Các kỹ thuật sản xuất cá giống
lượt xem 19
download
Bài mở đầu Chương 1: Đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi chủ yếu Chương 2: Sự phát dục thành thục của tuyến sinh dục các loài cá nuôi Chương 3: Kỹ thuật nuôi vỗ thành
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các kỹ thuật sản xuất cá giống
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiểm GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ GIỐNG (MSMH TS 469) Cần Thơ -2004
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THUỶ SẢN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc **************** ************** BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN GIÁO TRÌNH - NĂM 2004 Tên giáo trình: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ- MS. TS 469 Người biên soạn: TS. Nguyễn Văn Kiểm I-HÌNH THỨC. 1.Về hình thức Giáo trình bao gồm 75 trang và được chia thành mở đầu và hai phần mỗi phần được chia ra các chương theo từng nội dung. Phần 1. Cơ sở sinh vật học của sự sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. bao gồm 3 chương Phần 2. Kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ương nuôi một số loài cá kinh tế ở ĐBSCL bao gồm 4 chương. Kết cấu một giáo trình như vậy là hợp lý đảm bảo được tính logic cuả nội dung môn học Nếu dựa theo quy định của nhà trường mỗi đơn vị học trình 15-18 trang thì giáo trình này vượt khoảng 30 trang (môn học có 3 đơn vị học trình) 2. Hành văn: Giáo trình được đánh trên máy vi tính sạch sẽ, hành văn trôi chảy, các trang được đánh số đầy đủ, rõ ràng II. NỘI DUNG Mở đầu (4 trang) Phần này tác giả đã khái quát được quá trình phát triển của kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ở trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên ở nội dung này tác giả trình bày chi tiết quá nên mang sắc thái của cách viết “tổng quan”. Phần 1. Cơ sở sinh vật học của sự sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi (44 trang). Phần này chia thành nhiều đề mục cụ thể như sau: Chương 1:Đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi. Tác giả đã trình bày được những đặc điểm sinh học cơ bản của một số loài cá nuôi, đó là điều cần thiết. Theo tôi chương này trình bày như vậy là đủ lượng thôn gtin cần thiết ví ở một số môn học khác cũng đã giới thiệu nội dung này.
- Chương 2: Sinh học sinh sản một số loài cá nuôi Tác giả tập trung vào việc trình bày về đặc điểm thành thục sinh dục cá đực và cá cái. Đây là nội dung khá quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành nuôi Thuỷ sản. Các đề mục trong nội dung này trình bày đầy đủ, chi tiết từ sự phát triển tế bào sinh dục đến sự thoái hoá tế bào sinh dục. Với cách trình bày trong giáo trình sẽ giúp sinh viên dễ dàng nhận dạng tế bào sinh dục ở những giai đoạn phát triển khác nhau và có thể ứng dụng vào thực tế tốt hơn. Chương 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục của cá Ở nội dung này trình bày đầy đủ, có bổ xung thêm một số kết quả nghiên cứu mới về kích tố. Chính các trình bày chi tiết như vậy có thể vượt quá trình độ của sinh viên Theo tôi, nội dung này trình bày gọn hơn sẽ giúp cho sinh viên dễ hiểu hơn. Riêng nội dung ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự thành thục của cá đã được trình bày đầy đủ, đó là điều cần thiết. Ngoài ra tác giả trình bày khá chi tiết cơ chế chín trứng, rụng trứng cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình này. Ở đây tác giả tỏ ra khá chắc tay khi viết nội dung này vì theo tôi biết ở môn học sinh lý cá cũng có một nôi dung nói về sinh lý sinh sản, nhưng cách giài thích chưa toàn diện. Nhìn chung ở phần 1 tác giả đã cố gắng nêu được những vấn đề rất cơ bản của môn học kỹ thuật đó là nhửng nguyên lý, quy luật thành thục sinh dục cùng với những vấn đề liên quan khác. Phần 2. Kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ương nuôi một số loài cá Chương 1. của phần Kỹ thuật nuôi vỗ và kích thích một số loài cá sinh sản . Ở chương này tác giả trình bày những vấn đề cơ bản cuả quy trình nuôi vỗ, kích thích sinh sản thành những đề mục lớn. Với cách trình bày như vậy đã khắc phục được sự rời rạc của từng biện pháp kỹ thuật cụ thể và cũng giúp sinh viên thấy được sự logic của vấn đề trong một quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh. Chương 2. Kích thích cá sinh sản Tác giả đã đi sâu vào việc mô tả, phân tích các đặc điểm thành thục của cá và có sự so sánh mối liên hệ giữa đặc điểm bên ngoài, bên trong của cá thành thục. Đây là nội dung rất thiết thực của giáo trình và có ảnh hưởng rất rõ đối với sinh viên mới ra trường khi được phân công làm chuyên môn. Chương 3. Những vấn đề cơ bản khi ương cá giống Tương tự như chương 2, các nội dung chi tiết của kỹ thuật ương cá được trình bày thành những tiêu đề lớn hơn, từ đó cho thấy những biện pháp kỹ thuật cần phải được thực hiện liên hoàn thì khi ương cá mới đạt kết quả cao. Tuy nhiên ở chương này, tác giả cũng đã trình bày biện pháp kỹ thuật cụ thể ương một số loài cá mà hiện nay đối tượng này đang phát triển mạnh ở ĐBSCL.
- Chương 4. Vận chuyển cá Chương này trình bày những nguyên lý chung khi vận chuyển cá và một số biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao tỷ lệ cá sống khi vận chuyển. Nhìn chung ở mức độ đại học trình bày như vậy là tốt. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Đánh giá chung. Giáo trình sản xuất cá giống được biên soạn khá đầy đủ và chi tiết. Những nội dung trình bày đảm bảo được tính logic, khoa học và mang tính chất cơ bản của môn học chuyên ngành. Ngoài ra giáo trình đảm bảo được tính thực tiễn của môn học. Nhìn chung giáo trình có giá trị giảng tốt về mặt lý thuyết và có giá trị tham khảo tốt không những cho sinh viên chuyên ngành thuỷ sản mà cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ làm công tác nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương. Tác giả đã tiếp thu những góp ý ở lần thứ nhất và đã kết cấu lại giáo trình hợp lý hơn. 2. Đề nghị: - Riêng về số trang vượt so với quy định (khoảng 30 trang) không cần thiết phải cắt bớt vì giáo trình không chỉ dùng để giảng dạy trên lớp mà sinh viên còn dùng để làm tài liệu tham khảo. Nhất là trong điều kiện hiện nay, chúng ta không có những tài liệu viết chuyên về một lĩnh vực sinh sản cá một cách đầy đủ như một giáo trình. Nếu được, chỉ có thể lược bỏ những nội dung viết sâu về kích tố (những nội dung này có thể sinh viên được học ở cao học). - Đề nghị hội đồng thông qua giáo trình và đề nghị phòng giáo vụ xúc tiến việc phổ biến giáo trình cho sinh viên ngành Thuỷ sản làm tài liệu tham khảo. Cần Thơ, ngày 20 tháng 2 năm 2005 Cán bộ đọc phản biện Phạm Minh Thành
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THỦY SẢN Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc ***************** BẢN NHẬN XÉT GIÁO TRÌNH NĂM 2004 Tên giáo trình: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁ GIỐNG Mã số môn học: TS 469 Người biện soạn: TS. Nguyễn Văn Kiểm I. Hình Thức: Giáo trình có hai phần chia 7 chương với tổng cộng 81 trang không kể phẩn phụ lục và tài liệu tham khảo, trong đó có 9 biểu bảng số liệu và 4 sơ đồ minh họa cho sự phát triển của tuyến sinh dục cá và cơ chế tác động của kích dục tố. Giáo tình được trình bày rõ ràng, dễ hiểu với bố cục chặt chẽ và khoa học giúp người đọc tiếp thu dễ dàng các kiến thức từ các cơ sở khoa học đến các ứng dụng trong thực tiễn. Với hơn 80 trang, giáo trình đã thỏa mãn được yêu cầu cơ bản của môn học 3 tín chỉ. Tuy nhiên, một vài điểm cần điều chỉnh để giáo trình hòan thiện hơn: Chỉnh sửa các lỗi đánh máy (lỗi chính tả) Phần phụ lục: một số tiêu đề, số trang chưa đúng với phần nôi dung. II. NỘI DUNG Giáo trình đã trình bày một các chi tiết các cơ sở khoa học và các biện pháp kỹ thuật cơ bản của nghề sản xuất cá giống nước ngọt. Với việc cập nhật thông tin khoa học, các kết quả nghiên cứu trong thhực tế sản xuất, giáo trình đã cung cấp những kiến thức khoa học rất quan trọng và rất hữu ích cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản trong nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế sau này. Nội dung cụ thể của các chương bao gồm: - Phần mở đầu: gồm 4 trang. Nêu lên nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của môn học. Khái quát khá đầy đủ về lịch sử phát triển của nghề nuôi cá và sản xuất giống cá trên thế giới và trong nước Phần 1. Cơ sở sinh vật học của sự sinh sản nhân tạo các lòai cá nuôi. Có 3 chương - Chương 1: Một số đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi (11 trang). Khái quát các đặc điểm sinh học như hình thái, phân bố, đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của một số loài cá nuôi quan trọng.
- - Chương 2: Sinh học và sinh sản một số loài cá nuôi (12 trang) nêu lân đác đặc điểm thành htục sinh dục của cá, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục và thang bậc phân chia các giai đọan thành của tuyến sinh dục đực và cái. - Chương 3: Các ýêu tố ảnh hưởng đấn sự thành thục của cá (25 trang) bao gồm (i) các yếu tố nội tiết (hệ thống tuyến nôi tiết của tuyến yên và các tuyến nội tiết khác, cac steroid của tuyến sinh dục của tuyến sinh dục, cơ chế phóng thích và ức chế sự tiết hormon sinh dục) và các yếu tố môi trường (yếu tố dinh dưỡng, thủy lý, thủy hóa); (ii) cơ chế điều khiển quá trình chín và rụng trứng của hormon; (iii) các giai đoạn phát tiển phôi và hậu phôi và các tác nhân ảnh hưởng đấn sự phát triển này. Phần 2: Kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ương nuôi một số lòai cá kinh tế ở ĐBSCL. Gồm có 4 chương: - Chương 1: Nguyên tắc chung của biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ (6 trang) cung cấp những kiến thức cơ bản của các biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ. - Chương 2: Kích thích cá sinh sản (9 trang). Chương này cung cá6p cho sinh viên những kiến thức quan trọng về sinh sản nhân tạo các loài cá bao gồm đánh giá sự thành thục của cá, phương pháp sử dụng hormon để kích thích cá sinh sản và phưong pháp ấp trứng cá. - Chương 3: Những vấn đề kỹ thuật cơ bản khi ương cá con (8 trang). Nôi dung bao gồm các vấn đề kỹ thuật cơ bản của việc ương nuôi cá giống từ tập tính của cá con cho đến biện pháp kỹ thuật ương cá. - Chương 4: Vận chuyển cá (6 trang).Với các nội dung về cơ quan hô hấp của cá, các yếu tố ảnh hưởng đến cá khi vận chuyển, các giải pháp nâng cao tỷ lệ sống khi vận chuyển cá và một số phương pháp cụ thể cho vận chuyển cá. Tuy nhiên, để nội dung giáo trình hòan chỉnh hơn. đề nghị tác giả điều chỉnh nôi dung sau: - Tiêu đề của chương 3 (phần 1): nên điều chỉnh lại là “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản của cá” vì phần này bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đấn sự thành thụcc của cá, cơ chế điều khiển sự chính trứng và rụng trứng, sự phát triển phôi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển phôi. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ. 1. Đánh giá chung Giáo trình được biên soạn công phu với số lượng lớn kiến thức cơ bản, các nguyên lý ứng dụng vá các ứng dụng cụ thể trong nghề sản xuất giống cá nước ngọt đặc biệt là ứng dụng thực tế ở ĐBSCL. Đây là một giáo trình quan trọng phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và ứng dụng cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản và một số ngành liên quan như Bệnh học thủy sản, Quản lý nghề cá, Nông học. Ngoài ra, giáo trình này
- còn là tài liệu tham khảo rất tốt cho cán bộ nghiên cứu về thủy sản ở các Viện, Trường và các địa phương nhất là các tỉnh ĐBSCL. 2. Đề nghị Đồng ý thông qua hội đồng nghiệm thu giáo trình của khoa và đề nghị phòng giáo vụ xúc tiến việc in ấn làm tài liệu học tập phổ biến cho sinh viên ngành Thủy sản hoặc các ngành có liên quan. Cần thơ, ngày 23 tháng 02 năm 2005 Cán bộ phản biện Phạm Thanh Liêm
- 1 MỞ ÐẦU I. Ðối tượng và nhiệm vụ của môn học sản xuất cá giống. Môn học “Kỹ thuật sản xuất giống cá” là một bộ phận của môn học “Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt”, lấy các loài cá có giá trị kinh tế cao làm đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của nó là đưa ra những quy trình sản xuất ngày càng tiên tiến để chủ động về thời gian, số lượng cá giống cung cấp cho người nuôi. Trong nghề nuôi cá thì việc tạo ra chất lượng giống cao là biện pháp hàng đầu. Giống cá có đủ phẩm chất tốt mới tận dụng được các loại hình vực nước, mới nuôi thâm canh và tăng sản lượng cá nuôi. Môn học này tuy là một bộ phận của môn học kỹ thuật nhưng muốn có kiến thức vững chắc về nó phải hiểu biết về sinh học, sinh thái các loài cá nuôi, về khí tượng thuỷ văn, phải hiểu biết về nội tiết tố, tổ chức phôi và di truyền học...Tóm lại người làm công tác sản xuất cá giống phải có kiến thức sâu rộng về ngành của mình và một số ngành liên quan khác. II. Lịch sử sản xuất cá giống. Nghề nuôi cá đã có từ thời văn minh cổ. Theo sử sách, nghề nuôi cá bắt đầu ở Trung Quốc từ 3500 năm trước công nguyên (TCN). TCN 2000 năm, dân vùng Sumer (nam Babylon - thuộc Iraq ngày nay) đã biết nuôi cá thịt trong ao. Năm 1800 TCN, vua Ai cập là Maeris đã nuôi được 20 loài cá trong ao để giải trí. Ở Trung quốc, khoảng 1000 năm TCN, đời nhà Ân đã biết nuôi cá. Năm 475 TCN, Phạm Lãi (Fan Li) - một đại thần nước Việt có viết cuốn “phép nuôi cá”, trong đó mô tả cách cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao. Ông viết: “Ao rộng 6 mẫu (1 mẫu Trung Quốc bằng 1/15ha) chia làm 9 ô, thả nhiều cỏ nước, bắt 20 con cá chửa, dài khoảng 6 thước, 4 con đực dài 3 thước, ngày 7 tháng 2 cho nước vào, để yên tĩnh cá sẽ sinh con”. Ðó là tài liệu hướng dẫn đầu tiên về sản xuất cá giống. Mãi đến thế kỷ XIX, Mongudri (1854) mới công bố thí nghiệm của tu sĩ người Pháp là Penshon thực hiện từ năm 1420. Penshon đã làm những máng ấp trứng đơn giản, đáy rải một lớp cát khô, thành máng làm bằng lau, sậy, cành liễu. Sau đó thả trứng cá hồi đã thụ tinh và đặt ở nơi nước chảy, trứng cá phát triển tốt, nở thành cá bột. Có thể nói đó là công trình ấp trứng cá đầu tiên trên thế giới. Trong nửa đầu thế kỷ XVIII, người ta còn hoài nghi về sự thụ tinh ngoài của cá kể cả Linne (nhà tự nhiên học nổi tiếng). Họ cho rằng cá đực phóng tinh ra ngoài và cá cái hút tinh dịch vào và quá trình thụ tinh xảy ra trong cơ thể cá cái.
- 2 Năm 1763 và 1765, Iacobi (một người Ðức) đã thông báo phát minh về thụ tinh nhân tạo trứng cá Hồi. Ông đã quan sát sự sinh sản của Hồi ở tự nhiên và lặp lại trong phòng thí nghiệm. Ông đã vuốt trứng cá của Hồi vào chậu đựng nước, sau đó vuốt tinh dịch vào tới mức vừa cho đủ đục. Ông cũng đã làm như vậy đối với cá khác. Trong tất cả các trường hợp, trứng đều thụ tinh và phát triển tốt. Phương pháp do Iacobi phát minh ra gọi là phương pháp thụ tinh ướt (trứng và tinh trùng gặp nhau trong nước). Thí nghiệm của Iacobi đã chứng minh rõ ràng sự thụ tinh ngoài của cá. Năm 1854, Vraskii (người Nga) đã lặp lại các thí nghiệm của Remi & Jean trên cá Rutilus rutilus và ông cho thấy rằng phương pháp thụ tinh ướt đã cho tỷ lệ thụ tinh thấp (10-20%). Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng, ngay sau khi tiếp xúc với nước, trứng và tinh trùng hoạt hoá và nhanh chóng mất khả năng thụ tinh. Cuối cùng ông đã phát minh ra phương pháp thụ tinh khô (phương pháp này trứng thụ tinh đến 90%). Thực chất của phương pháp này là trứng và tinh trùng gặp nhau trước khi tiếp xúc với nước. Về sau phương pháp này được cải tiến thành phương pháp “thụ tinh nửa khô”, tức là có thêm nước hoặc dung dịch gieo tinh ngay sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau và trước khi trộn chúng. Phương pháp này nhanh chóng phổ biến trong nước Nga và các nước khác. Phát minh của Vraskii được ứng dụng rộng rãi cho tới ngày nay và được áp dụng trên nhiều loài cá khác nhau. Trong các năm từ 1871-1881 các xí nghiệp nuôi cá ở Mỹ đã thả ra tự nhiên 31 triệu trứng và cá bột, số lượng này tăng lên nhiều lần trong các năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1852, ở thung lũng sông Rhin đã xây dựng một trại cá tại Huningen có trang bị những máy ấp. Những máy này về sau được dùng rộng rãi nhất là để ấp trứng cá Hồi. Sau đó nhiều xí nghiệp khác đã được xây dựng ở Tây Âu. Người ta cho rằng bằng cách này có thể ngăn ngừa được việc giảm sản lượng đánh bắt các loài cá quý trong bộ cá Hồi. Ðầu thế kỷ XX, người ta đã biết kích dục tố (gonadotropin) là hormon do tuyến yên (não thuỳ) ở động vật có xương sống tiết ra. Chất này có ảnh hưởng tới sự thành thục và sinh sản của cá nói chung. Năm 1935, Ihering (Brazil) cùng cộng tác viên là Cardoso, Azevedo đã thu được kết quả khi tiêm kích tố não thuỳ vào cơ các loài cá Astina bimaculatus, A. faciatus và Prochidolus sp. Ðây là những người đầu tiên sử dụng kích tố ngoại lai thành công trên cá. Năm 1936, Gerbinski (Liên xô) nghiên cứu cấu tạo não thuỳ cá và tiêm dịch chiết não thuỳ vào xoang sọ cá Tầm (Acipenser). Kết quả cá đã rụng trứng. Từ kết quả
- 3 này ông cho rằng kích tố đến tuyến sinh dục không phải bằng đường tuần hoàn mà đi vào xoang sọ. Cũng trong năm 1936, Morozova đã thành công khi kích thích cá Perca rụng trứng bằng HCG (Human Chorionic Gonadotropin) mà lúc bấy giờ người ta gọi là Prolan (Producti Lobi anterioris/Product of anterior lobe) nghĩa là sản phẩm của thuỳ trước tuyến yên). Năm 1958, Trung quốc đã cho cá mè trắng, mè hoa đẻ thành công bằng HCG. Ngày nay người ta còn dùng HCG kích thích một số loài cá khác sinh sản như cá trê, cá bống, cá chày, cá vền...Có thể nói HCG là chất kích thích dị chủng được sử dụng rộng rãi nhất trong nghề nuôi cá. Ngày nay, hormon gây tiết kích dục tố (GnRH-Gonadotropin Releasing Hormone) được sử dụng khá phổ biến trong việc kích thích sự sinh sản của cá (GnRH là tên chung của hormone gây tiết kích dục tố và được khám phá vào những năm đầu 1970). Tuỳ vào nguồn gốc mà có những tên gọi khác nhau như GnRH của người là mGnRH hay còn gọi là LH-RH, của cá hồi là sGnRH, GnRH tổng hợp là GnRHa). Một số kích tố khác mang bản chất là steroid cũng đã được dùng kích thích cá sinh sản một cách có hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu phục vụ sản xuất cá giống đã đạt được những tiến bộ đáng kể như điều khiển giới tính, mẫu sinh nhân tạo, đa bội thể nhân tạo (được gọi là di truyền thực nghiệm - genetic manipulation), bảo quản tinh dịch bằng phương pháp lạnh sâu, khử dính trứng cá. Ngày nay, Trung Quốc và nước ta còn sử dụng các bể chứa nước có diện tích nhỏ cho cá đẻ bằng cách kết hợp kích thích sinh lý và sinh thái (tiêm kích tố và để cá tự đẻ trứng). III. Vài nét về quá trình nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ở nước ta. Nước ta có hơn 1,4 triệu ha mặt nước và từ lâu nhân dân ta đã biết nuôi cá, nhưng cho đến đầu những năm 1960 vẫn phải lấy giống tự nhiên trên các triền sông vào mùa cá đẻ. Việc làm này đã trực tiếp làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên một cách đáng kể và dẫn đến một số loài cá quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Năm 1963, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc nước ta đã sử dụng HCG cho cá mè hoa đẻ thành công. Từ sau 1965, trạm nghiên cứu cá nước ngọt Ðình Bảng (nay là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I), Trường Đại Học Thuỷ Sản đã kích thích nhiều loài cá rụng trứng bằng kích tố (trắm cỏ, mè trắng). Từ năm 1968-1972, ở miền Bắc đã dùng não thuỳ cho cá trôi (Cirrhinus moritella) cá trê (Clarias fuscus) đẻ thành công.
- 4 Ở miền Nam, từ 1978 đã nuôi vỗ thành thục cá tra trong ao và cho đẻ thành công vào 1979 đây là kết quả phối hợp giữa Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Với Trường Trung Học Nông Nghiệp Long Định. Năm 1980 Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng cho ra đời những con cá tra bột bằng cách tiêm não thuỳ cá chép. Tiếp sau đó một số loài cá kinh tế khác cũng đã thu được thành công đáng kể như mè vinh, cá he, cá bống tượng, cá trê vàng.... Năm 1993-1994, Khoa Thuỷ Sản Ðại Học Cần Thơ kết hợp với CIRAD và ORSTOM của Pháp đã cho cá Ba sa đẻ thành công và cũng trong thời gian này việc lai tạo giữa cá tra với cá ba sa cũng đã thu được những thành công lớn. Từ các năm 1997, 1998 và 1999 Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt, Khoa Nông Nghiệp Trường Ðại Học Cần Thơ đã cho cá tra bần, cá hú, lóc đen, sặc rằn đẻ thành công. Nhìn chung nghề nuôi cá nước ta có tiềm năng rất lớn có điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhờ có đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cơ bản ở các trường đại học. Tuy nhiên, muốn nâng cao năng suất cá nuôi, phẩm chất giống cá và đa dạng đối tượng nuôi thì vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo và cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật là những vấn đề cần được quan tâm.
- 5 Chương 1 Một số đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi I. Một số đặc điểm sinh học của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) 1. Đặc điểm hình thái Theo nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Thủy Sản I cho thấy ở nước ta chưa gặp cá trắm cỏ phân bố tự nhiên ở đồng bằng sông Hồng mà chỉ gặp ở sông Kỳ cùng thuộc tỉnh Lạng sơn. Đây là con sông nhỏ bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua một phần lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn. Nước ta nhập loài cá này vào năm 1958. Cá có một số đặc điểm như sau: Thân cá hơi tròn và có hình ống, khoảng cách hai mắt xa và hơi lồi. Miệng dưới trục thân, hàm dưới ngắn hơn hàm trên. Vẩy tròn, xung quanh vẩy có màu hơi tối. Phần lưng cá có màu xanh đen, phần bụng có màu trắng bạc. Mép vây bụng, vây ngực có màu vàng nhạt. Cá có hai hàm răng hầu với công thức răng 2:5 - 5:2. 2. Đặc điểm sinh trưởng Cá có khả năng thích nghi rộng, sinh trưởng tương đối nhanh. Cá một năm tuổi có thể đạt 1 - 1,5 kg/con và hai năm có thể đạt tới trọng lượng 2 - 3kg. Ở các sông hồ lớn cá 4 - 5 tuổi có thể đạt 20 - 30 kg/con. Cá trắm cỏ thích sống ở tầng nước giữa, ưa nước trong sạch và thường kiếm ăn ven bờ. Thức ăn của cá khi trưởng thành là thực vật thủy sinh thượng đẳng và một số loại thực vật trên cạn, ngoài ra cá cũng có khả năng sử dụng thức nhân tạo rất tốt. 3. Đặc điểm dinh dưỡng Do đặc tính dinh dưỡng của cá trưởng thành như vậy mà hiện nay có hai cách giải thích về khả năng tiêu hóa thực vật của cá trắm cỏ: Cách thứ nhất cho rằng cá trắm cỏ tiêu hóa được xenluloza là nhờ hệ thống men tiêu hóa của vi sinh vật sống cộng sinh trong cơ quan tiêu hóa của cá trắm cỏ. Cách giải thích thứ hai cho rằng chính nhờ răng hầu nghiền nát các tế bào hoặc xenluloza, từ đó cá tiến hành hấp thu các chất dinh dưỡng trong tế bào này.
- 6 4. Đặc điểm thành thục Tuổi thành thục của cá là 2 năm (2+), mùa vụ sinh sản của cá thường tập trung từ tháng 3 - 6 hàng năm. Sức sinh sản tương đối của cá dao động 50.000 - 70.000 trứng/kg cá cái. Sau khi trương nước trứng có đường kính 3,0 – 3,5 mm và lơ lửng trong nước. II. Một số đặc điểm sinh học của cá mè trắng (Hypophthalmychthis molitrix) 1. Đặc điểm hình thái Cá mè trắng Trung Quốc được nhập vào miền Bắc nước ta năm 1964. Loài cá này có thân dẹp bên, thân hơi cao, phía trước và sau vây bụng có lườn bụng (scuter). Mắt nhỏ nằm dưới trục thân. Toàn thân phủ vẩy nhỏ và mịn. Lưng cá có màu hơi tối, trắng bạc ở hai bên và phần bụng. Năm 1884, nhà ngư loại học Chevey đã tìm thấy ở sông Hồng nước ta một loài cá mè trắng, và ông đặt tên là cá mè trắng Sông Hồng (Hypophthalmychthis harmandi). Ông cho rằng, do điều kiện sống khác nhau mà loài cá này đã tiến hóa thành một loài mới. Hai loài này có một số đặc điểm khác biệt như sau. Bảng 1: So sánh một số đặc điểm của hai loài cá mè trắng. Loài cá Chỉ tiêu so sánh Mè trắng sông Hồng Mè trắng Trung Quốc Vẩy Lớn nhỏ và mịn Công thức vẩy đường bên 80-88/111-112 110-123/161-171 Cao thân (% dài thân) 35,28 26,12 Độ béo Fulton 3,085 2,001 Độ mỡ (%) 13-15 4-8 Ghi chú: So sánh cá cùng lứa tuổi 2+. 2. Đặc điểm dinh dưỡng Lược mang của cá rất phát triển và tạo thành một lớp "màng" có tác dụng lọc thức ăn rất tốt. Thức ăn của cá là các giống loài phytoplankton, đặc biệt là các giống loài thuộc ngành khuê tảo (Bacillariophyta). Ngoài ra cá cũng có thể sử dụng thức ăn tinh dạng bột mịn và các loại ấu trùng động vật thủy sinh cỡ nhỏ. 3. Đặc điểm thành thục:
- 7 Tuổi thành thục lần đầu của cá là 20 -24 tháng. Hằng năm, mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 4 – 7 và bãi đẻ của cá ở phần thượng lưu và trung lưu các con sông lớn. Sức sinh sản của cá khoảng dao động từ 50.000 – 70.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá mè trắng thuộc loại bán trôi nổi, sau khi trương nước đường kính trứng từ 3,0 – 3,5 mm. Cá mè trắng rất phù hợp với các mô hình nuôi ở mặt nước lớn. III. Một số đặc điểm sinh học của cá mè hoa (Aristichthys nobilis) 1. Đặc điểm hình thái Cá mè hoa được nhập nội vào nước ta cùng với cá trắm cỏ. Cá có đặc điểm là đầu lớn, miệng trên, vẩy nhỏ, mắt nhỏ và nằm dưới trục thân. Lược mang phát triển nhưng không kết thành tấm. Phần lưng cá có màu xám, đen tro nhạt xen lẫn các đám sắc tố xám tro. 2. Đặc tính dinh dưỡng của cá: Thức ăn của cá là các giống loài động vật phù du. Cá thích sống ở tầng nước giữa và môi trường nước có mức độ dinh dưỡng trung bình. 3. Đặc tính sinh trưởng và sinh sản: Cá mè hoa thuộc loại lớn nhanh, ở sông hồ một năm có thể đạt tới 2-3kg. Tuổi thành thục lần đầu của cá là 2-3 tuổi. Mùa vụ sinh sản của cá mè hoa trùng với mùa sinh sản của cá mè trắng. Sức sinh sản của cá khá cao, từ 50.000 - 60.000 trứng/kg. Đường kính trứng sau khi trương nước 3,0 – 3,5 mm. Cá mè hoa là loài cá có giá trị kinh tế và rất thích hợp nuôi ở mô hình mặt nước lớn như các hồ chứa nước. Cho nên cần phải lưu ý phát triển loài cá này nhất là các tỉnh miền Đông Nam Bộ . IV. Một số đặc điểm sinh học của cá chép (Cyprinus carpio) 1. Đặc điểm phân bố Cá chép là loài phân bố rộng và có khả năng thích nghi cao. Chúng có thể sống bình thường ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như ruộng lúa, mương vườn, sông hồ… Riêng ở nước ta cá chép phân bố ở khắp các tỉnh miền Bắc với những quần đàn tự nhiên khá lớn, nhưng càng đi dần vào phía Nam càng ít dần và cho tới bắc đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên có thể coi là giới hạn cuối cùng về sự phân bố tự nhiên của cá chép ở nước ta. Những nghiên cứu cho thấy cá chép không phân bố tự nhiên ở ĐBSCL. Cá chép đang nuôi hiện nay là do di nhập từ miền Bắc và từ Indonesia
- 8 2. Đặc điểm hình thái Cá có thân dẹp bên, cơ thể hình thoi cân đối. Miệng dưới, viền môi có thể co dãn được. Vẩy phần lưng thường có màu xám đen nhạt hoặc xanh tím đen. Viền vây chẵn và vây lẻ thường có màu vàng cam, vàng nhạt hoặc màu tím hồng nhạt. Cá chép có nhiều dạng hình và màu sắc khác nhau do sự phân li của chúng. Ta có thể gặp chép có vẩy phủ toàn thân, chỉ có một hàng vẩy dọc đường bên hoặc hoàn toàn không có vẩy. Về màu sắc có thể gặp cá chép có màu trắng bạc, vàng, màu tím huế hoặc cũng có thể gặp những cá thể có hai màu sắc trên thân. 3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá chép thuộc loại cá sống đáy, thức ăn là các loại động vật đáy, mùn bã hữu cơ, ấu trùng côn trùng thủy sinh và các loại mầm non thực vật, ngoài ra cá cũng có khả năng sử dụng thức ăn tinh rất tốt. 4. Đặc điểm sinh sản Cá chép thuộc loại đẻ trứng dính và đẻ rải rác quanh năm nhưng thường tập trung vào hai vụ chính: vụ thứ nhất từ tháng 3-5 và vụ thứ hai từ tháng 8-9. Điều kiện sinh thái để cá chép đẻ trứng ngoài sự có mặt của giới tính thì giá thể và tác dụng của dòng nước mới không thể thiếu được. Nhiệt độ thích hợp cho cá chép sinh sản 24- 28oC. Sức sinh sản của cá dao động 50.000-80.000 trứng/kg cá cái. V. Một số đặc điểm sinh học của nhóm cá Ấn Độ (Labeo rohita, Mrigala mrigala, Catla catla). Nhóm cá Ấn Độ được nhập vào nước ta từ đầu thập kỉ 80 (năm 1982, nhập cá Labeo rohita (rohu), năm 1984 nhập cá Mrigal mrigala và Catla catla). Nhóm cá này có một số đặc điểm sau: 1. Hình thái bên ngoài Cả hai loài L. rohita và M. mrigala có thân hơi tròn và dài, nhưng loài L. rohita có thân ngắn và mập hơn. Còn loài C. catla có thân dẹp bên. Cả ba loài có vẩy phủ kín toàn thân. Loài L. rohita lưng có màu xanh tối, trên vẩy có điểm các chấm sắc tố nhỏ màu tím đỏ, phần bụng có màu trắng nhạt. Lưng của loài M. mrigala sáng hơn, hai bên lườn bụng có màu trắng bạc. 2. Đặc tính dinh dưỡng
- 9 Trừ loài Catla catla ăn động vật phù du là chính, miệng trên. Còn hai loài Labeo rohita và Mrigala mrigala là hai loài ăn tạp, chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, miệng hơi dưới. 3. Đặc điểm sinh trưởng Cả ba loài cá này đều có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, cá một tuổi có thể đạt 0,8-1,0kg, hai tuổi có thể đạt 1,5 – 2,0kg/con. 4. Đặc điểm sinh sản Theo Jingran và ctv (1980), trong điều kiện tự nhiên ở Ấn Độ nhóm cá này thường đẻ vào mùa mưa lũ và chỉ đẻ một lần trong năm. Sức sinh sản rất cao có thể đạt tới 80.000 – 100.000 trứng/kg. Sau khi trương nước đường kính trứng 3,5 - 4,0mm. Ở điều kiện ao nuôi vỗ cá có thể đẻ quanh năm. Tuy mới nhập vào nước ta nhưng nhóm cá này tỏ ra thích hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Do đó cần chú ý phát triển để làm phong phú thêm tập đoàn cá nuôi ở nước ta. VI. Một số đặc điểm sinh học của cá mè vinh (Puntius gonionotus) 1. Đặc điểm hình thái và phân bố Cơ thể dẹp bên, thân cao, chiều dài thường gấp 2,5 lần cao thân, miệng nhỏ. Điểm xuất phát của vây lưng đối diện với vẩy thứ 10 của đường bên. Cá mè vinh là loài cá nước ngọt đặc trưng cho vùng nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và một số khu vực lân cận. Cá cũng có khả năng sống ở khu vực có độ mặn 5-7‰. Cá mè vinh là đối tượng rất thích hợp với việc nuôi trong ruộng lúa và các ao có diện tích vừa (từ 100 đến vài trăm mét vuông) kể cả việc nuôi ở mương vườn. 2. Dinh dưỡng Cá mè vinh thuộc loại ăn tạp nhưng thức ăn thích hợp của cá trưởng thành là thực vật thủy sinh thượng đẳng và thực vật trên cạn. Ngoài ra cá cũng có khả năng sử dụng tốt thức ăn nhân tạo và một số loại thức ăn khác. 3. Đặc điểm sinh trưởng Cá mè vinh có tốc độ sinh trưởng chậm, năm đầu cá có thể đạt 100 – 200g/con, ngoài tự nhiên đã bắt gặp mè vinh có khối lượng 1,5 kg/con với chiều dài 320mm.
- 10 4. Đặc điểm sinh sản Cá thành thục lần đầu khi được 10 - 12 tháng tuổi. Mùa vụ sinh sản của cá mè vinh ngoài tự nhiên tập trung từ tháng 5 - 7 hàng năm. Sức sinh sản của cá rất cao có thể đạt tới 200.000 - 300.000 trứng /kg cá cái. Trong các ao nuôi cá mè vinh có thể đẻ 4 - 5 lần/năm, khi đẻ cá đực thường phát ra tiếng kêu u.u... Nhiệt độ thích hợp cho cá mè vinh đẻ trứng từ 26 - 29OC. Cá mè vinh là loài có giá trị kinh tế cao, có thể nuôi trong các mô hình khác nhau vì vậy cần phải được quan tâm chú ý nhiều hơn. VII. Một số đặc điểm sinh học của cá trê (Clarias ). 1. Đặc điểm phân bố Nhóm cá trơn nói chung và cá trê nói riêng phân bố khá rộng rãi, đặc biệt vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Chúng sống được trong nhiều loại hình mặt nước khác nhau kể cả môi trường nước thiếu dưỡng khí. Hiện nay ở nước ta có 4 loài cá trê: Clarias fuscus (còn gọi là cá trê đen) chỉ phân bố ở các tỉnh phía Bắc, loài C. macrocephalus (cá trê vàng), loài C. batrachus (cá trê trắng) phân bố ở các tỉnh phía Nam và loài trê Phi (C. gariepinus) được nhập vào miền Nam vào khoảng cuối năm 1974. Có thể dựa vào hình thái xương chẩm để phân biệt các loài cá trê. Cá trê vàng xương chẩm hình vòng cung, cá trê trắng xương chẩm hình chữ "V" trong khi đó cá trê phi lại có xương chẩm hình chữ "M" còn loài C. fuscus xương chẩm tương tự như xương chẩm cá trê trắng nhưng gốc của xương chẩm tù hơn 2. Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi được khoảng 8 tháng tuổi. Cá có hai mùa vụ sinh sản chính là tháng 3-6 và tháng 7-8 hàng năm. Sức sinh sản tương đối của cá dao động từ 40.000 - 50.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá trê thuộc loại trứng dính và cá có tập tính làm tổ đẻ dọc theo các bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3-0,5m. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh sản của cá 28 –30o C. 3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê là loài ăn tạp nhưng thiên về động vật đáy, cá rất thích ăn mồi là xác động vật đang thối rữa. Khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá cũng rất cao.
- 11 VIII. Một số đặc điểm sinh học của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) 1. Đặc điểm phân bố Là loài cá nước ngọt phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt cá phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á và hạ lưu sông Mekong. Ở ĐBSCL cá bống tượng thường phân bố ở các kênh rạch thông với sông lớn nơi có lưu tốc dòng nước tương đối nhỏ và cá thường kiếm ăn ven bờ. Cá rất nhạy cảm với sự thay đổi pH 2. Đặc điểm dinh dưỡng Cá bống tượng là loài thích ăn mồi sống, nhưng cá bắt mồi theo hình thức rình mồi. Tuy nhiên cá cũng có thể ăn mồi tĩnh và chết nếu được luyện tập. Cá kiếm ăn chủ yếu vào lúc hoàng hôn và kéo dài tới 20 -22 giờ tối. 3. Đặc điểm sinh sản Khi được 8 - 9 tháng tuổi cá có thể tham gia sinh sản lần đầu. Sức sinh sản của cá rất cao có thể đạt tới 200.000 - 300.000 trứng/kg. Cá thường tìm đến các hang hốc, bờ đất cứng hoặc hốc cây làm tổ để đẻ trứng. Trứng cá bống Tượng có hình "giọt nước" và được gắn vào giá thể bởi một sợi keo nhỏ trong suốt. Thời gian nở của trứng từ 22 -26 giờ ở nhiệt độ nước 28 – 30oC. IX. Một số đặc điểm sinh học của cá tai tượng (Osphronemus gourami) 1. Đặc điểm phân bố Là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Thailand, Cambodia và một số quốc gia khác. Tai tượng đang nuôi ở ĐBSCL hiện nay được nhập vào ở dạng nuôi cá cảnh từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho biết đã bắt gặp cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông La Ngà thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cá tai tượng thuộc loại cá dễ nuôi và nuôi được trong nhiều mô hình khác nhau 2. Đặc điểm sinh trưởng Cá Tai tượng có tốc độ sinh trưởng trung bình. Trong điều kiện nuôi bình thường có thể đạt 0,6-0,8 kg/năm. Ở Indonesia đã gặp cá có thể trọng 10-12 kg. 3. Đặc điểm dinh dưỡng
- 12 Là loài cá ăn tạp nhưng thiên về thực vật. Cá cũng có khả năng sử dụng thức ăn viên rất tốt. Trong ao nuôi cá sử dụng được nhiều loại thức ăn kể cả phế phẩm lò sát sinh. 4. Đặc điểm sinh sản Là loài có tập tính làm tổ đẻ, cá thường chọn những nơi có mực nước sâu 0,8 – 1,2m để làm tổ. Vật liệu cá ưa thích làm tổ đẻ là các loại rong cỏ nước mềm. Tổ đẻ của cá tai tượng có hình nón. Đẻ xong cá đực dùng vây ngực quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng. Sức sinh sản của cá rất thấp 3.000 – 5.000 trứng/cá cái có thể trọng 1,5 – 2,5 kg. Cá có thể đẻ quanh năm nhưng tập trung từ tháng 3 - 6 hàng năm. X. Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) 1. Phân bố Cá tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus trước đây còn có tên là P. micronemus hay P. sutchi, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ÐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam). Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao. 2. Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như thức ăn viên, cám, tấm, rau muống... Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh. 3. Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sau 1 năm cá đạt trọng lượng 1 - 1,5 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, có thể đạt đến 25 kg ở cá 10 tuổi. 4. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục của cá tra trên sông Mekong 3-4 năm. Cá tra có tập tính di cư ngược dòng đi đẻ. Mùa sinh sản của cá trên sông Mekong tập trung từ tháng 5-7 (AL) hàng năm. Theo nhiều nghiên cứu cho biết cá tra đẻ ở Cambodia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam. Trong ao nuôi với chế độ dinh dưỡng thích hợp cá tra thành thục nhưng không tự sinh sản được. Nhưng hiện nay quy trình sinh sản nhân tạo cá tra đã hoàn chỉnh và
- 13 đã được chuyển giao cho người sản xuất, nên số lượng cá tra bột sản xuất ra có thể đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Chính điều này đã góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực sông Mekong và làm thay đổi tập quán nuôi cá tra truyền thống ở ĐBSCL. XI. Đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế khác ở ÐBSCL 1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng (Anabas testudineus) * Đặc điểm hình thái Cơ thể cá rô đồng có hình oval rất cân đối, toàn thân phủ vẩy lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen, xám tro hoặc xám nhạt. Mắt lớn và ở phía trước hai bên đầu. Vây chẵn và vây lẻ đều có gai cứng, xương nắp mang có răng cưa, vây đuôi tròn không chia thùy. Giữa cuống đuôi có một đám sắc tố đen, khi trưởng thành màu sắc của đám sắc tố này nhạt hơn khi còn nhỏ. Đặc biệt cá có cơ quan hô hấp phụ giúp cá có thể sống ở môi trường có hàm lượng oxy hoà tan rất thấp * Sự phân bố Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, chúng phân bố khá rộng trên thế giới, nhưng chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Lào, Thailand, Cambodia, Myanma và Việt Nam. Cá rô thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông (0,5-1,5 m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy giàu mùn bã hữu cơ. Ở ĐBSCL cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc vùng tứ giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh mương thuỷ lợi, ao, hồ, mương vườn… * Đặc điểm dinh dưỡng Nếu dựa vào chỉ số chiều dài ruột so với chiều dài thân (Li/L) thì cá rô đồng là loài cá ăn tạp nhưng thiên về động vật đáy cỡ nhỏ. Lúc còn nhỏ (dưới 30 ngày tuổi) thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác, thậm chí chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành phổ thức ăn của cá có rộng hơn tức là cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỷ thực vật. Ngoài ra, cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp rất tốt. Do vậy cá rô thuộc loài cá dễ nuôi * Đặc điểm sinh trưởng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển - ĐH Cần Thơ
64 p | 406 | 123
-
Kỹ thuật sản xuất hạt giống một số cây rau - chương 2
16 p | 322 | 92
-
Kỹ thuật sản xuất hạt giống một số cây rau - chương 4
15 p | 304 | 87
-
Phương pháp sản xuất hạt giống rau
105 p | 279 | 78
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 1 - ThS.Võ Ngọc Thám
80 p | 367 | 60
-
Giáo trình Sản xuất cá giống - Ts. Nguyễn Văn Kiếm
0 p | 453 | 53
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 5 - ThS.Võ Ngọc Thám
41 p | 225 | 53
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống (Ths.Võ Ngọc Thám) - chương 6 Kỹ thuật vận chuyển cá sống
17 p | 202 | 49
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống (Ths.Võ Ngọc Thám) - Chương 3 Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ
36 p | 169 | 45
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bớp
11 p | 162 | 38
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 2 - ThS. Võ Ngọc Thám
17 p | 173 | 35
-
Hướng dẫn sản xuất cá giống nước ngọt (Cá rô phi đơn tính)
32 p | 152 | 33
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá phi sọc ngựa
3 p | 227 | 25
-
kỹ thuật sản xuất hạt giống rau (tái bản lần thứ nhất): phần 1
67 p | 105 | 18
-
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
225 p | 24 | 9
-
Cẩm nang kỹ thuật nuôi cá bống tượng: Phần 2
37 p | 38 | 6
-
Kỹ thuật nuôi cá bống tượng: Phần 2
37 p | 41 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn