Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG LASER THULIUM VỚI BƯỚC SÓNG LIÊN TỤC 2-µM<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU LÀNH TUYẾN TIỀN LIỆT<br />
Vũ Lê Chuyên*, Đào Quang Oánh*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Vĩnh Tuấn*, Nguyễn Văn Ân*,<br />
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Tế Kha*, Nguyễn Ngọc Châu*, Nguyễn Ngọc Thái*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nghiên cứu khả năng điều trị phẫu thuật bướu lành tuyến tiền liệt (BLTTL) sử dụng nguồn<br />
năng lượng mới laser Thuliumdoped Yttrium Aluminium Garnet (Tm:YAG) bước sóng liên tục 2µm.<br />
Mục đích: Đánh giá tính hiệu quả, khả thi, độ an toàn và biến chứng của nguồn năng lượng mới laser<br />
Tm:YAG trong điều trị BLTTL.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu tổng cộng 85 trường hợp được điều trị cắt<br />
nhỏ và bốc hơi (vaporesection) BLTTL sử dụng laser Thulium: yttrium-alumium-garnet (Tm:YAG). Tuổi trung<br />
bình 77 ± 10,18 (53-87). Thể tích trung bình tuyến tiền liệt trước phẫu thuật là 49,73 ± 9,04 (34-79) mL. Kết<br />
quả sau phẫu thuật đánh giá các yếu tố: thời gian phẫu thuật, tỷ lệ truyền máu, , haemoglobin huyết thanh, Na+<br />
huyết thanh, thời gian đặt thông niệu đạo, thời gian nằm viện. Các yếu tố được đánh giá trước và sau phẫu<br />
thuật là: bảng điểm quốc tế đánh giá triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS: International Prostate Symptom Score),<br />
bảng điểm chất lượng cuộc sống (QoL: Quality of Life Index), lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax: maximum<br />
urinary flow rate), lượng nước tiểu tồn lưu (PVR: postvoiding residual urine volume), theo dõi sau 3 tháng.<br />
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 56,81 ± 32,71 (20-180) phút. Không có trường hợp nào phải<br />
truyền máu. Không có trường hợp nào bị hội chứng cắt đốt nội soi. Một trường hợp bị tổn thương 2 miệng niệu<br />
quản.Thời gian đặt thông niệu đạo trung bình 48,28 ± 29,18 (12-120) giờ. Qmax trung bình 46 trường hợp không<br />
bí tiểu trước mổ tăng từ 7 ± 4,04 (2,5-19) mL/s sau phẫu thuật 16,71 ± 5,36 (6,8-28) mL/s. Qmax 39 trường hợp<br />
bí tiểu hay không đo được trước phẫu thuật, sau khi phẫu thuật là 15,24 ± 4,24 (6,8-24). Lượng nước tiểu tồn<br />
lưu 54 trường hợp không bí tiểu giảm từ 75 xuống 27,57 mL. Lượng nước tiểu tồn lưu 31 trường hợp bí tiểu<br />
sau mổ 52,19 mL. Điểm IPSS giảm từ 28,28 ± 4,44 (19-35) đến 12,12 ± 2,78 (5-17), Điểm QoL giảm từ 3,84 ±<br />
0,7 (3-5) đến 1,68 ± 0,61 (1-3).<br />
Kết luận: Sử dụng laser Thulium với bước sóng liên tục 2 µm trong điều trị BLTTL là an toàn, hiệu quả và<br />
ít biến chứng, có khả năng áp dụng rộng rãi. Đây là phương pháp đầy hứa hẹn có thể thay thế phẫu thuật cắt đốt<br />
nội soi tiêu chuẩn.<br />
Từ khóa: Bướu lành tuyến tiền liệt, laser, Thulium, cắt đốt nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VAPORESECTION FOR MANAGING BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA USING A THULIUM 2-µM<br />
CONTINUOUS-WAVE LASER: INITIAL RESULTS<br />
Vu Le Chuyen, Dao Quang Oanh, Nguyen Tuan Vinh, Vinh Tuan, Nguyen Van An,<br />
Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Te Kha,Nguyen Ngoc Chau, Nguyen Ngoc Thai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 116 - 121<br />
Introduction: The potential of a new continuous-wave 2-µm Thulium-doped Yttrium Aluminium Garnet<br />
<br />
Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Tế Kha. ĐT: 0938898659. Email: nguyentekha64@yahoo.com<br />
<br />
116<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(Tm:YAG) laser for the endoscopic treatment of benign prostatic hyperplasia (BPH) is investigated.<br />
Purpose: The simultaneous combination of vaporisation and resection of prostatic tissue in a retrograde<br />
fashion is the main characteristic of this new laser technique.<br />
Materials and methods: We treated 85 consecutive patients with obstructive BPH using a 2-μm<br />
continuous-wave laser. The mean age of the patients was 77 ± 10.18 (53-87) years. Before laser treatment, the<br />
patients were examined. The mean prostatic volume was 49.73 ± 9.04 (34-79) mL. The operative outcomes<br />
assessed were: resection time, transfusion rate, catheter time, haemoglobin serum and serum sodium levels. The<br />
following variables were assessed before and after vaporesection: maximum urinary flow rate (Qmax), postvoiding<br />
residual urine volume (PVR), International Prostate Symptom Score (IPSS), Quality of Life Index (QoL) and 3months follow-up.<br />
Results: vaporesection time was 56.81 ± 32.71 (20-180) min. None of the patients required a transfusion.<br />
The mean catheter time was 48.28 ± 29.18 (12-120) hours. The mean Qmax for 46 patients without preoperative<br />
urinary retention increased from 7 ± 4.04 (2.5-19) mL/s before to 16.71 ± 5.36 (6.8-28) mL/s after vaporesection<br />
and Qmax for 39 patients with preoperative urinary retention or unable measured 15.24 ± 4.24 (6.8-24) after<br />
vaporesection. The PVR for54 patients without preoperative urinary retention decreased from 75 to 27.57 mL.<br />
The PVR for 31 patients with preoperative urinary retention 52.19 mL after vaporesection. The IPSS and QoL<br />
scores improved after vaporesection from 24.6 (4.5) to 6.8 (1.2) and 4.8 (0.2) to 1.4 (0.3), respectively (P