intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống lúa lai TH5-1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

141
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc: TH5-1 là con lai F1 giữa dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân cảm ứng quang chu kỳ ngắn P5S và dòng bố R1 do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và các cộng tác viên Viện Sinh học Nông nghiệp lai tạo, chọn lọc. Giống TH5-1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc tại quyết định số 3642/QĐ-BNN-TT ngày 30/11/2006. 2. Một số đặc điểm của giống: Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 120-125 ngày; Vụ mùa: 110-115 ngày. Chiều cao cây:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống lúa lai TH5-1

  1. Giống lúa lai TH5-1
  2. 1. Nguồn gốc: TH5-1 là con lai F1 giữa dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân cảm ứng quang chu kỳ ngắn P5S và dòng bố R1 do PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và các cộng tác viên Viện Sinh học Nông nghiệp lai tạo, chọn lọc. Giống TH5 -1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc tại quyết định số 3642/QĐ-BNN-TT ngày 30/11/2006. 2. Một số đặc điểm của giống: Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 120-125 ngày; Vụ mùa: 110-115 ngày. Chiều cao cây: 100-105cm, đẻ nhánh trung bình, bản lá rộng, xanh đậm. Năng suất: 6-8tấn/ha/vụ, bông to dài, hạt nhỏ dài xếp sít, khối lượng 1.000 hạt 24-25gam. Chất gạo dài 6,2mm, hàm lượng amyloza 23-24%, prôtêin 7,8%, cơm trắng, ngon, xốp đậm. Giống chịu lạnh khá, chống đổ tốt, nhiễm nhẹ khô vằn, đạo ôn, bạc lá, chịu thâm canh. 3. Kỹ thuật gieo trồng: - Thời vụ gieo mạ: Vụ xuân gieo trà muộn gieo từ 1-20/2; Vụ mùa gieo trà mùa sớm: 25/5 -10/6 hoặc mùa trung: 15/6-5/7.
  3. - Ngâm ủ: thóc giống khô đem xử lý trừ nấm bệnh bằng nước nóng 540C, hoặc bằng các hóa chất trừ nấm, bệnh trên hạt (farizan, nước vôi trong...) Sau khi xử lý, ngâm bằng nước sạch, cứ 6 giờ thay nước ngâm 1 lần để tránh chua. Lượng hạt giống cần cho 1 sào Bắc bộ: 1kg/360m2. - Tuổi mạ: Đối với mạ được cấy khi mạ có 5-5,5 lá, đối với mạ dầy xúc, mạ sân, cấy khi mạ có 3-4 lá. - Mật độ cấy: Vụ mùa 40 khóm/m2, 2 dảnh/khóm; Vụ xuân 45 khóm/m2, 2 dảnh/khóm. - Lượng phân và loại phân bón: 5-10 tấn phân chuồng hoặc phân rác hữu cơ + phân vô cơ/ha, bón theo tỷ lệ N:P:K = 1:1:1; 1:0,7:1 hoặc 1:0,5:0,8 tùy theo từng loại đất và từng mùa vụ khác nhau; lượng phân bón vụ M ùa 90-120kgN/ha, vụ Xuân 120-150kgN/ha, nên dùng các loại phân NPK hỗn hợp, hoặc phân vi sinh. - Phương pháp bón: + Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 40-50% đạm +50% kali+ Vôi (nếu đất chua).
  4. + Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh): sau cấy 5-7 ngày (vụ Mùa), sau cấy 12-15 ngày (vụ Xuân), lượng bón 40% đạm. + Thúc lần 2 (nuôi đòng): khi lúa phân hóa đòng bước 3 (trước trỗ 18- 20 ngày), lượng bón: 10% đạm + 50% kali. Có thể phun phân qua lá sau khi trỗ xong làm tăng độ mẩy của hạt. - Chế độ nước: Khi cấy để nước nông nghiệp giúp cho thao tác cấy thuận tiện, cây nông đều. Cấy xong giữ lớp nước mặt ruộng 5-7cm cho lúa không bị héo và nhanh hồi xanh. Thời kỳ lúa đẻ nhánh rút cạn nhẹ (còn 2- 3cm nước mặt ruộng) để cho lúa đẻ mạnh. Khi đẻ đủ nhánh hữu hiệu thì rút cạn kiệt đến nẻ chân chim trong 7-10 ngày, sau đó tưới ngập 10-15 cm để lúa phân hóa đòng và trỗ bông. - Các loại sâu bệnh cần phòng trừ: bọ trĩ hay gây hại thời kỳ mạ và lúa non. Sâu cuốn lá, đục thân vào thời kỳ lúa con gái, đứng cái và bắt đầu trỗ. Bệnh bạc lá, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện vào thời kỳ đứng cái, trỗ bông và tích lũy vật chất về hạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2