Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung - Các giống lúa thuần Việt Nam
lượt xem 20
download
Giống lúa U 17 * NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa U 17 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR5 x [(IR 8 x 813) x (IR 1529 – 640-3-2)]. Được công nhận giống theo Quyết định số 562 NN/QĐ, ngày 12 tháng 9 năm 1988.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung - Các giống lúa thuần Việt Nam
- Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung - Các giống lúa thuần Việt Nam Giống lúa U 17 * NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa U 17 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR5 x [(IR 8 x 813) x (IR 1529 – 640-3-2)]. Được công nhận giống theo Quyết định số 562 NN/QĐ, ngày 12 tháng 9 năm 1988.
- * ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: U 17 có thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa là 150 - 155 ngày. Chiều cao cây: 110 -120 cm. Bông dài 23 – 24 cm, có từ 100 – 110 hạt chắc/bông. Hạt to hơi bầu, màu vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 6,53 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,59. Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram. Tỷ lệ gạo cao (65 – 68%). Tỷ lệ bạc bụng trung bình. Cơm ngon trung bình. Hàm lượng amylose (%): 24,2. Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 70 tạ/ha. Khả năng chống đổ tốt. Chịu chua và ngập úng khá. Chịu thâm canh khá cao.
- Là giống kháng với bệnh Bạc lá và bệnh Đạo ôn. Nhiễm vừa với bệnh Khô vằn. Nhiễm vừa đến nặng với Rầy nâu. * THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: Là giống gieo cấy thích hợp trong trà Mùa chính vụ ở miền Bắc. Có thể gieo cấy trong vụ Đông xuân và vụ Mùa ở miền Nam. Thích hợp với chân đất thịt – thịt trung bình, chân vàn trũng, trũng vừa. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 40 - 45 khóm/m2 Nhu cầu phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 9,5 - 10 tấn. - Phân đạm Ure: 240 - 270kg - Phân lân Supe: 320 - 400kg - Phân Kali: 80 - 135kg Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ rầy nâu và bệnh khô vằn.
- GIỐNG LÚA XI 23 NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa Xi 23 (BL1) được chọn lọc từ tập đoàn giống chống bạc lá của Viện Lúa quốc tế (IRRI). Được công nhận giống theo Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN, ngày 13 tháng 5 năm 1999.
- ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: Xi 23 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Đông xuân là 175 - 185 ngày, ở trà vụ Mùa là 130 – 135 ngày. Chiều cao cây: 110 - 115 cm. Sinh trưởng khoẻ, trỗ tập trung. Hạt dài, màu vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 6,46 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,80. Trọng lượng 1000 hạt: 24 - 25 gram.
- Gạo không bạc bụng. Chất lượng khá. Năng suất trung bình: 55 - 60 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 70 - 80 tạ/ha. Khả năng chịu rét, chống đổ khá. Chịu chua trũng trung bình Là giống kháng vừa với bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ bệnh Đạo ôn và Rầy nâu. Nhiễm với vừa bệnh Khô vằn. THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: Là giống gieo trồng trong vụ Xuân sớm. Mùa trung, thích hợp với chân đất vàn hơi trũng, thâm canh khá đến cao. Cấy 2 - 3 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 - 60 khóm/m2. Nhu cầu phân bón cho 1 ha:
- - Phân chuồng:10 tấn. - Phân đạm Ure: 180 - 200kg - Phân lân Supe: 350 - 400kg - Phân Kali: 100 - 120kg Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn. Giống lúa C 70 * NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa C 70 được chọn lọc từ tổ hợp lai nhập nội C671177/Milyang 23. Được công nhận giống theo Quyết định số 87 NN-KHKT/QĐ, ngày 15 tháng 2 năm 1994.
- * ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: C 70 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân chính vụ là 165-170 ngày, ở trà Mùa chính vụ là 130 – 135 ngày. Chiều cao cây: 85 - 90 cm. Phiến lá cứng, góc lá hẹp, gọn khóm, khả năng đẻ khá. Giai đoạn mạ chịu rét khá. Hạt dạng hơi bầu, vỏ mà vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 5,80 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,40. Trọng lượng 1000 hạt: 23 -24 gram. Gạo trong, cơm ngon mềm. Hàm lượng amylose (%): 24,0. Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha. Khả năng chống đổ khá. Chịu rét khá. Hạt chín có ngủ nghỉ. Là giống nhiễm nhẹ với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. Nhiễm bệnh Khô vằn. Nhiễm nhẹ đến trung bình với Rầy nâu.
- * THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: Là giống gieo cấy được cả trong trà xuân chính vụ và Mùa chính vụ, chủ yếu là Xuân chính vụ.Thích hợp với chân đất vàn, vàn trũng, đất hơi chua và thiếu lân. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 55 - 60 khóm/m2 Nhu cầu phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 8 tấn. - Phân đạm Ure: 220 - 240kg - Phân lân Supe: 350 - 400kg - Phân Kali: 100 - 120kg Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu đục thân và bệnh khô vằn. Giống lúa CR 203 * NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa CR 203 được chọn lọc từ giống nhập nội IR 8423 - 132 - 622 của IRRI.
- Được công nhận giống theo Quyết định số 10 NN-KHCN/QĐ, ngày 14 tháng 1 năm 1985. * ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: CR 203 là giống lúa có thể gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 -140 ngày, ở trà Mùa sớm là 115 - 120 ngày. Chiều cao cây: 90 - 100 cm. Bông dài 22 – 23 cm. Hạt hơi bầu, màu vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 5,84 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 2,50. Trọng lượng 1000 hạt: 22 – 23 gram. Gạo ngon, ít bạc bụng Hàm lượng amylose (%): 25,0. Năng suất trung bình: 40 - 45 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 55 - 60 tạ/ha.
- Khả năng chống đổ trung bình. Chịu rét và chịu chua kém. Chịu thâm canh trung bình. Là giống kháng tốt với Rầy nâu. Nhiễm với bệnh Khô vằn nặng. Nhiễm vừa với bệnh Đạo ôn và bệnh Bạc lá. * THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: Là giống gieo cấy được cả trong trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu. Khả năng thích ứng rộng. Thích hợp với chân đất vàn, đất cát pha, thịt nhẹ. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2 Nhu cầu phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 8 tấn. - Phân đạm Ure: 140 - 160kg - Phân lân Supe: 250 - 300kg - Phân Kali: 100 - 120kg Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và đạo ôn.
- Giống lúa IR 64 * NGUỒN GỐC XUẤT XỨ: Giống lúa I R 64 (còn gọi là OM 89) là giống được chọn lọc từ tập đoàn giống nhập nội của IRRI. Được công nhận giống theo Quyết định số 402 BNN, ngày 27 tháng 11 năm 1986. * ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC: IR 64 có thời gian sinh trưởng ở trà vụ Mùa (các tỉnh phía Nam) là 105 -110 ngày. Chiều cao cây: 95 - 105 cm. Hạt thon dài, màu vàng sáng. Chiều dài hạt trung bình: 7,19 mm. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là: 3,34. Trọng lượng 1000 hạt: 26 – 27 gram.
- Gạo trắng, không bạc bụng, cơm dẻo, ngon. Hàm lượng amilose (%): 24,4. Năng suất trung bình: 45 - 50 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 – 65 tạ/ha. Khả năng chống đổ trung bình. Chịu phèn khá. Là giống kháng cao với bệnh Đạo ôn, hơi kháng với bệnh Bạc lá. Nhiễm nhẹ với Rầy nâu. Nhiễm vừa đến nặng với bệnh Khô vằn. * THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT: Là giống gieo cấy ở trà Đông xuân sớm, vụ Hè thu ở miền Nam, vụ Xuân muộn hoặc vụ Mùa sớm ở Miềm Bắc, vụ Hè thu ở miền Trung. Thích ứng rộng, có thể gieo cấy trên chân đất phù sa cổ có Glây hoá, đất phù sa phèn nhẹ, vàn, vàn trũng (đất chua, thiếu lân, nhiễm mặn nhẹ) có độ phì không cao. Cấy 3 - 4 dảnh/khóm, mật độ cấy 44 - 50 khóm/m2 Nhu cầu phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 8 - 10 tấn. - Phân đạm Ure: 180 - 200kg - Phân lân Supe: 350 - 400kg
- - Phân Kali: 100 – 120kg Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chú ý phòng trừ bệnh khô vằn và rầy nâu. Dễ bị lép, đổ nếu bón đạm thiếu cân đối với lân và kali.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung - Các giống lúa thuần Trung Quốc
17 p | 408 | 37
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG GIỐNG LÚA LAI B - T E 1
1 p | 216 | 35
-
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng giống lúa lai Bác ưu 903 KBL
2 p | 301 | 33
-
Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung Các giống lúa lai Trung Quốc
7 p | 168 | 21
-
Giống lúa nếp N97
7 p | 489 | 15
-
Bác ưu 903 KBL – Giống lúa lai chống bạc lá vụ mùa
4 p | 147 | 14
-
Các giống lúa ở miền Bắc và miền Trung - Các giống lúa cổ truyền của Việt Nam
5 p | 133 | 13
-
Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa japonica (hạt tròn) ở miền Bắc Việt Nam
10 p | 80 | 4
-
Giống lúa 271
7 p | 93 | 3
-
Kết quả đánh giá một số giống lúa Japonica nhập nội tại tỉnh Yên Bái
6 p | 77 | 3
-
Kết quả nghiên cứu đánh giá tính kháng rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidea) đối với các giống lúa đang sản xuất tại miền Bắc
7 p | 6 | 2
-
Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá và rầy nâu của các giống lúa địa phương ở miền Bắc Việt Nam
4 p | 52 | 2
-
Xác định gen kháng bệnh bạc lá hữu hiệu phục vụ chọn tạo giống lúa các tỉnh phía Bắc
6 p | 61 | 2
-
Đánh giá khả năng thích ứng của các giống siêu lúa thuần đối với điều kiện canh tác ở vùng miền núi phía Bắc
8 p | 4 | 2
-
Xác định gen kháng bệnh bạc lá hữu hiệu phục vụ chọn tạo giống lúa cho các tỉnh phía Bắc
6 p | 32 | 1
-
Nghiên cứu khả năng kháng bệnh bạc lá của một số giống lúa địa phương ở miền Bắc Việt Nam
6 p | 75 | 1
-
Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa Đông A1
0 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn