Các bước thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập
lượt xem 21
download
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các bước thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập
- Các bước thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập
- Khái niệm công ty cổ phần Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để có thể đi vào hoạt động bình thường thì bạn phải tiến hành các thủ tục thành lập công ty cổ phần. Với kinh nghiệm đã thành lập cho nhiều công ty cổ phần, Luật Gia trịnh xin đưa ra các bước để thành lập công ty cổ phần cho các bạn tham khảo và có thể dễ hình dung các bước phải thực hiện. Các bước thành lập công ty cổ phần gồm
- Các bước thành lập công ty cổ phần Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ + Đây là bước rất quan trọng vì hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật thì quá trình thành lập công ty cổ phần mới diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. + Các hồ sơ mà cần phải chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty cổ phần bao gồm: - Giấy để nghị đăng ký kinh doanh (điền theo mẫu có sẵn của Sở kế hoạch đầu tư, lưu ý khi tiến hành soạn hồ sơ thì trong mục các ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi đúng mã ngành cấp 4 và ghi theo hướng dẫn của Điều 4 Thông tư 01/2013/TT – BKHĐT của Bộ kế hoạch đầu tư). - Dự thảo điều lệ (Đây là tài liệu rất quan trọng không chỉ là thủ tục để hoàn thiện việc thành lập công ty cổ phần mà dự thảo điều lệ còn quy định cách thức tổ chức và hoạt động của công ty trong quá trình công ty hoạt động. Vì vậy, một bản điều lệ chặt chẽ và rõ ràng sẽ góp phần không nhỏ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có). - Danh sách cổ đông sáng lập (lưu ý các thông tin của các cổ đông phải ghi chính xác, cụ thể)
- + Các giấy tờ khác: + Bản sao CMT của các cổ đông sáng lập còn hiệu lực; + Nếu cổ đông là tổ chức thì phải có bản sao giấy chứng nhận, trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức; + Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định). + Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra hồ sơ thành lập công ty cổ phần của bạn đã đủ chưa để nhận hồ sơ. Nếu chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì nhân viên bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn bạn về làm lại. Sau khi đã chấp nhận hồ sơ, nhân viên sẽ giao cho bạn một giấy hẹn ngày trả kết quả. Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển lên cho chuyên viên xem xét và kiểm tra, đánh giá xem hồ sơ đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa. Nếu đúng thì 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn
- nếu hồ sơ bị sai hoặc thiếu thì chuyên viên sẽ ra thông báo và yêu cầu bạn sửa hồ sơ (trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa bạn sẽ nhận được thông báo). Sau khi nhận được thông báo và sửa theo yêu cầu của chuyên viên, bạn nộp hồ sơ đã sửa ở bộ phận một cửa và quy trình lại diễn ra như trên (tức là 7 ngày sau sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ đúng còn nếu không sẽ nhận thông báo để tiếp tục sửa). Bước 3: Nhận kết quả và làm dấu Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn quay lại bộ phận trả kết quả của bộ phận một cửa để nhận kết quả thành lập công ty cổ phần. Kết quả doanh nghiệp nhận được sẽ là 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính và 03 bản sao. Lưu ý khi nộp hồ sơ thì chủ doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Tuy nhiên, khi nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người đại diện theo pháp luật phải là người trực tiếp đến lấy. Sau khi đã nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bắt đầu tiến hành khắc dấu. Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên làm dấu 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận 01 giấy hẹn. Sau 04 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thủ tục khắc dấu thì doanh nghiệp sẽ đến bộ phận trả dấu của cơ quan công an để lấy dấu doanh nghiệp. Lưu ý khi đến lấy dấu của doanh nghiệp thì người đại diện của công ty phải đến lấy dấu không thể ủy quyền cho
- người khác, khi đến lấy dấu người đại diện theo pháp luật phải mang theo CMND bản gốc và bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần. Bước 4: Khai báo thuế và đóng thuế môn bài Chậm nhất là vào cuối cùng của tháng mà công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty phải tiến hành nghĩa vụ về thuế cụ thể là thuế môn bài đối với Nhà nước để đi vào hoạt động. Mức thuế môn bài được quy định cụ thể so với vốn điều lệ của công ty đăng ký khi thành lập. Sau khi nộp xong thuế môn bài, công ty cổ phần có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường.
- Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể, các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể để các bạn tham khảo và dễ dàng thực hiện. Với mong muốn hoạt động kinh doanh nhỏ, sử dụng dưới 10 lao đông, trên một địa bàn kinh doanh cố định và không phải băn khoăn về việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp thì thành lập hộ kinh doanh cá thể là lựa chọn tối ưu nhất. Với kinh nghiệp làm thủ tục thành lập cho rất nhiều hộ kinh doanh cá thể, Luật Gia Trịnh xin đưa ra các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể để các bạn tham khảo và dễ hình dung các bước phải thực hiện. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Đây là bước rất quan trọng vì hồ sơ phải được chuẩn bị đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật thì quá trình thành lập hộ kinh doanh cá thể mới diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Các hồ sơ mà cần phải chuẩn bị khi tiến hành thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập; - Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình; - Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Lưu ý: Có một số địa bàn khi thành lập hộ kinh doanh cá thể còn yêu cầu cả hợp đồng thuê nhà nếu địa điểm kinh doanh là đi thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở nếu đó là đất và nhà của chủ hộ kinh doanh. Bước 2: Nộp hồ sơ Sau khi đã tiến hành chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì bạn tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND huyện nơi bạn đặt địa điểm của hộ kinh doanh cá thể. Bộ phận một cửa sẽ kiểm tra hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể của bạn đã đủ chưa để nhận hồ sơ. Nếu chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định thì nhân viên bộ phận một cửa sẽ hướng dẫn bạn về làm lại. Sau khi đã chấp nhận hồ sơ, nhân viên sẽ giao cho bạn một giấy hẹn ngày trả kết quả. Thời gian từ
- ngày nộp hồ sơ đến ngày lấy kết quả là 5 ngày làm việc. Lưu ý: Tùy vào từng địa bàn mà việc nộp hồ sơ này có thể nộp thay cho chủ hộ kinh doanh cá thể. Bước 3: Nhận kết quả Căn cứ vào giấy hẹn bạn quay trở lại bộ phận một cửa để nhận kết quả. Lưu ý: Tùy vào địa bàn đặt địa điểm của hộ kinh doanh mà có thể lấy thay kết quả thành lập hộ kinh doanh cá thể. Theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh không có con dấu nhưng nếu bạn muốn có dấu để thuận lợi cho quá trình hoạt động thì bạn có thể liên hệ để làm dấu cho hộ kinh doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biểu mẫu: Quy trình tuyển dụng
13 p | 3205 | 868
-
Quy trình thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp năm 2018
14 p | 593 | 162
-
Thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty năm 2014
8 p | 117 | 17
-
Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký con dấu đối với văn phòng đại diện công ty TNHH một thành viên (chủ sở hữu là tổ chức)
5 p | 140 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn