intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các cạm bẫy khi khởi sự doanh nghiệp (Tiếp theo và hết)

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

279
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là người khởi sự doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin rồi sau đó phải đối mặt với vô vàn khó khăn của thời kỳ đình trệ, Bruce Judson không chỉ hiểu được sự thất bại của nhiều doanh nghiệp nhỏ mà còn rút ra được những bài học đáng giá cho mình. Tính toán mức độ thành công WSJ: Theo kinh nghiệm của ông, làm thế nào một người khởi nghiệp có thể xác định được họ đang đi đúng hướng? Bruce Judson : Điều tuyệt vời của việc sở hữu một doanh nghiệp độc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các cạm bẫy khi khởi sự doanh nghiệp (Tiếp theo và hết)

  1. Các cạm bẫy khi khởi sự doanh nghiệp (Tiếp theo và hết) Là người khởi sự doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin rồi sau đó phải đối mặt với vô vàn khó khăn của thời kỳ đình trệ, Bruce Judson không chỉ hiểu được sự thất bại của nhiều doanh nghiệp nhỏ mà còn rút ra được những bài học đáng giá cho mình.
  2. Tính toán mức độ thành công WSJ: Theo kinh nghiệm của ông, làm thế nào một người khởi nghiệp có thể xác định được họ đang đi đúng hướng? Bruce Judson : Điều tuyệt vời của việc sở hữu một doanh nghiệp độc lập là bạn có thể định nghĩa sự thành công theo cách bạn muốn. Thông thường, sự thành công của con người được xác định thông qua số đôla mà họ kiếm được cũng như số nhân viên làm thuê cho họ, nhưng quan niệm này có lẽ đã trở nên lạc hậu và tôi cho rằng, chúng ta phải tư duy theo cách khác. Tất nhiên, bạn cần phải biết tạo ra thu nhập, song, mỗi người có thể định nghĩa sự thành công theo cách của mình. Đối với một số người, sự thành công có thể là việc họ dành thêm một chút thời gian ở nhà cùng với con cái hoặc ăn cơm cùng gia đình vào bữa tối. Nhiều người khác lại đánh đồng sự thành công với việc họ được thiên hạ tán dương, ca ngợi cứ như họ đang là trung tâm của vũ trụ. Với một số khác, sự thành công chẳng có gì khác ngoài tiếng kêu sột soạt của đồng tiền. Ngày nay, sự thành công được đánh giá theo một cấp độ khác - cấp độ an toàn. Dường như bóng ma của nạn thất nghiệp luôn ám ảnh tâm lý con người, đặc biệt là trong thời buổi của những vụ scandal tai tiếng như Enron, Worldcom…dồn dập xảy ra. Có khả năng kiểm soát vận mệnh của mình, biết chắc rằng sẽ không ai gọi điện để thông báo với bạn rằng bạn đã mất việc – đó chính là những điều có giá trị nhất. Duy trì doanh nghiệp ở quy mô nhỏ WSJ: Ông là người ủng hộ việc duy trì doanh nghiệp ở quy mô nhỏ. Vậy liệu những tham vọng quá lớn có thể làm hại doanh nghiệp không?
  3. Bruce Judson: Theo định nghĩa, doanh nghiệp độc lập (go-it-alone) sẽ có rất ít nhân viên, thường chỉ dưới 6 người. Đối với các công ty sản xuất và cugn cấp dịch vụ, tôi là người ủng hộ việc thuê nhân công từ nguồn bên ngoài (outsourcing). Điều đó không có nghĩa là bạn phải chuyển công việc sang Ấn độ, mà bạn có thể tìm được các nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ hoặc những người làm việc tư do thay vì thuê nhân viên làm công ăn lương ngày 8 tiếng đồng hồ. Bạn nên tập trung vào những việc bạn có thể làm tốt nhất và tìm cách thuê nguồn nhân công bên ngoài cho các hạng mục công việc còn lại. Một trong những cách để bạn phát triển mà không cần tuyển dụng nhân sự với chi phí tốn kém là thuê dịch vụ từ bên ngoài. Đừng nhầm lẫn giữa tiềm năng phát triển và lợi nhuận với việc có nhiều nhân viên. WSJ: Ông khuyên mọi người rằng đừng vội rời bỏ công việc hàng ngày khi khởi sự doanh nghiệp, nhưng liệu có những sai lầm nào trong công việc chính đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến thành công của doanh nghiệp không? Bruce Judson: Tất nhiên, điều quan trọng là không được phá bỏ các quy định của công ty. Tôi khuyên bạn nên nói với người quản lý của mình rằng bạn đang làm thêm bằng cách khởi sự một doanh nghiệp mới. Hãy hứa với ông ta rằng điều đó sẽ không ảnh hưởng gì đến thành tích trong công việc của bạn, và rồi không bao giờ nhắc đến nó nữa. Đừng mạo hiểm với công việc hiện tại của bạn bằng cách không tuân theo các quy định của công ty. Vì đó là cuộc sống riêng của bạn, thời gian nhàn rỗi của bạn, công việc riêng của bạn, nên không cần thiết phải bàn luận về các hoạt động riêng của bạn ở văn phòng làm việc. Sếp và đồng nghiệp của bạn luôn muốn bạn tận tâm, một lòng một dạ với công việc của họ trong cả ngày làm việc. Bằng cách bàn luận về công việc cá nhân
  4. của bạn, bạn sẽ tự phá hỏng cảm giác rằng bạn đang duy trì sự tận tụy và hiệu quả công việc trong suốt thời gian làm việc cùng họ. WSJ: Những người muốn khởi sự doanh nghiệp thường hỏi ông câu hỏi nào nhất? Bruce Judson: Cho tới nay, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là chuyện chăm sóc sức khỏe. Hàng ngày, tôi nghe biết bao nhiêu lời phàn nàn của mọi người về việc họ không thỏa mãn với công việc của mình, và họ sẵn sàng vứt bỏ giấc mơ khởi sự doanh nghiệp nhỏ chỉ vì một lý do duy nhất là họ sợ mất đi các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe. Thật hoang đường khi nghĩ rằng bạn không còn được hưởng các dịch vụ bảo hiểm y tế nữa. WSJ: Sai lầm tồi tệ nhất của ông khi khởi sự một doanh nghiệp nhỏ là gì? Bruce Judson: Sai lầm lớn nhất của tôi là tôi đã đầu tư quá nhiều tiền vào việc sản xuất ra phần mềm trong khi không biết chắc nhu cầu của thị trường . Speed Anywheređã ngốn của tôi hàng nghìn đôla mà rốt cuộc, chẳng đâu vào đâu cả. Thời điểm rút lui WSJ: Làm thế nào để một người khởi sự doanh nghiệp nhận ra khi nào là thời điểm họ cần rút lui, thưa ông? Bruce Judson: Một khi bạn đã biết rõ ràng rằng, thời gian không ủng hộ bạn nữa thì đó có lẽ là lúc bạn nên rút lui. Đừng bao giờ đầu hàng khi bạn vẫn kiếm đủ tiền để tồn tại vì điều đó có nghĩa là thời gian vẫn ủng hộ bạn. Công việc của bạn có thể không đáp ứng được mục tiêu của bạn, nhưng nếu vẫn có thể tự nuôi được bản thân thì bạn không nên rũ bỏ nó. Khi chắc chắn rằng bạn đã cố gắng hết sức để làm mọi việc
  5. nhằm giảm thiểu rủi ro, nhưng công việc của bạn vẫn ì ạch dẫm chân một chỗ, thì đó là thời điểm nên đóng cửa. Tôi đã gặp rất nhiều người từng hăm hở khởi sự doanh nghiệp nhưng lại hay than vãn đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng: “Nếu có 300 giờ trong 1 tuần,chắc chắn tôi sẽ thành công”. Khi bạn tự thấy mình cứ lặp đi lặp lại mãi điệp khúc cha81nNe61u như, nếu như, nếu như” thì đó là thời điểm bạn nên chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0