intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bớt thất thoát phân bón mùa mưa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GIẢM THẤT THOÁT PHÂN BÓN TRÊN LÚA Thông thường mùa mưa Nam bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Lượng mưa phân bổ không đều, thấp nhất là tháng 5 (từ 160 – 200 mm) tăng dần đến giữa tháng 8 thì giảm lại nhường chỗ cho hạn bà chằn sau đó mưa mạnh đạt đỉnh cao vào tháng 9 (từ 280 – 360 mm). Mưa tháng 5, tháng 6 không lớn, và vì mới trải qua mùa khô nên lượng nước mưa dư chảy tràn cũng chưa nhiều, nước lũ cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bớt thất thoát phân bón mùa mưa

  1. Bớt thất thoát phân bón mùa mưa GIẢM THẤT THOÁT PHÂN BÓN TRÊN LÚA Thông thường mùa mưa Nam bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Lượng mưa phân bổ không đều, thấp nhất là tháng 5 (từ 160 – 200 mm) tăng dần đến giữa tháng 8 thì giảm lại nhường chỗ cho hạn bà chằn sau đó mưa mạnh đạt đỉnh cao vào tháng 9 (từ 280 – 360 mm). Mưa tháng 5, tháng 6 không lớn, và vì mới trải qua mùa khô nên lượng nước mưa dư chảy tràn cũng chưa nhiều, nước lũ cũng chưa về. Tuy nhiên, với nhiệt độ cao nên sự thất thoát của phân bón cũng sẽ gia tăng. Sự mất mát phân bón chủ yếu xảy ra với phân đạm, khi nhiệt độ cao thì sự hòa tan của phân đạm vào nước cũng xảy ra nhanh hơn, sự phân hủy của men ureaza cũng tăng tốc nên khả năng bay hơi sẽ cao. Bởi vậy cần lưu ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng và đúng phương pháp). Không bón phân vào lúc nắng nóng, buổi sáng đợi cho lá lúa đã khô sương (vì nếu còn ướt thì hạt phân sẽ dính lại tán lá lúa làm cho lá bị cháy), buổi chiều bắt đầu bón lúc chiều mát. Ngoài ra cũng cần lưu ý canh mực nước trong ruộng trong khoảng 5-10 cm, nếu sâu quá thì cần tháo bớt, nông quá bơm thêm để tránh chỗ đất bị gò không đủ nước làm tan phân. Việc theo dõi dự báo thời tiết trong mùa mưa là rất quan trọng bởi ta có thể điều chỉnh thời điểm bón tối ưu nhất. Thông thường trong ruộng, lúa chỉ sử dụng được 45% phân đạm, 55% bị thất
  2. thoát bởi 4 con đường khác nhau là bốc hơi, chảy tràn, thẩm lậu và cỏ dại, vi sinh vật khác sử dụng. Trong số đạm bị thất thoát thì có đến ½ đạm thất thoát qua con đường bốc hơi do sự phân hủy của men ureaza. Trước khi có phát minh Agrotain, các nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều phương pháp như là bọc hạt đạm bằng lưu huỳnh, bọc dầu khoáng và bón dúi sâu… nhưng các phương pháp đó không phổ biến vì chỉ giảm được thất thoát 10-15%, trong lúc chi phí lớn. Đến thời điểm hiện nay, chưa có phương pháp nào giảm thất thoát phân bón hiệu quả như Agrotain. GIẢM THẤT THOÁT PHÂN BÓN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ Khác với lúa, hầu hết các loại cây ăn quả đều sinh trưởng mạnh vào đầu mùa mưa. Bởi vậy cần tăng cường lượng bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Tuy nhiên để chống thất thoát và tăng cường hiệu quả phân bón cho vườn cây ăn quả, cần lưu ý mấy điểm sau: - Không bón chung phân vô cơ với phân hữu cơ. Phân vô cơ với hàm lượng NPK lớn nên khi trộn chung với phân hữu cơ sẽ giết chết các vi sinh vật rất tốt có trong phân hữu cơ. Mặt khác, khi bón như vậy thì phân hữu cơ sẽ sử dụng nhiều ôxy để vi sinh vật phát triển phân hủy các chất hữu cơ, làm cho rễ cây đã thiếu ôxy (do đất bị mưa choán hết không khí) lại càng thiếu trầm trọng. Bởi vậy, việc bón phân hữu cơ chỉ nên tiến hành vào đầu mùa khô, hoặc chí ít cũng phải trước 1-2 tháng. - Không vét bùn sình để bồi lên phân. Một số người lầm tưởng rằng dùng bùn bồi lên tán cây khi bón phân hóa học thì sẽ ngăn
  3. cản được mất mát. Điều này không nên, việc bồi bùn sình chỉ nên tiến hành vào đầu mùa khô mà cũng chỉ nên bồi một lớp mỏng, vì nếu lấy dày, sâu quá thì coi chừng xâm hại tới tầng sinh phèn. Nếu có điều kiện thì có thể làm khô sình bùn trước rồi rải lên lấp phân mới bón mới có hiệu quả. Việc bón phân viên NPK sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, giảm tỷ lệ thất thoát so với phân đơn. Các loại phân chuyên dùng cho cây ăn quả của Bình Điền chẳng những giảm thiểu thất thoát mà còn có nhiều trung vi lượng nên rất hiệu quả. - Việc bón phân vô cơ cũng cần chống lại sự rửa trôi bằng cách xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón. Rất cần thiết bón thêm 500 kg vôi cho mỗi ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa cung cấp canxi trực tiếp cho cây để cây sinh trưởng khỏe hơn, chất lượng trái ngon hơn. Với những vườn cây chuyên canh cây có giá trị kinh tế cao nên sử dụng bạt phủ che mưa gốc và tán cây, để nước mưa chảy xuống liếp ra ngoài. Về cuối mùa mưa cần chú ý đến mực nước thủy cấp, phải đảm bảo rằng mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40-45 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương. Phải gia cố bờ bao, sên vét mương, máy bơm để sẵn sàng chống úng. Khắc phục hiện tượng thiếu vi lượng ở những vườn lâu năm bằng cách sử dụng các muối sun phát như là ZnSO4, CuSO4, MnSO4, FeSO4. Những hóa chất này đều có bán ngoài thị trường với giá rất rẻ, có thể hòa với nước để phun lên lá với liều lượng 2gr/l (32 gram/bình 16 lít). Tuy nhiên đấy là sự khuyến cáo chung chung chỉ có tính tham khảo. Để chắc ăn không bị phun nhiều quá gây cháy lá hoặc ít quá không áp phê thì nhà vườn
  4. phải tự tay thử với liều lượng tăng dần và quan sát phản ứng của cây sau 3 ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0