intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bức tranh Em Thúy – Trần Văn Cẩn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

727
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Em Thúy Trần Văn Cẩn, 1943 Tranh sơn dầu, 60[1] × 45[1] cm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ, bức tranh được coi là .một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bức tranh Em Thúy – Trần Văn Cẩn

  1. Bức tranh Em Thúy – Trần Văn Cẩn Em Thúy Trần Văn Cẩn, 1943 Tranh sơn dầu, 60[1] × 45[1] cm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ, bức tranh được coi là
  2. một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20. Mục lục 1 Mô tả  2 Lịch sử  3 Đánh giá  4 Tham khảo  Mô tả Em Thúy là chân dung chính diện một em bé gái chừng 10 tuổi ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc quần áo ở nhà đơn giản màu trắng. Em bé có mái tóc ngắn, hai con mắt mở to trong sáng cùng nét mặt thơ ngây.[2] Lịch sử Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những đại diện hàng đầu của Hội họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, ông tốt nghiệp thủ khoa Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1937.[3] Trong Thế chiến thứ hai, ngoài thời gian đi sáng tác, họa sĩ thường sống với gia đình người họ hàng tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Trong gia đình, ông quý nhất người cháu gái tên là Minh Thúy, vì vậy họa sĩ đã vẽ tặng người cháu một bức chân dung vào năm 1943[2] với tựa đề đơn giản, Em Thúy, khi đó Minh Thúy lên 8 tuổi.[4]
  3. Sau khi quân Pháp quay lại chiế m Hà Nội, gia đình em Thúy đi tản cư mà không mang theo bức tranh. Tới khi họ quay về thì bức tranh đã bị lấy trộ m và gia đình phải bỏ tiền ra chuộc lại bức tranh từ một người buôn tranh, ông này trước đó tìm thấy Em Thúy tại nhà một người thợ cạo. Cuối cùng Em Thúy được họa sĩ Trần Văn Cẩn tặng lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.[4][5] Ngoài bức chân dung vẽ Minh Thúy năm 8 tuổi, họa sĩ Trần Văn Cẩn còn có một bức tranh khác vẽ Thúy lúc cô 24 tuổi.[4] Trải qua hơn 60 năm, bức tranh bắt đầu rơi vào tình trạng xuống cấp, năm 2003[6] Em Thúy được đề nghị đưa ra nước ngoài để bảo quản phục chế nhưng Bộ Văn hóa không đồng ý. Một năm sau đó bức tranh được giao cho chuyên gia phục chế người Úc Caroline Fry tiến hành phục chế tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Theo đánh giá của Fry thì sau khi phục chế bức tranh có thể duy trì tình trạng tốt trong khoảng 20 năm.[7] Bức tranh được chính thức bàn giao cho Bảo tàng Mỹ thuật ngày 28 tháng 6 năm 2004.[8] Đánh giá Em Thúy được coi là một trong những tác phẩm tranh chân dung thành công nhất của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20.[2][4][5] Theo nhà phê bình Thái Bá Vân, hình tượng cô bé trong Em Thúy phản ánh thế giới nội tâm của Trần Văn Cẩn vào những năm 1940 khi họa sĩ mang nhiều nỗi niềm trước công cuộc Âu hóa ở Việt Nam.[9] Theo người phục chế bức tranh là Caroline Fry thì Em Thúy thể hiện một gương mặt giản dị nhưng đáng yêu, hiện thân của tuổi trẻ, với đôi mắt đầy tin tưởng như muốn giao tiếp với mọi người, bức tranh cũng thể hiện ảnh hưởng từ phong cách dùng bố cục không đối xứng của họa sĩ người Pháp Henri Matisse.[10]
  4. Lấy cảm hứng từ Em Thúy, một người Anh là Paul Zetter đã sáng tác bản nhạc Khúc minuet dành cho Em Thúy, cũng chính ông là người đã giúp mời Caroline Fry bảo quản phục chế lại Em Thúy.[11]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1