intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bước đầu xây dựng sơ đồ khảo sát và thu mẫu chi nấm Phellinus và chi nấm Phallus phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên nấm có giá trị

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Bước đầu xây dựng sơ đồ khảo sát và thu mẫu chi nấm Phellinus và chi nấm Phallus phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên nấm có giá trị" bước đầu đưa ra phương pháp xây dựng sơ đồ phân bố của 02 chi nấm Phellinus và Phallus cho 06 khu vực rừng điển hình của Việt Nam tại các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai và Lâm Đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bước đầu xây dựng sơ đồ khảo sát và thu mẫu chi nấm Phellinus và chi nấm Phallus phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên nấm có giá trị

  1. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHẢO SÁT VÀ THU MẪU CHI NẤM PHELLINUS VÀ CHI NẤM PHALLUS PHỤC VỤ CHO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN NẤM CÓ GIÁ TRỊ Nguyễn Thành Long1, Lê Thị Nhi Công2, Lê Thanh Huyền3 1 Viện Khoa học Tài nguyên nước 2 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng sơ đồ hoá trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên trở nên khả thi và đạt hiệu quả to lớn. Bài báo này đưa ra phương pháp xây dựng sơ đồ khảo sát và thu mẫu nấm để có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá về khả năng phát triển của quần thể sinh vật đặc biệt nói chung và nấm lớn có giá trị nói riêng, từ đó xác định được những yếu tố, tác nhân có hại gây ảnh hưởng tới quần thể đó và đưa ra các biện pháp ứng phó, quản lý phù hợp. Đối với một tài nguyên giá trị như nấm lớn, việc áp dụng phương pháp xây dựng bản đồ trở nên vô cùng cần thiết và có giá trị to lớn đối với công tác bảo tồn loài và đảm bảo việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này được bền vững, hiệu quả và lành mạnh. Nghiên cứu này bước đầu đưa ra phương pháp xây dựng sơ đồ phân bố của 02 chi nấm Phellinus và Phallus cho 06 khu vực rừng điển hình của Việt Nam tại các tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Thừa Thiên- Huế, Đồng Nai và Lâm Đồng. Từ khoá: Bảo tồn; Sơ đồ; Phellinus; Phallus; Nấm có giá trị. Abstract Initially building the survey and sample diagram of genera Phellinus and Phallus for the conservation and development of valuable mushroom resources In this era of high technology, the application of diagramming in the management of natural resources has become feasible and more efficient. This paper presents a mapping method for survey and collecting macro mushroom samples, which is helpful for monitoring and evaluating the development of a population of organisms (in general) and precious mushroom (in particular), thereby identifying factors harmfully affecting that population then taking appropriate response and management measures. Turning to a valuable resource such as macro mushroom, the application of the mapping method becomes extremely necessary and valuable for conservation, and for the stainable, efficient and healthy use. This study initially builds distribution diagram of 02 high- value mushroom genera: Phellinus and Phallus for typical forest areas of Vietnam which located in 06 provinces: Lao Cai, Hoa Binh, Phu Tho, Thua Thien-Hue, Dong Nai and Lam Dong. Keywords: Conservation; Diagraming; Phellinus; Phallus; Valuable mushroom. 1. Đặt vấn đề Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nấm lớn cho các mục đích về cung ứng thực phẩm và chiết xuất, chế tác dược liệu từ lâu đã được nghiên cứu và thực hiện trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Có rất nhiều loài nấm có công dụng tích cực trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, có thể kể đến một vài loài nấm ăn phổ biến là mộc nhĩ (Auricularia auricula-judae), nấm hương (Lentinus edodes), nấm mưa (Laetiporus sulphureus) hay các loài nấm dược liệu nổi bật như nấm maitake (Grifola frondosa), nấm linh chi (Ganoderma lucidum) hay nấm vân chi (Trametes versicolor). 370 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. Trong số những chi nấm có giá trị cao, nhóm tác giả lựa chọn chi nấm Phellinus và Phallus là các đối tượng nghiên cứu để thực hiện xây dựng sơ đồ phục vụ cho việc thu mẫu và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nấm lớn. Chi nấm Phellinus nổi tiếng là 1 trong những chi nấm vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên. Do đa số sinh trưởng trên các cây dâu tằm già, nấm lại có màu nâu vàng nên được gọi là “Sang Hwang” (có nghĩa là cây màu vàng) tại Hàn Quốc. Theo các nghiên cứu đã được công bố, nhiều loài nấm thuộc chi Phellinus có công dụng hữu hiệu chống ung thư, được quốc tế công nhận là loại nấm làm thuốc có hiệu quả cao nhất trong các vị thuốc sinh học trị ung thư [1-9]. Chi nấm Phallus là một chi nấm ăn được và dược liệu thuộc họ nấm hoa Phallaceae. Đây là một loại nấm hoại sinh, được tìm thấy nhiều trên rễ ướt của các loài tre trúc sống ven nhà hoặc trong rừng nhiệt đới. Giá trị thực phẩm và dược liệu của nó được đánh giá cao nhờ giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất xơ và protein. Nấm này cũng là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể người bệnh mới ốm dậy, người đang điều trị gout hay những người ăn kiêng cần tìm thực phẩm thay thế thịt, cá. Ở Việt Nam, nó còn được người dân địa phương gọi là nấm Tâm tre, Tâm trúc hay Trúc sanh. Việc sử dụng nấm như một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và điều chế, chiết xuất các hoạt tính/dược tính từ nấm để sản xuất thuốc và các chế phẩm dược liệu càng làm nổi bật giá trị các loài nấm mang lại. Mỗi loại nấm có những đặc điểm khác nhau và chứa những hàm lượng vi chất dinh dưỡng, dược tính, hoạt tính khác nhau, nên cách thức tiêu thụ các loài nấm cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Có loài có thể ăn trực tiếp, có loài cần chế biến với nhiệt độ cao, có loài có thể ngâm trà, cũng có loài cần chưng cất, nấu cao,… Việc khai thác, tiêu thụ và sử dụng nấm cũng trở nên thịnh hành, phổ biến hơn, nhưng bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các cách thức khai thác thiếu hiệu quả và không an toàn cho người dân trong quá trình thu mẫu, sử dụng nấm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân và sự đa dạng sinh học của tài nguyên nấm lớn. Những nguy cơ này xuất phát từ sự thiếu thông tin về phân bố, phân loại nấm lớn; Sự thiếu hiểu biết về công dụng - chức năng của các loại nấm, hay sự khai thác triệt để dẫn đến môi trường sống của nấm bị ảnh hưởng. Tất cả những điều này đòi hỏi tài nguyên nấm lớn cần được quan tâm và quản lý có hiệu quả hơn, vừa góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tài nguyên quý giá này, vừa giúp ích cho việc khai thác, sử dụng những công năng tuyệt vời của nấm được an toàn, lành mạnh và bổ dưỡng hơn. Một trong những phương pháp giúp nâng cao hiệu quả khai thác và quản lý tài nguyên nấm lớn là xây dựng sơ đồ về vị trí phân bố của các loài nấm ăn và nấm dược liệu. Phương pháp này thể hiện sự hiệu quả khi trực quan hóa những khu vực có dấu hiệu phát triển của nấm thành các điểm tọa độ trên bản đồ, từ đó có thể dễ dàng khoanh vùng, xác định các loài nấm được phát hiện, số lượng cá thể của từng loài và tình trạng phát triển của từng loài, từ đó giúp thuận lợi hơn cho việc thu mẫu và thực hiện các nghiên cứu xung quanh quá trình sinh trưởng và phát triển của loài. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bản đồ phân bố của nấm còn thể hiện mối tương quan mật thiết giữa nấm và các dạng môi trường được nghiên cứu, từ đó có những đánh giá tổng quan và đầy đủ nhất về khả năng đáp ứng và điều kiện tối ưu cho các loài phát triển. Trong quá trình sử dụng bản đồ để phục vụ quản lý, các nhà quản lý và người nghiên cứu có thể theo dõi biến động của các quần thể nấm theo thời gian và không gian, từ đó có những nhận định về tác động các hoạt động sinh hoạt, khai thác của người dân tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Những lợi ích này đặc biệt quan trọng khi những loài nấm mà chúng ta lựa chọn theo dõi là những loài có giá trị cao đối với đời sống con người. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 371
  3. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào chi nấm Phellinus và chi nấm Phallus. a. Đặc điểm nhận dạng chi nấm Phellinus Chi nấm Phellinus là một trong những chi lớn nhất của Hymenochaetaceae với 154 loài [10]. Chi nấm Phellinus được đặc trưng bởi quả thể dạng móng, có thể mọc đơn lẻ hoặc đan xen với đặc điểm màu sắc đa dạng từ nâu vàng đến nâu đậm hoặc xám đen. Bề mặt lỗ nấm có màu nâu với các lỗ nấm hình tròn đều hoặc góc cạnh. Về mặt hình thái hiển vi, nó được xác định bởi hệ thống sợi nấm với vách ngăn đơn giản, phân nhánh, thành mỏng đến dày, sợi nấm sinh sản dưới màng có màu vàng nhạt, đôi khi phân nhánh, sợi nấm xương màu vàng đến nâu vàng. Có thể có hoặc không có sợi cứng, các bào tử có hình elip rộng đến cận cầu đến hình cầu với thành mịn, mỏng, trong suốt hoặc vàng nâu [2]. Nấm Phellinus được ghi nhận thường xuất hiện ở cả trên thân các cây gỗ mục lâu năm và cả trên thân các cây sống, khu vực có độ ẩm cao trong các khu rừng nguyên sinh. Các dạng giá thể thường xuất hiện nấm Phellinus được ghi nhận là: Họ liễu (Populus), họ sồi (Quercus), họ thù du (Anacardiaceae) và chi dâu tằm (Morus). Theo các nghiên cứu, thời gian nấm Phellinus xuất hiện trong năm thường vào tháng tư và tháng năm, khi thời tiết chuyển nóng ẩm và mưa nhiều. Hình 1: Nấm Phellinus ngoài tự nhiên [1] b. Đặc điểm nhận dạng chi nấm Phallus Chi Phallus, thường được biết đến với tên gọi là chi nấm nữ hoàng, thuộc họ Phallaceae, thường có mùi hôi đặc trưng. Chi này có sự phân bố rộng rãi và theo ước tính năm 2008, có 18 loài [10]. Loài được biết đến nhiều nhất là loài Phallus impudicus. Các loài nấm thuộc chi này có những đặc điểm chung dễ nhận biết như sau: + Khi còn nhỏ: Phần chóp của nấm thường có màu nâu đậm hoặc đen. Ở chóp nấm thường có một lớp chất nhầy bao phủ. + Khi trưởng thành: Từ chóp nấm bung nở ra một lớp mạng, giống như những mắt lưới được đan vào nhau. Lớp mạng này thường có màu vàng hoặc trắng, bao phủ từ chóp xuống chân nấm. Lớp mạng này thường được ví với lớp “màng lưới che mặt” của các mỹ nhân cung đình thuở xưa. 372 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. Vì thế, hình dạng và màu sắc của nấm Tâm trúc rất đẹp, lộng lẫy hơn rất nhiều so với các loại nấm khác. Đó cũng là lý do khiến nấm này còn được gọi là nấm Nữ hoàng. Hình 2: Nấm Phallus ngoài tự nhiên [11] Điều đặc biệt ở nấm Phallus là phần chóp nấm có chất nhầy phát ra mùi chua ngọt, ngậy, đến khi già nhũn thì có mùi hôi thối. Đặc điểm này của nấm thường thu hút ruồi, muỗi đến đậu. Vì vậy, khi nấm trưởng thành nếu không thu hái kịp lúc, nấm Phallus sẽ rất nhanh chóng bị thối rữa [12]. Nấm Phallus thường sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên. Nấm thường mọc ở các gốc cây lớn, có lớp lá mục dày, ẩm ướt. Nấm xuất hiện nhiều ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia ở khu vực châu Á. Loại nấm này khi mọc trong tự nhiên sẽ cho lợi ích tốt hơn so với được nuôi nhân tạo. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nấm Tâm trúc ngày càng cao nên loại nấm này đã được nghiên cứu và nuôi trồng thành công ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đang là nước sản xuất lượng nấm Tâm trúc lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nấm ở đây được sử dụng chủ yếu ở dưới dạng nấm sấy khô. Ở Việt Nam, nấm Phallus thường được tìm thấy ở những bờ ruộng, bụi tre hay bên bờ sông, những nơi ẩm ướt. Loại nấm này mọc hoang rất nhiều ở khu vực Long An. Năm 2004, mẫu nấm này đã được Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu đem về lưu trữ, phân lập và nuôi trồng. Vào tháng 10 năm 2005 trung tâm đã nuôi trồng thành công loại nấm này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ thực hiện tại một số khu vực rừng đặc trưng của ba khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Địa điểm dự kiến thu thập: Vùng Bắc Bộ (Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ), vùng Trung Bộ (Huế), vùng Nam Bộ và Tây Nguyên (Đồng Nai, Lâm Đồng). 2.3. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp thu thập tài liệu Nghiên cứu, thu thập các thông tin sơ cấp và thứ cấp. Các thông tin thứ cấp được lựa chọn bao gồm các công bố khoa học, sách và báo cáo hội thảo khoa học công nghệ trong những lĩnh vực có liên quan từ những tạp chí, nhà xuất bản có uy tín trong và ngoài nước. Các tài liệu được lựa chọn tham khảo cũng cần ưu tiên những công bố gần đây để đảm bảo tính đúng và hạn chế sai số. Nội dung những tài liệu thứ cấp sẽ xoay quanh những công bố khoa học về những đặc điểm các loài nấm nghiên cứu (đặc điểm hình thái, hiển vi, phân bố, dược tính, hoạt tính và các hoạt chất có giá trị), những phương pháp nghiên cứu phù hợp (phương pháp thu mẫu, phương pháp xây dựng bản đồ,…). Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 373
  5. Các thông tin sơ cấp sẽ được thực hiện thông qua điều tra khảo sát thực tế. Những điều tra này sẽ hướng tới 02 nhóm đối tượng chính là người dân sinh sống xung quanh khu vực thu mẫu và các nhà quản lý (Ban Quản lý Vườn Quốc gia, Kiểm lâm, chủ rừng,…). Việc điều tra khảo sát sẽ nhằm xoay quanh các nội dung chính: Hiện trạng quản lý và khai thác rừng, tần suất xuất hiện đối tượng nghiên cứu tại địa phương. b) Phương pháp xác định phạm vi thu mẫu và thiết lập các tuyến thu mẫu - Thiết lập xây dựng sơ đồ thu mẫu cho các khu vực Để xây dựng được các sơ đồ thu mẫu hiệu quả, cần đảm bảo thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin, dữ liệu về đặc điểm sinh cảnh, môi trường ưa thích và giá thể phổ biến của các loài nấm thuộc 02 nghiên cứu. Sau khi đã có thông tin về các dạng sinh cảnh, các loài cây thường xuất hiện loài nấm đó, tiếp tục tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sơ đồ phân bố các loài cây trong khu vực rừng dự định nghiên cứu để thu hẹp phạm vi thu mẫu. Các tuyến thu mẫu cơ sở cần đảm bảo đi qua các dạng sinh cảnh đã xác định. - Xác định phạm vi thu mẫu Xác định phạm vi thu mẫu dự kiến sẽ dựa trên các thông tin thu thập được về địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng và các thảm thực vật trong khu vực. Khoanh vùng các thảm thực vật có đặc điểm đồng nhất với những mô tả về giá thể của các loài nấm thuộc đối tượng nghiên cứu để gia tăng tỷ lệ phát hiện các loài này. Công cụ chính được sử dụng trong phương pháp này là Google Earth. Ảnh Google Earth được thu thập từ sự kết hợp của phần mềm Elshayal Smart GIS trên nền Google Earth với thông số độ cao tầm quan sát được thiết lập phù hợp để xác định được các dạng sinh cảnh khác nhau, phục vụ cho việc theo dõi và đánh các tác động của sinh cảnh tới khả năng phân bố của loài. Hình 3: Xác định phạm vi nghiên cứu bằng Google Earth - Thiết lập các tuyến thu mẫu Tuyến thu mẫu được lựa chọn cần đảm bảo sẽ đi qua các khu vực, sinh cảnh phù hợp với điều kiện sinh trưởng của nấm. Cụ thể, đối với chi nấm Phellinus, các dạng sinh cảnh của loài chủ yếu là rừng cây gỗ lâu năm, trên các thân cây dâu tằm, cây gỗ mục, ở khu vực ẩm ướt. Còn đối với chi 374 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. nấm Phallus, dạng sinh cảnh thường được ghi nhận sự xuất hiện của các loài thuộc chi này là khu vực rừng tre, trúc, khu vực đất khô, thoáng. Mỗi tuyến thu mẫu sẽ cần được thiết lập để đi qua các vùng sinh cảnh phù hợp và trải dài trên nhiều cao độ để có được đầy đủ những thông tin về vị trí và phân bố, từ đó bản đồ mới mang tính đại diện và có giá trị sử dụng. c) Xây dựng bản đồ phân bố - Tổng hợp bảng thông tin Bảng thông tin tổng hợp sẽ bao gồm các dữ liệu về mã hiệu mẫu, tên loài, vị trí điểm lấy mẫu, tuyến đường lấy mẫu và các ảnh khu vực lấy mẫu. Trong đó, vị trí điểm lấy mẫu được lấy từ máy ảnh và máy GPS, các thông tin về vị trí lấy mẫu sẽ được đặt tên phân loại. Do trên thực tế có trường hợp nhiều mẫu xuất hiện cùng chỗ nên cần lưu ý ghi chú phù hợp để tránh tình trạng lẫn mẫu. Tuyến đường thu mẫu được thể hiện bằng cách nối các điểm GPS với nhau để xây dựng một tuyến hoàn chỉnh. Các ảnh khu vực sẽ lấy dựa vào các ảnh cảnh quan và ảnh chụp mẫu ngoài hiện trường. Các thông tin của các mẫu nấm được ghi nhận sẽ được tổng hợp và thống kê trong một file Excel (.xlxs) để xây dựng file dữ liệu nguồn của bản đồ. Các thông tin cần thu thập được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Các thông tin cần thu thập để xây dựng bản đồ Thông tin về loài Toạ độ Sinh cảnh Mã hiệu Bộ Họ Chi Loài Tên địa phương Vĩ độ Kinh độ Chiều cao vị trí thu mẫu Giá thể Bảng thống kê là cơ sở dữ liệu chính của bản đồ, do đó cần chính xác về số liệu cũng như các tên gọi. Các cột thông tin về loài bao gồm: Bộ, họ, chi, loài là cơ sở thông tin dữ liệu để xây dựng bản đồ phân khu vực nấm sau này. Các cột tọa độ kinh độ, vĩ độ cần để chính xác định dạng số, nếu không phần mềm sẽ không nhận diện được và báo lỗi. - Xây dựng bản đồ phân bố Sau khi đã xây dựng được các bảng thông tin về vị trí, tọa độ xuất hiện các mẫu nấm thuộc 02 chi nghiên cứu, bước tiếp theo là thể hiện các điểm thu mẫu và các đường thu mẫu trên bản đồ trên sơ đồ tọa độ. Có rất nhiều công cụ có thể thực hiện quá xây dựng sơ đồ, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn sử dụng Google My Maps vì tính tiện dụng, dễ dàng tra cứu và khả năng tương thích nhiều loại thiết bị. Hình 4: Giao diện làm việc trên Google My Map Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 375
  7. 3. Kết quả và thảo luận Nhóm nghiên cứu lựa chọn xây dựng 6 tuyến thu mẫu tại các địa điểm lần lượt bao gồm: Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (tỉnh Hoà Bình), Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), Vườn Quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ), Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huế), Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). a) Tuyến thu mẫu Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thượng Tiến Hình 5: Tuyến thu mẫu Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: KBTTN Thượng Tiến nằm trong địa phận 03 xã gồm: Kim Tiến, Thượng Tiến (huyện Kim Bôi) và xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn), tỉnh Hoà Bình. - Điểm bắt đầu: Nhà văn hoá xóm Thung 2. - Điểm kết thúc: Thác Mặt trời. - Độ dài toàn tuyến: 3 km. - Các dạng sinh cảnh: Rừng hỗn giao, rừng tre, rừng cây cao thấp đan xen, suối. - Nhận xét: Tuyến thu mẫu KBTTN Thượng Tiến đi qua nhiều dạng địa hình khác nhau, kết hợp cùng đặc điểm thuỷ văn tự nhiên tạo nên môi trường phát triển thuận lợi, phù hợp cho nhiều loài nấm phát triển. Bên cạnh đó, trong tuyến đường này còn đi qua rừng tre - môi trường được ghi nhận có khả năng cao xuất hiện nấm Phallus. b) Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên Hình 6: Tuyến thu mẫu Vườn quốc gia Hoàng Liên 376 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  8. Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: VQG Hoàng Liên nằm trong địa phận 04 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Điểm bắt đầu: Trường Tiểu học Bản Hồ. - Điểm kết thúc: Trạm Kiểm lâm VQG. - Độ dài toàn tuyến: 3,5 km. - Các dạng sinh cảnh: Đồng ruộng, rừng hỗn giao, rừng cây lá thấp, rừng tre, suối. - Nhận xét: Khu vực VQG này có địa hình khá đa dạng và phức tạp, là nơi giao lưu của hai tiểu vùng khí hậu là á ôn đới và nhiệt đới cao. Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình núi cao và hướng núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên sườn phía Đông đón gió Đông và Đông Bắc thường ấm và lạnh, độ ẩm cao, không có thời kỳ khô hạn, mây mù quanh năm. Sườn phía Tây chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên khô và ấm hơn. Khu hệ nấm lớn ở VQG Hoàng Liên rất đa dạng, phong phú và độc đáo [13]. Do đó, nhóm nghiên cứu đánh giá nơi đây có tiềm năng xuất hiện nhiều loài nấm thuộc quý hiếm thuộc 02 chi nghiên cứu. c) Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn Hình 7: Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Xuân Sơn Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: VQG Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Điểm bắt đầu: Ban Quản lý VQG Xuân Sơn. - Điểm kết thúc: Bản Dù, xã Xuân Sơn. - Độ dài toàn tuyến: 3,4 km. - Nhận xét: Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái điển hình của miền Bắc Việt Nam với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới. Khu vực rừng nơi đây không quá ẩm ướt, tuy vậy đường dốc, thoáng và có nhiều cây cổ thụ cao [14]. Nhóm nghiên cứu đánh giá đây là khu vực có khả năng cao xuất hiện nấm Phallus. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 377
  9. d) Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã Hình 8: Tuyến thu mẫu Vườn quốc gia Bạch Mã Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: VQG Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Điểm bắt đầu: Suối Khe Su 4. - Điểm kết thúc: Hải Vọng Đài. - Độ dài toàn tuyến: 4 km. - Các dạng sinh cảnh: Rừng hỗn giao, rừng tre, rừng cây cao thấp đan xen, suối. - Nhận xét: VQG Bạch Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90 %. Độ ẩm bình quân toàn vùng là 85 %. Bên cạnh đó, đây là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: Sông Truồi, sông Cuđê và sông Tả Trạch (đầu nguồn của Sông Hương) nên có hệ thống thuỷ văn đa dạng và ẩm ướt [15]. Hệ sinh thái rừng phong phú, gồm nhiều loài cây thân gỗ, thân thảo, cây cổ thụ đan xen tạo nên môi trường nóng - ẩm, đặc biệt phù hợp cho sự phát triển của các loài nấm gỗ, trong đó có chi Phellinus thuộc đối tượng nghiên cứu. e) Tuyến thu mẫu Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai Hình 9: Tuyến thu mẫu Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai 378 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  10. Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá (KBTTNVH) Đồng Nai, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. - Điểm bắt đầu: Mã Đà, Đồng Nai. - Điểm kết thúc: Trạm Kiểm lâm. - Độ dài toàn tuyến: 4 km. - Các dạng sinh cảnh: Rừng thông, rừng hỗn giao, rừng cây cao thấp đan xen, suối. - Nhận xét: Tuyến thu mẫu KBTTNVH Đồng Nai được đặc trưng bởi 03 loại thảm thực vật bao gồm: Rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá và rừng kín rụng lá, tạo nên sự đa dạng cho cấu trúc động - thực vật nơi đây. Bên cạnh đó, địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất glay và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm [16]. Có thể nói, đây là khu vực có tiềm năng cao cho khu hệ nấm lớn phát triển, đặc biệt là các loài nấm ưa thoáng như Phallus. f) Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà Hình 10: Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà Thông tin về tuyến: - Địa giới hành chính: VQG Bidoup - Núi Bà nằm trên địa bàn 02 huyện: Lạc Dương và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. - Điểm bắt đầu: Ban Quản lý VQG Bidoup - Núi Bà. - Điểm kết thúc: Trạm Kiểm lâm VQG. - Độ dài toàn tuyến: 4,3 km. - Các dạng sinh cảnh: Rừng thông, rừng hỗn giao. - Đặc điểm tự nhiên của khu vực: Vườn Quốc gia nằm trong vùng sinh thái dãy núi Trường Sơn bao gồm hai kiểu rừng là rừng lá kim và rừng thường xanh. Vì nằm trên khu vực cao nhất Lang Biang, đỉnh Bidoup luôn gập ghềnh trắc trở những đá và những cung đường dốc cheo leo. Càng lên cao khí hậu càng lạnh và nhiều sương, ẩm ướt [17]. Thảm thực vật ở đây đa dạng, phong phú, cây cao thấp đan xen, tạo nên môi trường phát triển phù hợp cho các loài nấm có tuổi thọ dài, trong Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 379
  11. số đó phải kể đến chi nấm nghiên cứu Phellinus. Bên cạnh đó, việc đường đi gập ghềnh cũng hạn chế những tác động từ hoạt động dân sinh tới quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu nhận định tuyến đường này phù hợp với sự phát triển của các loài nấm thuộc chi Phellinus. 4. Kết luận Bước đầu nhóm nghiên cứu đã xác định và khoanh vùng được những khu vực phù hợp cho sự phát triển của các loài nấm có giá trị cao, đặc biệt là các loài thuộc 02 chi nấm Phellinus và nấm Phallus. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xây dựng sơ đồ hóa những tuyến đường thu mẫu cho 06 khu vực rừng điển hình của Việt Nam, cụ thể như sau: 1. Tuyến thu mẫu Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, tỉnh Hoà Bình. 2. Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 3. Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4. Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Tuyến thu mẫu Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. 6. Tuyến thu mẫu Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Các tuyến thu mẫu được lựa chọn và xây dựng dựa trên các tiêu chí về đảm bảo đa dạng độ cao, kiểu sinh cảnh, đặc điểm địa lý, thuỷ văn và mang tính đại diện, đặc trưng. Nghiên cứu này có ý nghĩa đối với việc thực hiện quản lý và xây dựng bản đồ/sơ đồ phân bố cho các loài nấm có giá trị, giúp nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên nấm lớn tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Zhu T., Kim S. H. and Chen C. Y. (2008). A medicinal mushroom: Phellinus linteus. Curr. Med. Chem., Vol. 15, No. 13, p. 1330-1335. Doi: 10.2174/092986708784534929. [2]. Chen W. et al., (2019). A review: The bioactivities and pharmacological applications of Phellinus linteus. Molecules, Vol. 24, No. 10, p. 1-24. Doi: 10.3390/molecules24101888. [3]. Chen H., Tian T., Miao H. and Zhao Y. Y. (2016). Traditional uses, fermentation, phytochemistry and pharmacology of Phellinus linteus: A review. Fitoterapia, Vol. 113, p. 6-26, Sep. 2016. Doi: 10.1016/J. FITOTE.2016.06.009. [4]. Suabjakyong P., Nishimura K., Toida T., and Van Griensven L. J. L. D. (2015). Structural characterization and immunomodulatory effects of polysaccharides from Phellinus linteus and Phellinus igniarius on the IL-6/IL-10 cytokine balance of the mouse macrophage cell lines (RAW 264.7). Food Funct., Vol. 6, No. 8, p. 2834-2844. Doi: 10.1039/c5fo00491h. [5]. Zhu T. et al., (2007). Phellinus linteus activates different pathways to induce apoptosis in prostate cancer cells. Br. J. Cancer, Vol. 96, No. 4, p. 583-590. Doi: 10.1038/sj.bjc.6603595. [6]. Sliva D., Jedinak A., Kawasaki J., Harvey K. and Slivova V. (2008). Phellinus linteus suppresses growth, angiogenesis and invasive behaviour of breast cancer cells through the inhibition of AKT signalling. Br. J. Cancer, Vol. 98, No. 8, p. 1348-1356. Doi: 10.1038/sj.bjc.6604319. [7]. Konno S. (2007). Effect of various natural products on growth of bladder cancer cells: Two promising mushroom extracts. Altern. Med. Rev., Vol. 12, No. 1, p. 63-68. [8]. Han S. B. et al., (2006). Acidic polysaccharide from Phellinus linteus inhibits melanoma cell metastasis by blocking cell adhesion and invasion. Int. Immunopharmacol., Vol. 6, No. 4, p. 697-702. Doi: 10.1016/J. INTIMP.2005.10.003. [9]. Meera C. R., Smina T. P., Nitha B., Mathew J. and Janardhanan K. K. (2009). Antiarthritic activity of a polysaccharide-protein complex isolated from Phellinus rimosus (Berk.). Pilát (Aphyllophoromycetideae) in Freund’s complete adjuvant-induced arthritic rats. Int. J. Med. Mushrooms, Vol. 11, No. 1, p. 21-28. 380 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  12. [10]. Kirk P. M. (2019). Species Fungorum (version Oct 2017). In: Species 2000 & ITIS Catalogue of Life, 2019 Annual Checklist (Roskov Y., Ower G., Orrell T., Nicolson D., Bailly N., Kirk P.M., Bourgoin T., DeWalt R.E., Decock W., Nieukerken E. van, Zarucchi J., Penev L., eds.). Digital resource at www. catalogueoflife.org/annual-checklist/2019. Species 2000: Naturalis, Leiden, the Netherlands. ISSN 2405- 884X. [11]. V. Chaiyama, J. L. Mau and S. Keawsompong (2020). Morphological Ccharacteristics, molecular identification and antioxidant activities of Phallus atrovolvatus (Agaricomycetes) isolated from Thailand. Int. J. Med. Mushrooms, Vol. 22, No. 8, p. 743-753. Doi: 10.1615/IntJMedMushrooms.2020035482. [12]. F. Synn and S. Habtemariam (2019). The chemistry, pharmacology and therapeutic potential of the edible mushroom dictyophora. no. Figure 1, 2019. [13]. L. T. H. Yen, T. H. Thanh, D. T. H. Anh, N. M. Linh, V. D. Nhan and T. T. Kiet (2022). Antimicrobial and antioxidant activity of the polypore mushroom Lentinus arcularius (Agaricomycetes) isolated in Vietnam. Int. J. Med. Mushrooms, Vol. 24, No. 3, p. 15-23. Doi: 10.1615/IntJMedMushrooms.2022042702. [14]. T. L. Ngo and D. Hölscher (2014). The fate of five rare tree species after logging in a tropical limestone forest (Xuan Son National park, Northern Viet Nam). Trop. Conserv. Sci., Vol. 7, No. 2, p. 326-341. Doi: 10.1177/194008291400700211. [15]. Hong N. T. and I. Saizen (2019). Forest ecosystem services and local communities: Towards a possible solution to reduce forest dependence in Bach Ma National Park, Viet Nam. Hum. Ecol., Vol. 47, No. 3, p. 465-476. Doi: 10.1007/s10745-019-00083-x. [16]. D. Viet Hung and A. F. Potokin (2019). Diversity of plant species composition and forest vegetation cover of Dong Nai culture and nature reserve, Viet Nam. IOP Conf. Ser. Earth Environ. Sci., Vol. 316, No. 1. Doi: 10.1088/1755-1315/316/1/012009. [17]. T. H. G. Pham and O. V. Morozova (2020). Boletoid fungi (Boletaceae, Basidiomycota) of the Bidoup - Nui Ba National Park (Viet Nam). Turczaninowia, Vol. 23, No. 4, p. 88-98. Doi: 10.14258/ TURCZANINOWIA.23.4.9. BBT nhận bài: 01/8/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 381
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2