intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các kinh nghiệm nuôi cá tra thịt trắng

Chia sẻ: Do Ngoc Ngan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là đối tượng nuôi thuỷ sản nước ngọt được nuôi chủ lực của các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðây là loài cá có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nó có thể nuôi trong môi trường nước chảy (lồng, bè, đăng, quầng ) với mật độ rất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các kinh nghiệm nuôi cá tra thịt trắng

  1. Kinh nghiệm nuôi cá tra thịt trắng
  2. 1. Tiềm năng nuôi cá tra Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là đối tượng nuôi thuỷ sản nước ngọt được nuôi chủ lực của các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðây là loài cá có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nó có thể nuôi trong môi trường nước chảy (lồng, bè, đăng, quầng ) với mật độ rất cao : 100 - 150 con/m3 nước; đồng thời có thể sống trong môi trường nước tĩnh (ao, hầm, mương vườn, ruộng lúa,), năng suất nuôi có thể đạt tới 300 tấn/ha. Ðồng Tháp có diện tích mặt nước có thể đạt trên 2.000 bè nuôi cá (ba sa, tra) và đất bãi bồi 1.412 ha được phân bố ở 9 huyện, thị dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Với tiềm năng nuôi như trên, hiện nay Ðồng Tháp mới triển khai nuôi 200 bè và 300 ha diện tích đất bãi bồi thì sản lượng cá thương phẩm khoảng 72.000 tấn. Phần lớn đất đai của tỉnh Ðồng Tháp nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu với nhiều bãi bồi, ao hầm, có nguồn nước
  3. ngọt dồi dào và được nước lũ bồi bổ, nuôi dưỡng, làm sạch môi trường nên hoàn toàn có thể tin tưởng Ðồng Tháp là tỉnh có tiềm năng lớn trong việc phát triển nuôi cá tra có chất lượng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phát huy tiềm năng đó không chỉ nằm ở nuôi trồng, sản xuất mà phần quyết định chính là ở khâu thị trường tiêu thụ và năng lực chế biến xuất khẩu. Những năm qua, nghề nuôi cá tra có những bước thăng trầm, giá cả không ổn định, việc lời lỗ không quyết định ở năng suất mà quyết định do giá cả, thị trường. Rồi vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa, các đòi hỏi về kỹ thuật, về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một khắt khe hơn. Ðặc biệt các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm cá tra thịt trắng có nhu cầu ngày càng cao và là vấn đề bức xúc đối với các nhà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và người nuôi. 2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến màu thịt cá tra
  4. Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, có thể phân loại màu thịt cá tra từ cao đến thấp như sau: trắng, vàng chanh, hồng, vàng. Theo nhận định của một số nhà khoa học màu thịt cá có thể quyết định bởi 3 yếu tố : di chuyển; chế độ dinh dưỡng (thức ăn); điều kiện sống (môi trường, thời tiết, ). Trong đó, thành phần các loại thức ăn của cá có tác động rất lớn đến màu thịt của cá tra nuôi. Dù nuôi cá bất cứ ở hình thức nào (bè, ao), bất cứ môi trường nào (nước chảy, nước tĩnh) nếu sử dụng những loại thức ăn xanh (rau muống), chất kết dính (bột gòn) thì chắc chắn thịt cá sẽ có màu vàng. Một số hộ nuôi cá bè khác còn cho biết các loại thức ăn như bắp, bí đỏ, cua đồng, cũng là nguyên nhân làm cho thịt cá tra không được trắng (vàng chanh, hồng). Cùng một thành phần thức ăn (rau muống, cám tấm nấu, cá tạp xay nhuyễn) nếu được ủ lên men bằng hèm rượu sau 24h mới cho cá ăn thì thịt cá sẽ trắng đẹp do quá trình ủ lên men đã phân huỷ một số thành phần diệp lục tố trong rau muống.
  5. Còn ngược lại, nếu cho cá ăn trực tiếp không qua ủ lên men thì thịt cá sẽ có màu vàng. Trong năm 2000, cá thịt trắng bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản với giá 14.000 đ/kg trong khi cá thịt vàng bán tiêu thụ nội địa chỉ được 10.000 đ/kg. Qua đó cho thấy cá tra thịt trắng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế trong việc nuôi cá tra thương phẩm. Hộ anh Nguyễn Văn Hà ở xã Mỹ An Hưng A - huyện Lấp Vò - Ðồng Tháp thả nuôi 120.000 con cá tra trên diện tích 2.000 m2, thu hoạch được trên 100 tấn cá thương phẩm có chất lượng thịt trắng (Ðây là vụ nuôi thứ ba liên tiếp anh thu hoạch từ 100 - 120 tấn cá trong 01 vụ). Với thành phần thức ăn 45% cám chuối, 45% cá biển xay, 15% bả hèm rượu, phối thêm một ít vitamin, premix. Ngày trung bình thay nước 5 giờ (khoảng 15% nước ao). Tảo trong ao vẫn phát triển rất mạnh, độ trong thấp (
  6. vào thành phần thức ăn nuôi cá tra sẽ giúp cá có sức đề kháng tốt, ít bệnh và quan trọng hơn hết là thịt cá có màu trắng (tỉ lệ cao) và một tỉ lệ thấp vàng chanh, hồng. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, thời tiết Tổng kết các mô hình nuôi cá tra hiện nay, chúng tôi nhận thấy mỗi mô hình nuôi đều có những ưu và nhược điểm của nó, theo thứ tự như sau : - Cá nuôi ao nước tĩnh ít thay nước, hệ số thức ăn thấp, tỉ lệ sống cao, cá ít bệnh, thịt cá có màu vàng. - Cá nuôi ao bãi bồi có chế độ thay nước thường xuyên, hệ số thức ăn cao hơn, tỉ lệ sống thấp hơn, thịt cá màu trắng, vàng chanh đến hồng. - Cá nuôi bè, đăng quầng nước chảy, hệ số thức ăn cao hơn hết, tỉ lệ sống thấp nhất (chỉ đạt khoảng 70 - 75%), thịt cá trắng đẹp, tỉ lệ vàng chanh thấp. Mô hình này cá thường bị bệnh do phải phụ thuộc thường xuyên vào môi trường nước bên ngoài thay đổi.
  7. Như vậy là nếu giữ được môi trường nước trong sạch, không để tảo phát triển, có chế độ thức ăn hợp lý (nên dùng thức ăn viên công nghiệp và định kỳ dùng các sản phẩm xử lý đáy ao để giảm thiểu vấn đề thích tụ chất thải và giảm ô nhiễm nguồn nước, đáy ao). Nếu làm tốt những yêu cầu trên thì chúng ta sẽ tạo ra được sản phẩm cá tra chất lượng cao, thịt cá trắng đẹp, bán có giá hơn. Ngoài ra, cũng cần chú ý vào thời điểm nước quay (đầu tháng 5 ÂL) là lúc nước có màu đỏ son khiến cá tra nuôi bè hoặc đăng quầng bị ảnh hưởng thịt cá bị đổi màu, nếu thu hoạch lúc này thì giá bán rất thấp. Ðặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ nước sông trên 29oC và nhiệt độ nước ao nuôi trên 38oC cũng có thể làm cho màu thịt cá tra kém chất lượng. Rút được kinh nghiệm trên, trong thời gian qua ngư dân Ðồng Tháp đã thực hiện các biện pháp nuôi như sau :
  8. Về mô hình nuôi : chuyển đổi từ nuôi trong ao sang nuôi đăng quầng và nuôi trong ao ven sông để chủ động thay nước. Về thức ăn : Chuyển từ sử dụng thức ăn tự chế biến sang sử dụng thức ăn công nghiệp. Về con giống : Chuyển từ việc sử dụng con giống tự nhiên sang con giống sinh sản nhân tạo Theo Sở NN&PTNT Ðồng Tháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2