intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu để người đọc hiểu rõ hơn về ba công cụ phi truyền thống mà NHTW một số nước đã và đang sử dụng trong thời gian vừa qua, bao gồm công cụ nới lỏng định lượng (QE), công cụ nới lỏng điều kiện tín dụng (CE) và công cụ định hướng chính sách (FG).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ

  1. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" CÁC CÔNG CỤ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ThS. Nguyễn Thanh Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nth1183@yahoo.com TÓM TẮT Khi lãi suất thị trường về mức 0 hoặc gần bằng 0 (ZLB – Zero Lower Bound), Ngân hàng trung ương (NHTW) không thể tiếp tục sử dụng các công cụ truyền thống để điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) được nữa. Lý do là các kênh truyền dẫn CSTT gần như đã bị đóng băng, vốn không thể chu chuyển vì thị trường tài chính không còn đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Trong trường hợp đó, để có thể khơi thông lại các kênh truyền dẫn, vực dậy thị trường và kích thích kinh tế phục hồi, NHTW buộc phải sử dụng đến các công cụ phi truyền thống. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu để người đọc hiểu rõ hơn về ba công cụ phi truyền thống mà NHTW một số nước đã và đang sử dụng trong thời gian vừa qua, bao gồm công cụ nới lỏng định lượng (QE), công cụ nới lỏng điều kiện tín dụng (CE) và công cụ định hướng chính sách (FG). Từ khóa: công cụ phi truyền thống; chính sách tiền tệ; ngân hàng trung ương. 1. Chính sách tiền tệ và sự hạn chế của các công cụ truyền thống CSTT là tổng hòa những phương thức mà NHTW, thông qua các hoạt động của mình, tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định thị trường tài chính và đạt toàn dụng lao động. Để đạt được các mục tiêu mà CSTT hướng đến trong từng thời kỳ, NHTW thường sử dụng các công cụ truyền thống như quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất hướng dẫn, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, ấn định hạn mức tín dụng... thông qua hai đầu mối cơ bản là ngân hàng thương mại (NHTM) và thị trường mở để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lượngcung tiền, điều chỉnh lãi suất ngắn hạn, từ đó tác động đến nền kinh tế. Cụ thể, nếu muốn gia tăng lượng cung tiền để kích thích đầu tư và chi tiêu, NHTW có thể hạ nhiệt lãi suất thị trường bằng cách giảm lãi suất hướng dẫn hoặc mua vào các chứng khoán Chính phủ. Trong trường hợp NHTW muốn giảm lượng cung tiền để kìm chế lạm phát, các công cụ này được sử dụng theo chiều hướng ngược lại. Có thể hình dung sự thay đổi trong CSTT của NHTW sẽ tác động đến nền kinh tế thông qua 2 kênh truyền dẫn chính là kênh lãi suất và kênh tín dụng. - Kênh lãi suất: Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu lãi suất ngắn hạn gia tăng, các mức lãi suất trung dài hạn cũng có xu hướng gia tăng theo tỷ lệ. Sự thay đổi về lãi suất ngắn hạn gây ra bởi CSTT của NHTW có thể tạo nên sự thay đổi dây chuyền ở các loại lãi suất khác và cuối cùng ảnh hưởng của nó sẽ lan truyền tới toàn bộ hệ thống lãi suất của nền kinh tế. Đường cong lãi suất lúc này sẽ bị dịch chuyển xuống ở một mức thấp hơn với độ dốc bé hơn so với trước đây. - Kênh tín dụng: Tài chính gián tiếp, cụ thể là hoạt động tín dụng của NHTM và các trung gian tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình. Lãi suất lại là giá cả của quyền sử dụng vốn, do đó sự thay đổi của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các chủ thể, thông qua đó tác động đến các quyết định chi tiêu và đầu tư. Chính vì vậy kênh tín dụng và sự tồn tại của các trung gian tài chính ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền dẫn chính sách tiền tệ và có thể xem đây như là kênh truyền dẫn bổ sung cho kênh lãi suất. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thường, sự thay đổi về lãi suất theo CSTT của NHTW sẽ được lan toả đến nền kinh tế theo các kênh truyền dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào các công cụ truyền thống cũng phát huy được hiệu quả như mong đợi. Trên thực tế, các kênh 169
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG truyền dẫn của CSTT có thể bị vô hiệu hóa trong một số tình huống đặc biệt. Đối với kênh lãi suất đã đề cập ở trên, có hai trường hợp có thể xảy ra: - Lãi suất hướng dẫn đã đạt mức bằng 0: Trong trường hợp này, NHTW không thể tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất để kích thích đầu tư và tiêu dùng được nữa. Cụ thể, lãi suất hướng dẫn không thể hạ thêm vì không thể nhận giá trị âm. NHTW mất khả năng ảnh hưởng đến lãi suất thực dựa trên lãi suất hướng dẫn. - Lãi suất không ở mức bằng 0, nhưng NHTW vẫn không thể hạ thêm lãi suất: Đây là trường hợp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng “bẫy thanh khoản”. Thông thường khi có thêm lượng cung tiền đi vào nền kinh tế, nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu làm giảm lãi suất, nhưng điều này không thể xảy ra nếu lợi tức của các trái phiếu đã cực thấp hoặc việc nắm giữ các trái phiếu này trở nên quá rủi ro. Trong trường hợp này thay vì bỏ tiền mua trái phiếu thì các tác nhân kinh tế muốn nắm giữ tiền mặt hơn. Giá trái phiếu không thể tăng vàlãi suất không thể giảm hơn được nữa mặc dù nền kinh tế đang có sự gia tăng cung tiền. Tương tự, việc truyền dẫn chính sách tiền tệ có thể không thực hiện được qua kênh tín dụng khi hệ thống ngân hàng không còn hoạt động bình thường được nữa và dòng chảy tín dụng cung cấp cho nền kinh tế bị chậm lại hoặc gián đoạn. Cụ thể: - Ngân hàng ghi nhận mất vốn, ví dụ như do cho vay dưới chuẩn nên không thể thu hồi vốn. Khi nguồn vốn bị giảm, các ngân hàng cũng giảm khả năng cho vay. - Kinh tế suy thoái, điều kiện kinh tế xấu đi làm hoạt động tín dụng trở nên rủi ro và người thừa tiền ngần ngại hơn trong việc cung ứng vốn. - Kinh tế bất ổn làm gia tăng phần bù rủi ro. Chi phí vốn của các ngân hàng vì vậy cũng gia tăng làm cản trở việc vay vốn của người cần vốn. - Thị trường liên ngân hàng, nơi tái cấp vốn chủ yếu của các ngân hàng bị hạn chế do sự mất lòng tin lẫn nhau giữa các bên tham gia. Khi các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa và các công cụ truyền thống không còn khả năng phát huy tác dụng, NHTW buộc phải sử dụng các biện pháp khác –chính là các công cụ phi truyền thống - nhằm khơi thông lại các kênh truyền dẫn này, để từ đó kích thích thị trường tài chính vận hành lại bình thường. 2. Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ Công cụ phi truyền thống là những công cụ tạm thời được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt nhằm mục đích phục hồi các kênh truyền dẫn của CSTT, hỗ trợ hoạt động tín dụng ngân hàng và thanh khoản trên thị trường tiền tệ. Các công cụ này tác động trực tiếp vào chi phí vốn và sự sẵn có về nguồn cung tài chính từ bên ngoài cho các trung gian tài chính và các tác nhân kinh tế; thông qua các biện pháp tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, đến hoạt động tín dụng, cung cầu cổ phiếu, trái phiếu để làm giảm sự chênh lệch lãi suất giữa các nguồn tài trợ, ảnh hưởng đến giá cả của các tài sản tài chính và dòng chu chuyển vốn. Có ba công cụ phi truyền thống thường được NHTW các quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn đề mà chính sách tiền tệ truyền thống chưa thực hiện được. 2.1. Nới lỏng định lượng (QE - Quantitive Easing) NHTW trong trường hợp này sẽ in thêm tiền để mua vào các tài sản trên thị trường tài chính, gia tăng ồ ạt lượng tiền trong lưu thông với hy vọng rằng đầu tư dài hạn và tổng cầu sẽ được kích thích nhờ sự chi tiêu lượng tiền mặt dư thừa của các tác nhân kinh tế. Nới lỏng định lượng phần lớn được NHTW thực hiện bằng cách mua lại các trái phiếu Chính phủ dài hạn từ các NHTM. Giá trái phiếu Chính phủ tăng, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm sẽ khuyến khích nhà đầu tư bỏ vốn vào những tài sản dài hạn rủi ro hơn nhưng mang lại lãi suất cao hơn ở khu 170
  3. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" vực tư nhân, gây áp lực tăng giá để từ đó giảm lãi suất trên các tài sản này. QE cũng có thể kích thích nền kinh tế thông qua hiệu ứng về tài khóa: lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí đi vay của chính phủ, và nhờ vậy sẽ giảm thuế. Chi phí vốn trên các món vay cũ được giảm xuống cũng trở thành nhân tố kích thích tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình. Bên cạnh đó, QE cũng tạo ra áp lực gia tăng lạm phát thông qua gia tăng tổng cầu và giá hàng nhập khẩu. Các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng công cụ QE. Lượng thanh khoản bổ sung nhận được từ NHTW từ việc bán chứng khoán chính phủ sẽ được các NHTM sử dụng để cho vay, gia tăng quy mô tín dụng. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra trường hợp là các NHTM thay vì sử dụng số tiền nhận được để cho vay thì lại gửi lại ở NHTW dưới dạng dự trữ, lúc đó nguồn vốn bổ sung từ NHTW không thể chảy tới khu vực tư. Chính vì vậy, nới lỏng định lượng thường được sử dụng khi lãi suất hướng dẫn ở mức 0 hoặc gần bằng 0, khi đó các NHTM sẽ không còn nhiều động lực để gửi tiền tại NHTW nữa. Có thể nói công cụ QE được sử dụng đầu tiên vào năm 2000 tại Nhật Bản với mục tiêu tăng lượng tiền cung ứng nhằm chống giảm phát. Tại thời điểm này NHTW Nhật cam kết mua 400 tỷ Yen Trái phiếu chính phủ mỗi tháng để nâng mức dự trữ lên 5.000 tỷ Yen. Mỹ cũng triển khai gói QE1 đầu tiên vào tháng 12/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở giai đoạn căng thẳng nhất. Khoảng 1.700 tỷ USD đã được Fed chi ra để mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu nợ địa ốc nhằm thực hiện gói định lượng này. Các gói QE2 và QE3 cũng được Mỹ lần lượt tung ra vào tháng 8/2010 và tháng 9/2012 để kích thích nền kinh tế. Ở châu Âu, Anh và các nước trong khu vực Eurozone cũng sử dụng công cụ này trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2012 nhằm giảm lãi suất danh nghĩa trên thị trường. Mặc dù QE được cho là không hiệu quả và bị từ chối sử dụng để thực thi CSTT ở Nhật thời gian sau đó (năm 2001), nhưng theo các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các chương trình QE tại một số quốc gia khác, trong đó điển hình là Anh và Mỹ, thì công cụ này lại được đánh giá là mang lại ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế vĩ mô. Theo Baumeister và Benati (2010), vào quý 1 năm 2009, nếu không có chương trình QE, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP thực tế của Anh sẽ thấp hơn khoảng 4 điểm %. Nghiên cứu thực nghiệm của Dale (2009) cũng cho thấy gói QE do NHTW Anh tung ra đã làm giảm lãi suất của trái phiếu công ty, giúp phục hồi tính thanh khoản và lòng tin của những người tham gia thị trường, đồng thời kích thích tiêu dùng danh nghĩa. Các nghiên cứu về tác động của QE lên thị trường Mỹ cũng đưa ra các kết quả tương tự: QE có tác dụng làm gia tăng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tại thị trường này (xem bảng 1). Bảng 1: Ảnh hưởng của các chương trình QE lên kinh tế vĩ mô Mỹ Chương Tác giả GDP thực tế Thất nghiệp Lạm phát trình Chung và cộng sự Không có QE: Không có QE: tăng 1 Không có QE: thấp (2011) QE1 giảm 2% điểm % hơn 0,7 điểm % Không có QE: Không có QE: tăng Không có QE: thấp QE2 giảm 1% 0,5 điểm % hơn 0,3 điểm % Tăng 0,7 % Giảm 0,2% sau 1 Tăng 0,1-0,2 điểm QE2 trong 2 năm năm, giảm 0,5% sau % Deutsche Bank 2 năm Macroeconomic Tăng 0,4% sau Giảm 0,1 điểm % Tăng 0.1 điểm % Advisors (2011) QE2 8 quý trong năm 1 và 0,2 sau 2 năm tiếp theo điểm % trong năm 2 171
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tuy nhiên, khi sử dụng QE, NHTW cũng phải đối mặt với một số rủi ro nhất định: Thứ nhất, do đây là công cụ không sử dụng thường xuyên nên NHTW không có nhiều kinh nghiệm khi sử dụng nó và có thể sẽ nhận được những kết quả không như mong đợi. Trên thực tế bản thân NHTW cũng không biết chắc chắn mức cung dự trữ bao nhiêu là hiệu quả. Nếu tiền được bơm liên tục và với quy mô lớn hơn nhiều so với mức cần thiết, NHTW có nguy cơ lại phải đối mặt với vấn đề lạm phát cao trong tương lai. Trong trường hợp đồng tiền bị mất giá là đồng tiền dự trữ quốc tế thì lạm phát có thể lây lan sang các quốc gia khác. Hoạt động thương mại quốc tế cũng vì vậy bị ảnh hưởng. Thứ hai, do QE khuyến khích việc đi vay và cho vay với lãi suất hấp dẫn làm cho quy mô tín dụng gia tăng, việc thu hồi nợ và trả nợ lại trở thành vấn đề đáng lo ngại sau này. 2.2. Nới lỏng điều kiện tín dụng (CE - Credit Easing) Nới lỏng điều kiện tín dụng thường được NHTW sử dụng để giải cứu một số thị trường mua bán các tài sản do khu vực tư phát hành đang trong tình trạng bị đóng băng và suy giảm thanh khoản. Để tăng tính thanh khoản và giảm lãi suất trên các thị trường này, NHTW có thể trực tiếp mua lại các tài sản trên thị trường hoặc thực hiện gián tiếp bằng cách tài trợ vốn cho các trung gian tài chính mua các tài sản đó. CE được xem như là một sự can thiệp sâu hơn của NHTW dưới vai trò “người cho vay cuối cùng” vào một thị trường tín dụng cụ thể để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thông suốt, bên cạnh các biện pháp sử dụng để kiểm soát tổng lượng cung tiền. Nếu so sánh với QE thì cả hai công cụ QE và CE đều có điểm chung là làm gia tăng kích thước bảng cân đối kế toán của NHTW; nhưng khác với QE chú trọng đến bên Tài sản nợ, CE lại tạo ra sự thay đổi về cơ cấu của Tài sản có. Nếu như QE thường được áp dụng khi lãi suất hướng dẫn ở mức gần bằng 0 thì CE thường được sử dụng khi lãi suất ngắn hạn cao hơn mức 0. Ngoài ra, CE chỉ được áp dụng ở những nền kinh tế mà hoạt động kinh doanh chủ yếu được tài trợ bằng việc phát hành chứng khoán nợ, nơi mà các khoản tín dụng của hộ gia đình (bao gồm tín dụng tiêu dùng và tín dụng thế chấp) đã được chứng khoán hóa. Ngược lại, đối với các thị trường, nơi mà các NHTM đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu tài trợ cơ bản, thì các giải pháp liên quan đến QE hoặc tác động lên đường cong lãi suất lại được ưu tiên hơn do mang lại hiệu quả cao hơn. Bảng 2: Ảnh hưởng của các chương trình CE lên thị trường tài chính Mỹ Tác giả Chương trình Ảnh hưởng Adrian và cộng sự (2010) CPFF (Chương trình hỗ trợ Chênh lệch lãi suất trên thị trường vốn thương phiếu) thương phiếu được thu hẹp Agarwal và cộng sự TALF (Chương trình giải Gia tăng thanh khoản, giảm lãi suất (2010) cứu các tài sản có vấn đề) và gia tăng lượng phát hành mới Fuster và Willen (2010) Chương trình mua lại các Những người đi vay có uy tín được chứng khoán được đảm bảo hưởng lợi nhiều hơn từ chương bằng tài sản thế chấp trình, lãi suất có thể giảm đến 40 (MBS) điểm cơ bản; lãi suất tăng lên đối với một số người đi vay khác. Hancock và Passmore Chương trình mua lại các - Hiệu ứng thông báo: lãi suất giảm (2011) chứng khoán được đảm bảo 85 điểm cơ bản bằng tài sản thế chấp - Hiệu ứng triển khai: phần bù rủi (MBS) ro bất thường giảm 50 điểm cơ bản 172
  5. HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Trên thực tế, nhiều NHTW trên thế giới đã sử dụng CE để khôi phục hoạt động của một số thị trường mục tiêu và đã tạo được những hiệu ứng tích cực. Tháng 10/2008, Fed thực hiện chương trình Hỗ trợ vốn thương phiếu (Commercial Paper Funding Facility), trực tiếp mua lại từ nhà đầu tư các thương phiếu do các công ty phát hành nhằm vực dậy thị trường thương phiếu đang bị đóng băng sau sự kiện Lehman Brothers sụp đổ. Đến tháng 12/2008, lượng thương phiếu lưu hành trên thị trường Mỹ đạt giá trị khoảng 333 tỷ USD, lãi suất thương phiếu giảm đáng kể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ huy động vốn thông qua thị trường này. Tương tự, chương trình mua trái phiếu chính phủ (Covered Bond Purchase Programme) của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) vào năm 2009 cũng được IMF đánh giá là đã góp phần ổn định thị trường trái phiếu có đảm bảo và thu hẹp chênh lệch lãi suất. Theo nghiên cứu của Beirne và các cộng sự (2011), chương trình này đã làm gia tăng số lượng trái phiếu phát hành, tạo điều kiện cho việc phát hành các trái phiếu dài hạn. Bảng 2 trình bày thêm về các nghiên cứu liên quan đến tác động của một số chương trình CE (CPFF, TALF, mua MBS) lên thị trường tài chính Mỹ. Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng CE thể hiện không sự công bằng của chính phủ khi dành sự ưu tiên cho một số phân khúc thị trường nhất định, chứ không nhắm đến lợi ích của toàn bộ thị trường. Bên cạnh đó, mặc dù được xem là một giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở khu vực tư tiếp cận với các nguồn tài trợ dễ dàng hơn, CE đồng thời cũng buộc NHTW đối mặt với rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất do thay đổi cấu trúc của danh mục Tài sản có theo hướng nắm giữ các tài sản rủi ro nhiều hơn. Cũng tương tự như trường hợp QE, do không có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng nên NHTW rất khó dự đoán được mức độ tác động của CE lên lãi suất, vì vậy khó kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, trong trường hợp NHTW muốn giảm lượng cung tín dụng, điều này rất khó có thể thực hiện ngay lập tức vì các tài sản rủi ro mà NHTW đang nắm giữ thường có tính thanh khoản thấp hơn rất nhiều so với các tài sản phi rủi ro. 2.3. Định hướng chính sách (Forward Guidance) NHTW có thể sử dụng công cụ định hướng chính sách (FG) bằng cách đưa ra cam kết có điều kiện về chính sách lãi suất tương lai - ví dụ như sẽ duy trì lãi suất hướng dẫn ở mức rất thấp (hoặc có thể bằng 0) trong một khoảng thời gian đáng kể - để định hướng kỳ vọng của các tác nhân kinh tế, từ đó tác động đến mức lãi suất hiện tại. Bên cạnh đó, NHTW cũng có thể nêu ra một số điều kiện tiên quyết cho việc gia tăng lãi suất trong tương lai, chẳng hạn như chỉ gia tăng lãi suất khi lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp...đạt đến một mức độ nhất định nào đó. Do lãi suất dài hạn chính là giá trị trung bình của các mức lãi suất ngắn hạn kỳ vọng trong tương lai, cam kết giảm lãi suất ngắn hạn của NHTW sẽ làm giảm lãi suất dài hạn, khuyến khích các tác nhân kinh tế đi vay và gia tăng tổng cầu. Giống như QE, việc sử dụng công cụ này cũng có thể dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Nhật Bản cũng là nước đầu tiên triển khai biện pháp này vào năm 1999, khi NHTW nước này cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức gần 0 cho đến khi nỗi lo về giảm phát nguôi ngoai. Fed và NHTW Anh cũng tiếp cận phương pháp này. Tháng 8/2011, Fed đưa ra thông báo sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp ít nhất cho đến giữa năm 2013. Tháng 8/2013, NHTW Anh công bố sẽ giữ lãi suất ở mức không đổi là 0,5% cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 7%, với điều kiện thị trường vẫn ổn định và lãi suất ở mức thấp. Tương tự, cuối 2013, đầu 2014, Fed đưa ra thông báo sẽ tiếp tục duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, ít nhất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 6,5% và tỷ lệ lạm phát đạt mức 2%/năm. Có thể nói, FG là một trong những công cụ quan trọng của CSTT các quốc gia hiện nay bởi thực tế cho thấy đây là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc thực thi CSTT. Thậm chí có nghiên cứu đã chứng minh được rằng các cam kết của NHTW về định hướng CSTT tương lai tác động đến lãi suất trái phiếu và giá cổ phiếu mạnh hơn sự tác động do chính những điều chỉnh trong CSTT mà NHTW đưa ra (Gurkaynak và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, hiệu quả của FG có thể không được như 173
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG mong đợi nếu như công chúng không có lòng tin vào NHTW hoặc không hiểu đúng ý nghĩa những công bố của NHTW. 3. Kết luận Các công cụ phi truyền thống đã chứng minh được tính hiệu quả cao hơn so với các công cụ truyền thống khi tạo nên những tác động đáng kể đến lãi suất dài hạn, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trong bối cảnh lãi suất thị trường ở mức cực thấp. Mặc dù vậy, việc xác định mức độ ảnh hưởng chính xác của các công cụ này lên nền kinh tế là điều không hề dễ dàng, buộc NHTW phải có sự cẩn trọng cần thiết khi sử dụng công cụ nhằm hạn chế bớt những rủi ro tiềm ẩn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adrian, Kimbrough, and Marchioni. 2010. “The Federal Reserve’s Commercial Paper Funding Facility”. Federal Reserve Bank of New York Staff Report, No.423. [2] Agarwal, Sumit and Barrett, Jacqueline and Cun, Crystal and De Nardi, Mariacristina, “The Asset-Backed Securities Markets, the Crisis, and TALF”. Federal Reserve Bank of Chicago Economic Perspectives (Fourth quarter): 101-15. [3] Banque de France. 2009. Les mesures non conventionnelles de politique monétaire Focus, No.4. [4] Chung, H., J.-P. Laforte, D. Reifschneider and J. Williams. 2011. “Have We Underestimated the Likelihood and Severity of Zero Lower Bound Events?”. Federal Reserve Bank of San Francisco Working Paper No. 2011-01. [5] Fuster, A. and P. Willen. 2010. “$1.25 Trillion Is Still Real Money: Some Facts About the Effects of the Federal Reserve’s Mortgage Market Investments”. Federal Reserve Bank of Boston Public Policy Discussion Paper No. 10-4. [6] Gürkaynak, Refet S., Brian Sack, and Eric T. Swanson. 2005. “Do Actions Speak Louder Than Words? The Response of Asset Prices to Monetary Policy Actions and Statements.” International Journal of Central Banking 1(1), pages 55–93. [7] IMF, 2013. “Unconventional monetary policies - recent experience and prospects”. [8] Kozicki, Santor and Suchanek. 2011. “Unconventional Monetary Policy: The International Experience with Central Bank Asset Purchases. Bank of Canada Review, vol. 2011, issue Spring, pages 13-25”. [9] Trichet. 2013. “Unconventional Monetary Policy Measures: Principles – Conditions - Raison d'etre”. International Journal of Central Banking, vol. 9, issue 1, pages 229-250 174
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2