changdong đi dự khai mạc triển lãm ở một bảo tàng tư nhân có tên là Young Eun. Xe chạy một vệt dài hai tiếng đồng hồ, cảm tưởng như ta đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng xem tranh vậy. Tôi trộm nghĩ Hà Nội sau này đắt đỏ, chắc đám nghệ sĩ cũng phải dạt ra mạn Sơn Tây hay Bắc Ninh mà bày biện thôi. Khi đến nơi tôi thấy quả cũng bõ công lặn lội. Bảo tàng Young Eun nằm trên một triền đồi xanh mướt, phía dưới là thung lũng, thị trấn và một dòng sông. Bảo tàng tư nhân gì mà to thế. Bụng tôi chợt quặn lên, không phải vì các món bú-phê tỏa mùi ngào ngạt chờ đón bài phát biểu mà vì bệnh cũ của tôi lại tái phát – căn bệnh kinh niên có tên “xem người rồi lại nghĩ đến ta”.
  3. . Cái lều xanh bên tay trái là nơi bày biện ăm ắp đồ ăn. Triển lãm ở đâu cũng vậy, luôn có thực phẩm và đồ uống để giữ chân khách và tạo cơ hội cho đám nghệ sĩ tụ tập tán phét.
  4. Bảo tàng Young Eun có vườn tượng rộng, cỏ xanh như sân gôn. Phía xa trên đồi là khu trại sáng tác cho các nghệ sĩ Hàn Quốc và quốc tế. Được làm việc trong không gian như thế này thật tuyệt. Khác với chương trình cư trú Goyang và Changdong của Bảo Tàng Đương Đại Quốc Gia nơi các nghệ sĩ nhận 1.000USD mỗi tháng, chương trình cư trú sáng tác của Bảo tàng tư nhân Young Eun chỉ hỗ trợ địa điểm. Các chi phí ăn, đi lại, vật liệu nghệ sĩ phải tự lo. Bạn nào có hứng thú thì vào hai link dưới đây để tìm hiểu thêm nhé. http://www.artstudio.or.kr/eng/eindex.jsp http://www.youngeunmuseum.org/
  5. Những khối tượng bằng thủy tinh, buổi tối có đèn chiếu, sáng từ trong sáng ra. .
  6. . .
  7. Tượng ở đây cũng đa dạng, từ đương đại ngược về cổ điển. Quay lại với triển lãm chính khai mạc hôm nay
  8. Triển lãm của sáu nghệ sĩ Hàn Quốc, tất cả đã từng làm việc ở một trong các trại Goyang, Changdong hay Young Eun. Tôi chưa hiểu tên triển lãm System-pia được thể hiện trên mảng tường kia có ý nghĩa gì nhưng rõ là "ke cẩm". Có thực mới vực được đạo. Thiếu thốn như ở ta chắc cùng lắm lại bày trò tắt điện soi đèn pin thôi.
  9. Nhân viên đang vệ sinh tác phẩm lần cuối, tất cả phải cực sạch cực bóng. Hình như trước đó có ai lỡ để lại vân tay trên tác phẩm. Tác phẩm ảnh ghép kỹ thuật số của 장석준 Jang Seok Joon (cầu Trời là tôi phiên âm tên đúng, không có một tí tiếng Anh nào, khách quốc tế
  10. đến Young Eun xem tranh đoán già đoán non, giống hệt nghệ Hà Nội đi xem TO ở OM vậy). Tác phẩm rực rỡ, ảnh in xong đổ nhựa bóng loáng. Tìm hiểu kỹ mới biết tất cả các khung cửa kia là mặt tiền các nhà thổ trong Seoul, hoạt động về đêm nên đóng cửa ban ngày. Tác giả cố tình chọn màu rực rỡ, bề mặt bóng bẩy để người xem giật mình khi biết sự thật hay cái bóng mượt sạch đẹp trở thành tính cách vô thức của các nghệ Hàn mất rồi.
  11. Sắp đặt trên sàn là bộ sưu tập âm thanh của 김 영 섭 Kim Young Seop. La liệt dây dẫn tới các loa nhỏ. Mỗi loa một âm thanh, lúc bật lúc tắt.
  12. Tiến lên tường vẫn là bộ sưu tập âm thanh của cùng một nghệ sĩ nhưng hình thức hơi biến đổi Trong mỗi cái cốc làm từ dây dẫn lại là một cái loa với âm thanh của riêng mình, lúc bật lúc tắt.
  13. Một tác phẩm khác của 김 도 균 Kim To Kyun lại có vẻ hơi giống tác phẩm ghép cửa nhà thổ bày ở phía ngoài. Tác giả này dùng máy tính ghép các công-ten-nơ lại với nhau.
  14. Đương nhiên là phải có tẹo trình diễn. Tôi thích ý tưởng ban đầu của tác giả khi kết hợp quần áo vào các khối tường. Diễn viên thò tay chân từ trong hộp đi ra. Tác giả tôi thích nhất trong triển lãm này là 고 산 금 Ko San Kum. Tác giả này thay thế tất cả các ký tự trong các văn bản thành khối cầu sáng loáng, khiến nó phát triển theo hai hướng vừa cụ thể hơn, vừa trừu tượng hơn. Các "đoạn văn" được đính rải rác trên tường. Hay một tranh sách được biến thành tác phẩm thị giác.
  15. Tôi phải chụp chéo chéo vì tác phẩm bóng quá. Hàn Quốc mà. Không khéo là lẫn luôn bóng tôi vào tác phẩm. Hai bức này như là phần giới thiệu thành phần làm phim nẳm ở cuối của một bộ phim.
  16. Trong catalog, tác giả có giải thích nguyên mẫu của các tác phẩm là trích từ sách nào, văn bản nào để rồi từ đó các chữ nghĩa được "khối cầu hóa". Tôi thấy động thái này không cần thiết, khi văn bản đã bị biến dạng đến mức này thì để tự người xem tưởng tượng về trang sách nào đó ẩn dấu trong ký ức của họ. Việc giải nghĩa từng chữ cũng thừa như việc anh Đạt gắn chú thích vào đuôi gà vậy. Mặt khác những khối cầu còn gợi lại lối chữ Brai cho người mù. Người khiếm thị và người tinh mắt đứng trước tác phẩm này đều có thể bình đẳng mà thưởng thức nghệ thuật theo cách riêng của mình. Ôi trời, đến đoạn này có vẻ tôi bắt đầu tán láo rồi, chắc gì tác giả thích cách nghĩ như tôi. Tranh của họ bóng đẹp nhường kia, chắc họ phải sợ dấu vân tay lắm.
  17. Chưa thể đưa ra một kết luận nào đàng hoàng cho bài viết này, bởi giờ đây tôi mới chỉ mon men bắt đầu tìm hiểu nghệ thuật Hàn Quốc. Và nghĩ kết luận sao được khi mà màn đánh chén sau khai mạc bắt đầu khởi động. Các nghệ sĩ Hàn Quốc uống nhiều kinh hoàng, và hình như họ cũng có câu gì đó nghe tựa tựa như là “1… 2… 3… Dzô.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2