intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ và một số vấn đề đặt ra" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: Thực trạng văn hoá và tôn giáo; Thực trạng môi trường; Sự khác biệt trong phát triển giữa dân tộc kinh và các dân tộc thiểu số miền núi;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các dân tộc vùng Trung bộ - Nghiên cứu thực trạng phát triển và các vấn đề đặt ra: Phần 2

  1. C hương 4 THỰC TRẠNG VĂN HOÁ VÀ TÔN GIÁO 1. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ 1.1. V ăn hoá tru y ề n thống Văn hoá là khái niệm rộng và động. Ở đây chỉ xem xét khái niệm văn hoá tinh thần, bao gồm các thành tố ca, múa, nhạc và lễ hội. Người Kinh vùng Trung Bộ từng duy trì các yếu tố văn hoá truyền thống của cư dân nông nghiệp ruộng nước. Tuỳ từng làng mà sắc thái văn hoá ruộng nước thể hiện khác nhau. Ngoài hát bài chòi như là hình thức diễn xướng văn nghệ chung của người V iệt ở các tình m iền Trung từ Quảng Bình vào Ninh Thuận và T ết Nguyên Đán như là tết cổ truyền lớn nhất trong năm của người Việt cả nước, người Kinh vùng Trung Bộ có các truyền thống văn hoá nổi bật với sắc thái riêng, về dân ca, dân nhạc, dân vũ có hát bài chòi, hát bả trao, hò Huế, hát sắc bùa, hát bội, hát giao duyên, v.v... Hát bài chòi phổ biến ở Nam Trung Bộ, khởi thủy xuất phát từ hội chơi bài chòi vào vào dịp đầu năm, về sau phát triển thành loại hình dân ca và dân nhạc nổi tiếng, 156
  2. Thực trạng phái triển cắc dân tộc Trung Bộ.. chuyên sang diễn các tích trò dân gian như Thạch Sanh - Lý Thông, Thoại Khanh - Châu Tuấn. Hát hả trạo gấn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) cùa cư dân ven biển. Vào dịp rằm tháng 7, ngư dân người Kinh ven biên Trung Bộ lại làm lễ thờ thần cá voi và hát bả trạo. Hò Huế là làn điệu dân ca đặc sắc, nổi tiếng trên sông Hương nói riêng và vùng đất Thừa Thiên - Huế nói chung, đã và đang làm say đắm du khách trong nước và quốc tế. Nhạc điệu và tâm thế cùa hò Huế ít nhiều chịu ảnh hưởng cùa nhạc điệu và tâm thế Chăm. Ngoài hò Huế, ở Trung Bộ còn nhiều loại hò dân gian khác như hò đò, hò giựt chì, ba lý, hò mái nhặt, hò mái ba, hò mái nhi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Hát sắc bùa là sinh hoạt dân ca phổ biến trên khắp dải đất từ Bắc Trung Bộ vào Trung Trung Bộ, diễn ra vào đầu năm, trong đó, đội sắc bùa đi từ nhà nọ sang nhà kia, vừa múa vừa hát những lời chúc tụng ngày xuân, m ong cho gia đình an lành, may mắn và thịnh vượng. Ngoài ờ người Việt Trung Bộ, sinh hoạt hát sắc bùa còn thấy phổ biến ở người M ường Hòa Bình, ở người Nguồn Quảng Bình, cho thấy đây là sinh hoạt văn nghệ cổ xưa của người V iệt1. Hát bội hay hát tuồng là nghệ thuật nổi tiếng cùa vùng đất Trung Trung Bộ với cái nôi là hát bội Bình Định, cùng với tuồng Bắc và cùng với hát chèo, hát cải lương trở thành ba loại hình sân khấu đặc trưng truyền thống của người Kinh trong cả nước. về lễ hội, điểm khác biệt so với nhiều vùng kinh tế - xã hội khác \à do địa bàn cư trú trài dài theo bờ biển nên tồn tại ở người 1. Xem thêm: Nguyễn Văn Mạnh, Văn hóa làng và làng văn hóa ở Q uàng Ngãi, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1999, tr. 206 -2 1 1 . 157
  3. TS. BÙI MINH ĐẠO Kinh Trung Bộ tồn tại các lễ hội nông nghiệp kết hợp với lễ hội ngư nghiệp. Ngoài lễ hội nông nghiệp lúa nước của từng làng, thờ thần nông và thành hoàng (là nhân thần hay nhiên thần) vào mùa xuân, cùng các lễ tết chung của người Việt trong cả nước như tết Nguyên đán, lễ Thanh Minh, lễ Hàn Thực, lễ Đoan Ngọ, lễ Phật Đản, lễ Trung Thu, lễ ăn cơm mới ngày 10 tháng 10...còn có các lễ hội liên quan đến ngư nghiệp như lễ hội thờ cúng cá ông (lễ hội cầu ngư, vốn tiếp thu của người Chăm), lễ hội đua thuyền. Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận có điệu hát dân gian đối đáp, ru con, than thở, có các nhạc cụ đặc trung như đàn paranimg, kèn saranai, nhị pli, có các điệu múa pô tang, chà rà, ngạ dâu, có hai lễ hội Bà la môn đặc trưng là Katê diễn ra vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm (tháng 9 dương lịch), cúng thần tối cao Shiva, tổ chức tại tháp Pôrêmê và Cha Bur, diễn ra vào ngày 16 tháng 9 hàng năm theo lịch Chăm (tháng 12 dương lịch), cúng nữ thần xứ sở Pô Nưga, ngoài ra là các lễ hội phản ánh tín ngưỡng bản địa, bao gồm lễ hội cúng các thần Pô Tang Gia, Chà Và, Pô Nai Tang Gia, Pô Klong sắt, Chang Kal... các lễ thức nông nghiệp bản địa đặc sắc như lễ nhập kút, lễ khai thông thuỷ lợi, lễ gieo tria, lễ mừng lúa m ớ i... Các dân tộc thiểu số miền núi lại duy trì các truyền thống văn hóa của cư dân Môn - Khơ Me làm nông nghiệp sơ khai kết hợp với chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi và khai thác nguồn lợi tự nhiên mà cơ sở tồn tại là canh tác nương rẫy và cảnh quan rừng núi. Đặc trưng về văn hóa vật chất là nhà sàn hai mái, nhà chung cộng đồng mái hình mai rùa, trang phục nguyên sơ với áo pông xô, khố chữ T, váy mở, rượu cần và rượu tà vạc, thích ăn nướng và ăn cay, giã gạo chày đôi, trong nghệ thuật trang trí, các biểu 152
  4. Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ.. tượng văn hoá vật chât gôm hình cây trên trang phục và trên cột đâm trâu, hình người múa, hình mã não, hinh chim, sùng trâu trên đâu hôi nhà gươl, nhà ờ và hình đầu trâu tại nhà mồ. Đặc trưng về văn hoá tinh thần gồm tín ngưỡng vạn vật hữu linh hay tín ngưỡng đa thần, hệ thống lễ thức nông nghiệp nương rẫy, dân ca, dân nhạc, dân vũ gắn với nhịp sống nương rẫy và săn bắn, tiêu biểu là múa y a y a và tung tung ở người Cơ Tu. Riêng ở bộ phận các dân tộc miền núi các tinh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Cơ Ho, Raglai, Chu Ru lại duy trì những truyền thống văn hoá mang sẳc thái Tây Nguyên mà đặc trưng văn hoá vật chất tiêu biểu là nhà rông, nhà dài, tượng nhà mồ, ruợu cần, trang phục mở, đặc trưng văn hoá tinh thần tiêu biểu là tín ngưỡng đa thần, lễ bỏ mả, sử thi, âm nhạc cồng chiêng... Truyền thống văn hoá biểu hiện khác nhau ở từng dân tộc. Người Chứt thôn Mò Ó có điệu múa kà tơm - kà lênh khá nổi tiếng, có các nhạc cụ đàn ống, sáo, tù và, cồng chiêng, lễ hội mừng lúa m ới... Người Raglai làng Đá Trắng có hệ thống các nghi lễ nông nghiệp nương rẫy cúng thần lúa khá điển hình, bao gồm lễ phát rẫy, đốt rẫy, gieo tria, làm cỏ, mừng lúa mới, đưa lúa vào kho, có truyền thống âm nhạc độc đáo, với việc trình diễn các nhạc cụ mã la, đàn đá, kèn bầu, kèn môi, có lễ hội bỏ mả đặc tnmg phản ánh quan niệm và tín ngưỡng đối với người chết. Người Cơ Tu làng A Sờ có hai làn điệu dân ca là buôn ca coong ya dinh và broach poe ro ma. Các nhạc cụ sáo anuổt, kèn apen, tù và kxr dòn, đàn tăm pre và cồng chiêng, hai điệu m úa đặc trưng là ya ya (múa ưâu), tung tung, có hai lễ hội lớn là lễ mừng được mùa ipoi avi tcmù), lễ mừng khánh thành nhà gươl (rđâng p a ach gươỉ)... Người Ba na làng Hà Văn có điệu dân vũ mừng chiến thắng, múa mừng được mùa, có nhạc cụ 159
  5. TS. BÙI MINH ĐẠO đàn tơ rưng, đàn tơ nuốt, đàn klông pút. đàn ting ning, có nhà rông, có sử thi về nguồn gốc loài người, về các anh hùng văn hoá bok Rok, bok Set, ông Trống, bà Trống... 1.2. Biến đổi Ngày nay, phần lớn các yếu tố văn hoá truyền thống đã và đang biến đổi, mai một ở các nhóm dân tộc, đặc biệt biến đôi, mai một nhanh và rõ nét ở các dân tộc thiểu số miền núi. Kết quà thảo luận nhóm cho thấy, tại các thôn làng người Kinh, do tác động của hội nhập, hòa nhập và đổi mới, nhiều trong số các truyền thống văn hóa trên đã từng bước mai một dần. Tại thôn Đông, thôn Mai Xá Chánh, rất ít người dân không còn nhớ và hiểu về vốn dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống của địa phương. Ngày nay, họ theo các điệu ca, múa, nhạc mới do ảnh hưởng và tác động cùa các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các thôn buôn dân tộc thiểu số, do kết quả của cuộc vận động định canh định cư từ sau năm 1975, mô hình làng mật tập với các nhà đồng hướng đã mất dần. Phần lớn các làng lần lượt được chuyển ra đường giao thông. Các nhà trong làng nằm t à i dài ven hai bên đường. Bên cạnh nhà ở, đã xuất hiện chuồng gia súc, bếp, vườn. Trong làng không chi bao gồm nhà cộng đồng, nhà ở, kho thóc, bến nước, nghĩa địa, rừng, rẫy, mà còn một số công trình công cộng mới như trường học, trạm y tế, trạm điện, đôi khi là bể nước sạch nông thôn. Bên cạnh các bển nước chung, ờ một số làng đã xuất giếng nước phục vụ cho sinh hoạt và sàn xuất. Rừng và rẫy bắt đầu lùi xa làng chứ không còn vây quanh làng như trước. Thanh niên thôi không ngủ ở nhà cộng đồng. Bên cạnh làng có tên gọi cũ, xuất hiện ở một số nơi các làng xen cư Kinh - Thượng có 160
  6. Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ. tên gọi theo sổ thứ tự thôn 1, thôn 2... Làng du canh đã chuyển dần sang làng định canh. Nhà cửa đang biến đổi nhanh chóng. Phổ biến vẫn là nhà sàn truyền thống 3 hay 5 gian, dành cho gia đình nhỏ, nhưng ở các vùng trung tâm, nhà sàn tranh tre nứa lá đã từ lâu vắng bóng, thay thế vào đó là những ngôi nhà khung gỗ, sàn gỗ, mái ngói, vách ốp rơm trộn bùn xoa phẳng, nhà sàn gỗ, vách gỗ, mái tôn. Tại nhiều làng, xuất hiện và gia tăng loại nhà trệt ba gian, gian giữa thụt, hai gian đầu hổi thò, tường ván gỗ, nền láng xi măng, mái lợp ngói móc, trong nhà là các tiện nghi mới như giường, tủ, bàn ghế, nhiều nhà đã có ti vi, đài. Đã và đang diễn ra quá trình giằng co giữa nhà nhà truyền thống với nhà kiểu mới. Phía sau những ngôi nhà mái bằng hay những ngôi nhà trệt vẫn còn ngôi nhà sàn nhò như là hồi âm và sự níu kéo truyền thống của lớp người già. Sự biến đổi trong trang phục diễn ra nhanh chóng. Đang song song tồn hai hệ trang phục khác nhau ở hai lớp tuổi khác nhau, ở lớp người già, áo, khố váy tự dệt còn được sử dụng, ở lớp trung niên và thanh niên, quần âu, áo sơ mi thắng thế, phần đa lớp trẻ chuyển sang mặc quần áo phổ thông may sẵn mua trong các sạp hàng ngoài chợ. Một nét níu kéo của truyền thống là người dân ưa thích quần áo vải dầy, màu thẫm, được ưa thích hơn cả vẫn là quần áo bộ đội. Một số thanh niên nữ đã đi ra thị trấn uốn tóc. Một số làng còn duy trì nghề dệt, nhưng bằng sợi và chỉ công nghiệp, chủ yếu đem bán làm hàng hoá thương phẩm. Bên cạnh những chuỗi vòng cườm, vòng tay, vòng chân bàng đồng là đồng hồ, nhẫn vàng, khuyên vàng và dây chuyền vàng ở thanh niên các làng ven thị trấn, huyện lỵ. Phồ biến ở mồi gia đình vần là bừa ăn truyền thống theo kiểu có gì ăn đấy. Lúc đầy đù thì canh rau, măng nấu với thịt, cá. Lúc bình thường thì canh rau, măng nấu gạo giã. Lúc thiếu đói 161
  7. TS. BÙI MINH ĐẠO thì muối giã với ớt. Một sổ gia đình có điều kiện hơn đã cải thiện bữa ăn bằng thịt lợn mua của tư thương đem đến. Cách chế biến thức ăn ít thay đổi. Chủ yếu vẫn là các món canh, luộc, nướng mà ít thấy rán, sào, chiên, hầm, hấp. Cơm lam nấu trong ống lồ ô đã vắng bóng do rừng ở xa. Cơm tẻ đã được nấu trong xoong nhôm. Một số ít gia đình, thường là cán bộ, có bát đũa ăn com, nhưng chi dùng khi nhà có khách, số người uống nước đun sôi chưa nhiều. Số hộ có phích đựng nước nóng còn ít. Nước lã đựng trong quả bầu khô lấy từ nguồn nước mạch lộ thiên vẫn là đồ uống phổ biến được ưa thích. Lá rừng dùng làm men làm rượu cần ngày càng khó kiếm, thay vào đó là men hoá học mua ngoài chợ. Rượu cần chủ yếu được dùng trong các đám thứ hay khi có khách quý. Thay vào đó là ruợu nấu và các loại nước uống công nghiệp như bia, nước ngọt, nước có ga đóng chai. Thuốc lá chi còn được trồng rất ít do nương rẫy ngày càng bị thay thế bởi các hình thức trồng trọt mới. Trong khi người già còn hút thuốc lá tự trồng bằng tẩu thì đa số lớp trung niên và thanh niên đã chuyển sang hút thuốc lá đầu lọc mua từ các quán dịch vụ. Tín ngưỡng đa thần còn đậm nét ờ lớp người già nhưng đã phai nhạt dần ở lớp người trẻ. Chi còn một số người già tiến hành các lễ cúng rẫy và tin vào các kiêng kỵ nương rẫy. Lòng tin và sự thờ cúng với thần lúa và các nhiên thần giảm đi. Lễ đâm trâu cộng đồng truyền thống hầu như ít thấy. Thay thế vào đó là lễ đâm trâu vì những lý do mới như mừng tết nguyên đán, khánh thành buôn làng, đường giao thông, trường học, nhà rông mới. Bảng 40 sau đây về biến đổi dân ca, dân vũ, dân nhạc của một số dân tộc cho ý niệm về thực tế trên. 162
  8. Thực trạng phát triển cá c dân tộc Trung Bộ. Bảng 41. M ức độ biến đổi và mai m ột m ột số giá tri văn hoá truyền thống ở 7 dân tộc Tình hình Văn hoá biến đổi, mai một Dân tộc truyền thống Giữ ít Mất nguyên đi đi Kinh Dân ca Bài chòi, sắc bùa, giao duyên X Dân nhạc Đàn, sáo, nhị, trống X Dân vũ - - - - Lễ hội, Thờ thần hoàng, thờ cá ỏng, X lễ thức đua thuyền, xuống đồng, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Phật Đản, Trung Thu, Chứt Dân ca Kò tom - kà lênh X Dân nhạc Đàn, sáo, tù và, chiêng X Dân vũ Kà tom - kà lênh X Lễ hội Lễ hội mừng lúa mới X Cơ Tu Dân ca Buôn ca coong ya dinh, broach X p ơ ro ma. Dân nhạc Anuốt, apen, kơ dòn, tăm pre, X cồng chiêng Dân vũ y a ya (múa trâu), tung lung X 163
  9. TS. BÙI MINII DẠO Lc hội Mừng được mùa, khánh X thành nhà gươl Chäm Dân ca Giao duycn, than thở, ru con X Dân nhạc đàn paranưng, kèn xararai, X nhị pli, Dân vũ rô tarif’, chà rà, ngụ dâu X Le hội Ka Tẽ, Cha Bur, rỏ Tang Gia, X Chà Và, Pô Nai Tang Gia, Pô Klong Sal, Chang Kal. .. nhập kút, khai thông thuỳ lợi, gieo tria, mừng lúa mới Raglai Dân ca - - - - Dân nhạc Mã la, đàn đá, kèn bầu, X kèn môi Dân vũ - - - - Lễ hội Cầu mùa, bỏ mả X Ba Na Dân ca Hát giao duyên, đồng dao, - X than thở Dân nhạc Cồng chiêng, tơ rưng, đàn X klong pút, sáo, tìu và, kèn Dân vũ Bỏ mả, đâm trâu, mừng dược - X mùa, mừng chiến thẳng, lên nhà rô n g m ớ i Le hội Cầu mùa, bỏ mả, mừng được X mùa, cũng máng nước 164
  10. ílìự c Ir.iniỊ I>lhìl tricn
  11. TS. Bin MINH ĐẠO xem là 0%. Tý lệ chủ hộ đọc sách báo hàng ngày là 6%, một tuần một lần là 4%, một tháng vài lần là 6%, một năm vài lần là 8% và không bao giờ đọc là 77%. Tỷ lệ chủ hộ xem phim một tháng vài lần là 0,7%, một năm vài lần là 17% và không bao giờ đọc là 82%. Tỷ lệ chù hộ xem biểu diễn văn nghệ một tháng vài lần là 1%, một năm vài lần là 28% và không bao giờ xem là 71%. Sự biến đổi văn hoá truyền thống dân tộc Kinh không giống nhau giữa các làng. Tài liệu phỏng vấn sâu cho biết, tại thôn Đông, người dân trong thôn xem tivi hàng ngày, một số nghe đài mỗi tuần vài lần, cán bộ thôn xem báo mỗi tuần vài lần, người dân xem phim và xem văn nghệ công cộng mỗi năm vài lần, trong thôn không có đình chùa, người dân không theo tôn giáo nào, kể cả đạo Phật; tại thôn Mai Xá Chánh, một số giá trị văn hoá truyền thống sau khi mai một trong thập niên 70, 80 cùa thế kỷ XX được khôi phục lại như lễ hội tại đình làng, lễ chùa, hát bài chòi, lễ Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Phật Đản, Trung Thu; trong khi đó, giống như ở thôn Đông, tại thôn 6, hầu hết các giá trị văn hoá truyền thống đã mai một khó có điều kiện phục hồi, trừ lễ hội đua thuyền hàng năm. 1.4. T ác đ ộ n g củ a văn hoá truyền th ốn g đ ến phát triển ở các dân tộc th iểu số m iền núi Trừ người Kinh và người Chăm, ở Trung Bộ hiện có 24 dân tộc thiểu số cư trú dọc Trường Sơn và miền núi giáp Tây Nguyên, dân số đông và vai trò quan trọng là các dân tộc Thái, Hmông, Khơ Mủ, Chứt, Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Co, Cơ Tu, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Ê Đê, Raglai và Cơ Ho. Tuy có khác nhau về trình độ 165
  12. Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ.. phát triển kinh tế - xã hội tự thân, nhưng các dân tộc thiểu số miền núi Trung Bộ có chung những trở lực văn hoá truyền thống' đến tiến trình phát triển hiện nay. Ờ đây trình bày và phân tích một số trở lực chính trong rất nhiều các trờ lực trên ba lĩnh vực của văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số miền núi là văn hoá mưu sinh, vãn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. Trong lĩnh vực văn hoả mưu sinh. Người dân các dân tộc thiểu số miền núi Trung Bộ vốn lấy canh tác nương rẫy làm sinh kế chính. Do những đặc thù riêng, canh tác nương rẫy mang tính chất quảng canh, du canh, nhiều khi du cư, phụ thuộc rừng, phụ thuộc tự nhiên, ít đòi hỏi cải tiếri kỹ thuật và năng suất thấp, bấp bênh. Điều đó mâu thuẫn với nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại là định canh, thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật và năng suất cao, ổn định. Nương rẫy chi canh tác một vụ vào mùa mưa, mùa khô là mùa nông nhàn, người dân nghỉ sản xuất và tập trung vào các sinh hoạt văn hoá như vui chơi lễ hội, cưới xin, thăm thân hoặc tiến hành các hoạt động phi nông nghiệp như làm nhà, săn bắn, đánh cá, đan lát, dệt vải.». Điều này mâu thuẫn với nhịp sống nông nghiệp ruộng nước, cây công nghiệp thâm canh, tăng vụ, định canh quanh năm hiện nay. Chăn nuôi gia súc và gia cầm giống địa phương vốn theo phương thức thả rông nửa chăm sóc và mục đích cúng lễ là chính đã và đang mâu thuẫn với chăn nuôi giống mới, nhốt chuồng, chăm sóc và nhằm mục đích hàng hoá hiện nay. Nghề thủ công quy mô gia đình với các nghề đan lát, dệt vải và rèn thủ công, năng suất thấp, tự cấp tự túc trong gia đình mâu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng loạt 1. Văn hoá truyền thống ở mục này được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm văn hoá mưu sinh, văn hoá xã hội, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. 167
  13. 'r e . BÙI MINH ĐẠO và nhàm mục đích hàng hoá hiện nay. Trao đôi vẫn theo phương thức vật đổi vật, không thông qua đồng tiền, chưa xuất hiện hàng hoá và tích lũy hàng hoá, không có khái niệm hàng hoá và về mặt phong tục tâm lý không hoan nghênh trao đổi mang tính hàng hoá. Khai thác các nguồn lợi tự nhiên săn bắn, săn bắt, đánh cá, hái lượm rau măng củ quả có vai trò quan trọng và cung cấp hầu hết nhu yếu phẩm hàng ngày, tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ và lệ thuôc vào rừng, mâu thuẫn với yêu cầu bào vệ rừng và tự chủ trong sàn xuất mưu sinh hiện nay. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng tiếp tục bị xâm hại trong những thập niên qua. Nói cách khác, khai thác nguồn lợi tự nhiên phát triển dẫn đến thụ động, trông chờ, ỷ lại vào tự nhiên. Bản thân kinh tế khai thác nguồn lợi mang tính chiếm đoạt, không tái tạo, không bồi dưỡng nên trong điều kiện mới không phù hợp và khó đi vào kinh tế rừng kinh doanh. Lao động trong xã hội truyền thống hoàn toàn là lao động cơ bắp, dựa vào tri thức bản địa, trao truyền, bắt chước, mâu thuẫn với nhu cầu lao động trí óc và tri thức công nghệ hiện nay. Cùng với đó là những thói quen cố hữu cản trờ phát triển trong điều kiện mới, tồn tại ở các cư dân mà sinh kế chính là canh tác nương rẫy như ngại áp dụng khoa học kỹ thuật mới, sản xuất không hạch toán, chi tiêu lãng phí, tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại vào tự nhiên, không muốn thay đổi cung cách làm ăn... Một cách tổng quan, nền kinh tế tuy đa dạng, phong phú và chuyển sang kinh tế sản xuất là chính nhưng vẫn là kinh tế tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên và xa lạ vói công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong lĩnh vực văn hoá xã hội. Ý thức cộng đồng làng mạnh mẽ, thủ tiêu sáng tạo và năng động cá nhân, làm lu mờ ý thức quốc 168
  14. Thực Ir.ing phílt trien cắc dân lộc Trung Bộ. gia. Tư tường phân phối hình quân nguyên tliuỳ, trong dó, người giàu không phấn khời, người nghèo không huồn phiền, tâm lý giàu nghèo không do con người quyết định mà do thần linh chi phối. Đó là thói quen sống và xử thế theo luật tục, theo thiết chế tự quản làng của xã hội tiền giai cấp, tôn trọng các giá trị cộng đồng, tôn trọng người có uy tín trong xã hội cũ, không thích sống theo luật pháp, theo thể chế chính trị mới của xã hội có giai cấp, không tin tưởng cán bộ cùa che độ mới. Tư duy cụ thể đậm nét, tư duy trừu tượng kém, dễ theo tôn giáo bên ngoài vào. Tư tường và tâm lý bình đẳng nguyên thuỷ dẫn đến không kích thích làm giàu. Sở hữu đất đai tập thể buôn làng mâu thuẫn với sở hữu đất đai toàn dân. Tâm lý sống hôm nay không lo ngày mai, dựa vào nguồn lợi từ rừng, nên chi tiêu không tính toán, là nguyên nhân dẫn đến gặp khi đói không lo, gặp khi no không mừng, cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Sự tồn tại của gia đình lớn gồm nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà dẫn đến thủ tiêu năng động kinh tế. Tập quán nội hôn dân tộc và nội hôn trong từng làng dẫn đến buộc phải thực hiện các hình thức hôn nhân cận huyết. Tập quán sinh nhiều con để có nhiều lao động làm nương rẫy cùng các phong tục tập quán ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, nòi giống và vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các hủ tục trong tang ma như để người chết nhiều ngày trong nhà, khi đang mùa gặt mà có người chết thì phải để trong nhà đến khi cả làng gặt xong mới đưa ra nghĩa địa. Trong vệ sinh ăn ở, vẫn còn tình trạng uổng nước lã, ăn gỏi, ăn bốc. Trong chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em, bất bình đẳng về giới trong kinh tế, trong sản xuất và trong đời sống xã hội mà phần thua thiệt luôn luôn thuộc về người phụ nữ... 169
  15. TS. BÙI MINH ĐẠO Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần. Văn hoá truyền thống tồn tại trên cơ sở nương rẫy và không gian rừng nên dễ bị tổn thương khi nương rẫy và rừng không còn điều kiện tồn tại. Ảnh hưởng tín ngưỡng vật linh giáo hay đa thần giáo của xã hội tiền giai cấp còn nặng nề, mà những biểu hiện là tâm lý thụ động trước tự nhiên, thụ động trong sản xuất và đời sống, trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào thần linh, vào các lực lượng siêu nhiên, là sự tồn tại của một số tập quán tốn kém về kinh tế trong ma chay, cưới xin, làm nhà trong khi thu nhập và đời sống vật chất còn khó khăn, thiếu đói... 2. THỰC TRẠNG TÔN GIÁO Thực trạng tôn giáo, tín ngưỡng ở các dân tộc Trung Bộ tương đối phức tạp và đa dạng. Do ảnh hưởng bên ngoài vào, hiện đang tồn tại một số tôn giáo ở một số dân tộc như đạo Phật, đạo Thiên Chúa ở người Kinh, đạo Bà la môn, đạo Hồi ờ dân tộc Chăm và đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa ở các dân tộc miền núi giáp Tây Nguyên như Ba Na, Ê Đê, Cơ Ho... Các dân tộc vùng Trường Sơn như Chứt, Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co, Hrê, Xơ Đăng... vẫn theo tín ngưỡng đa thần truyền thống. Trong các tôn giáo, tín ngưỡng hiện tại ở các dân tộc Trung Bộ, vấn đề cần lưu ý là tôn giáo vùng người Chăm và tôn giáo vùng các dân tộc miền núi giáp Tây Nguyên. 2.1. T ôn giáo ở dân tộc C hăm Nhìn tổng quan, trong hom 20 dân tộc Trung Bộ, dân tộc Kinh theo các tôn giáo như đạo Phật, đạo Thiên chúa; các dân tộc tại chồ vùng Trường Sơn theo tín ngưỡng đa thần truyền thống, một 17Q
  16. Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ.. bộ phận của một số dân tộc vùng miền núi giáp Tây Nguyên theo đạo Tin Lành, còn dân tộc Chăm thi tuỳ từng địa phương mà theo các tôn giáo khác nhau. Như đã trình bày, ở Trung Bộ, dân tộc Chăm có 127.535 người. Do các yếu tố lịch sử, tôn giáo cùa người Chăm rất phức tạp. Nhìn dưới góc độ tôn giáo, có thể chia cộng đồng dân tộc Chăm vùng Trung Bộ thành 5 nhóm. Nhóm 1: Chăm Bà la môn, cư trú ở hai tinh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng số 51.800 giáo dân, trong đó Ninh Thuận 37.800 người, Bình Thuận 14.000 người. Nhóm 2: Chăm Hồi giáo Bà Ni, cũng cư trú ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng số 40.200 giáo dân, trong đó Ninh Thuận 23.200 người, Bình Thuận 17.000 người. Nhóm 3: Chăm Hồi giáo Islam, khoảng 2.000 giáo dân, cư trú tập trung tại 4 thôn Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 4 của xã Phước Nam và 2 thôn An Nhom, Phước Nhơn, xã Xuân Hải, đều thuộc huyện Ninh Phước, tinh Ninh Thuận. Nhóm 4: Chăm Tin Lành, hiện có khoảng 700 giáo dân, tập trung ở một số làng cùa huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nhóm 5: Chăm tín ngưỡng đa thần, cũng là Chăm thuộc nhóm Hroi, hiện có khoảng 21.000 người, cư trú tại miền núi ba tinh Phú Yên (16.300 người), Bình Định (4.500 người) và Khánh Hoà (200 người). Để có cái nhìn cụ thể, mục này trình bày thực trạng tôn giáo năm 2008 ờ xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận - một xã người Chăm có sự hiện diện cả bốn tôn giáo Bà la môn, Bà Ni, Islam và Tin Lành. Phước Nam là xã đồng bằng, nằm ở trung tâm huyện Ninh Phước, có quốc lộ 1 chạy qua theo hướng bắc nam chia đôi xã. Ranh giới hành chính phía bắc giáp thị trấn Phước Dân, phía nam xã 171
  17. I'S. HI 1 MINI I DẠ O 1 Phước Minh, phía dông giáp xã Phước Dinh, phía tây giáp hai xã Phước Hà và Nhị Hà. Năm 2008, xã có 8 thôn là Nho Lâm, Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 4, Phước Lập, Hiếu Thiện và Vụ Bồn. Do quá trình chia tách hành chính, den tháng 6 năm 2007, xã gồm 11 thôn là Nho Lâm, Tân Lâm (tách ra từ thôn Nho Lâm), Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 4, Phước Lập, Hiếu Thiện, Thiện Dức (tách ra từ thôn Iỉiếu Thiện), Vụ Bổn và Tân Bổn (tách ra từ thôn Vụ Bổn), với tổng dân số 3.065 hộ, 17.583 khẩu, bao gồm 2 dân tộc: Kinh 969 hộ, 5286 khẩu, chiếm trên 30% dân số, chù yếu cư trú ở 4 thôn Nho Lâm, Tân Lâm, Thiện Dức và Tân Bổn; Chăm 2096 hộ, 12.297 khẩu, chiếm gần 70% dân số, cư trú ở 7 thôn Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 4, Phước Lập, Hiếu Thiện và Vụ Bổn. Người Chăm và người Kinh trong xã có quá trình cộng cư, xen cư và chung lung đấu cật xây dựng cuộc sống từ nhiều đời. Lịch sừ thành lập và phát triển hai làng Hiếu Thiện và Phước Lập, cho thấy điều đó. Làng Hiếu Thiện trước đây là làng Cù Lao, toàn bộ là người Chăm, nằm cách làng hiện tại chùng 8km về phía tây. Khoảng 50 năm về trước, làng chuyển về địa điểm hiện tại, vẫn có tên là làng Cù Lao, có sự cộng cư cùa khoảng 10 hộ Kinh, về sau, người Kinh từ các nơi khác đến xin nhập cư ngày càng đông, làng đổi tên thành Hiếu Thiện và dân số người Kinh tăng dần lên 206 hộ, 1.044 khẩu bên cạnh 119 hộ, 731 khẩu người Chăm như trước khi chia tách Hiếu Thiện thành hai làng Hiếu Thiện của người Chăm và Thiện Đức cùa người Kinh năm 2007. Làng Phước Lập vốn từ 2 làng Chăm nhập lại và chuyển đến Phước Nam vào năm 1955 là làng Nghĩa Lập (tên Chăm là làng Ea Mgú) và làng Phước Tường, trước đây đều thuộc tổng 172
  18. 7hực Irnng Ị)h,íl tricin C 'ÍC dân lộc Trung Bộ.. An Phước. Trong những thập niên trước và sau 1975, một số hộ ngươi Kinh xin gia nhập vào làng Phước Lập. tạo thành làng xen cư Chăm - Kinh như ngày nay. Trừ làng Phước Lập do trước đây ờ sát chân núi Chà Bang nên cho đến nay vẫn chù yếu sinh sống bang canh tác nương rẫy và thu hái nguồn lợi tự nhiên, 6 làng Chăm còn lại trong xã, hao gồm Hiếu Thiện, Vụ Bổn, Văn Lâm 1, Văn Làm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 4 từ xa xưa vẫn sống dựa vào canh tác ruộng nước là chính, kết hợp với chăn nuôi, nghề phụ và trao đổi. Trải qua các giai đoạn lịch sử, dưới tác dộng cùa giao lun kinh tế, văn hoá và tôn giáo với bên ngoài, den nay, hình thành trong người Chăm xã Phước Nam 4 cộng đồng tôn giáo khác nhau là Chăm Bà la môn, Chăm Hồi giáo Bà Ni, Chăm Hồi giáo Islam và Chăm Tin Lành. Trong bốn tôn giáo nói trên, Bà Ni và Islam đều có gốc là đạo Hồi từ Ả Rập du nhập vào người Chăm, nhưng đến nay đã không còn moi liên hệ, lại khác nhau nhiều về lễ nghi, tổ chức và hệ thống thờ tự. Bà Ni được du nhập sớm, là Hồi giáo đã bị bản địa hoá và không có mối liên hệ với thế giới Hồi giáo, trong khi Islam mới được du nhập, là Hồi giáo nguyên bản và có mối liên hệ với thế giới Hồi giáo. Vì thế, mặc dù Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận coi Bà Ni và Islam đều thuộc Hồi giáo thì chúng tôi coi hai bộ phận này là hai tôn giáo. Cộng đồng Chăm Bà la môn. Ở Việt Nam hiện có 30 làng Chăm theo Bà la môn, trong đó, 15 làng thuộc tình Bình Thuận và ] 5 làng thuộc tinh Ninh Thuận. Xã Phước Nam có số làng và số người Chăm theo Bà la môn chiếm 1/10 số làng và số người Chăm Bà la môn cả nước. Bà la môn là tôn giáo có nguồn gốc từ 173
  19. TS. BÙI MINH i)ẠO Án Độ, du nhập vào người Chăm từ nửa đầu thiên niên kỷ I. Hiện nay ở xã Phước Nam có 741 hộ, 4.578 người theo đạo Bà la môn, chiếm 35% số hộ và 37% số khẩu người Chăm trong xã, cư trú tập trung ờ ba thôn Hiếu Thiện (119 hộ, 731 người), Vụ Bổn (306 hộ, 1.764 người) và Phước Lập (316 hộ, 2.083 người). Cơ sở thờ tự chính của người Chăm Bà la môn trong xã là tháp Pô Rômê, nằm ở xã Hữu Đức và các đền thờ Pô Nai Tang Gia (đền Bà) ở núi Trà Bang, Pô Nai Gia Bá ở làng Từ Thiện, xã Phước Dinh, Pô Tang Pôn Giá' ở làng Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, Pô Kloong Ka s ắ t2 ở xã Phước D inh,... Ngoài ra, người Chăm Bà la môn trong xã cũng tham dự lễ cúng tại các tháp lớn trong huyện Ninh Phước và trong tinh N inh Thuận như tháp Pô Nagar ở xã Phước Hữu, tháp Pô Klong Garai ở thành phố Ninh Thuận. Tầng lớp tăng lữ Bà la môn (Paseh) có số lượng khá đông đảo, là những trí thức dân tộc, được cộng đồng trọng vọng và vì nể, làm nhiệm vụ trông nom, điều hành việc củng tế tại tháp Pô Rômê và các làng. Paseh chia thành 5 loại chức sắc là: 1) Pô Sà (sư cả), người đứng đầu trong nom việc tế tự ở tháp Pô Rômê; 2) Ôông xế (thầy xế hay sư phó), giúp việc cho sư cà; 3) ô n g Cò ke (thầy cò ke), là nhạc công đàn cò trong các lễ cúng; 4) Ôông Rỗ (thầy rỗ) là người đánh trống và hát trong lễ tế cúng, có nhiệm vụ trình diễn các bài hát và mời các thần linh về hưởng lễ; 5) Ôông Kà inh (thầy bóng) là các vũ công trong các lễ cúng tế. Theo người dân, trong 5 loại chức sắc nói trên, sư cả và thầy xế có nguồn gốc chức sắc Bà la m ôn đích thực, ba loại sau có nguồn gốc từ những người 1. Tương truyền là tướng hải quân nổi tiếng của người Chăm. 2. Tương truyền là võ quan nổi tiếng của người Chăm. 174
  20. Thực trạng phát triển các dân tộc Trung Bộ.. hành nghề thầy cúng Chăm 1. Ngoài ra, mồi làng có 1 Ông trù, làm nhiệm vụ cúng bái cho các gia đình theo phong tục cổ truyền và kết hợp với tăng lữ Bà la môn trông nom các lễ hội Katê tại làng. Katê là lễ hội lớn nhất của người Chăm Bà la môn, tổ chức vào ngày 1/7 hàng năm theo lịch Chăm (tháng 9 dương lịch), cúng thần tối cao Shiva, tổ chức tại tháp. Thứ đến là lễ Cha Bur, tổ chức vào ngày 16/9 hàng năm theo lịch Chăm (tháng 12 dương lịch), cúng nữ thần xứ sở Pô N ưga... Cộng đồng Chăm Hồi giáo Bà Ni. Người Chăm Hồi giáo Bà Ni ở xã Phước Nam có 1.002 hộ, 6.084 khẩu, chiếm gần 50% số hộ và số khẩu người Chăm trong xã, xen cư với người Chăm Islam ờ 4 thôn Văn Lâm 1, Văn Lâm 2, Văn Lâm 3, Văn Lâm 42. Cơ sở thờ tự của người Chăm Bà Ni xã Phước Nam là chùa Văn Lâm, do ông Thập Lồng trụ trì, chung cho giáo dân Chăm Bà Ni bốn thôn Văn Lâm. Tầng lớp tăng lữ Chăm Bà Ni trong người Chăm gọi là Pô char. Giống như Paseh trong Bà la môn, Pô char trong Bà Ni là những ưí thức dân tộc, được cộng đồng trọng vọng và vì nể. Nhiệm vụ của các Pô char là trông nom, điều hành việc cúng tế tại chùa Vân Lâm. Pô char chia thành 5 loại chức sắc từ cao đến thấp là: 1) Pô Grù (sư cả), người đứng đầu trông nom việc kinh kệ, tế tự của chùa hay làng; 2) I mưm (người giảng kinh và điều khiển các cuộc tế lễ), giúp việc cho Pô Grù và là người sẽ kế cận Pô Grù sau này; 3) Kho tip (người 1. Hiện nay, ở Phước Nam, chức sắc Bà la môn có 2 phó cả sư là ông Hán Đô và ông Đàng Chi, đều là người thôn Vụ Bổn, 1 thầy xế là ông Nại Trung Liêm ở thôn Vụ Bổn và 1 thầy kò ke là ông Châu Lượng ở thôn Phước Lập. Các chức sắc còn lại là người ở các xã khác trong vùng. 2. Chiếm 50% số hộ và tín đồ Chăm Bà Ni trong huyện Ninh Phước. 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2