intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các kiểu đo dao trên máy CNC

Chia sẻ: Lê Đức Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

184
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Các kiểu đo dao trên máy phay và máy tiện CNC sau đây. Tài liệu hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí - Chế tạo máy và những ai quan tâm đến vấn đề trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các kiểu đo dao trên máy CNC

  1. BÁO CÁO: CÁC KIỂU ĐO DAO TRÊN MÁY CNC Đối với các máy gia công sử dụng điều khiển CNC, việc ứng dụng tính năng tự động thay đổi dao cụ để thay chuyển nguyên công cắt gọt đã trở thành phổ biến và mang lại hiệu quả to lớn. Quá trình thay đổi dao từ nguyên công này sang nguyên công khác làm phát sinh sai số gia công bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng phải kể đến là việc xác định và thiết lập tham số bù kích thước hình học giữa các dao luôn có sai số nhất định, đặc biệt khi quá trình cài đặt tham số bù dao được tiến hành một cách thủ công và phụ thuộc chủ yếu vào sự chính xác trong thao tác của người vận hành. Bên cạnh đó độ mòn dao trong phạm vi cho phép không được bù kịp thời cũng làm gia tăng sai số gia công. Ngoài yếu tố về sai số kích thước gia công, quá trình xác định lượng bù dao cũng mất nhiều thời gian do đó làm giảm năng suất máy. I. ĐO DAO TIẾP XÚC. 1. Đo dao thủ công. Ưu điểm : giá thành thấp, dùng trong sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm : - Thiết bị cồng kềnh, kết quả đo thiếu chính xác - Mỗi lần thay dao phải dừng máy, tốn nhiều thời gian. 2. Đo dao tự động.   Tương tự như hệ thống sử dụng trên các máy phay CNC, khả năng lắp đặt tương thích trên hầu hết các máy tiện .
  2.  Khi máy ở trạng thái hoạt động gia công, tay đo được kéo thu về vị trí an toàn và đầu đo được bảo vệ trong vỏ che kín đảm bảo tránh nước, phoi và bụi bẩn.  Bàn máy di chuyển mang mũi dao cụ cần đo tới vị trí liền kề đầu tiếp xúc và thực hiện tiếp xúc dao theo hướng các trục tọa độ của máy. Tại mỗi vị trí tiếp xúc, đầu đo chuyển tín hiệu về bộ điều khiển để tính toán các giá trị cần thiết và cài đặt vào hệ thống  Kết thúc quá trình đo dao, bàn máy và tay đo được đưa về vị trí an toàn. Quá trình nâng hạ tay đo có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động Hình a. hình b. Hệ thống đo dao trên máy tiện Hình a Tay đo có thể tháo rời. Ưu điểm:  Kết cấu đơn giản, chiếm ít không gian.  Có thể tháo rời.  Thích hợp cho máy có không gian nhỏ hẹp. Nhược điểm: Độ chính xác thấp hơn, và mất thời gian tháo lắp. Hình b tay đo có gắn động cơ, loại tay đo có gắn động cơ có độ chính xác cao, vì được điều khiển hoàn toàn tự động, không phụ thuộc vào tay nghề người điều khiển máy.
  3. Hệ thống đo dao tiếp xúc trên máy phay Ưu nhược điểm của phương pháp đo dao tiếp xúc tự động: Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian dừng máy để thay dao mới. Kết quả đo chính xác. Khả năng lập trình nhận biết được gãy dao trong quá trình gia công và tự động dừng máy. Nhược điểm: Giá thành đầu tư ban đầu tương đối lớn. II. Đo dao không tiếp xúc. Phương pháp đo dao không tiếp xúc phổ biến nhất hiện nay là đo bằng phương pháp lazer. Thiết bị đo lazer kiểu đo động hai tần số. Hệ thống gia công tự động CNC điều khiển các chuyển động của phôi và dao cắt bằng kỹ thuật số. Độ chính xác gia công phụ thuộc vào độ chính xác điều khiển trên từng trục tọa độ dịch chuyển thẳng hoặc quay. Các sai số chế tạo và lắp ráp các bộ phận chuyển động này có thể kiểm tra bằng thiết bị đo lazer để đưa vào hiệu chỉnh bù sai số trong phần mềm điều khiển. Trong một số máy CNC chính xác cao có thể lắp trực tiếp các hệ thống bằng lazer để đạt được độ chính xác điều khiển cao nhất. Thiết bị đo trên các máy gia công thường sử dụng loại đo theo phương pháp động bằng lazer hai tần số. Các bộ phận chính của máy phát lazer: Đầu phát tia laser: phát tia laser dưới dạng đường truyền thẳng. Đầu thu tia laser: thu nhận tín hiệu truyền về hệ thống điều khiển.
  4. Bộ chuyển đổi tín hiệu và phần mềm: xử lí tín hiệu tính toán các thống số cần thiết khi đầu tia laser truyền về. Bộ điều khiển: thiết kế đưa ra thông số bù sai số. Ưu nhược điểm của đo dao không tiếp xúc bằng laser: Ưu điểm:  Rút ngắn thời gian thay dao mới.  Giảm thiểu sai sót cho người vận hành.  Tự động dừng máy và báo lỗi khi gãy dao.  Khả năng kiểm soát đường kính dao của dao có một lưỡi cắt. Nhược điểm:  Giá thành cao.  Nếu không kiểm soát hiệu quả của laser rất dễ bị ảnh hưởng của các điều kiện môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm…..) (Sưu tầm: sonspkt021292@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2