BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG
lượt xem 60
download
Mục đích của bài viết này là trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) tại Đại học Huế. Có một thực tế đáng buồn là: trong những năm gần đây, một bộ phận sinh viên ở các trường Đại học không còn hăng say, hứng thú khi học các môn học thuộc chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH. Họ học đối phó, học để thi lấy điểm là chủ yếu. Do vậy, kiến thức thu nhận được không đầy đủ,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG
- BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN CAO PHONG Mục đích của bài viết này là trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) tại Đại học Huế. Có một thực tế đáng buồn là: trong những năm gần đây, một bộ phận sinh viên ở các trường Đại học không còn hăng say, hứng thú khi học các môn học thuộc chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH. Họ học đối phó, học để thi lấy điểm là chủ yếu. Do vậy, kiến thức thu nhận được không đầy đủ, sâu sắc và đặc biệt đáng lo ngại là khi đã qua kỳ thi, đạt yêu cầu vì điểm số, bộ phận sinh viên đó gần như không còn nhớ và hiểu được gì nhiều những điều mình đã học. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều. Sự biến động quá to lớn của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên thế giới. Những thách thức trên con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Sự thao túng của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) đứng đầu là Mỹ từ sau khi CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã tác động không tốt đến tình cảm, niềm tin cũng như nhận thức của thanh niên, sinh viên....Và đặc biệt, một nguyên nhân khá quan trọng là phương pháp giảng dạy chậm được cải tiến; làm cho hiệu quả học tập môn học này càng thấp. Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm nhằm bước đầu đổi mới một số phương pháp giảng dạy môn CNXHKH ở Đại học Huế. Thứ nhất: Trong quá trình giảng dạy, phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng dạy lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin với lý luận của Đảng ta và những vấn đề lý luận đương đại. Như chúng ta đã biết, CNXHKH là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của chủ nghĩa Mác-Lênin. Do đó, việc giảng dạy môn học này; trong từng bài, ở từng phạm trù, nguyên lý, luận điểm cụ thể; đòi hỏi giáo viên phải trình bày để sinh viên nắm được những nội dung cơ bản có tính hệ thống mà lý luận của Mác, Ăngghen, Lênin đã nêu ra. Ví dụ: cần chỉ ra cho sinh viên thấy được, các nhà kinh điển đã luận giải chặt chẽ như thế nào về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về tính tất yếu của cách mạng XHCN, về sự ra đời tất yếu khách quan của hình thái kinh tế - xã hội CSCN... Có như vậy, sinh viên mới nhận thức được CNXH mà ngày nay nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội mà mô hình của nó dựa trên một nền tảng lý luận hoàn toàn có cơ sở khoa học. Nhưng mặt khác, cũng cần chỉ ra cho sinh viên thấy được rằng: do ra đời từ hai thế kỷ trước, cho nên đến nay, lý luận kinh điển về CNXHKH không tránh khỏi có những điểm không còn hoàn toàn phù hợp. Và trong thực tế, các nhà kinh điển trước
- 100 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004 đây cũng chỉ mới phác thảo, khái quát ra những nét chính của Hình thái kinh tế - xã hội CSCN với hai giai đoạn chủ yếu là CNXH và CNCS. Còn bản thân từng giai đoạn, mà hiện nay chúng ta đề cập nhiều đến giai đoạn thấp là CNXH (và đặc biệt là thời kỳ quá độ lên CNXH) mô hình cụ thể của nó ra làm sao, con đường, biện pháp, bước đi, nhịp độ .... của nó như thế nào đang là những vấn đề để mở. Chính vì vậy mà cần phải thường xuyên gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa lý luận kinh điển Mác - Lênin với lý luận của Đảng ta. Lẽ dĩ nhiên đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện sự gắn kết này một cách nhuần nhuyễn, hài hòa. Sẽ là khô cứng nếu chỉ thuyết giảng lý luận kinh điển Mác - Lênin một cách tách biệt; nhưng cũng rất dễ biến môn CNXHKH thành môn Đường lối chính sách nếu như chỉ trình bày phần lý luận của Đảng ta một cách đơn thuần. Theo tôi, chúng ta cũng cần phải đề cập đến những vấn đề lý luận đương đại liên quan đến CNXHKH; không nên né tránh mà cần phải tiếp cận thẳng vào những vấn đề gay cấn, phức tạp; hiện đang là những mối quan tâm, nỗi băn khoăn thắc mắc của thanh niên - sinh viên hiện nay. Có ý kiến cho rằng: không nên để cho sinh viên tiếp cận với những vấn đề này. Vì giáo trình chưa chính thức đề cập mà tài liệu tham khảo loại vấn đề này còn rất ít. Vậy tốt nhất là giáo viên nên né tránh, bỏ qua. Theo tôi, không thể như thế được. Vì thanh niên - sinh viên vốn dĩ là những người rất nhạy bén và ham thích hiểu biết những điều mới lạ. Trong thực tế, họ cũng đã tự tìm đọc, nghe, trao đổi với nhau (chưa kể tới những luận điệu tấn công của "Chiến lược diễn biến hòa bình") và dĩ nhiên là nhận thức theo nhiều chiều hướng, cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, giáo viên Mác - Lênin muốn hay không muốn, cần có trách nhiệm đề cập, luận giải để có một định hướng nhận thức đúng đắn cho sinh viên trước những vấn đề gay cấn, phức tạp nói trên. Xin nêu ra đây một vài ví dụ: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì? Chủ nghĩa tư bản hiện đại có thay đổi bản chất không? Hiện nay khi chỉ còn một số rất ít quốc gia đang xây dựng CNXH (trong dó có Việt Nam) liệu rồi có bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tấn công "diễn biến hòa bình", "bao vây kinh tế - chính trị" hoặc tấn công quân sự tiêu diệt? Chế độ một Đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam - đang lãnh đạo nước ta có mâu thuẫn với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có mang lại dân chủ cho đông đảo nhân dân lao động hay không?... Giải quyết được những vấn đề lý luận phức tạp này, sẽ nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và định hướng tư tưởng đúng đắn cho sinh viên. Và theo tôi: Lý luận của CNXHKH hiện nay cũng cần tập trung nghiên cứu, luận giải nhiều những vấn đề nói trên. Thứ hai: Trong quá trình giảng dạy, phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý luận với thực tiễn. Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở là nền tảng để Đảng ta vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo thành lý luận của mình. Cả hai bộ phận lý luận này là kim chỉ nam định
- BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY... 101 hướng, dẫn dắt sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước ta đi tới thành công. Hệ thống lý luận đó phải được thể nghiệm, kiểm chứng thông qua thực tiễn. Và đến lượt nó, những bài học tổng kết, đúc rút được từ thực tiễn sẽ là nguồn cứ liệu để bổ sung, hoàn thiện dần lý luận. Rõ ràng, đây là mối quan hệ song hành, gắn kết chặt chẽ. Do vậy, đòi hỏi người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên biết kết hợp nó lại. Sẽ là vô cùng đơn điệu, phiến diện, thiếu sức thuyết phục nếu tách rời hai mảng đó ra cũng như quên đi một mảng nào. Tôi muốn nói thêm rằng: thực tiễn mà chúng ta liên hệ, kết hợp ở đây có nhiều loại. Có thực tiễn của sự thành công, thắng lợi. Ví dụ như: những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở đất nước ta trong gần 20 năm qua; những thành công của công cuộc Cải cách ở Trung Quốc vừa qua... nó là sự minh chứng hùng hồn cho sự lựa chọn và kiên định con đường CNXH là hoàn toàn đúng đắn. Đồng thời cũng phải chỉ ra những thực tiễn của sự thất bại, sai lầm hoặc những vấn đề đang là những thách thức, nguy cơ. Ví dụ: sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô vừa qua; những yếu kém còn tồn tại của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay... phải chỉ ra cho sinh viên nhận thức được sự sụp đổ của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô không phải là sự sai lầm, thất bại của lý tưởng CNXHKH - không phải "CNCS đã đi vào ngõ cụt" như luận điệu phản động của kẻ thù mà đó chính là cái giá tất yếu phải trả cho những sai lầm hết sức nghiêm trọng của việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách vừa thiếu trung thành, vừa thiếu sáng tạo; là sự triển khai xây dựng CNXH hiện thực không đúng đắn; là việc Cải tổ, Cải cách sai lầm... ở các nước đó) Bài học thành công là vô cùng quý giá; song bài học thất bại cũng vô cùng bổ ích. Không nên chỉ có trình bày thuận lợi, thắng lợi một chiều. Giảng dạy được như vậy, sẽ giúp sinh viên nhận thức vấn đề một cách khách quan, toàn diện hơn; sinh viên sẽ yêu thích và tin cậy ở môn học hơn. Thứ ba: Cần phải kết hợp nhiều phương pháp giảng bài khác nhau trong quá trình giảng dạy. Đối với môn CNXHKH nói riêng cũng như đối với các môn học chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung, có một đặc thù là nặng về lý luận mà lại là những lý luận khô khan, không mấy hấp dẫn. Do vậy thường gây cho sinh viên tâm lý nặng nề, không hứng thú khi học. Để khắc phục, cải thiện điều dó; cần phải thường xuyên thay đổi, kết hợp nhiều phương pháp khi giảng bài; không nên đi mãi một lối đi đã trở thành đường mòn. Tùy từng vấn đề, từng nguyên lý, luận điểm ở từng bài cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Có thể khi thì phân tích để đi đến tổng hợp; khi thì quy nạp rồi
- 102 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004 sau đó diễn dịch; thậm chí có thể áp dụng cả phép giả định, thuật phản chứng vốn dĩ thường hay được dùng trong Toán học... Để làm sáng tỏ điều này, tôi xin nêu ra một ví dụ. Trong mục "Quá độ lên CNXH ở Việt Nam": sau khi dùng phương pháp phân tích để đi đến kết luận tổng hợp "Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là một tất yếu lịch sử"; phần lớn sinh viên đã nhận thức được vấn đề. Song vẫn còn một số chưa thật sự thỏa mãn, thậm chí có sinh viên vẫn còn hoài nghi con đường CNXH, vẫn còn nuôi ảo tưởng nhập nhằng vào con đường TBCN! Đến đây, chúng ta dùng thuật giả định, phép phản chứng: lật ngược vấn đề nhằm để làm sáng tỏ vấn đề dưới dạng những câu hỏi để cho sinh viên thảo luận. Ví dụ: Trong thời điểm, hoàn cảnh lịch sử hiện nay; giả sử nước ta phát triển theo con đường TBCN thì sao? Liệu rồi có trở thành một nước giàu mạnh hay lại rơi vào thân phận của một quốc gia phụ thuộc? Và cho dù nhờ một vận may, một sự biệt đãi nào đó của lịch sử (như trường hợp 5 quốc gia đã "Hóa Rồng" ở khu vực châu Á trước đây), giả sử kinh tế phát triển nhưng xã hội có công bằng, dân chủ và văn minh không? Và sự giàu mạnh về kinh tế cũng như những quyền lợi dân chủ khác có đến với đại đa số nhân dân lao động hay không? Tình trạng hòa bình và ổn định có được giữ vững? Tội ác và tệ nạn xã hội sẽ như thế nào?... Để cho sinh viên trao đổi, cùng với sinh viên cắt nghĩa một cách đúng đắn, đến nơi đến chốn những vấn đề này sẽ củng cố cho kết luận đã nêu trên đây rất nhiều. Có nghĩa, trong trường hợp này: phương pháp phân tích tổng hợp một khi được kết hợp với phép phản chứng đã giúp sinh viên nhận thức được vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách tự giác, toàn diện hơn. Họ không còn mặc cảm là bị tuyên truyền, áp đặt trong nhận thức; do đó sẽ yêu thích, hứng thú với môn học hơn. Điều đặc biệt có ý nghĩa là: thông qua các phương pháp giảng dạy phong phú của người giáo viên, sẽ giúp trang bị cho sinh viên một phương pháp tư duy độc lập, đúng đắn. Để cho sinh viên tự họ, biết cách xử lý thông tin, biết cách phân tích nhận định tình hình, từ đó rút ra những kết luận đúng đắn. Để chẳng những bản thân người sinh viên học tốt môn học này mà còn luôn luôn kiên định, vững vàng trước mọi biến cố của thời cuộc; là nhân tố góp phần giữ vững sự ổn định đời sống chính trị - xã hội trong nhà trường, trong xã hội. Thứ tư: Phải chuyển đổi từ hình thức truyền giảng một chiều đơn thuần sang hình thức đối thoại để góp phần biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Giảng các môn học Mác - Lênin nói chung, môn CNXHKH nói riêng theo kiểu: giáo viên lên lớp trình bày thao thao bất tận, sinh viên chỉ biết ngồi nghe, cắm cúi ghi chép, không hề động não, không hề tư duy; sẽ dẫn đến hiệu quả rất thấp. Cần phải khắc
- BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY... 103 phục ngay tình trạng đó, chuyển từ truyền giảng một chiều đơn thuần sang kết hợp giữa truyền giảng với đối thoại (mà chúng tôi gọi là hình thức đối thoại). Vấn đề này liên quan đến xêmina. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian dành cho xêmina của môn CNXHKH là 15 tiết với một số nội dung đã được quy định. Trước hết chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những quy định của Bộ. Song đã có hai cải tiến, đổi mới như sau: Một là: Ngoài những nội dung Bộ đã quy định, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng: sinh viên còn quan tâm, băn khoăn, thắc mắc rất nhiều những vấn đề quan trọng khác liên quan đến lý luận CNXHKH. Cho nên chúng tôi đã lập ra một bộ câu hỏi phục vụ cho xêmina tất cả những vấn đề đó. Hai là: Chúng tôi không tiến hành xêmina thành từng buổi riêng biệt; mà tiến hành song song, đồng thời trong quá trình giảng dạy. Đến trước từng bài, từng phần mục cụ thể có yêu cầu xêmina; giáo viên nêu câu hỏi, hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu... để sinh viên các tổ chuẩn bị trước. Khi tiến hành xêmina, sau khi các tổ đã trình bày vấn đề, giáo viên nêu câu hỏi để sinh viên trao đổi, chất vấn, tranh luận với nhau. Giáo viên có nhiệm vụ gợi mở, định hướng và cuối cùng kết luận vấn đề; nhận xét đánh giá và cho điểm. Để thực hiện tốt các buổi xêmina, đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng, có bản lĩnh chính trị - chuyên môn vững vàng, có một nguồn thông tin phong phú... đồng thời phải có thái độ hết sức dân chủ: cởi mở, lắng nghe mọi ý kiến, mọi quan điểm của sinh viên. Người giáo viên phải thể hiện được vai trò của người đưa đường, hướng đạo nhưng lại ở hình thức như một người bạn đồng hành của sinh viên: biết chia sẻ những suy tư, biết phát hiện những uẩn khúc, trăn trở trong đầu của sinh viên để cùng họ giải quyết tốt vấn đề, đưa sinh viên tới những nhận thức khách quan, đúng đắn. Cách giảng dạy như thế này, cách học như thế này có tác dụng vô cùng to lớn. Nó làm tăng tính tích cực chủ động của sinh viên trong quá trình học tập. Nó làm cho những kiến thức mà các em thu nhận được sâu sắc, đầy đủ, khách quan, tự giác và nhớ được bền lâu. Đồng thời nó làm cho không khí giờ học sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn nhiều. Tôi cho rằng cần phải áp dụng hình thức giảng bài theo kiểu đối thoại thông qua các buổi xêmina như thế này càng nhiều càng tốt. Với những đổi mới bước đầu thể nghiệm trong những năm qua ở Đại học Huế, chúng tôi nhận thấy rằng: đã nâng cao tinh thần, thái độ và chất lượng học tập của sinh viên lên rất nhiều. Điều đó chứng tỏ, thanh niên - sinh viên ngày nay chưa hẳn đã hoàn toàn thờ ơ với chính trị, với các môn học Mác - Lênin như một số người lầm tưởng. Mà trái lại, họ vẫn rất quan tâm, lo lắng đến sự nghiệp chung của đất nước; vẫn rất muốn
- 104 THÔNG BÁO KHOA HỌC SỐ 3(49)/2004 khám phá, hiểu biết tri thức của chủ nghĩa Mác-Lênin, của CNXHKH. Vấn đề quan trọng là ở chỗ: lý luận đó, tri thức đó được giảng dạy, được truyền thụ như thế nào? Rõ ràng ở đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của người giáo viên đóng vai trò vô cùng to lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 (tr.195). [2] Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 (tr.324). [3] Lưu Đình Á (Chủ biên), Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994 (tr.202-211). SUMMARY PRELIMINARY RENOVATION IN SOME METHODS OF TEACHING SCIENTIFIC SOCIALISM AT HUE UNIVERSITY TRAN CAO PHONG The purpose of this article is to exchange experiences in preliminary renovation in teaching methodology of scientific socialism at Hue University.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Vấn đề dân số Việt Nam ngày nay
28 p | 890 | 132
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: CHƯƠNG VII MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
5 p | 160 | 36
-
Một vài nhận xét về ngôn ngữ quảng cáo bằng tiếng việt trên báo cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
13 p | 151 | 25
-
Phân tích và vận dụng quy luật Cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng của Lênin - 1
7 p | 159 | 24
-
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian tới - 1
17 p | 126 | 13
-
Sự tác động của Tân thư Trung Quốc đối với tư tưởng Phan Châu Trinh
10 p | 114 | 11
-
Câu hỏi về kinh tế quốc tế
15 p | 57 | 5
-
Hợp tác quốc tế là một đảm bảo cho các thư viện ASEAN phát triển và hiện đại hóa
13 p | 71 | 3
-
Bước đầu tìm hiểu độc giả của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975
18 p | 66 | 3
-
Bước đầu tìm hiểu một số phong tục - tín ngưỡng của người Xtiêng
9 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn