intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

85
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họa sỹ Bùi Xuân Phái là cái tên được trả lời không một chút ngần ngừ với hầu như tất cả các họa sỹ, những người yêu tranh Việt Nam khi được hỏi về những họa sỹ mà họ yêu mến. Tên của ông được nhắc đến trong nhóm bốn danh họa đương đại Việt Nam mà giới yêu tranh thường truyền tụng: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, với Bùi Xuân Phái như một biểu tượng của Hà Nội. Phái yêu Hà Nội, Hà Nội và người Hà Nội yêu Phái, chẳng có một ai yêu Hà Nội mà không mang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa”

  1. Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa” Họa sỹ Bùi Xuân Phái là cái tên được trả lời không một chút ngần ngừ với hầu như tất cả các họa sỹ, những người yêu tranh Việt Nam khi được hỏi về những họa sỹ mà họ yêu mến. Tên của ông được nhắc đến trong nhóm bốn danh họa đương đại Việt Nam mà giới yêu tranh thường truyền tụng: Nghiêm, Liên, Sáng, Phái, với Bùi Xuân Phái như một biểu tượng của Hà Nội. Phái yêu Hà Nội, Hà Nội và người Hà Nội yêu Phái, chẳng có một ai yêu Hà Nội mà không mang trong tâm tưởng, gần như một nỗi ám ảnh của hình ảnh những phố cũ Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái. Người Hà Nội yêu cái sức mạnh thuyết phục của sự im ắng đến kì lạ, sự ngây thơ đến nín
  2. chịu, đầy vẻ phong trần của những phố nhỏ bình dị không một chút phô trương xa xỉ. Tranh của Bùi Xuân Phái cũng giống như cuộc đời của ông vậy – ông cùng nó lặng lẽ ẩn náu sau đền miếu, vài ô cửa ván màu nâu của những tên phố thân quen: Hàng Mắm, Hàng Bồ, ngõ Phất Lộc, Đồng Xuân, đình Yên Thái, đình Hàng Than… nhấp nhô ngói thẫm đổ bóng xuống tấm biển chỉ đường, vài cô áo đỏ lặng lẽ, kín đáo bước đi như muốn nép mình vào ngõ nhỏ. Sinh năm 1920 và mất 1988, với hơn 40 năm sống với hội họa như sống với chính hơi thở của mình, ông đã để lại cho những, người yêu ông hàng ngàn bức tranh. Ông đã hào phóng tặng rất nhiều trong số những bức tranh cho những ai yêu Hà Nội, yêu tranh ông mà chẳng màng đến chút tiền bạc. Đối với ông, tìm được nguồn dãi bầy tình cảm là niềm đam mê duy nhất mà hội họa là cứu cánh, ông đã được toại nguyện vì tìm được những người bạn tri kỷ, tri âm.
  3. Bạn bè xem Bùi Xuân Phái vẽ. Người ngồi cạnh hút thuốc là họa sĩ Nguyễn Sáng. Người đứng ngoài cùng bên trái là họa sĩ Lưu Công Nhân. Người Hà Nội chia sẻ tình yêu của Phái với Hà Nội theo cách riêng của mình, không ồn ào, đầy ý nhị, nó giản dị nhận Phái như một phần rất tự nhiên trong cái đời sống văn hóa sâu lắng nhất, cùng với “phố của Phái” (Thái Bá Vân, 1986) là nơi tất cả những ai nhớ về Hà Nội với một tiếng rao đêm, cây bàng cuối đông đứng đầu ngõ run rẩy đang đợi đâm chồi, mùi hoa sữa da diết lan trên ngói xám.Người Hà Nội yêu Phái như một điều hiển nhiên của định mệnh mà chẳng cần nhiều lời băn khoăn về nó. Có lẽ mọi việc vẫn tiếp diễn như thế nếu không có sự ra đi của ông và việc cái thành phố cũ kỹ và nhỏ bé này chợt bừng tỉnh bởi những luồng gió mới. Người ta bắt đầu nói nhiều hơn đến ông với những câu chuyện đang được xây dựng như những huyền thoại về một anh hùng theo một “hương vị” mới. Tranh của Bùi Xuân Phái mặc dù đã được người trong nước biết đến rất lâu trước đó nhưng chỉ bắt đầu được bán chạy vào khoảng những năm 90 và ngày càng trở thành đối tượng săn lùng của các nhà sưu tập và các nhà buôn nghệ thuật. Với chính sách “ đổi mới”, “mở cửa” là cơ hội để rất nhiều người phương Tây vào Việt Nam. Khách hàng của nghệ thuật Việt Nam hầu như chỉ gói gọn trong đám người nước ngoài và họ cũng là những người đầu tiên tạo nên ở đất nước này một thị trường tranh.
  4. Vậy những người phương Tây thấy gì ở tranh của Bùi Xuân Phái? Chèo - tranh Bùi Xuân Phái Vấn đề này bắt nguồn từ những quan tâm mà ở đó người phương Tây nhìn thấy nghệ thuật Việt Nam bắt nguồn ở chỗ trông nó có vẻ “ kỳ lạ” và “thuần khiết”. Họ cho rằng hội họa Việt Nam gần gũi với dân gian hơn, mang cái vẻ là lạ, cũ kỹ, châu Á hơn và ít trừu tượng hơn hội họa đương đại ở châu Âu (Nora Taylor, 1998). Sự thích thú tranh của ông cũng phản ánh phần nào sự tiếc nuối một Hà Nội “cổ xưa” như là một biểu tượng đang bị thu hẹp dần trước sự “phát triển” lấn át của văn hóa mang màu sắc phương Tây. Họ, những người phương Tây đến Hà Nội thường tỏ ra xót xa chỉ ra những thay đổi của thành phố này so với thời trong tranh Phái vẽ, cứ như họ là những nhân chứng cho sự thay đổi này chứ không hề góp phần vào chúng. (Benjamin. Chifford 1986).
  5. Một lý do nữa kích thích mối quan tâm này là sự hoài nhớ“ Hà Nội cổ” khi coi nó là một hình ảnh tưởng tượng về Đông Dương được tạo ra từ thời thực dân (Norindr. 1996). Cái mốt văn hóa Đông Dương trong văn hóa đại chúng Pháp được Parivong Norindr giải thích đó là một cách để nước Pháp tìm lại vai trò thực dân của mình, nhưng lại cố khơi gợi lại những hình ảnh quyến rũ đầy lãng mạn để mà che đi cái quá khứ xấu xa của các “ông chủ” thời thuộc địa. Còn người Việt Nam thì sao? Hơn ai hết họ tự hiểu tất cả những gì mà số phận đau đớn mang lại qua những cuộc chiến dài, và họ cố xử trí nó bằng cách chấp nhận, thích ứng tất cả các vết thương tâm lý để mà bước vào tương lai. Cũng lần đầu tiên các họa sỹ Việt Nam biết đến giá trị của họa sỹ với thị trường. Họ sửng sốt trước sự cuồng nhiệt săn lùng, say mê ngưỡng mộ của những người phương Tây đối với tranh của Phái. Họ nhận thấy rằng cái cách ngưỡng mộ một bậc thầy như cách mà họ vẫn ngưỡng mộ Phái trước kia có vẻ quá tinh tế và tế nhị theo truyền thống phương Đông, và dường như không hợp thời trước phong cách bày tỏ cuồng nhiệt của những người hâm mộ “ ngôi sao” theo trào lưu phương Tây. Mặt khác, sự yêu thích cuồng nhiệt này có vẻ hữu hiệu và luôn đi đôi với hiệu quả kinh tế – bằng chứng là giá tranh của Phái tăng rất nhanh và tranh của ông trở nên khan hiếm – điều mà vài năm trước đó thôi, người ta có thể mua nó với giá cả rất phải chăng.
  6. Thị trường đòi hỏi và thị trường cũng đáp ứng rất nhanh bằng cách xuất hiện rất nhiều những bức tranh Phái giả. Điều này ở mức độ nào đó lại càng làm tăng danh tiếng của nghệ sỹ, tăng thêm ánh hào quang quanh người đó và cũng gián tiếp tăng thêm sự hấp dẫn của thị trường này (Nora Taylor, 1998). Có thể so sánh trường hợp này với trường hợp của Van Gogh, như nhà phê bình nghệ thuật Adam Gopmik đã nói, là chính việc xuất hiện những bức tranh giả đã giúp đẩy cao đến bất ngờ giá những bức tranh thật (Gopmik 1997). Chân dung Trần Thịnh (thật)
  7. Chân dung Trần Thịnh (giả) - nhà Sotheby's đã đấu giá bức này hơn 70.000USD Đó hình như cũng là chương mở đầu cho những gì có vẻ “huyền thoại” mà người ta dựng cho ông, như một nhu cầu tự nhiên về những mẩu chuyện đời sống nghệ sỹ được yêu mến vẫn được khai thác theo kiểu huyền thoại.Cũng như các họa sỹ nổi tiếng của Trung Hoa thường được mô tả “là người sống trong sự cô đơn, sự cô đơn của thiên nhiên mà từ đó họ tìm ra cảm hứng, không tìm thanh danh hay của cải… và cho đi những bức tranh của mình”, Phái cũng được xây dựng theo cách đó, người ta ly kỳ hóa về thân thế gia đình, cường điệu ông như một nghệ sỹ đói nghèo (Hantover 1991, Nguyễn Quân 1990) mà không hề đả động đến hoàn cảnh tương đồng của cả một giai đoạn mà sự thiếu thốn do chiến tranh mang lại chẳng phải của riêng ai.
  8. Đổi những bức tranh của mình để lấy vài tách cà-phê, ông chủ quán cà- phê Lâm trở thành nổi tiếng như một vị “Mạnh Thường Quân” bất đắc dĩ, và cái quán cà phê đó như một thế giới ngầm cho những họa sỹ không hợp thời, đến đó để bầy tỏ quan điểm về “tự do và dân chủ”(Nora Taylor, 1998). Họ nói đến ông như một nghệ sỹ bị chính quyền từ chối (Nguyễn Quân, 1990) bằng việc thổi phồng những mắc mớ trong quá khứ, nói đến những sự trớ trêu của sự ấu trĩ một thời như những cuộc sát phạt mà nghe ra có vẻ rất vừa tai những người phương Tây, những người vẫn mang nặng trong mình ám ảnh do thông tin mang lại của cuộc ” cách mạng văn hóa” hay những cuộc thanh trừng của Stalin. Bùi Xuân Phái cùng Nguyễn Tuân và Văn Cao Cũng có lẽ bằng cái đó họ sẽ cho mình là người đang “đổi mới” một cách triệt để mà quên đi cách nhìn nhận lịch sử một cách khách quan và công bằng. Một cách gián tiếp họ đang xây dựng Phái như những gì mà
  9. người phương Tây muốn có về Phái, một Bùi Xuân Phái: bằng sự trớ trêu của hoàn cảnh mà những bức tranh đẹp về Hà Nội của ông đang được họ – những người phương Tây – sở hữu nhiều hơn những bức tranh mà người Hà nội còn giữ được. Thực không biết là điều đáng vui hay đáng buồn, người ta có thể một lúc nào đó huyễn hoặc với những ánh hào quang huyền thoại mà người ta vội vàng khoác lên ông bây giờ chỉ mục đích tìm ” hương vị hợp thời” cho một danh họa đáng kính mà để đánh mất đi hình ảnh của một nghệ sỹ thực sự của Hà Nội. Bùi Xuân Phái vẫn còn đó: lặng lẽ, giản dị phụng sự cho cái đẹp đến hơi thở cuối cùng của đời mình, với tâm hồn của một nghệ sỹ – tấm lòng của một người dân Hà Nội cùng chung chịu đựng bao thăng trầm của số phận để mà được yêu Hà Nội với những hương vị của nó. Bùi Xuân Phái có viết trong nhật ký của ông: “Đối với kẻ phê bình láo kể cả những kẻ nịnh hót chỉ nên giữ một sự im lặng kinh bỉ – Thứ Ba, 4. 8 năm 1970”(Nhật ký Bùi Xuân Phái).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0