Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 1
lượt xem 3
download
Cuốn sách "Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ và một số vấn đề đặt ra: Phần 1" trình bày những nội dung chính sau đây: Tổng quan điểu kiện tự nhiên, dân cư và đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc vùng Trung Bộ; Thực trạng phát triển kinh tế; Thực trạng phát triển xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 1
- \ HOC XÄ HÖI VIET NAM BEN VÜNG VXJNG TAY NGUYEN BÜI MINH DAO THI/C TRRNG PHRT Tfil€N CRC DRN TÖC TRUNG ßÖ • • VA MÖT SO VAN DE DAT RA NHÄ XUÄT BÄN TLi DIEN BACH KHOA
- THựC TRẠNG PHÁT TRIEN CÁC D Â N TỘC TRUNG BỘ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
- Biên mục trên xuát bán phẩm cùa Thư viện Quóc gia Việt Nam Bùi Minh Đạo Thực trạng phát triến cáe dân tộc Trung Bộ và một sô' váh đế đật ra / Bùi Minh Đạo. - H.: Từ điên Bách khoa. 2012. - 294tr.: báng : 21cm Thư mục: tr. 289-294 ISBN 9786049006678 i. Dân tộc 2. Phát triển 3. Trung Bộ 4. Việt Nam 305 80095974 -dc 14 TBB0077p-CIP
- VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM V IỆN P H Á T T R IỂ N B ỀN V Ữ N G V Ù N G T Â Y N G U Y Ê N TS. BÙI MINH ĐẠO THựC TRẠNG PHẮT TRIEN CÁC DÂN TỘC TRUNG BỘ VÀ MỘT SÔ VẤN ĐÊ ĐẶT RA NHÀ XUẤT BẢN TỪĐIỂN BÁCH KHOA
- DANH MỰC CÁC TỪ VIẾT TAT TLTLNTL: Tài liệu thảo luận nhóm thôn làng TLPHGĐ: Tài liệu phiếu hộ gia đình TLPVS: Tài liệu phỏng vấn sâu TLĐTPHGĐ: Tài liệu điều tra phiếu hộ gia đinh nt: như trên DTTS: Dân tộc thiểu số 5
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 9 Chương 1 TỔNG QUAN ĐIÊU KIỆN TựNHIÊN, DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DÂN TỘC VÙNG TRUNG BỘ 19 1. Điều kiện tự nhiên 19 2. Dân cư và dân tộc 42 3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng 63 4. Những thuận lợi và khó khăn tác động đến phát triển các dân tộc Trung Bộ 68 Chương 2 THI.£ TRẠNG PHÁT TRIEN KINH TẾ 77 1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế 77 2. Kết cấu hạ tầng công cộng 85 3. Thu nhập và chi tiêu của hộ 87 4. Công cụ vận chuyển và máy nông cơ 90 5. Điều kiện sống 92 6. Kinh tế và sinh kế ờ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo 96 6
- Thực trạng phát triển cá c dân tộc Trung Bộ.. Chương 3 THỤC TRẠNG PHÁT TRIEN xã hội 106 1. Đói nghèo và giảm nghèo 106 2. Lao động và việc làm 123 3. Hôn nhân và thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình 125 4. Phong tục tập quán trong đời sống 129 5. Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ 131 6. Vệ sinh ăn uống và môi trường 133 7. Thực trạng giáo dục 138 8. Hệ thống chính ừị thôn làng 141 9. Quan hệ dân tộc 143 10. Tái định cư trong các dự án phát triển 147 11. Di hại chiến tranh 151 Chương 4 THỤC TRẠNG VĂN HOÁ VÀ TÔN GIÁO 156 1. Thực trạng văn hoá 156 2. Thực trạng tôn giáo 170 Chương 5 THỤC TRẠNG MÔI TRUỒNG 188 1. Biến đổi và suy giảm môi trường 188 2. Thảm họa thiên tai, bão lụt 206 Chương 6 SựKHÁC BIỆT TRONG PHÁT TRIEN giữa . d â n tộ c KINH VÀ CÁC DÂN TỘC THIÊU s ố MIỀN NÚI 210 1. Khác biệt trong phát triển kinh tế 210 2. Khác biệt trong phát triển xã hội 223
- TS. BÙI MINH ĐẠO 3. Khác biệt trong văn hoá và tôn giáo 239 4. Khác biệt trong thực trạng môi trường 241 Chương 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẬT RA VÀ KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP 243 1. Một số vấn đề đặt ra 244 2. Một số quan điểm, kiến nghị và giải pháp 272 KẾT LUẬN 282 TÀI LIỆU THAM KHẢO 289 8
- MỞ ĐẤU Vùng Trung Bộ Việt Nam theo quan niệm của sách này gồm 12 tỉnh, thành: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẩng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận1 diện tích tự nhiên 67.608km2, ; dân số 12.517.883 người (2009), chiếm 20,3% diện tích và 14,0% dân số cả nước; là địa bàn cư trú của 26 dân tộc. Ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có 25 dân tộc thiểu số khác; trong đó có dân sô' tương đối đông là các dân tộc Chứt, Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co, Hrê, Giẻ-Triêng, Ba Na, Xơ Đăng, Chăm, Chu Ru, Raglai, Ê Đê và Cơ Ho. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử, các dân tộc vùng Trung Bộ bước vào đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội với những trình độ khác nhau. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá phong phú, độc đáo, lại giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do đó, các dân tộc này cần được ưu tiên đầu tư, phát triển để đển ơn, đáp nghĩa. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách chung và 1. Theo phân vùng của Chính phù, do nối liền với miền núi Hoà Bình và dân cư thuộc khối các dân tộc Tây - Thái và Hmông - Dao là chính nên miền núi cùa hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa xếp vào khu vực Tây Bắc. 9
- TS. BÙI MINH ĐẠO riêng nhằm phát triển các dân tộc vùng Trung Bộ. Những thành tựu đạt được là đáng kể, góp phần làm thay đổi từng bước điều kiện cơ sở hạ tầng, giảm tỷ lệ hộ nghèo; y tế, giáo dục được cải thiện; đời sống người dân từng bước ổn định; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc trong vùng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường đoàn kết và củng cố niềm tin của các dân tộc với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Do những đặc thù vể điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội tự thân, đến nay, các dân tộc Trung Bộ vẫn dang trong tình trạng khó khăn và đói nghèo. Các tỉnh trong vùng đều nằm dọc theo biển Đông, là nơi phát nguồn và chảy qua của nhiều dòng sông dốc, đổ từ phía tây xuống, miền núi hiểm trở, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai xấu, thời tiết thất thường, từ vài chục năm lại đây liên tục phải đối măt với thiên tai như hạn hán, bão lụt, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Vùng Trung Bộ còn là nơi chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt, người Kinh và các dân tộc thiểu số nơi đây một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng, chịu nhiểu mất mát về người và tài nguyên. Sau năm 1975, họ tiếp tục hứng chịu các hệ quả chiến tranh như đất đai suy thoái, bom mìn dày đăc, di hại của chất độc hoá học, chất độc da cam... Trong tiến trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thách thức chung của cả nước, các dân tộc vùng Trung Bộ đang phải đối mặt với một sô' thách thức riêng cần nghiên cứu và giải quyết để có thể phát triển bền vững. Cho đến nay, đã có nhiều công ư\nh, đề tài và dự án nghiên cứu thực trạng phát triển các tỉnh Trung Bộ, nhưng viết về đối tượng các dân tộc trong vùng thì chưa nhiểu. Ngoại trừ các bài viết đăng ưong các tạp chí khoa học xã hội, tập trung trong Tạp chí Dân tộc học về văn hóa các 10
- Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ.. dân tộc, có ý nghĩa đáng kê là một số sách chuyên khảo dân tộc của các nhà dân tộc học. Đầu tiên phải kê đến sách Các dán tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh pliía nam) của Viện Dân tộc học, giới thiệu những nét chung nhất về tùng dân tộc trong các dân tộc thiêu số sinh sống tại vùng Trung Bộ'. Tiếp theo là các sách chuyên khảo viết vể một dân tộc, một nhóm các dàn tộc hay một khía cạnh văn hóa của các dân tộc trong vùng như: Người Chia ở Việt Nam2, Hôn nhân, gia đình, ma cliay của ngiíời Tà Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huê*, Ván hóa làng và làng văn hóa ở Qiiảng Ngãi4, Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định5, Luật tục của người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên - H uếviết về luật tục và vai ưò của luật tục trong đời sống quá khứ và hiện tại của các dân tộc thiểu số nêu trong tên sách6. Tìm hiểu con người miền núi Qiiàng Nam viết về các dân tộc Cơ Tu, Giẻ - Triêng, Xơ Đăng, Co ờ miền núi tỉnh Quảng Nam7, Một số 1. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các rỉnh phía nam), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984. 2. Nguyễn Văn Mạnh, Người Chía ở Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1996. 3. Nguyễn Xuân Hồng, Hôn nhân, gia đình, ma chay cùa người Tà Ôi, Cơ Tu, Bni - Vàn KiềuởQuảngTrị, ThừaThiên - Huế, Sở Vân hóa - Thông tin Quảng Trị, 1998. 4. Nguyễn Văn Mạnh, Văn hóa làng và làng ván hóa à Quáng Ngãi, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999. 5. Nguyễn Xuân Hồng (chủ biên), Văn hóa các dán tộc thiểu sô'tình Bình Định, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000. 6. Nguyèn Văn Mạnh (chủ biên), Lilật tục của ngiíởi Tà ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiểu ỏ QuângTrị, Thừa Thiên - Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2001. 7. Ban Dân tộc Quảng Nam, Tìm hiểu con người miền núi Quảng Nam, Quảng Nam, 2005. 11
- TS. BÙI MINH ĐẠO vấn dê cơ bản vê tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Tluiận hiện nay1, Gia đình và hôn nhân cita người Chăm ở Việt Nam2... Nhìn chung lại, các nghiên cứu đã có hoặc thiên vé khảo sát thực trạng phát triển của vùng hay của tỉnh dưới giác độ kinh tế - xã hội, hoậc thiên về nghiên cứu văn hóa dưới giác độ dân tộc học mà chưa có những điẻu tra cơ bản về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, môi trường các dân tộc dưới giác độ dân tộc và nhân học tộc người. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trước những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi khoa học xã hội phải có những nghiên cứu vể thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và để xuất những giải pháp góp phần phát triển bển vững các dân tộc Trung Bộ. Đó là lý do thúc đẩy viộc biên soạn và xuất bản cuốn sách Thực trạng phát triển các dàn tộc Trung Bộ và một sô'vấn đề dặt ra. Nội dung của cuốn sách là làm sáng tỏ thực trạng phát triển trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường ở các dân tộc Trung Bộ sau hơn 20 năm đổi mới; xác định một sô' vấn để cơ bản, cấp bách và đẻ xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển bển vững các dân tộc trong bối cảnh hội nhập, hòa nhập, đẩy mạnh công nghiộp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các dân tộc Trung Bộ cư trú ở hai khu vực thành thị và nông thôn. Cuốn sách chỉ trình bày kết quả nghiên cứu về các dân tộc khu vực 1. Nguyẽn Hồng Dương (chủ biên), Một số vấn đề cơ bàn vé tôn giáo, tín ngưỡng cùa đồng bào Chàm ở hai tình Bình Thuận và Ninh Thuận hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. 2. Bá Trung Phụ, Gia đình và hôn nhân cùa người Chàm ỏ Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001. 12
- Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ. nông thôn, bao gồm nông thôn đồng bằng và nông thôn miền núi, mà chưa có điểu kiện nghiên cứu về các dân tộc khu vực thành thị. Cuốn sách được hoàn thành chủ yếu dựa trôn kết quả khảo sát thực địa từ năm 2007 đến năm 2010 tại 5 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị (đại diện các tỉnh Bắc Trung Bộ), Quảng Nam (đại diện các tỉnh Trung Trung Bộ), Bình Định, Ninh Thuận (đại diện các tỉnh Nam Trung Bộ). Sau khi thu thập tài liệu thứ cấp và tổ chức các cuộc thảo luận theo chuyên để ở cấp tỉnh, tại mỗi tỉnh khảo sát ở 2 huyện, mỗi huyện khảo sát ở 2 xã và mỗi xã điểu tra sâu ờ 1 thôn (làng) và thôn (làng) được coi như là đối tượng khảo sát chính yếu. Các thôn (làng) khảo sát giống như những nghiên cứu trường hợp, được lựa chọn theo các nguyên tắc đại diện cho các dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ văn hoá; đại diộn cho các khu vực bắc, trung, nam; đại diện cho các vùng địa lý cảnh quan môi trường, bao gồm 10 thôn (làng) thuộc 7 dân tộc là Kinh, Chăm, Chút, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Raglai, Ba Na, cụ thể như sau: 1. Thôn Đông, xã Vạn Trạch, huyện Bô' Trạch, tỉnh Quảng Bình là thôn người Kinh, nằm ở vùng cảnh‘quan đồng bằng, sinh kế chính là làm ruộng nước. Thôn nằm ở trung tâm xã, phía nam giáp tỉnh lộ 561, phía đông giáp thôn I, xã Hoàn Trạch, phía tây giáp xã Phú Định, phía bắc giáp thôn Tây và phía nam giáp thôn sỏi cùng xã, cách thị ưấn Hoàn Lão của huyện Bố Trạch 5km vể phía tây, cách thành phố Đổng Hới 25km vể phía tây bắc. Năm 2007, thôn có 147 hộ, 684 nhân khẩu, 360 nam, 324 nữ, toàn bô là dân tộc Kinh, không có hộ dân tộc thiểu số. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Đông thuộc khu vực n, khu vực đang phát triển. 2. Thôn Mò Ó, xã Thượng Hoá, huyộn Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình là thôn người Rục, một nhóm của dân tộc Chứt, nằm ở vùng cảnh 13
- TS. BÙI MINH ĐẠO quan miền núi, ngành nghề chính là làm nương rẫy. Phía nam giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp bản Yên Hợp, phía bắc giáp xã Dân Hoá, cách thị trân Quy Đạt cùa huyện Minh Hoá gần 30km về phía tây, cách thành phố Đồng Hới 150km vể phía tây bắc. Năm 2007, thôn có 55 hộ, 262 nhản khẩu, trong đó, 51 hộ, 242 khẩu người Rục, 4 hộ, 20 khẩu người Mày, thuộc dân tộc Chứt và 3 hộ, 15 khẩu người Kinh. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Mò Ó thuộc khu vực III, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 3. Thôn Mai Xá Chánh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là thôn người Kinh, nằm ở vùng cảnh quan đồng bằng, sinh kế chính là làm ruộng nước. Địa giới hành chính phía đông giáp xã Gia Việt, phía nam giáp sông Hiếu, phía tây giáp xã Gia Quang, phía bắc giáp thôn Hoàng Hà, xã Gia Thành. Thôn Mai Xá Chánh cách thị trấn huyện Gio Linh 12km về phía tây bấc, cách thành phố Đông Hà 39km về phía tây bắc. Năm 2007, thôn có 763 hộ, 3.500 nhân khẩu, toàn bộ là người Kinh. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Mai Xá Chánh thuộc khu vực vùng I, khu vực đang phát triển. 4. Thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, là thôn người Vân Kiều, thuộc dân tộc Bru - Vân Kiều, nằm ở vùng cảnh quan miền núi, sinh kế chính là canh tác nương rẫy. Thôn Tà Rùng cách thị trấn huyện Hướng Hoá 18km về phía tây bắc, cách thành phô' Đông Hà 95 km về phía tây bắc. Năm 2007, thôn có 84 hộ, 497 nhân khẩu, toàn bộ là người Bru - Vân Kiều. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Tà Rùng và xã Húc thuộc khu vực vùng IU, vùng sâu, vùng xa, vùng đạc biệt khó khăn. 5. Thôn 6, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tĩnh Quảng Nam, là thôn người Kinh, nằm ở vùng cảnh quan đồng bằng sát biển, ngành nghể 14
- Thực trạng phát triến các dân lộc Trung Bộ.. đánh băt hải sản là chính, một bộ phận làm nghề nông, phía bắc giáp xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, phía nam giáp xã Bình Minh, phía đông giáp biển Đông và phía tây giáp thôn 5, xã Bình Dương, cách thị trấn huyện Thăng Bình lókin về phía bắc, cách thành phô' Tam Kỳ 45km về phía bắc. Năm 2007, thôn có 410 hộ, 1.780 nhân khẩu, toàn bộ là người Kinh. Đây là thôn nằm trong khu vực thuộc bãi ngang, theo xếp loại của Chính phủ, thuộc khu vực II, khu vực kinh tế - xã hội bắt đầu phát triển. 6. Thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là thôn người dân tộc Cơ Tu, nằm ở vùng cảnh quan miền núi, nghề nghiệp chính là làm nương rẫy, cũng là thôn chịu ảnh hưởng gián tiếp của dự án nhà máy thuỷ điện A Vương. Thôn nằm ở trung tâm xã, phía nam giáp thôn Pa Păng, xã Zuôi, phía đông giáp thôn A Rớ, xã Mà Cooih, phía tây giáp thôn Kơ Dâu, xã Za Hung, phía bắc giáp thôn Sơ Nghin, xã Za Hung, cách trung tâm huyện Đông Giang 14km về phía đông nam, cách thành phố Tam Kỳ 132km vế phía tây. Năm 2007, thôn có 64 hộ, 386 nhân khẩu, toàn bộ là người Cơ Tu. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn A Sờ thuộc khu vực III, khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 7. Thôn Canh Thành, xã Canh Hoà, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là thôn người dân tộc Chăm, nằm ở vùng cảnh quan đồng bằng chân núi, nghể nghiộp và sinh kế chính là làm ruộng nước. Địa giới hành chính phía đông giáp làng Canh Giao, xã Canh Hiộp, phía nam giáp làng Canh Phước cùng xã, phía tây giáp làng Kte, xã Canh Thuần, phía bắc giáp thôn Cà Xim, xã Canh Thuận. Thôn Canh Thành cách thị trấn huyện Vân Canh 6km về phía tây bắc, cách thành phô' Bình Định 90km về phía tây bắc. Nãm 2008, thôn có 177 hộ, 924 nhân khẩu, toàn bộ là người Chãm. Theo xếp loại 15
- TS. BÙI MINII ĐẠO của Chính phủ, thôn Canh Thành thuộc khu vực vùng III, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khãn. 8. Thôn Hà Văn, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, là thôn người dân tộc Ba Na, nằm ở vùng cảnh quan bán sơn địa, sinh kế chính là làm ruộng nước kết hợp canh tác nương rẫy. Phía đông giáp thị trấn Vân Canh, phía nam giáp xã Phú Khánh, huyện Đồng Xuân, Phú Yên, phía tây giáp làng Hreo, xã Canh Liên, phía bấc giáp thôn Hà Lĩ, xã Canh Thuận. Thôn Hà Văn cách thị trấn huyện Vân Canh 5 km về phía tây bắc, cách thành phố Bình Định 92km về phía tây bắc. Năm 2008, thôn có 57 hộ, 244 nhân khẩu, toàn bộ là người Ba Na. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Hà Văn thuộc khu vực III, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 9. Thôn Hiếu Thiện, xã Phước Nam, năm 2008 thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, là thôn người dân tộc Chăm, nằm ở vùng cảnh quan đồng bằng, nghề nghiệp chính là làm ruộng nước. Thôn nằm ở phía đông xã, phía nam giáp xã Phước Minh, huyện Ninh Phước, phía đông giáp đường quốc lộ 1 và thôn Văn Lâm, phía tây giáp làng Vụ Bổn, cùng xã và phía bắc giáp xã Phước Hiếu, huyện Ninh Phước, cách thị trấn huyện Ninh Phước 12km vể phía tây nam, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 32km vể phía nam. Năm 2008, thôn có 120 hộ, 731 nhân khẩu, toàn bộ là người Chăm. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Hiếu Thiện thuộc khu vực II, vùng bắt đầu phát ưiển. 10. Thôn Đá Trắng, xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, là thôn người dân tộc Raglai, nằm ở vùng cảnh quan miền núi, nghề nghiệp chính là canh tác nương rẫy. Địa giới hành chính phía đông giáp thôn Đá Bằng, xã Phước Tiến, phía nam giáp thôn Trà Co 2, xã Phước Tiến, phía tây giáp xã Phước Hoà, phía bắc giáp thôn Ma Ty 15
- Thực trạng phát triển các dằn tộc Trung Bộ.. cùng xã. Thôn Đá Trắng cách thị trấn huyên Bác Ái 22km về phía tây bắc, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 130km vể phía tây bấc. Năm 2009, thôn có 160 hộ, 824 nhân khẩu, toàn bộ là người Raglai. Theo xếp loại của Chính phủ, thôn Đá Trắng thuộc khu vực III, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biột khó khăn. Cùng với 10 thôn (làng) nói trên, điểm khảo sát còn bao gồm các thôn (làng) người Kinh: thôn 1, xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch là thôn đặc biột khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các làng người Cơ Tu tại hai xã Tà Bhing và Zuôi, thuộc huyộn Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là địa bàn thuộc dự án thuỷ điện tiền khả thi Sông Bung; các làng người Cơ Tu xã Mà Cooih, huyộn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án thuỷ điện A Vương đã xây dựng. Ngoài ra, để biên soạn nội dung sách, tác giả còn dựa vào tư liộu có được qua nhiểu đợt khảo sát thực địa tại các thôn (làng) các dân tộc vùng Trung Bộ trong những năm trước đây. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung sách được kết cấu thành bảy chương: Chương ỉ: Tổng quan điều kiện tự nhiên, dân cư và đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc vùng Trung Bộ Chương 2: Thực ưạng phát triển kinh tế Chương 3: Thực ưạng phát triển xã hội Chương 4: Thực ưạng phát triển văn hoá và tôn giáo Chương 5: Thực trạng môi trường Chương 6: Sự khác biệt Ưong phát triển giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu sô' miển núi Chương 7: Một số vấn để đặt ra và kiến nghị, giải pháp. 17
- TS. Bi n MINH ĐẠO Cuốn sách hoàn thành có sự tham gia điều tra và đóng góp tư liệu của một sô' cán bộ Viện Phát triển bển vững vùng Trung Bộ, Viện Phát triển bển vững vùng Tây Nguyên, Ban Dân tộc 5 tỉnh, đặc biệt, xin ghi nhận và cảm cm PGS. TS Khổng Diễn và PGS. TS Nguyễn Ngọc Khánh đã đóng góp nhiểu tư liệu và ý tưởng nghiên cứu cho chương 1 vể tổng quan điểu kiện tự nhiên, dân cư dân tộc và đặc điểm kinh tế - xã hội. Cũng như thế, tác giả xin ghi nhận và cảm ơn sự hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ chân thành, quý báu của cán bộ và nhân dân các tỉnh, huyện, xã và các thôn làng thuộc địa bàn điểu tra. Hà Nội, 1/2012 BÙI MINH ĐẠO 1S
- Chương 1 TổNG QUAN ĐIÊỤ KIỆN Tự NHIÊN, DÂN CƯ VÀ Đ Ặ C ĐIẾM KINH TÊ - XÃ HỘI CÁ C DÂN TỘC VÙNG TRUNG BỘ 1. ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN 1.1. Vị trí địa lý và v ị th ế phát triển kinh tế - xã hội Các tình Trung Bộ được khảo sát trong dự án gồm 12 tinh: Hà Tĩnh, Quàng Binh, Quàng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng diện tích 67.608km2, trải dài trên 7 vĩ độ, từ điểm cực bắc là 18°50 vĩ bắc (cực Bắc của tinh Hà Tĩnh) đến điểm cực Nam là 11°33 (điểm cực Nam của tinh Bình Thuận), nhưng hẹp ngang với điểm cực Tây là 104°22’ (điểm cực Tây của tinh Hà Tĩnh) và điểm cực Đông là 109°23’2 4 ” (điểm cực Đông của tỉnh Khánh Hoà), bao gồm hầu như toàn bộ phần đất của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là các tỉnh chuyển tiếp về mặt tự nhiên từ đồng bằng Bắc Bộ vào đồng bằng Nam Bộ, lên địa bàn Tây Nguyên và Đông N am Bộ, chuyển tiếp từ lục địa ra biển, đồng thời là cầu nối về mặt kinh tế giữa các vùng: Vùng núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cừu Long với các vùng đất cao thuộc 5 tỉnh 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP NỀN CHẤT LƯỢNG
14 p | 1637 | 115
-
Các sản phẩm lên men
12 p | 160 | 36
-
Xử lý vỏ cà phê làm phân sinh học
4 p | 154 | 33
-
TÍNH TOÁN SỰ PHÂN BỐ CỦA HÀM LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG DÒNG CHẢY HỞ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC
9 p | 115 | 11
-
Các yếu tố hình thành cảnh quan của vùng biển Caribbean
7 p | 27 | 3
-
Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 2
141 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn