BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN NHẬP NỘI Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
lượt xem 5
download
Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với trường đại học Mudorch, Úc, 19 loài bạch đàn gồm 24 xuất xứ được nhập vào Việt Nam. Gieo trồng và theo dõi tình hình bệnh hại các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy có 12 loài ở 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau, trong đó loài Eucalyptus cleoziana (xuất xứ Cardwell, Queensland) và E. globulus (xuất xứ Yamabulla SF New South Wales) bị bệnh ở mức độ nặng và loài E. obliqua (xuất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN NHẬP NỘI Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
- BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN NHẬP NỘI Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Lê Thị Xuân Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với trường đại học Mudorch, Úc, 19 loài bạch đàn gồm 24 xuất xứ được nhập vào Việt Nam. Gieo trồng và theo dõi tình hình bệnh hại các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy có 12 loài ở 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau, trong đó loài Eucalyptus cleoziana (xuất xứ Cardwell, Queensland) và E. globulus (xuất xứ Yamabulla SF New South Wales) bị bệnh ở mức độ nặng và loài E. obliqua (xuất xứ Maydena, Tasmania) bị bệnh ở mức độ rất nặng. Có 9 loài của 10 xuất xứ bạch đàn không bị bệnh. Xác định được 3 loài nấm gây bệnh cho các loài bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm là: Colletotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis neglecta và Cytospora eucalypticola, đặc biệt nấm Cytospora eucalypticola là một loài nấm mới vừa được phát hiện ở Việt Nam và có mức gây hại nguy hiểm nhất. Từ khoá: Bạch đàn, nấm bệnh, mức độ bị hại, xuất xứ. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch đàn là loài cây được gây trồng rộng rãi và phổ biến ở khắp nước vì nhiều đặc tính ưu việt như sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều loại vùng sinh thái, chi phí đầu tư thấp và gỗ bạch đàn là nguồn nguyên liệu cơ bản và đang được ưa chuộng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, dăm xuất khẩu, công nghiệp chế biến…Trước nhu cầu cao gỗ bạch đàn của thị trường, việc tăng năng suất và sản lượng gỗ là một vấn đề quan trọng, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế mặt khác có giá trị lớn về xã hội giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt đồng bào sống bằng nghề rừng. Để nâng cao năng suất và sản lượng của rừng trồng bạch đàn việc nghiên cứu cải thiện giống thông qua tuyển chọn loài, xuất xứ, dòng đã được gây trồng và khảo nghiệm nhiều năm ở Việt Nam có đặc tính sinh trưởng tốt và kháng bệnh, lai hữu tính tạo ra các tố hợp lai mới có triển vọng và việc nhập nội và khảo nghiệm mới các loài và các xuất xứ bạch đàn là những hướng đi cần được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu hiện nay. Trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam với Trường Đại học Murdoch, Ôxtrâylia, 23 xuất xứ bạch đàn thuộc 18 loài đã được nhập và gieo ươm tại Việt Nam nhằm mục tiêu nghiên cứu chọn những loài và xuất xứ có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao. Bài báo này trình bày kết quả điều tra, theo dõi, đánh giá tỷ lệ và mức độ bị bệnh của các loài bạch đàn, mô tả đặc điểm và xác định các loài nấm gây bệnh cho bạch đàn khi gieo ươm ở vườn ươm. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu 1
- Tiến hành gieo ươm và theo dõi tình hình bệnh hại đối 24 xuất xứ bạch đàn thuộc 19 loài đã được nhập vào Việt Nam tại vườn ươm Phòng Nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đánh giá bệnh: Mỗi xuất xứ điều tra 30 cây theo phương pháp hệ thống, trên luống gieo cách 2 cây điều tra một cây. Cây điều tra được tiến hành phân cấp bị bệnh, cấp bị bệnh được chia làm 5 cấp và đánh số từ 0 đến 4; 0 là cây không bị bệnh, 4 là cây bị bệnh ở cấp cao nhất. Chỉ tiêu của từng cấp bệnh như sau: Cấp bệnh Chỉ số và biểu hiện của triệu chứng 0 Cành non, lá không bị bệnh, cây sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh 1 Dưới 25% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh 2 25-50% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh 3 51-75% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh 4 >75% diện tích lá bị bệnh hoặc số lá của cây bị bệnh, cây bị chết Từ kết quả phân cấp chỉ số bệnh, tính toán các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ bị bệnh: là phần trăm số cây bị bệnh so với tổng số cây điều tra, được tính theo công thức sau: n P x100 N Trong đó: P là tỷ lệ bị bệnh (%) n là số cây bị bệnh N là tổng số cây điều tra + Chỉ số bị bệnh trung bình: Chỉ số bệnh được tính bình quân theo phương pháp gia quyền cho từng xuất xứ sau đó tính trung bình cho loài, được tính theo công thức: 4 nivi 1 R = N Trong đó: R chỉ số bị bệnh của từng xuất xứ bạch đàn khảo nghiệm ni là số cây bị bệnh của cấp bệnh i. vi là trị số của cấp bệnh i. N là tổng số cây điều tra V là trị số của cấp bị bệnh cao nhất (4) + Mức độ bị hại: Mức độ bị hại dựa trên chỉ số bệnh trung bình của từng xuất xứ, mức độ bị hại được phân làm 5 cấp từ cây khỏe đến cây bị bệnh rất nặng, với cách tính như sau: Chỉ số bị bệnh trung bình = 0 cây khỏe (0) Chỉ số bị bệnh trung bình:
- Mẫu bệnh thu về khử trùng bề mặt bằng cồn 700 và nước cất, cắt mẫu bệnh thành những miếng nhỏ, đặt vào các đĩa Petri có chứa môi trường dinh dưỡng PDA, băng kín và theo dõi khi có các sợi nấm mọc ra từ các mẫu lá bị bệnh cấy truyền sang các hộp lồng có môi trường dinh dưỡng khác. Có thể phân lập nấm bệnh bằng cách đặt các lá bị bệnh trong môi trường ẩm, khi các bào tử vô tính được hình thành và đẩy+ ra ngoài từ các thể quả nấm ở các tổ chức bệnh, lấy một điểm nhỏ bằng đầu que cấy cấy lên môi trường dinh dưỡng PDA. Phương pháp quan sát, mô tả và đo đếm hình thái của bào tử nấm gây bệnh trên kính hiển vi và kính soi nổi SZ 40 và kính hiển vi quang học BX50. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đánh giá tình hình bệnh hại của các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm Kết quả tính toán về tỷ lệ bị bệnh chỉ số bị bệnh trung bình và mức độ bị hại của từng xuất xứ của 19 loài bạch đàn được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ bị bệnh, chỉ số bị bệnh trung bình và mức độ bị hại của các xuất xứ bạch đàn Chỉ số Tỷ lệ bệnh bị Mức độ Số TT Loài Xuất xứ trung bệnh bị bệnh bình (%) 1 Corymbia citriodora Dawson range, Queensland 0 0 0 2 Eucalyptus grandis 20Km E of Gympie, Queensland 0 0 0 Eungella, Queensland 73,33 1,25 ++ 3 Eucalyptus robusta Ese of Nambour, Queensland 0 0 0 4 Eucalyptus pellita S Helenvale, Queensland 0 0 0 5 Eucalyptus tereticornis 5-12Km S Helenvale, Queensland 0 0 0 6 Eucalyptus saligna 20K N Helido, Queensland 0 0 0 7 Eucalyptus coolabah 5m N Barringun, Queensland 0 0 0 Euclyptus camaldulensis Waverley CK, MT.ISA, Queensland 0 0 0 8 Eucalyptus camaldulensis Ward R NW Char’ville, Queensland 33,33 0,12 + Euclyptus camaldulensis Palmer River, Queensland 0 0 0 Sso Barclays Deniliquin, 9 Corybia henryi 0 0 0 Newsouth Wales 10 Eucalyptus moluccana Long mila range Creek, New South Wales 20,0 0,02 + Derideri to Arufi, WP, Papua- New 11 Corymbia polycarpa 10,0 0,07 + Guinea 12 Eucalyptus microcorys 11K w of Beerburrum, Queensland 13,3 0,09 + 13 Eucalyptus smithii Tallaganda, New South Wales 40,0 0,56 + Piritumas Walor, Indonesia 26,7 0,8 + 14 Eucalyptus urophylla 36 Km S Dili, Timor, Indonesia 73,3 1,86 ++ N of Aileu, Indonesia 80,0 2,00 ++ 15 Corymbia tessellaris Nw of Mareeba, Queensland 70,0 1,26 ++ 16 Eucalyptus pilularis Gallangowan SF Gympie, Queensland 56,7 1,3 ++ 17 Eucalyptus globulus Yambulla sf, New South Wales 63,3 2,01 +++ 18 Eucalyptus cloeziana Cardwell, Queensland 76,7 2,21 +++ 19 Eucalyptus obliqua Maydena, Tasmania 100 4,0 ++++ 3
- Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ, chỉ số bệnh và mức độ bị hại ở các loài bạch đàn khác nhau là khác nhau; từ không bị bệnh đến bị bệnh; từ không bị hại đến bị hại ở các mức độ khác nhau. Trong tổng số 24 xuất xứ của 19 loài bạch đàn có 1 loài bạch đàn Eucalyptus obliqua (xuất xứ Maydena) 100% số cây bị bệnh và bị hại ở mức độ rất nặng, toàn bộ cây con bị chết do bệnh; có 2 loài bạch đàn là loài Eucalyptus cloeziana (xuất xứ Cardwell, Queensland) và E. globulus (xuất xứ Yambulla sf, New South Wales) có tỷ lệ bị bệnh khá cao là 76,67 và 63,33% (theo tứ tự), mức độ bị hại do bệnh là nặng. Bị bệnh ở mức độ trung bình có 4 loài gồm 5 xuất xứ là Corymbia tessellaris (xuất xứ NW of Mareeba, Queensland); loài E. urophylla ở 2 xuất xứ (N of Aileu, Indonesia và 36 km S Dilii, Timor, Indonesia); E. pilularis (xuất xứ Gallangowan SF Gympie, Queensland); E. grandis (Eungella, Queensland). Bị bệnh ở mức độ nhẹ có 6 loài ở 6 xuất xứ là E. urophylla (Piritumas Walor, Indonesia); E. camaldulensis (xuất xứ Ward R NW Char’ville, Queensland); E. smithii (xuất xứ Tallaganda, New South Wales); trong đó có 3 loài E. microcorys (xuất xứ 11K w of Beerburrum, Queensland); E. moluccana (Long mila range Creek, New South Wales); Corymbia polycarpa (Derideri to Arufi, WP, Papua- New Guinea) bị bệnh ở mức độ rất nhẹ (0,02, 0,07, 0,09) và có tỷ lệ bị bệnh rất thấp nhỏ hơn 20%. Trong tổng số 19 loài chỉ có 9 loài bạch đàn ở 10 xuất xứ không bị bệnh. Kết quả xác định nấm gây bệnh với các xuất xứ bạch đàn Thu mẫu bị bệnh và kết quả giám định các nấm gây bệnh cho các xuất xứ bạch đàn được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Nấm gây bệnh trên các loài bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm Số Mức độ Nấm gây bệnh Loài Xuất xứ TT bị bệnh 1 Eucalyptus grandis Eungella, Queensland ++ Cytospora eucalypticola 2 Eucalyptus camaldulensis Ward R NW Char’ville, Queensland + Pestalotiopsis neglecta 3 Eucalyptus moluccana Long mila range Creek, NSW + Pestalotiopsis neglecta 4 Corymbia polycarpa Derideri to Arufi, WP, PNG + Colletotrichum gloeosporioides 5 Eucalyptus microcorys 11K w of Beerburrum, Queensland + Colletotrichum gloeosporioides 6 Eucalyptus smithii Tallaganda, New south Wales + Colletotrichum gloeosporioides Piritumas Walor, Indonesia + 7 Eucalyptus urophylla 36 Km S Dili, Timor, Indonesia ++ Colletotrichum gloeosporioides N of Aileu, Indonesia ++ 8 Corymbia tessellaris Nw of Mareeba, Queensland ++ Pestalotiopsis neglecta 9 Eucalyptus pilularis Gallangowan SF Gympie, Qld ++ Colletotrichum gloeosporioides 10 Eucalyptus globulus Yambulla sf, New South Wales +++ Pestalotiopsis neglecta 11 Eucalyptus cloeziana Cardwell, Queensland +++ Cytospora eucalypticola 12 Eucalyptus obliqua Maydena, Tasmania ++++ Cytospora eucalypticola Bảng 2 cho thấy trong 19 loài bạch đàn có 12 loài gồm 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau và nguyên nhân do 3 loài nấm gây ra là Pestalotiopsis neglecta, Colletotrichum gloeosporioide và Cytospora eucalypticola. Nấm Pestalotiopsis negleota gây bệnh trên 4 loài bạch 4
- đàn ở 4 xuất xứ: Corymbia tessellaris (xuất xứ NW of Mareeba, Queensland), E. globulus (Yambulla sf, New South Wales), E. moluccana (Long mila range Creek, NSW) và E. camaldulensis (xuất xứ Ward R NW Char’ville, Queensland). Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh trên 5 loài bạch đàn ở 7 xuất xứ: E. urophylla với 3 xuất xứ (xuất xứ 36 km S Dili, Timor, Indonesia; Piritumas Walor, Indonesia và N of Aileu, Indonesia), E. pilularis (xuất xứ Gallangowan SF Gympie, Queensland), Corymbia polycarpa (xuất xứ Derideri to Arufi, WP, PNG), E. smithii (xuất xứ Tallaganda, New South Wales) và E. microcorys (xuất xứ 11K w of Beerburrum, Queensland). Nấm Cytospora eucalypticola gây hại cho 3 loại bạch đàn ở 3 xuất xứ là loài E. cloeziana (xuất xứ Cardwell, Queensland), E. grandis (xuất xứ Eungella, Queensland) và E. obliqua (xuất xứ Maydena, Tasmania). Trong 3 loại nấm gây bệnh, loài Collectotrichum gloeosporioides gây bệnh trên nhiều loài bạch đàn nhất, nhưng chỉ ở mức nhẹ và trung bình. Tiếp đến là Pestalotiopsis neglecta gây hại ở mức nhẹ đến nặng. Gây hại nặng nhất là nấm Cytospora eucalypticola, gây chết bạch đàn E. obliqua và gây bệnh nặng cho bạch đàn E. cloeziana. Theo nghiên cứu của Davision và Tay (1983) nấm Cytospora eucalypticola gây ra bệnh loét thân và cành trên loài bạch đàn E. globulus và E. saligna và là nấm thuộc khu hệ nấm bản địa vùng Tây Nam nước Úc khi ông tiến hành nghiên cứu các loài nấm có liên quan đến bệnh loét thân ở các rừng trồng bạch đàn ở Tây Nam nước Úc. Mô tả đặc điểm của một số nấm gây bệnh bạch đàn * Nấm Pestalotiopsis neglecta: Gây bệnh trên 4 loài bạch đàn và gây ra các triệu chứng khác nhau, trên bạch đàn Corymbia tessellaris lá bị bệnh xuất hiện các đốm khô màu nâu đỏ, các đốm khô từ mép lá đầu lá rồi lan vào giữa phiến lá. Phần bị bệnh và không bị bệnh có ranh giới bằng một màu sẫm(Hình 1). Triệu chứng trên bạch đàn E. globulus; E. camaldulensis; E. moluccana lại khác, lá bệnh xuất hiện các đốm rải rác trên đầu lá và 2 bên mép lá, ban đầu các đốm màu trắng sau khô thành màu nâu. Trong điều kiện ẩm, nấm bệnh phát triển mạnh, xuất hiện các chấm đen lúc đầu nhỏ sau trồi lên các sợi màu đen rất rõ trên bề mặt của lá ở phần vết bệnh, đó là đống bào tử nấm gây bệnh (Hình 2). Nấm gây bệnh được xác định là nấm Pestalotiopsis neglecta, bào tử dài ở giữa phình to, nhỏ ở 2 đầu, có 4 vách ngăn ngang, chia bào tử thành 5 phần, bào tử có 2 - 3 râu đầu, râu dài bằng 2/3 chiều dài của bào tử và 1 râu đuôi ngắn. Bào tử có chiều dài trung bình là 19,66 µm chiều rộng trung bình là 4,80 µm (Hình 3). Hệ sợi nấm sinh trưởng trong môi trường PDA có màu trắng, phát triển tròn đều về các hướng, khi già hệ sợi xuất hiện các đống bào tử màu đen trên bề mặt, kiểm tra trên kính hiển vi thấy bào tử giống như mô tả ở trên (Hình 4). Đây là loài nấm gây hại cho nhiều loài cây ở vườn ươm và rừng trồng và là loài nấm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới (Phạm Quang Thu, 2003) 5
- Hình 1. Lá bạch đàn bị bệnh Hình 2. Đống bào tử vô tính trên thể quả Hình 3. Bào tử Pestalotiopsis neglecta Hình 4. Hệ sợi nấm P. neglecta Nấm Colletotrichum gloeosporioides: Gây bệnh trên 5 loài bạch đàn ở 7 xuất xứ. Nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra triệu chứng lá bệnh hình thành những đốm vàng rải rác khắp lá, xung quanh vết đốm luôn có một vòng màu tím phân biệt rõ phần bị bệnh và không bệnh, bệnh nặng làm cho lá bị khô vàng (Hình 5). Nấm bệnh thường xuất hiện và gây hại trên lá già. Trong môi trường ẩm thích hợp cho nấm phát triển, trên lá bệnh thấy xuất hiện các cục tròn màu vàng nổi trên bề mặt của lá các cục đó chính là đống bào tử của nấm bệnh (Hình 6). Bào tử vô tính hình trụ dài thuôn đều, vách mỏng, kích thước trung bình của bào tử chiều dài là 12,8µm chiều rộng là 3,76µm (Hình 7). Bào tử nấm bệnh để trong môi trường ẩm sẽ nảy mầm và hình thành thể bám. Đây là đặc điểm đặc trưng của nấm Colletotrichum gloeosporioides. Hệ sợi nấm mọc tròn đều về các hướng, màu trắng xám, bông sợi nấm dài, khi già hệ sợi nấm xuất hiện các chấm màu vàng đó là đống bào tử (Hình 8). 6
- Hình 5. Lá bị bệnh Hình 6. Đống bào tử C. gloeosporioides Hình 7. Bào tử vô tính C. gloeosporioides Hình 8. Hệ sợi nấm trong nuôi cấy thuần khiết Nấm Cytospora eucalypticola: Gây hại cho 3 loại bạch đàn E. cloeziana và E. grandis (xuất xứ Eungella, Queensland) và E. obliqua. Nấm gây bệnh chủ yếu trên thân của cây con, làm thân cây khô và chết (Hình 9). Lá bệnh xuất hiện các đốm trắng, đốm vàng rải rác trên lá, các đốm dày tập trung làm lá bị héo, làm cho lá mất màu xanh héo và quăn lại ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Bệnh nặng khiến toàn bộ cây bị khô và chết. Trong môi trường thuận lợi trên các đốm bệnh hình thành các cục màu vàng bóng nổi lên bề mặt của lá, đó là các đống bào tử của nấm bệnh (Hình 10). Bào tử nấm bệnh nhỏ, không màu, có một đầu hơi cong. Kích thước trung bình của bào tử chiều dài là 7,38µm chiều rộng 2,24µm (Hình 11). Hệ sợi nấm sinh trưởng trong môi trường PDA có màu trắng, sợi nấm ngắn, khi già sẽ xuất hiện các hạt ban đầu màu trắng sau chuyển màu vàng và cuối cùng màu nâu (Hình 12). 7
- Hình 9. Cây bạch đàn non bị loét thân và chết Hình 10. Đống bào tử vô tính C. eucalypticola khô Hình 11. Bào tử vô tính Cytospora eucalypticola Hình 12. Hệ sợi nấm trong nuôi cấy thuần khiết KẾT LUẬN Trong 19 loài bạch đàn ở 24 xuất xứ có 12 loài ở 14 xuất xứ bạch đàn bị bệnh trong đó có 3 loài ở 3 xuất xứ bị bệnh ở mức rất nhẹ. Bạch đàn Eucalyptus obliqua bị bệnh ở mức độ rất nặng, 9 loài bạch đàn ở 10 xuất xứ khác không bị bệnh khi gieo ở vườn ươm. Phát hiện được 3 loài nấm gây hại cho bạch đàn là Pestalotiopsis neglecta, Colletotrichum gloeosporioides và Cytospora eucalypticola. Đặc biệt là nấm Cytospora eucalypticola là loài mới vừa được phát hiện ở Việt Nam trong năm 2007 gây hại ở mức nguy hiểm nhất cho bạch đàn E. obliqua, gây hại nặng và trung bình cho bạch đàn E. cloeziana và E. grandis ở giai đoạn vườn ươm 8
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Brian C.Sutton, 1980. The Coelomycetes; Commonwealth mycological institute, Kew, Surrey, England. Davison and Tay, 1983. Fungi associated with canker disease in Eucalyptus globulus plantations in Southwestern Australia (http:// wwwlib.murdoch.edu.au) Phạm Quang Thu, 2003. Bệnh hại một số loài cây trồng chính ở Việt Nam, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Lâm nghiệp. THE PRIMARY RESEARCH OF FUNGAL DISEASE ON SOME IMPORTED EUCALYPTS AT THE NURSERY STAGE SUMMARY In the co-operation research program with the Mudorch University, Australia, the seeds of nineteen eucalypt species of 24 provenances were imported into Vietnam. They were sown and planted at the Forest Science Institute of Vietnam nursery to investigate the disease issue. The result showed that 12 species of 14 provenances were infected by diseases at different levels, in which Eucalyptus cleoziana (provenance of Cardwell, Queensland) and E. globulus (provenance of Yamabulla SF New South Wales) were infected by diseases at moderate level and E. obliqua (provenance of Maydena, Tasmania) was seriously infected by diseases at very high level. Besides, nine species of 10 provenances were not infected by disease. Three fungal species of Colletotrichum gloeosporioides, Pestalotiopsis neglecta and Cytospora eucalypticola were identified at this experiment, in which Cytospora eucalypticola was recorded at the first time in Vietnam with the most serious. Key words: Eucalypt, fungi, infection level, provenance, species. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình
68 p | 221 | 68
-
Bước đầu nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
35 p | 176 | 33
-
Báo cáo: Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình
66 p | 155 | 30
-
PHÁT HIỆN BỆNH KHẢM LÁ MÍA BẰNG KỸ THUẬT ELISA VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN BỆNH CẰN MÍA GỐC BẰNG KỸ THUẬT PCR
64 p | 86 | 19
-
Báo cáo y học: "NGHIÊN CứU ĐIềU TRị U XƯƠNG Tế BàO KHổNG Lồ BằNG GHéP XƯƠNG NHÂN TạO NANO"
15 p | 158 | 16
-
Bước đầu nghiên cứu sâu đục quả Maruca vitata G. và thiên địch của chúng trên cây đậu trắng
42 p | 84 | 11
-
Báo cáo " Một số nhận xét về kết quả TEST RORSCHACH trên bệnh nhân tâm thần phân liệt"
7 p | 109 | 10
-
BƯỚC ĐẦU GHI NHẬN MỘT SỐ LOÀI BỌ NGỰA TRÊN SINH CẢNH NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĂN MỒI CỦA LOÀI BỌ NGỰA CHÍNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VÙNG PHỤ CẬN, NĂM 2005-2006
6 p | 54 | 10
-
Báo cáo y học: "HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PCR ĐỐI VỚI HAI GEN MỚI IS1081 VÀ 23SrADN TRONG NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN LAO"
20 p | 93 | 9
-
BÁO CÁO " Một số kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo Hầu (Crasoostrea virrginica) ở Nha Trang - Khánh Hoà "
5 p | 60 | 8
-
BÁO CÁO " BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC NHÂN SINH HỌC TRONG MẪU TU HÀI Lutraria rhynchaena, Jonas 1844 BỊ BỆNH THỐI VÒI NUÔI TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH "
8 p | 90 | 8
-
Đề tài nghiên cứu: Kết quả bước đầu phẫu thuật tim hở tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
20 p | 54 | 7
-
BÁO CÁO " MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN TU HÀI Lutraria rhynchaena (Jonas, 1844) TẠI VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH "
21 p | 86 | 6
-
Một sô' kết quả bước đầu ứng dụng vi phẫu thuật vòi tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 11/1999 đến 2/2002 Đọc thêm Một sô' kết quả bước đầu ứng dụng vi phẫu thuật vòi tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 11/1999 đến 2/2002
3 p | 56 | 5
-
Báo cáo y học: "Kết quả bước đầu ứng dụng Laser KTP trong diều trị u lành tính tuyến tiền liệt"
4 p | 74 | 5
-
Kết quả nghiên cứu bước đầu về thanh phần sâu bệnh và cỏ dại trên ngô lai ở vùng Sơn La
8 p | 100 | 4
-
Đề tài: Nghiên cứu bước đầu vai trò của X quang cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong chẩn đoán bệnh gout
41 p | 52 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn