YOMEDIA
ADSENSE
Bước đầu tìm hiểu về áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc
11
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Bước đầu tìm hiểu về áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc" giới thiệu để làm rõ thêm về Áo dài Việt Nam và Sườn xám Trung quốc, với mong muốn mọi người có cái nhìn khách quan hơn về trang phục hai nước cũng như hiểu rõ thêm về văn hóa dân tộc mình. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bước đầu tìm hiểu về áo dài Việt Nam và sườn xám Trung Quốc
- BƯỚC ĐẦU TÌM HIỀU VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM VÀ SƯỜN XÁM TRUNG QUỐC Nguyễn Lê Trường Sơn, Võ Thị Tiên, Đỗ Quyên, Bùi Minh Hiếu* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Sú Xuân Thanh TÓM TẮT Áo dài và sườn xám không chỉ là bộ trang phục mà còn là biểu tượng, là nét đẹp tự hào của người dân Việt Nam và Trung Quốc. Nó được xem là nét đẹp của một quốc gia được lan toả rộng rãi ra toàn cầu để mọi người chiêm ngưỡng cái gọi là tinh túy mà một quốc gia muốn đem ra thế giới. Áo dài hay Sườn xám đều mang lại trong mình câu chuyện lịch sử riêng từ thời chiến đến thời bình, trải qua nhiều cuộc cải cách về thời trang, nhưng vẫn giữ được nét riêng của nó, vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc trong từng bộ trang phục Từ khóa: áo dài, sườn xám, so sánh, trang phục truyền thống 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi quốc gia đều có sự đa dạng về loại hình trang phục, chưa kể đến trang phục từng nước còn có sự thay đổi theo thời đại lịch sử, từng thời kỳ, từng khu vực, từng xu hướng thẩm mỹ, hay tuỳ vào cách ăn mặc một cá nhân nào đó. Văn hoá lịch sử của một quốc gia không chỉ thể hiện qua chính trị mà còn thông qua lới ăn tiếng nói, hay trên những bộ trang phục mà người dân khoác lên mình hàng ngày. “Sườn xám” được người Trung Quốc mặc trong các dịp lễ đặc biệt, hay trong những buổi tiếp kiến quan trong, lễ nghi và nó cũng được coi là một trong những trang phục truyền thống điển hình của Trung Quốc. Giống với Trung Quốc, “Áo dài” Việt nam xuất hiện trong hầu hết trong các ngày lễ truyền thống, trường học, hay các buổi họp hay ngày trọng đại. Đây là trang phục đã từ lâu đời khắc hoạ lên nét văn hoá đặc trung của dân tộc Việt Nam. Mỗi bộ trang phục đều có một nét đẹp cũng như ẩn chứa bên trong nó tinh hoa và văn hóa dân tộc mình. Thông qua bài viết, tác giả giới thiệu để làm rõ thêm về Áo dài Việt Nam và Sườn xám Trung quốc, với mong muốn mọi người có cái nhìn khách quan hơn về trang phục hai nước cũng như hiểu rõ thêm về văn hóa dân tộc mình. 2. TỔNG QUAN VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM Áo dài Việt nam từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, kiểu dáng Áo dài luôn không ngừng biến đổi, nhưng vẫn luôn khẳng định được giá trị truyền thống, khơi dậy niềm tự hào và đảm bảo tôn được vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt. Đến nay chưa ai có thể xác định được chính xác thời điểm xuất hiện của áo dài. Áo dài Việt Nam được chia ra làm nhiều loại, theo từng thời kỳ lịch sử: 2192
- 2.1. Áo giao lãnh (1744) Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo Giao Lĩnh năm (1744), là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân. Phụ kiện đi kèm là chiếc nón ba tằm, quai thao. 2.2 Áo dài tứ thân (thế kỉ 17) Để tiện lợi hơn cho người phụ nữ trong việc đồng áng, buôn bán, người Việt xưa đã tạo ra áo tứ thân gọn gàng với hai vạt trước rời nhau và có thể buộc lại, hai vạt sau may liền lại với nhau thành một tà. Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho bậc sinh thành của hai vợ chồng, còn để phục vụ cho tầng lớp bình dân. 2.3 Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long) Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Áo ngũ thân được may bốn vạt như áo tứ thân nhưng được may liền với nhau thành hai tà trước và sau. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ ở phía dưới tà áo trước nhằm tạo mảnh lót kín đáo. Áo này giành cho người phụ nữ ít lao động chân tay, mặc áo ngũ thân để phân biệt với tần lớp lao động xã hội. Kiểu áo này được may theo kiểu rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX. 2.4 Áo dài Lemur Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đất, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên. 2.5 Áo dài Lê Phổ Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể. Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài. 2.6 Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay) Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân…cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. 2193
- 1 2 3 Hình 1. Áo dài Việt Nam 3. SƯỜN XÁM TRUNG QUỐC Sườn xám còn được gọi là Xường xám hay áo dài Thượng Hải là một loại trang phục truyền thống của Trung Quốc, rất được phụ nữ Trung Quốc ưa chuộng, bởi nó thể hiện được phong thái đoan trang, đường nét mĩ miều, yêu kiều, mềm mại của người phụ nữ. Sườn xám là cách gọi theo phiên âm tiếng Quảng Châu, tiếng phổ thông Sườn xám được gọi là “Kì bào”. Hình 2. Sườn xám Trung Quốc Kỳ bào được cho là bắt nguồn từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm, ban đầu được gọi là Bào phục. Vào thời nhà Hán, Bào phục được mặc để hầu triều. Phong cách của Bào Phục cũng được thay đổi theo thời gian. Bào phục thời Hán màu sẫm, đến thời nhà Đường được thay thế bằng mổ sườn có tà. Đến thời nhà Minh thân Bào phục trở nên thẳng đứng và rộng, đa số các phần tử trí thức và giai cấp thống trị thường mặc, từ đó dần trở nên thịnh hành. Cũng từ đó bào phục đại diện cho cuộc sống an nhàn, tượng trưng cho cuộc sống văn minh của khu vực trung nguyên Trung Quốc. Trong triều đại của các dân tộc thiểu số như Liêu, Kim, Nguyên và Thanh, bào phục trở nên rộng và mỏng hơn trước. Vào thời nhà Thanh thì bào phục trở thành trang phục điển hình, được mặc trong các ngày lễ hoặc nghỉ lễ. Việc mặc bào phục là băt buộc đối với cả nam và nữ. Do đó thời kì này bào phục đã cực kì phát triển. Việc mặc bào phục cũng được chia ra thành nhiều đẳng cấp. Long bào của vua, triều bào của quan hầu triều. Mãng bào và bào phục bình thường. Xét từ mặt chữ mà nói, Kỳ bào chỉ người Kỳ Nội Mông. Kỳ bào của các chị em phụ nữ thường mặc có quan hệ chặt chẽ với với kỳ bào sau này. 2194
- Sau khi triều đình Mãn Thanh sụp đổ những chiếc áo kỳ bào vẫn tồn tại. Tại Thượng Hải – Kinh đô thời trang của Trung Quốc, những chiếc kỳ bào đã được cách tân, góp phần đưa áo dài Thượng Hải đến “ thời kì hoàng kim” vào những năm 1930 – 1940. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi nhắc đến chiếc áo dài của người Trung Quốc, người ra thường gắn với Thượng Hải như là nơi bắt nguồn của chiếc áo này. Thời kì này kỳ bào đã được cắt giảm để trở nên gọn gàng hơn tạo sự tao nhã cho người mặc, các hoa văn và đường viền trang trí không còn to như trước. Những năm 1920, do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, áo dài Thượng Hải đã có sự thay đổi về đường nét và được may ôm sát ở phần eo. Từ đó nhiều ý tưởng mới đã ra đời và liên tục làm thay đổi kiểu dáng của áo dài Thượng Hải. Ngày nay các thiết kế Sườn xám đã đạt được sự hoàn mỹ và là biểu trưng của nét đẹp trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây Kỳ bào, Áo dài Thượng Hải hay Sườn xám ngày nay đã thoát ra khỏi bóng dáng của chiếc áo thời Mãn. Giá trị của chúng không chỉ ở bản thân kiểu dáng trang phục mà còn dung hòa tương trợ giữa quan điểm mĩ học hiện hành Phương Tây, và lối thiết kế dân tộc truyền thống Trung Hoa. Nó thể hiện sự thống nhất hoàn mĩ giữa tính dân tộc và thế giới. Hơn nữa còn ý nghĩa nhất định đối với việc khai thác và tìm hiểu văn hoá truyền thống dân tộc cổ kim của Trung Hoa. 4. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ÁO DÀI VIỆT NAM VÀ SƯỜN XÁM TRUNG QUỐC Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, Sườn xám là trang phục truyền thống của người Trung quốc. Khi nhìn thoáng qua, Áo dài Việt nam và Sườn xám Trung quốc khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt nhất định: Hình 3. Áo dài Việt Nam và Sườn xám Trung Quốc Sườn xám không may tay raglan, áo dài truyền thống thì có. Sườn sám có thắt khuy cơ hoặc đánh cong còn áo dài thì chạy theo đường raglan hoặc không có. Về khuy nút, sườn xám thường sử dụng khuy vải đặc trưng bằng cách buộc dây vải và tạo hình phức tạp, còn đối với áo dài có cài khuy thì sử dụng khuy bấm hoặc áo dài móc. Về phần xẻ tà, áo dài thường xẻ tà sâu, ngang eo hoặc lên một xíu và để lộ một ít “da thịt” ở eo, còn Sườn xám thì đường xẻ tà ngang từ hông hoặc từ ngang gối. 2195
- Tà áo dài thường có khuynh hướng xoay mở rộng về phía lai còn sườn xám có khuynh hướng cong vào trong. Áo dài lúc nào cũng có tay áo, dù ngắn hay dài, ngoại trừ trường hợp có một số nhà thiết kế thích mới lạ mà thiết kế không tay kiểu cổ yếm, còn sườn sám thì có tay hay không có tay (kiểu không tay) là kiểu ốp, không phải dạng không tay cổ yếm). 5. KẾT BÀI Dù là áo dài hay sườn xám đều là trang phục truyền thống và có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó thể hiện cách nhìn thẩm mỹ của người dân hai nước, tinh thần lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng ta hãy cùng nhau phát huy giá trị và bản sắc văn hóa trang phục của cả hai nước để cùng nhau tiến bộ, cả áo dài và sườn xám đều là một trong những trang phục truyền thống đẹp nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Quốc Vượng (2006). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2196
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn