intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bài tham luận hội thảo chuẩn

Chia sẻ: Pham Xuan Hung Hung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

110
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Tài chính ngân hàng có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Các bài tham luận hội thảo chuẩn" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn những nội dung về chính sách huy động nguồn vốn oda và các khoản vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong bối cảnh hậu oda và tác động tới Việt Nam, định hướng thu hút vốn oda tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bài tham luận hội thảo chuẩn

  1. ĐỀ DẪN HỘI THẢO Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam (Đà Nẵng, ngày 07/8/2015) GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Kính thưa đồng chí Vũ Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Thưa đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thưa đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Thưa các đồng chí lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương và địa phương, các đại biểu quốc tế cùng toàn thể quý vị đại biểu! Thực hiện chương trình công tác năm 2015, hôm nay, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam”. Thay m t L nh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý vị đại biểu tham dự Hội thảo và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! Thưa quý vị đại biểu, Trong hơn 20 năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút các nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo đ được khẳng định và nhấn mạnh trong các Nghị quyết, đ c biệt Văn kiện Đại hội XI đ nêu rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ”. Trên cơ sở các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, Ch nh phủ đ an hành 05 Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, Nghị định sau tiến bộ hơn Nghị định trước theo hướng đồng bộ và nhất quán hơn với hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư công, hài hòa quy trình, thủ tục với các nhà tài trợ, tiệm cận với các chuẩn mực và phù hợp thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, nhờ có sự đồng hành đáng tin cậy của cộng đồng hơn 50 nhà tài trợ quốc tế, hoạt động hợp tác phát triển trong hầu hết các ngành, lĩnh vực và trên địa bàn của tất cả các tỉnh và thành phố với quy mô vốn ODA cam kết khoảng 80 tỉ đô la 1
  2. Mỹ thông qua hơn 20 Hội nghị CG từ năm 1993 đến nay, đ góp phần quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là: (1)- Góp phần thực hiện ch nh sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo niềm tin, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam. (2)- Các khoản ODA đ ký trong hơn 20 năm qua, ình quân khoảng 3 tỷ USD/năm là nguồn tài ch nh đáng kể, hỗ trợ sự nghiệp Đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. (3)- Hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển, cải cách hành chính công, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật, hoạt động tuyên truyền và đào tạo pháp luật, đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam. (4)- Góp phần quan trọng tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho xã hội của các ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông vận tải, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo.v.v...); phát triển sản xuất nông nghiệp; xóa đói giảm nghèo; cải thiện môi trường; giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. (5)- Hỗ trợ tăng cường năng lực con người thông qua các hoạt động đào tạo trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ, cung cấp tri thức, chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến về quản lý kinh tế và xã hội. Với những kết quả nói trên, Việt Nam được đánh giá là một mô hình thành công trong huy động và sử dụng ODA. Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế yếu kém là: (1)- Năng lực hấp thụ ODA của quốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân ODA so với nguồn vốn ODA đ ký còn rất thấp, tính chung mới đạt khoảng 63%. (2)- Thiết kế một số chương trình, dự án ODA chưa sát với thực tế, phân bổ ODA còn dàn trải; việc lồng ghép ODA với một số chương trình mục tiêu quốc gia còn trùng l p. (3)- Hiệu quả sử dụng đầu tư công nói chung, ODA nói riêng còn thấp. Đây cũng là một trong các nguyên nhân tác động đến tính bền vững và an toàn của nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia. 2
  3. (4)- Công tác quản lý ODA còn bất cập, còn có những sai phạm về vi phạm các quy định ODA của Chính phủ và của nhà tài trợ.v.v… Thưa quý vị đại biểu, Việt Nam đ từ một nước nghèo vươn lên trở thành nước có thu nhập trung ình. Đây là một thành công lớn nhưng cũng đ t ra thách thức trong tương lai không xa, Việt Nam không còn nhận được ODA dồi dào như trước, phải tiếp cận, huy động cả các nguồn vốn đắt hơn với các điều kiện khắt khe hơn. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đang có những điều chỉnh nhất định về ch nh sách để phù hợp với bối cảnh mới như thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ, phương thức hợp tác phát triển và chính sách viện trợ (gồm mở rộng đối tượng, lĩnh vực nhận viện trợ, tăng cường cạnh tranh nhằm nâng cao vai trò, vị thế và lợi ích quốc gia của nhà tài trợ)… đang đ t ra nhiều thách thức trong việc nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i trong thời gian tới. Trong khuôn khổ Hội thảo với chủ đề “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam” hôm nay, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ thêm những kết quả đạt được, những thành công và cả những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong huy động, sử dụng ODA của Việt Nam trong hơn 20 năm qua; phân t ch đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan; đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian tới. Ban Tổ chức Hội thảo cũng đề nghị các tham luận, các đại biểu tập trung vào một số vấn đề sau: - Một là, những chính sách và thể chế thích hợp để tạo môi trường cho các mô hình viện trợ mới, mở rộng các quan hệ đối tác trực tiếp giữa các chủ thể của hai bên trong quan hệ hợp tác phát triển mới với sự tham gia rộng rãi của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ; - Hai là, những thay đổi trong chính sách viện trợ theo hướng nguồn vốn ODA giảm dần và vốn vay kém ưu đ i, vay thương mại tăng lên đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì nợ công bền vững với tỷ trọng ưu tiên 70% vốn tiếp nhận được từ ODA là hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay về cho vay lại với việc tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng TMCP cùng tham gia với vị thế định chế tài chính trung gian cho vay lại nguồn vốn từ các nhà tài trợ ODA quốc tế; mở rộng cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phương; giảm thiểu rủi ro từ biến động về tỷ giá, lãi suất trên thị trường vốn quốc tế làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ; hạn chế tình trạng 3
  4. chuyển sang cơ chế đầu tư vốn nhà nước gây sức ép tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ; cải thiện năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA của các cơ quan thụ hưởng Việt Nam… - Ba là, thực hiện tái cấu trúc dòng vốn ODA, xác định lĩnh vực, ngành trọng tâm ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đ i để hỗ trợ thực hiện các ưu tiên phát triển, các đột phá chiến lược; bao gồm việc hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình và dự án trên các lĩnh vực phát triển hạ tầng, xây dựng chính sách và phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, đảm bảo an sinh xã hội (chương trình 135, 30A…), chăm sóc sức khỏe cho người dân, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Sử dụng vốn ODA làm “vốn mồi” k ch th ch đầu tư tư nhân góp phần tăng số lượng vốn giải ngân. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn đối ứng, nhất là trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo kế hoạch vốn đối ứng ODA nguồn vốn trái phiếu chính phủ hàng năm… - Bốn là, tư duy mới về tính cần thiết, hữu ích của nguồn vốn ODA, sự kết hợp linh hoạt giữa viện trợ không hoàn lại, vay ODA và vay ưu đ i để “làm mềm” khoản vay; lựa chọn tập trung vào những nhà tài trợ tiềm năng, đ c biệt là nhóm các ngân hàng phát triển để tạo ra những hiệu ứng tác động lan toả thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư và các vùng kinh tế. Đồng thời tận dụng hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác để hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức, chuyên giao kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ phát triển các địa phương trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, xoá đói, giảm nghèo,… - Năm là, những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2016-2020 về xây dựng chiến lược; hoàn thiện cơ chế ch nh sách; t nh chủ động, phối hợp ch nh sách và nghiệp vụ , trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý; tạo lập môi trường vĩ mô cho việc quản lý và phương thức sử dụng; cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng; phân cấp quyền hạn và vai trò, trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý; cơ chế theo dõi, giám sát, phòng chống l ng ph , t nh minh ạch để khai thác các lợi thế, tiềm năng; nâng cao vai trò của Quốc hội, Chủ tịch nước và Ch nh phủ… Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! 4
  5. CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA VÀ CÁC KHOẢN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH “HẬU ODA” VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM Bộ Kế hoạch và Đầu tư I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 1. Bối cảnh trong nước Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 01 năm 2011) đ thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - x hội 10 năm (2011-2020) với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tại kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội nước Cộng hòa X hội Chủ nghĩa Việt Nam đ phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - x hội 5 năm 2011-2015. Để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015, Thủ tướng Ch nh phủ Việt Nam đ an hành Đề án “Định hướng thu hút quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đ i khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”. Đề án này là ch nh sách ODA của Ch nh phủ Việt Nam với dự kiến thực hiện khoảng 16 tỷ USD vốn ODA và vay ưu đ i, đáp ứng khoảng 6% vốn đầu tư toàn x hội để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trong thời kỳ 2011-2015. Nhờ thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - x hội 10 năm 2001-2010 và Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam đ đạt cột mốc phát triển của một nước thu nhập trung ình thấp (LMIC), tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối m t với nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ trong thời kỳ phát triển mới, chủ yếu là: (i) Cơ sở hạ tầng yếu kém; (ii) Năng lực cạnh tranh quốc gia thấp; (iii) Chất lượng nhân lực còn nhiều ất cập; (iv) Xóa đói giảm nghèo chưa ền vững; và (v) Hậu quả n ng nề của hiện tượng iến đổi kh hậu toàn cầu. Bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm đầu tiên của thời kỳ chiến lược 10 năm 2011-2020, nền kinh tế Việt Nam g p nhiều khó khăn ở trong nước và sự tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy ngăn ch n được lạm phát tăng cao từ 18,58% năm 2011 xuống một con số 6,81% năm 2012, song trong hai năm gần đây, tăng trưởng GDP đều đạt thấp, tương ứng là 5,89% và 5,03% so với 6% và 6-6,5% dự kiến trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Sản xuất và kinh doanh đình đốn, lượng hàng tồn kho lớn, xuất khẩu tăng chậm, nhiều doanh nghiệp phá sản ho c thu hẹp sản xuất kinh doanh, đời sống người dân, nhất là công nhân các khu công nghiệp g p nhiều khó khăn. 5
  6. 2. Bối cảnh quốc tế Trong thời gian qua viện trợ ODA được duy trì ổn định m c dù một số nước thành viên Ủy an Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vấp phải tình trạng suy thoái dẫn đến ngân sách dành cho viện trợ ở các nước này ị cắt giảm. Năm 2014 tổng số vốn ODA của các nước thành viên DAC đạt 135,2 tỷ USD, cao hơn mức 135,1 tỷ USD của năm 2013. Dự kiến trong giai đoạn 2015 – 2018 nguồn vốn ODA tiếp tục được duy trì ền vững. Trong thời gian tới OECD/DAC sẽ đổi mới ch nh sách ODA theo hướng gắn các quy định về ền vững nợ của IMF và ch nh sách cho vay của WB. Đây được xem là động thái t ch cực giúp ảo vệ các nước thu nhập thấp khỏi tình trạng cho vay quá mức. Các khoản viện trợ trong tương lai sẽ kết hợp hài hòa với các nguồn tài trợ phát triển và gắn kết ch t chẽ với giữa giảm nghèo và phát triển ền vững để hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự về Phát triển ền vững dự kiến được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm nay. Ngoài ra, sự xuất hiện các định chế tài ch nh quốc tế mới với quy mô vốn lớn như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng các nền kinh tế mới nổi (BRICS Bank),... cũng sẽ làm thay đổi ức tranh tài ch nh phát triển trong thời gian tới trên thế giới và khu vực. II. TƯƠNG LAI CỦA QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN 1. Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ hiện đang có những điều chỉnh nhất định về ch nh sách để phù hợp với ối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung ình thấp (LMIC): (i) Thay đổi về ch nh sách viện trợ; (ii) Thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ; và (iii) Thay đổi về phương thức hợp tác phát triển, cụ thể: 1.1. Về chính sách viện trợ Theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, viện trợ với những điều kiện ưu đ i dành cho các nước nghèo, chậm phát triển thu nhập thấp. T nh chất ưu đ i của ODA thể hiện ở viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đ i. Trong quá khứ, là nước thu nhập thấp, Việt Nam đ được hưởng những ưu đ i của ODA trong thời kỳ 1993- 2010. Do vậy, sự thay đổi đầu tiên của ch nh sách viện trợ của các nhà tài trợ đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA ưu đ i, ao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ưu đ i giảm dần và trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA cho Việt Nam ắt đầu xu thế giảm dần. 6
  7. 1.2. Về cơ cấu nguồn viện trợ Một số nhà tài trợ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ưu đ i, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đ i hơn với l i suất sát với l i suất thị trường vốn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn. Thuật ngữ “vốn vay kém ưu đ i” của nhà tài trợ tương ứng với thuật ngữ “vốn vay ưu đ i” sử dụng trong Luật quản lý nợ công của Việt Nam. ADB và WB là những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc mở các kênh vốn vay kém ưu đ i. Đối với ADB là nguồn vốn vay thông thường (OCR) và WB là nguồn vốn vay kém ưu đ i của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) nằm trong Nhóm Ngân hàng Thế giới. Một số nhà tài trợ cũng cung cấp các nguồn vốn vay kém ưu đ i như vốn vay phát triển của CHLB Đức, vốn F3 của Pháp, vốn tài trợ phát triển khác (OOF) của Nhật Bản... 1.3. Về phương thức hợp tác phát triển Một số nhà tài trợ chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển ch nh thức với Ch nh phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai ên như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, các viện ho c trung tâm nghiên cứu, các tổ chức x hội,... Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam. Sự thay đổi tiếp theo ở cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển, với việc tăng cường áp dụng tiếp cận chương trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS); khuyến kh ch sự tham gia vào quá trình phát triển của các tổ chức phi ch nh phủ; hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và x hội; phân công lao động và ổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các nhà tài trợ. 2. Những thách thức trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi1 trong thời gian tới Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trình ày ở trên đ t ra những thách thức trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i trong thời gian tới, đó là: Xu thế nguồn vốn ODA giảm dần và vốn vay ưu đ i tăng lên là nét đ c trưng của sự thay đổi trong ch nh sách viện trợ. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô vốn vay kém ưu đ i tùy thuộc vào năng lực hấp thụ nguồn vốn này của các đối tác Việt Nam. 1 Thuật ngữ “Vay ưu đ i” theo Luật quản lý nợ công là các khoản vay có điều kiện ưu đ i hơn so với vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA, tương đương với thuật ngữ “Vốn vay kém ưu đ i” mà nhà tài trợ thường sử dụng. 7
  8. Đây là một thách thức đòi hỏi các cơ quan thụ hưởng Việt Nam phải tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ tình hình thực hiện dự án để thúc đẩy giải ngân. ODA viện trợ không hoàn lại giảm dần là một thách thức đối với các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nguồn vốn này như y tế, giáo dục và đào tạo. Để ù đắp cho sự sụt giảm viện trợ không hoàn lại cần thiết phải có ch nh sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư theo hướng x hội hóa, nhất là có ch nh sách thỏa đáng thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức x hội nhân dân và các tổ chức phi Ch nh phủ trong và ngoài nước cho sự phát triển y tế, giáo dục và đào tạo. Căn cứ theo các điều kiện của vốn vay kém ưu đ i có thể thấy đây là nguồn vốn đắt và khó sử dụng so với vốn vay ưu đ i. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay kém ưu đ i đòi hỏi người thụ hưởng phải thông minh và năng động. Nếu vốn vay ưu đ i chỉ sử dụng một đồng tiền như đồng tiền quy ước (SDR) đối với ADB và WB ho c ản tệ hay USD của các nhà tài trợ khác thì đối với vốn vay kém ưu đ i, như trong trường hợp của Ngân hàng Thế giới, người vay phải thông minh để lựa chọn đồng tiền vay trong một rổ tiền tệ gồm USD, đồng Yên (Nhật Bản) hay đồng Euro sao cho rủi ro tỷ giá khi vay trả là thấp nhất. L i suất Li or cộng ph của vốn vay kém ưu đ i cao hơn nhiều, sát với giá thị trường vốn so với vốn vay ưu đ i đòi hỏi người vay phải năng động t nh toán để có lợi nhất khi sử dụng khoản vay này. Thời gian trả nợ của khoản vay kém ưu đ i ngắn hơn đòi hỏi người vay phải thông minh để sử dụng khoản này cho những dự án có thể trả nợ được vốn vay. Mở rộng quan hệ đối tác trực tiếp giữa các chủ thể của hai ên trong quan hệ hợp tác phát triển mới, Ch nh phủ sẽ tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển quan hệ này, đồng thời đòi hỏi các đối tác Việt Nam cần chủ động, sáng tạo trong hợp tác với các đối tác của các nhà tài trợ. Trong quan hệ hợp tác phát triển mới, các mô hình viện trợ mới sẽ được áp dụng nhiều hơn, sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức phi Ch nh phủ được khuyến kh ch, phân công lao động giữa các nhà tài trợ trở nên cấp ách hơn, do vậy Ch nh phủ cần có những ch nh sách và thể chế th ch hợp để tạo môi trường cho các mô hình, phương pháp tiếp cận và sự tham gia rộng r i của các đối tác đi vào cuộc sống thực tế. 3. Tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo Tuy đạt được mức phát triển tương ứng với một nước thu nhập trung ình thấp, song Việt Nam còn thua kém về nhiều m t so với trình độ phát triển của một số nước thu nhập trung ình trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm từ nhiều nước thu nhập trung ình cho thấy, các nước này tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác phát triển 8
  9. với các nhà tài trợ để huy động nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển. Theo Chiến lược phát triển kinh tế - x hội 10 năm 2011-2020, GDP ình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2020 dự kiến đạt 3.000 USD/người và như vậy Việt Nam chưa thể ra khỏi Nhóm nước thu nhập trung ình thấp. Để phát triển ền vững trong môi trường trong nước và quốc tế đang thay đổi với nhiều khó khăn và thách thức đan xen, Việt Nam có nhu cầu huy động các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước với nhận thức rằng nguồn nội lực có vai trò quyết định. Trong số nguồn vốn ên ngoài, ên cạnh việc thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân (FDI), hợp tác phát triển với các nhà tài trợ tiếp tục có vai trò quan trọng để hỗ trợ công cuộc phát triển của Việt Nam. Trong tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, nhằm mục tiêu nâng cao trình độ phát triển, vượt qua ẫy thu nhập trung ình, Việt Nam chủ trương dựa vào nội lực là ch nh, đồng thời thực hiện ch nh sách hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện để tranh thủ các nguồn lực từ ên ngoài, trong đó có nguồn lực từ quan hệ hợp tác phát triển với mong muốn ưu tiên sử dụng nguồn lực này để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và x hội quy mô lớn; hoàn thiện ch nh sách và thể chế của nền kinh tế thị trường; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; ứng phó với iến đổi kh hậu và tăng trưởng xanh. 20 năm quan hệ hợp tác phát triển hiệu quả dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác hữu nghị là một nguồn vốn quý của Việt Nam và các nhà tài trợ, đồng thời là hành trang quan trọng để cùng tiến ước vào giai đoạn hợp tác phát triển mới trong những năm sắp tới. Việt Nam mong muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà tài trợ theo các hướng chủ yếu sau đây: Với ề dày kinh nghiệm phát triển quan hệ hợp tác phát triển trong quá khứ, Việt Nam sẽ chủ động hợp tác với các nhà tài trợ xây dựng VPDF trở thành một Diễn dàn thật sự hữu ch cho việc đối thoại và chia sẻ thông tin để củng cố và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa Ch nh phủ và các nhà tài trợ và tất cả các đối tác trong và ngoài nước tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam. Việt Nam mong muốn thông qua mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ để tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác trực tiếp giữa các đối tác của Việt Nam, ao gồm các cơ quan của Quốc hội, Ch nh phủ, các địa phương, các tổ chức x hội, khu vực tư nhân, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, các cá nhân với các đối tác tương ứng của các nhà tài trợ để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Hợp tác ch t chẽ với các nhà tài trợ, Việt Nam sử dụng một cách hợp lý các cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới, nhất là hỗ trợ ngân sách trong tiếp nhận tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm ớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ 9
  10. thống quản lý công của Việt Nam theo chuẩn mức và tập quán quốc tế. Việt Nam sẽ sử dụng tập trung hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển, đ c iệt là vốn vay kém ưu đ i để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và x hội quy mô lớn, có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước, cũng như của các Bộ, ngành và địa phương. Đồng thời, đối với các loại viện trợ quy mô nhỏ, Việt Nam mong muốn các nhà tài trợ làm việc cùng nhau trên tinh thần phân công lao động và ổ trợ cho nhau để hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình và dự án trên các lĩnh vực như xây dựng ch nh sách và phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, sức khỏe sinh sản, ình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, HIV/AIDS và ệnh truyền nhiễm, ứng phó với iến đổi kh hậu và tăng trưởng xanh. III. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀ VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Định hướng sử dụng theo nguồn vốn Trong việc huy nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đ i, cần có cách tiếp cận linh hoạt theo hướng sử dụng tối đa các khoản vay ODA với các điều kiện ưu đ i, đ c iệt trong giai đoạn 2011-2015, kết hợp giữa viện trợ không hoàn lại, vay ODA và vay ưu đ i để “làm mềm” khoản vay. Định hướng về sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đ i trong thời gian tới dự kiến như sau: 1.1. Đối với vốn ODA không hoàn lại ODA viện trợ không hoàn lại được sử dụng để thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ ch nh sách, phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người; hỗ trợ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế, x hội, môi trường cho người dân, nhất là người nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng ào dân tộc; nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; chuẩn ị chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đ i và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 1.2. Đối với vốn vay ODA Vốn vay ODA được sử dụng để chuẩn ị và thực hiện các chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; những chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước có thể tạo ra nguồn thu để phục vụ lợi ch kinh tế - x hội quốc gia. 1.3. Đối với vốn vay ưu đãi Vốn vay ưu đ i được sử dụng để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm 10
  11. quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy điện, các tuyến đường cao tốc thu ph , tàu điện ngầm, đường sắt trên cao ở các thành phố lớn, hệ thống thông tin liên lạc viễn thông, các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao,… 2. Định hướng thu hút và sử dụng theo nhà tài trợ Căn cứ tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua, định hướng thu hút và sử dụng ODA và vốn vay ưu đ i trong thời kỳ 2011-2020 cần tập trung vào những nhà tài trợ cung cấp nhiều vốn ODA và vốn vay ưu đ i, đ c iệt Nhóm 6 Ngân hàng phát triển để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng tiên tiến, tạo ra những "cú huých" và "tác động lan tỏa" thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư, các vùng và khu vực phát triển trọng điểm đồng thời tận dụng hỗ trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác (một số nhà tài trợ Bắc Âu, Ôxtrâylia, Ca- na-đa,...) để hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực, chia sẻ kiến thức, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, hỗ trợ phát triển các địa phương trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, xóa đói giảm nghèo,... 3. Định hướng về các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi 3.1. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới được ưu tiên sử dụng trên cơ sở các nguyên tắc sau: - Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và các kế hoạch phát triển kinh tế - x hội 5 năm (2011-2015 và 2016-2020), trong đó tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn; hỗ trợ thực hiện Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng ộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020. - u tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i khác của các nhà tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân ho c sử dụng các nguồn vốn vay thương mại. - Sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i như nguồn vốn ổ trợ nhằm khuyến kh ch khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phương thức khác nhau trong đó có hợp tác công - tư (PPP). - Một phần vốn ODA và vốn vay ưu đ i có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo công ăn việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương. 3.2. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, định hướng về các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như sau: a) Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng ộ, quy mô lớn và hiện đại: 11
  12. - Phát triển các tuyến đường cao tốc, ưu tiên phát triển hệ thống đường ộ ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, các địa àn thuộc các cực tăng trưởng, kết nối với các địa phương, vùng miền, với khu vực và quốc tế, tạo ra tác động lan tỏa mạnh, thúc đẩy tăng trưởng của cả nước. - Xây dựng mới, hiện đại hóa và nâng cao năng lực các dịch vụ tổng hợp của một số cảng iển nước sâu của quốc gia; hình thành các trung tâm kinh tế iển lớn. - Xây dựng một số sân ay quốc tế. - Nâng cấp và xây mới một số tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị, kể cả metro ở một số thành phố lớn. - Nâng cấp, phát triển đồng ộ và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn. - Phát triển nhanh hệ thống nguồn điện, lưới điện truyền tải và phân phối đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, ảo đảm đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước và đời sống nhân dân; phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện m t trời,...); hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Phát triển đồng ộ và từng ước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, các công trình phòng chống thiên tai và hiện đại hóa hệ thống thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển và giảm nhẹ thiên tai. Song song với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Ch nh phủ coi trọng phát triển ch nh sách và thể chế quản lý ngành cơ sở hạ tầng để ngành này phát triển ền vững trong nền kinh tế thị trường nhằm cung cấp cho x hội các dịch vụ công có chất lượng với giá cả cạnh tranh. ) Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng x hội: - Hỗ trợ đổi mới căn ản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, x hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán ộ quản lý là khâu then chốt. - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho công tác dạy và học, đào tạo giáo viên, quan tâm hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho các tỉnh nghèo và vùng đồng ào dân tộc. - Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác khám và chữa ệnh, nhất là ở tuyến cơ sở. - Xây dựng và trang ị kỹ thuật y tế cho một số ệnh viện công ở Trung ương và tuyến tỉnh, khu vực và một số trung tâm y tế công nghệ cao. - Hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia trong lĩnh vực y tế. 12
  13. - Hỗ trợ thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và ền vững cho 64 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. - Hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo ền vững; văn hóa; đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng xa, iên giới và hải đảo; giáo dục và đào tạo; việc làm và dạy nghề; y tế; dân số kế hoạch hóa gia đình; phòng chống HIV/AIDS; vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống ma túy; phòng chống tội phạm. - Hỗ trợ thực hiện các chương trình an sinh x hội, chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả om mìn sau chiến tranh,... c) Phát triển nguồn nhân lực, đ c iệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức: - Hỗ trợ phát triển đội ngũ cán ộ l nh đạo quản lý, đội ngũ chuyên gia và quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán ộ khoa học, công nghệ đầu đàn. - Hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn; chuyển giao công nghệ và chia sẻ kiến thức; phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ cao, hướng tới mục tiêu tăng trưởng ền vững, phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam. d) Phát triển nông nghiệp và nông thôn: Hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những hoạt động như quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - x hội (giao thông nông thôn, lưới điện nông thôn, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng thủy lợi,...); chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế (nâng cao thu nhập thông qua phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến ộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; ảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn). Ngoài ra, vốn ODA và vốn vay ưu đ i cũng ưu tiên để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. đ) Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng ộ của nền kinh tế thị trường định hướng x hội chủ nghĩa: - Hỗ trợ hoàn thiện hệ thống luật pháp và các cơ chế ch nh sách để các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài ch nh, ngân hàng, chứng khoán, ất động sản, lao động, khoa học công nghệ được tạo lập đồng ộ và vận hành thông suốt. Tạo lập môi trường 13
  14. kinh doanh ình đẳng giữa các thành phần kinh tế; - Hỗ trợ cải cách nền hành ch nh quốc gia trên tất cả các nội dung: Thể chế, tổ chức ộ máy và thủ tục hành ch nh. e) Hỗ trợ ảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với iến đổi kh hậu và tăng trưởng xanh: Vốn ODA và vốn vay ưu đ i ưu tiên sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và xây dựng mô hình tăng trưởng xanh và hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với iến đổi kh hậu; khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường. g) Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Vốn ODA và vốn vay ưu đ i có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và quản lý hiện đại, tăng cường năng lực cạnh tranh của một số loại sản phẩm và hàng hóa trên một số lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế (chế iến nông, lâm, hải sản và các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ và sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu,...), tạo cơ sở cho sự tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua hỗ trợ thúc đẩy thương mại, đầu tư các nguồn vốn này sẽ hỗ trợ tạo việc làm và tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách ền vững. h) Hỗ trợ theo địa àn l nh thổ: Vốn ODA và vốn vay ưu đ i được sử dụng để hỗ trợ việc hiện thực hóa các định hướng phát triển các vùng l nh thổ trong đó tập trung ưu tiên cho các tỉnh nghèo, nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng ào dân tộc. Các dự án, chương trình tập trung vào việc hỗ trợ cải thiện đời sống và sinh kế của người dân địa phương, hỗ trợ giải quyết các vấn đề ức xúc trong quá trình đô thị hóa nhanh ở các tỉnh (cấp thoát nước, xử lý rác thải, phát triển giao thông nội đô, giải quyết nhà ở cho người nghèo...). 14
  15. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ODA TẠI VIỆT NAM: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Ông Nguyễn Duy Sơn Quyền giám đốc danh mục quốc gia, World Bank 15
  16. 16
  17. 17
  18. 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2