intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bút laser đe dọa ngành hàng không

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bút laser hiện được bán phổ biến trên thị trường, đang trở thành vấn nạn mới của ngành hàng không nhiều nước, sau khi nhiều phi công bị mù tạm thời và mất khả năng điều khiển máy bay lúc hạ cánh nếu bị tia laser chiếu vào mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bút laser đe dọa ngành hàng không

  1. Bút laser đe dọa ngành hàng không Bút laser hiện được bán phổ biến trên thị trường, đang trở thành vấn nạn mới của ngành hàng không nhiều nước, sau khi nhiều phi công bị mù tạm thời và mất khả năng điều khiển máy bay lúc hạ cánh nếu bị tia laser chiếu vào mắt. Phi công mất kiểm soát Ngành hàng không của Nga cũng đang phải đối mặt với kẻ thù - bút laser. Thiết bị phổ biến thường được dùng khi thuyết trình, giảng bài có thể trở thành vũ khí nguy hiểm nếu bị kẻ xấu sử dụng. Hôm 7/6, khi chiếc máy bay Airbus 320 chở 160 hành khách đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Rostov-on-Don, một phi công đột ngột thấy buốt ở mắt. Nhờ phi hành đoàn dày dạn kinh nghiệm kịp thời xử lý tình huống nên máy bay hạ cánh an toàn. Các chuyên viên điều tra của Bộ Nội vụ Nga lúc đầu cho rằng máy bay đã bị các tia laser mạnh sử dụng trong các lễ hội, tiệc và chương trình âm nhạc chiếu vào mắt. Nhưng sau đó họ thấy rằng không có sự kiện giải trí nào diễn ra trong thành phố vào hôm đó.
  2. Giả thuyết khác lại được đặt ra – ai đó đã dùng bút laser chiếu vào mắt phi công, khiến phi công bị mù tạm thời. “Trong lúc hạ cánh, các phi công cần lướt rất nhanh nhiều số liệu về sự di chuyển của máy bay. Họ cũng cần quan sát không gian bên ngoài buồng lái để xác định vị trí máy bay khi sắp đáp xuống đường băng. Hạ cánh một máy bay nặng tới 800 tấn, đặc biệt khi nó đang bay trên một thành phố - là quá trình cực kỳ phức tạp và đầy trách nhiệm”, Dmitry Leontiev, phi công từng bị bút laser chỉ vào mắt, nói. Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy một người đàn ông trẻ tuổi đứng trên ban công và chiếu một chùm laser rất mạnh lên bầu trời. Cơ quan vận tải hàng không liên bang Nga cho biết nhiều trường hợp như thế từng xảy ra trước đây. Những vụ tấn công bằng laser cũng xảy ra ở sân bay Hamburg (Đức). Cảnh sát thành phố này vừa bắt giữ 2 thiếu niên dùng bút laser chiếu vào máy bay một cách vô thức. Hồi tháng 6, Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết sẽ đưa ra mức phạt 11.000 USD với những người dùng bút laser chỉ vào mắt phi công. Số lượng các sự cố liên quan tới bút laser được báo cáo lên FAA tăng từ 300 vụ năm 2005 lên 1.527 vụ năm 2009 và 2.836 vụ năm 2010. Bút laser bị sử dụng Hạ viện Mỹ thông qua luật cấm dùng bút laser chỉ vào sai mục đích sẽ gây ra phi công đang trên máy bay từ ngày 28/2/2011. nhiều sự cố nghiêm trọng. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền và phạt tù lên tới 5 (Ảnh minh họa) năm. Từ tháng 11/2004 đến nay, nước Mỹ xảy ra gần 3.000 trường hợp phi công bị chĩa laser vào mắt. Sân bay quốc tế Los Angeles xảy ra nhiều vụ dùng bút laser nhất, với 102 trường hợp xảy ra năm 2010.
  3. Thay đổi tỉ số trong thể thao Không chỉ trong ngành hàng không, bút laser còn gây ra nhiều sự cố trong thể thao và trong cả trường học. Trận đấu bóng đá giữa đội tuyển quốc gia Indonesia và Malaysia tranh cúp AFF hồi tháng 12/2010 ở Kualar Lumpur phải dừng lại giữa chừng khi các cầu thủ Indonesia phàn nàn bị cổ động viên chiếu tia laser vào mắt nên họ không nhìn thấy gì. Trận đấu được bắt đầu lại sau 8 phút, với tỷ số 3-0 nghiêng về đội Malaysia. Trong trận bán kết giữa đội Malaysia và Việt Nam, các tuyển thủ Việt Nam cũng bị cổ động viên dùng bút laser soi vào mắt. Tháng 11/2009, đội tuyển Napoli bị phạt 22.000 USD vào thời điểm diễn ra giải vô địch bóng đá Italy sau khi cổ động viên của họ chiếu bút laser vào mắt của thủ môn Dida của đội tuyển AC Milan trong trận tranh tài giữa hai đội vào ngày 28/11. Nước Anh cấm sử dụng bút laser sai mục đích sau khi ba cảnh sát hạt Hampshire bị tổn thương mắt vì thiết bị này. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp ở Anh mà trong đó bút laser bị sử dụng bởi những người không có kiến thức, khiến nhiều vận động viên và ngôi sao ca nhạc bị chiếu tia laser khi đang thi đấu hoặc biểu diễn giữa chừng. Trung tâm thông tin khách hàng Nhật Bản cho biết khoảng 21% học học sinh phổ thông ở nước này có bút laser, và khoảng 3% từng chĩa bút laser và mắt bạn học. Các nghiên cứu cho thấy mắt tiếp xúc với tia laser xanh sẽ bị tổn thương võng mạc, trong khi tiếp xúc với laser đỏ trong thời gian tương đương không gây tổn thương nào. Laser xanh là loại mạnh nhất, sáng hơn laser đỏ 20-30 lần. Vì thế, bút laser xanh bị cấm ở Mỹ và Anh. Mikhail Solovyov, giám đốc một công ty sản xuất thiết bị laser, nói rằng bút laser
  4. thường được dùng trong hội nghị, hội thảo, là thiết bị khá mạnh, với cường độ ánh sáng từ 100 – 500 milliwatt, có thể vượt qua khoảng cách hàng chục km. Nếu được chĩa vào vật ở gần, bút laser làm chảy nhựa hoặc kim loại mỏng. Ở đâu các vật nặng hơn Càng lên cao, lực Trái đất hút các vật càng giảm, vì thế, chúng càng nhẹ đi. Nếu vượt ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất, trọng lượng của vật sẽ bằng 0. Suy ngược ra, bạn có thể cho rằng càng vào sâu trong lòng đất, vật càng nặng hơn. Chú ý nhé, điều này hoàn toàn là ngộ nhận! Trái đất hút những vật thể bên ngoài y như toàn bộ khối lượng của nó tập trung ở tâm. Theo định luật vạn vật hấp dẫn, lực hút giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, càng lên cao, lực hút của Trái đất lên các vật càng yếu đi. Nếu đưa quả cân 1 kg lên độ cao 6.400 km, tức là dời nó ra xa tâm Trái đất gấp hai lần bán kính Trái đất, thì lực hút sẽ giảm đi 2 mũ 2 lần, tức là 4 lần, và quả cân treo vào cân lò xo sẽ chỉ nặng cả thảy 250 gram, chứ không phải 1 kg. Nếu đem quả cân đi xa mặt đất 12.800 km, tức là xa tâm Trái đất gấp 3 lần, thì lực hút giảm đi 9 lần, quả cân 1kg lúc này chỉ còn nặng 111 g… Từ tính toán trên, tất bạn sẽ nảy ra ý kiến cho rằng khi đưa quả cân vào sâu trong lòng Trái đất, tức là khi đưa vật tiến về tâm, thì ta phải thấy sức hút tăng hơn, hay
  5. khi đó quả cân nặng hơn. Song, thực tế, vật thể không tăng trọng lượng khi đưa vào sâu trong lòng Trái đất, mà ngược lại, nhẹ đi. Sở dĩ như thế là vì bây giờ vật thể không còn chịu sức hút từ một phía nữa, mà là từ nhiều phía trong lòng đất (dưới, trái, phải…). Rút cục, các lực hút của quả cầu có bán kính bằng khoảng cách từ tâm Trái đất đến chỗ đặt đồ vật là có giá trị. Vì vậy, càng đi sâu vào lòng Trái đất thì trọng lượng của vật càng giảm nhanh. Khi tới tâm Trái đất, vật trở thành không trọng lượng. Như thế, ở trên mặt đất, vật sẽ nặng hơn cả. Tình hình xảy ra đúng như thế nếu Trái đất hoàn toàn đồng nhất về khối lượng riêng. Nhưng trên thực tế, khối lượng riêng của Trái đất tăng lên khi vào gần tâm: Vì vậy, khi vào sâu trong lòng Trái đất thì thoạt đầu trọng lực tăng lên một khoảng nào đó, rồi sau đó mới bắt đầu giảm. Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới
  6. Một người từ nhỏ đã điếc một tai. Khi bạn gọi, người đó phải ngó quanh ngó quẩn tứ phía xem bạn ở đâu gọi tới. Tại sao người này lại mất khả năng xác định vị trí? Ấy là vì muốn xác định hướng của tiếng động, bạn cần phải "thông" cả hai tai. Thí nghiệm tâm lý học cho thấy, nếu chỉ có một tai nhận được kích thích của hai nhóm sóng âm nối tiếp nhau, từ hai phía có cường độ như nhau, khoảng cách bằng nhau, nhưng khác hướng, thì hiệu ứng sóng âm của hai nhóm đó với tai là như nhau. Như vậy, người ta không thể nào phân biệt được hướng của nguồn âm. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai. Nếu nguồn âm ở bên phải người nghe, sóng âm đến tai phải nhanh hơn đến tai trái một khoảnh khắc. Dùng đồng hồ đo chính xác sẽ thấy, cho dù chênh lệch thời gian chỉ là 30% giây, người ta vẫn nhận ra được hướng tiếng động. Căn cứ thứ hai là chênh lệch về cường độ âm thanh. Nguồn âm có thể đập vào tai ở gần mạnh hơn tai kia một chút. Cường độ dù nhỏ cũng đủ để chúng ta xác định được chính xác vị trí của tiếng động ở bên trái hay bên phải. Còn một vấn đề nữa: Nếu nguồn âm ở bất kỳ nơi nào trên mặt phẳng dọc giữa mặt, sóng âm đến cùng một lúc, đập vào màng nhĩ với cường độ như nhau, khi đó liệu chúng ta có thể nói chính xác vị trí của nguồn âm không? Nó ở đằng trước, đằng sau, ở trên hay ở dưới? Rất đơn giản, ta chỉ cần ngoảnh đầu đi là xong. Bình thường, ta thực hiện động tác này rất nhẹ nhàng nên hầu như không để ý tới. Trong thực tế, bao giờ ta cũng ngoảnh đầu, đồng thời dùng mắt để giúp tìm hướng có tiếng động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2