intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá rô phi vằn - Nile tilapia

Chia sẻ: Mai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

105
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'cá rô phi vằn - nile tilapia', nông - lâm - ngư, ngư nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá rô phi vằn - Nile tilapia

  1. Cá rô phi vằn - Nile tilapia Tên Tiếng Anh:Nile tilapia Tên Tiếng Việt:Cá rô phi vằn Tên khác:Cá rô phi, Cá phi, cá rô phi sông Nin Phân loại Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Cichlidae Giống: Oreochromis Loài:Oreochromis niloticus Linnaeus, 1758
  2. Đặc điểm Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tói lỗ hậu môn. Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu sáng vạng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngàhoạc màu xanh
  3. nhạt. Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố chạy từ lưng xuống bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng õ ràng hơn. Phân bố Tên chính thức: Oreochromis niloticus Cá rô phi dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Egypt, Ghana, Kenya, and Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Taiwan and Thailand. Năm 1993 cá rô phi vằn dòng GIFT được nhập vào Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 từ Philippine. Là kết quả của dự án “Nâng cao phẩm giống di truyền cá rô phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các dòng cá khác nhau. Đàn cá hiện nay có số lượng 3000 con, đưa vào lưu giữ năm 2004 từ dự án NORAD, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1. Cá được đánh dấu bằng cách cắt vây bụng.
  4. Tập tính Cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5o/oo. Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp 1mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3- 1mg/l. Giới hạn pH 5-11 và có khả năng chịu được khí NH3 tới 2,4 mg/l. Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp để phát triển là 25oC-35oC, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp. Nhiệt độ gây chết cho cá là 11-12oC. Cá ăn tạp, thức ăn gồm các tảo dạng sợi, các loài động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo, rau và cả phân hữu cơ. Ngoài ra chúng có khả năng ăn thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh khô đậu, các phế phụ phẩm khác và thức ăn viên.
  5. Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực vật phù du. Giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành chúng chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du.Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hoá. Sinh sản Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi và loài cá. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2- 3g/con. Sau 2 tháng tuổi đạt 15-20g/con. Nuôi thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi cá có thể đạt 400-500g/con. Trong điều kiện nhiệt độ nước trến 200C, cá rô phi thành thục lần đầu sau 4-5 tháng tuổi và cỡ cá tương đương 100- 150g. Cá rô phi vằn có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng trong miệng. Thời gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do.Thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Theo Macintosh và Little
  6. (1995), ở nhiệt độ 200C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt độ 280C là 4-6ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 340C thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3-5 ngày. Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến khi cá con có thể tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1-4 ngày. Trong thời kỳ ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn. Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời kỳ ấp trứng đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo. Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4 tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài khoảng 30-45 ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục lần kế tiếp. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan và nhiệt độ..... Trong điều kiện khí hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10-12 lần/năm, nuôi ở miền Bắc chỉ đẻ 5-7 lần/năm.
  7. Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường mỗi lần cá đẻ 1.000-2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200-250 g/con. Hiện trạng Rô phi là loài cá dễ nuôi, có nhu cầu về môi trường dinh dưỡng đơn giản. Chúng có thể sinh trưởng phát triển trong nước ngọt, nước lợ và nước biển có độ mặn cao. Chúng thich nghi trong nhiều loại hình mặt nước khác nhau như nuôi trong ao theo mô hình VAC, nuôi trong ruộng cấy lúa, nuôi lồng bè trên sông, hồ. Thức ăn nuôi cá rô phi dễ kiếm, rẻ tiền như cám, bột ngô, các phụ phẩm nông nghiệp, rau bèo, mùn bã hữu cơ và phân gia súc. Có thể nuôi cá dưới hình thức công nghiệp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thịt cá rô phi được công nhận là ngon, chất lượng cao. Sản phẩm cá rô phi được xuất khẩu tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
  8. Do nhu cầu thực tế về sản xuất con giống cá rô phi lớn nhanh, sản xuất cá toàn đực thì gần đây nhiều dòng, loài cá đã được nhâp vào Việt Nam như cá rô phi xanh Oreochromis aureus, cá rô phi vằn Oreochromis niloticus dòng Đài Loan, dòng Thái Lan và dòng GIFT. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng lai tạp làm thoái hoá phẩm giống cá rô phi và hiện tượng một số trại sản xuất tư nhân làm ẩu dẫn đến cá rô phi trong các ao, đầm có hiện tượng chậm lớn đẻ sớm. Do vậy việc lưu giữ các dòng thuần và dòng chọn giống nhằm tái tạo quần đàn là rất cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2