intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Buồn vui biên tập

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

126
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm biên tập quả là hạnh phúc vì có nhiều niền vui: Được giao lưu bạn bè - đặc biệt là bạn viết. Học ở bạn viết rất nhiều điều - từ cách sống đến cách viết. Có những người bạn cho mình những ý tưởng bất ngờ, những nghị lực mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Buồn vui biên tập

  1. Buồn vui biên tập Làm biên tập quả là hạnh phúc vì có nhiều niền vui: Được giao lưu bạn bè - đặc biệt là bạn viết. Học ở bạn viết rất nhiều điều - từ cách sống đến cách viết. Có những người bạn cho mình những ý tưởng bất ngờ, những nghị lực mới. Tôi không sao quên được một buổi trưa, ông Trần Quốc Thịnh đến ngồi chuyện tào lao, đọc mấy câu thơ của Đồng Đức Bốn. Tôi nhớ hình như thế này: Ban trưa ăn mày vào chùa. Sư ra cho một chiếc bùa rồi đi. Ăn mày chẳng nói năng gì. Vội vàng cầm gậy lại đi ăn mày. Tôi bỗng thoảng thốt trước ý tưởng sâu xa của nhà thơ. Cái mà người ta cần tức thì, khẩn cấp thì lại ban phát sự lâu dài, đường hướng! Vậy là ngay chiều hôm đó, tôi cắm cúi viết
  2. một mạch, chuyện ngắn Bùa người. Lại hôm khác bác Ngô Đạt đến chơi, kể câu chuyện vợ giết bạn chồng. Tôi nghĩ nung nấu nhiều đêm về truyện này, để rồi sau đó hoàn thành truyện ngắn Bà già cuối cùng ở bãi Ông Cậu. Những ví dụ tương tự như thế nhiều lắm. Rất nhiều bạn viết là tấm gương cho tôi học tập về lao động sáng tác, về ý trí, nghị lực, ví như các bác, các anh Ngô Đạt, Trần Quốc Thịnh, Qoách Đăng Khoa, Duy Phi, Ngô Minh Bắc, Anh Vũ … Qua đọc bản thảo của các tác giả xa gần, tôi mới bình tâm xem xét tài lực của mình, thấy mình còn thực kém cỏi với sự đổi mới quyết liệt của văn giới hiện nay. Vậy là làm biên tập có nhiều niềm vui, nhưng quả thật cạnh đó cũng có bao nỗi buồn. Ấy là bị nhiều người quở trách, bằng mặt mà không bằng lòng, bị rước vào mình những ưu phiền, buồn lo, mệt mỏi. Điều buồn này bắt nguồn từ hai phía: Người làm biên tập và người
  3. viết. Người làm biên tập không đủ trình độ thẩm thấu tác phẩm, không theo kịp xu hướng phát triển nghệ thuật, không công tâm, không dũng cảm, không thức thời… Điều này giải thích vì sao trên tạp chí Sông Thương vẫn để lọt nhiều bài non yếu. Còn người viết thì chẳng biết sức và tài của mình, cứ văn mình, vợ người: Xưa nay thể thái nhân tình. Vợ người thì đẹp văn mình thì hay (ca dao). Có lẽ đã đến lúc (dẫu là muộn) phải tự lục vấn mình: Tại sao tạp chí Sông Thương không đăng mà gửi báo chí Trung ương cũng vậy? Mình đã thực sự toàn tâm toàn ý cho nghệ thuật chưa? Tài của mình đến đâu? Ôi chao, con đường nghệ thuật dài vô tận, lao động nghệ thuật thật khổ ải. Nhà văn, nhà thơ đúng là trời đày. Một số người viết chẳng chịu đọc hoặc lớt phớt (cả sáng tác lẫn nghiên cứu, lý luận), chẳng chịu học, chỉ dựa vào chút năng khiếu văn chương, làm sao viết cho hay
  4. được. Tôi vì công việc đã đọc khá nhiều bài viết mà tác giả không hề biết về thể loại. Một tác giả nọ gửi bài viết về cách xem tử vi, tướng số, rặt những hình vẽ, những năm sung tháng hạn nhưng lại đề tuỳ bút. Một tác giả khác viết về cơ sở sản xuất đầy số liệu thống kê khi bị biên tập viên phê là không phải ký văn học đã đề nghị xin đổi lại là truyện ngắn. Lại có bài ghi là truyện ngắn nhưng nhân vật thực, địa danh thực. Một số người cứ tưởng trần thuật một chuyện xảy ra trong đời sống là truyện ngắn. Họ nghĩ đơn giản rằng, truyện ngắn khác với ký ở mỗi điểm là hư cấu. Điều này giải thích vì sao có những tác giả gửi nhiều truyện ngắn cho tạp chí nhưng không được sử dụng. Lẽ ra tác giả ấy phải suy ngẫm về mình thì họ lại trút nỗi giận lên Ban Biên tập. Bên cạnh những người viết tự đánh giá, ngẫm nghĩ tác phẩm của mình gửi tới với tác phẩm được biên tập in, vẫn có tác giả bảo thủ, cứ tự
  5. đề cao mình. Lại có tác giả có bàu đăng trên tạp chí thì khen tạp chí đổi mới, phong phú còn nếu không được sư dụng tác phẩm thì chê tạp chí đủ điều. Vẫn tồn tại một quan niệm lỗi thời: Đã là hội viên thì tạp chí bắt buộc phải sư dụng tác phẩm hội viên- quyền lợi của hội viên! Theo thiển ý tôi, văn xuôi tỉnh nhà đang ở mức báo động vì không có tác phẩm mới, tác giả mới. Từ mới ở đây không phải chỉ thời gian xuất hiện mà là chất lượng tác phẩm - sự đột phá táo bạo, quyết liệt, những tác phẩm thực sự vang động công chúng. Lối viết chung là cũ mèm, đơn giản, dễ dãi - từ tư duy đến phong cách, một lối viết mang tính “tỉnh lẻ”. Với thơ, khởi sắc hơn. Đã có nhiều tác giả tự vượt lên mình. Đã có những bài thơ, tập thơ đổi mới.Nói ra những điều nay để lý giải rằng, chất lượng tạp chí phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng tác phẩm gửi tới. Không có tác
  6. phẩm mới, tác giả mới thì làm sao có mới của tạp chí, giống như không có bột sao gột lên hồ. Vậy chúng ta đòi hỏi tạp chí phải có nhiều tác phẩm hay ở thời kỳ hiện nay là không thể - trừ trường hợp sử dụng các tác phẩm chọn lọc ở tỉnh ngoài. Quanh đi quẩn lại vẫn là những tác giả già nua trong cách nghĩ và cách viết. Cũng vì nhiều lẽ chủ quan mà Ban Biên tập vẫn phải đưa in những tác phẩn còn non về chất lượng, thôi thì “rầu lòng vậy, cầm lòng vậy” như lờ quan họ cổ, biết tính sao. Lại nghĩ tác phẩm hay đâu có dễ. Người viết cả đời may ra chỉ có vài ba truyện ngắn, một tập truyện ngắn; đôi ba bài thơ hoặc tập thơ hay, một công trình để đời chí làm sao thường xuyên có bài chất lượng cao. Bản thảo cho tạp chí có khá nhiều nhưng lại thiếu. Bản thảo ở khắp nơi gửi tới - nhiều nhất là truyện ngắn rồi tới nghiên cứu văn
  7. hoá dân gian, tạp văn. Ký thiếu trầm trọng. truyện ngắn của người viết trong tỉnh vừa yếu vừa ít. Thơ nhiều vô kể. kịch nặng về dề tài thời sự. Nghiên cứu – phê bình chủ yếu là văn nghệ dân gian, rất ít về nghệ thuật (văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc). Vậy là số lượng nhiều nhưng chất lượng ít, đề tài này dư thừa còn đề tài khác lại khan hiếm, thể loại cũng vậy, Ban biên tập long đong mỗi khi phải phục vụ cho chủ điểm, đề tài cập nhật, tức thời và không nằm trong kế hoạch đã định. Nỗi khổ đâu dễ ai hay. Người làm biên tập chỉ có mục đích là làm sao chất lượng bài vở được nâng cao. Hộ phải lặng lẽ cặm cụi sửa chữa ngôn từ, cú pháp, đầu đề - nhiều khi phải cắt cúp, viết thêm, viết lại. Đương nhiên Biên tập viên kém sẽ làm hỏng tác phẩm và không phải lúc nào Biên tập viên và tác giả cũng gặp nhau trong cách nghĩ, cách cảm. ở địa phương cũng vậy. Ơ trung ương cũng vậy. Làm một
  8. biên tập viên giỏi đâu có dễ dàng gì. Thôi thì vừa làm vừa học, tự nâng cao nghiệp vụ. Người viết cũng nên cảm thjông, chia sẻ với người biên tập, Tốt nhất là đối thoại, gặp gỡ trao đổi, chớ nên đối đầu hoặc ấm ức trong bụng. Đã tới ngày báo chí, âu cũng là dịp thổ lộ lòng mình để người viết hiểu hơn buồn vui của những người làm biên tập mà người đời vẫn gọi vui là làm dâu trăm họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0