intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 5 - ThS.Võ Ngọc Thám

Chia sẻ: Nguyen Khanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

232
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 5 trình bày quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống, kỹ thuật ương cá từ bột lên cá hương, kỹ thuật ương cá từ hương lên cá giống. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ nội dung cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 5 - ThS.Võ Ngọc Thám

  1. Chương 5: KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG NỘI DUNG: I. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG II. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG III. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TỪ CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 1
  2. A. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống 1. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật ương nuôi cá giống Vai trò của khâu ương nuôi cá giống? Đây là khâu kỹ thuật cuối cùng quyết định đến thành hay bại của cơ sở sản xuất. Yêu cầu(mục tiêu) đặt ra: mật độ thả ương phù hợp, tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng về chiều dài, khối lượng nhanh, cá đồng đều về kích cỡ, cá khi ở giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống có đặc điểm sinh học khác nhau, khác cá trưởng thành: môi trường sống, dinh dưỡng, sinh trưởng, địch hại…vì vậy yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt được đặt ra. Các biện pháp kỹ thuật: thiết bị ương nuôi phù hợp, giống thả đạt chất lượng tốt, mật độ thả giống phù hợp, thức ăn, môi trường… phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 2
  3. 2. Các nội dung chính của quy trình kỹ thuật ương 2.1 Căn cứ trên đặc điểm sinh học của cá để chia các giai đoạn ương: • Ương từ cá bột lên cá hương • Ương từ cá hương lên cá giống: - Đạt kích cỡ giống nhỏ - Đạt kích cỡ giống lớn • Quy trình ương gồm: Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 3
  4. 2.2 Căn cứ trên đặc điểm sinh học của cá để chia các giai đoạn ương: dựa vào đặc điểm dinh dưỡng và kích thước của cá để phân chia giai đoạn ương nuôi cá giống * Ương từ cá bột lên cá hương: Đạt kích cỡ giống nhỏ * Ương từ cá hương lên cá giống: Đạt kích cỡ giống lớn 2.3 Quy trình ương chung: QT bao gồm các khâu kỹ thuật nào? Chăm sóc Chuẩn Thả giống Thu và quản lý bị TB hoạch ương Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 4
  5. 3. Thiết bị và chuẩn bị thiết bị ương 3.1 Các loại thiết bị ương: Ao ương Giai ương Bể ương Ao ương Yêu cầu ao ương: Vị trí xây dựng gần nguồn nước, chất đáy dễ gây màu, không rò rỉ, chất đất là sét hoặc pha sét, đảm bảo các yếu tố thủy lý, thủy hóa. Diện tích: Cá lúc này còn nhỏ, diện tích ao 500-2000m2 (300 – 500m2), độ sâu nước hn= 0,8 – 1,2m, bùn đáy 10 – 15cm Điều kiện môi trường phù hợp với cá: nhiệt độ 25-32oC Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 5
  6. Ưu và nhược điểm của ao có diện tích bé và lớn? Quản lý/ gây màu/ tỷ lệ sống/ sản lượng ương 3.2 Cải tạo ao ương * Vai trò: Ao ương là môi trường sống của cá, quyết định đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của cá, cá lúc này chưa hoàn thiện về cấu tạo cơ thể, nhạy cảm với yếu tố bên ngoài, địch hại nhiều – chuẩn bị ao là biện pháp KT đặt lên hàng đầu. * Các bước chuẩn bị ao: - Vét bùn và tu sửa ao - Bón vôi - Phơi ao - Bón phân - Cấp nước Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 6
  7. * Vét bùn đáy ao và tu sửa ao để làm gì? •Bón vôi? * Phơi ao? * Bón phân? * Cấp nước như thế nào? Bón vôi Mục đich: ổn định pH=6,5-7,5, diệt trừ mầm bệnh và địch hại, tăng độ tơi xốp xốp cho đất đáy ao Các loại vôi: CaO, CaCO3, Ca(OCl)2 Tiến hành: tẩy khô 7-15kg/100m2; tẩy ướt 20 -30kg/100m2 (Hiệu quả của các loại vôi khác nhau: pH, địch hại, vi sinh vật, thực vât thủy sinh?) Tẩy bằng cây diệt cá: Saponin (C32H54O18); 6-7kg/100m2, 10 ngày sau có thể thả cá Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 7
  8. Bón phân để gây màu nước: Mục đích: tạo nguồn thức ăn tự nhiên (ĐVPD), ổn định môi trường Các loại phân: hữu cơ (phân xanh, phân chuồng); vô cơ (đạm, lân, kali…) Cách bón: + Phân xanh: 30 – 40kg/100m2; các loại như lá cây cúc quỳ, cây cộng sản (cây bông bay), lá cây điền thanh, lá cây xoan (sầu đông) … + Phân chuồng 10 – 15kg/100m2; phân bò, phân trâu, phân heo, phân gà…được ủ kỹ + Phân vô cơ: đạm 2-3kg/100m2, lân, ka ly. Phân chuồng thường bón kết hợp với phơi ao. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 8
  9. Cấp nước: - Yêu cầu nguồn nước: sạch,độ trong 25-30 cm, pH 6-8, DO>3mg/lít… - Cấp làm nhiều lần: 40 – 50cm, ngày thứ 2 cấp thêm 20 – 30cm, ngày thứ 3 cấp đủ. - Sau 2-3 ngày cấp nước cần kiểm tra môi trường ao để thả cá. Các khâu bắt buộc trong chuẩn bị ao ương? - Diệt mầm bệnh,cá tạp và địch hại -Bón phân gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên -Tạo môi trường sống thuận lợi nhất Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 9
  10. 4. Cá giống và kỹ thuật thả giống 4.1 Đặc điểm sinh học của cá ở các giai đoạn còn non:??? * Phân chia giai đoạn: - Cá bột: dinh dưỡng bằng noãn hoàng, kích cỡ tùy thuộc loài: 4-7mm, thời gian kéo dài 2-3 ngày. - Cá hương: - ĐẶc điểm dinh dưỡng: bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài đến khi chuyển sang ăn thức ăn của loài, thức ăn chủ yếu là ĐVPD – đặc điểm này giống nhau giữa các loài. - Cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện đăc biệt có quan tiêu hóa - Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn: cần nhiều prôtein. Đây là giai đoạn có cường độ trao đổi chất cao, cá ăn nhiều - Giai đoạn này cá chết chủ yếu do thiếu thức ăn và địch hại Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 10
  11. Đặc điểm sinh thái: cá nhạy cảm với các yếu tố môi trường, cơ quan vận động chưa hoàn thiện, khả năng trốn tránh kẻ thù kém – cá chủ yếu phân bố nơi nước nông, cạn, ven bờ, tầng mặt Đặc điểm sinh trưởng: tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đặc biệt về chiều dài. - Cá giống: - Từ khi chuyển sang ăn thức ăn của loài một cách triệt để.Thời gian 60 – 90 ngày tuổi. Chia ra giống nhỏ và giống lớn. Đặc điểm dinh dưỡng: Ăn thức ăn của loài, cơ quan tiêu hóa đã hoàn thiện. Đã có sự phân đàn, đặc biệt là loài cá dữ và cá ăn tạp. Đặc điểm sinh trưởng: tốc độ sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài: mè trắng tăng 0.29 mm/ngày, mè hoa tăng 0.32mm/ngày, trắm cỏ tăng 0.29mm/ngày, tức là độ dài thân cá mè trắng tăng so với giai đoạn trước là 22.5%, mè hoa 45%. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 11
  12. ĐẶc điểm môi trường sống: Sống ở nơi loài thích phân bố - Giống cấp 1: chiều dài 3 – 5(6) cm thường 30-45 ngày. - Giống cấp 2: “ 5(6) – 9(10) cm, thường 60 ngày. - Giống cấp 3: “ 11(12) – 16(-18)cm thường 90 ngày. 4.2 Kỹ thuật thả cá Thử nước: kiểm tra yếu tố thủy lí, thủy hóa, thủy sinh.(Màu nước lá chuối non. Oxy trung bình: 3 – 5mgO2/l. Độ trong: 15 – 20 cm. Sinh vật lượng: 5 vạn ĐVPD/l. pH: 6.5 – 7.5). Chất lượng cá: đạt yêu cầu kỹ thuật. Mật độ thả: tùy thuộc vào thức ăn, khả năng chăm sóc… Thời gian thả: Thả cá vào lúc thời tiết mát mẻ, đầu nước chảy, đầu sóng. Mật độ thả: Mật độ thả phụ thuộc vào nguồn nước, khả năng cung cấp phân. bón, thức ăn sẵn có, điều kiện ao và khả năng quản lý. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 12
  13. Bảng :Mật độ thả và biện pháp kỹ thuật cho cá ương ăn, Loài Mật độ Phần chuồng Phần xanh Thức ăn tinh (con/100m2) (kg/100m2) (kg/100m2) (kg/vạn/ngày ) Trắm cỏ 20.000 15-20 20 - 25 0,2 = 0,3 Trôi việt 20.000- nt - 0,2-0,4 25.000 Rô hu nt nt - nt Mrigan nt nt - nt Chép 10.000 - nt Mè trắng 20.000 15/20 - 0,2-0,3 Mè hoa 15000 15-20 0,2-0,4 Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 13
  14. 4.3. Chăm sóc và quản lý 4.3.1. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn • Gồm 2 loại: thức ăn gian tiếp và thức ăn trực tiếp • Thức ăn trực tiếp: - Thức ăn là lòng đỏ trứng gà, sữa đậu nành (100 -200g/vạn/ngày). Cho ăn trong 1 – 3 ngày đầu thả cá. - Thức ăn chế biến (nhân công): 10 – 15% trọng lượng thân - Thức ăn công nghiệp, kích cở phải phù hợp. - Thức ăn xanh: cỏ, bèo tấm, rau muống… • Thức ăn gián tiếp: - Phân Xanh: 30 – 35kg/100m2 - Phân chuồng (5 -7kg/100m2) - Vô cơ Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 14
  15. 4,3.2. Quản lý chât lượng nước Không thay nước, đặc biệt giai đoạn ương từ cá bột lên cá hương. Bổ sung nước định kỳ 4.3.3.Kiểm tra cá: Kiểm tra hàng ngày: hoạt động bơi lội, bắt mồi… Kiểm tra địch kỳ: kết hợp với luyện cá để kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá con, độ phân đàn của cá. Định kỳ 1 – 2 tuần/lần. 4.3.4. Phòng trừ bệnh và địch hại: Các bệnh thường gặp trong ương nuôi giống: Bệnh sán lá đơn chủ (monogenea), Bệnh đĩa cá, Bệnh do rận cá, Trắng vây, Trùng bánh xe - Bọ gạo: dùng dầu hỏa để diệt, 1-2 lít dầu/1000m2, diệt khoảng 9-10h sáng. - Nòng nọc: vớt trứng, dùng vợt, kéo lưới. - Cá dữ, rắn nước, chim, rái cá. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 15
  16. 4.3.5.Luyện và ép cá Luyện cá (khuấy dẻo): Định kỳ tiến hành, cuối giai đoạn ương 1-2 lần/tuần Kéo lưới Dùng trâu Dùng tàu dừa, cành rào Ép cá: Tiến hành trước khi vận chuyển cá. Tiến hành 1 buổi trước khi vận chuyển. Ép trong bể hoặc trong giai. Yêu cầu nước sạch, sục khí. Mật độ ép: cá cỡ 2,5 – 4cm giữ ở mật độ: 15.000-20.000 con/m3; cá cỡ 5 – 12cm giữ 1.500 – 2.200 con/m3; cỡ cá 15 – 20cm giữ 20 -30kg/m3 Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 16
  17. 4.3.6 Thu hoạch Thu tỉa: kết hợp san thưa, phân loại cỡ cá, tiến hành định kỳ Thu toàn bộ: thu hết cá xuất bán hoặc đưa ra nuôi thương phẩm. Nhận xét chung: Để đảm bảo quá trình ương cá giống thành công, đặc biệt là khi đưa cá bột từ bể ấp ra ao ương, cần chú ý một số vấn đề sau: + Phải đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn . + Diệt và loại bỏ các địch hại, côn trùng, mầm bệnh. + Kích cở thả đồng đều, mật độ vừa phải để tránh trường hợp cá ăn thịt lẫn nhau (canibalism). + Đảm bảo chất lượng môi trường ương tối ưu về oxy, Hạn chế sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trưòng ao ương, sự nở hoa của tảo. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 17
  18. B. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG 1-THIẾT BỊ VÀ KỸ THUẬT CHUẨN BỊ THIẾT BỊ ƯƠNG 1.1 Loại thiết bị ương:??? 1.2 Chuẩn bị các loại thiết bị ương Ao ương: • Đặc điểm sinh học của cá hương quyết định đến khâu chọn ao. • Diện tích ao ương: 500-2000m2. • Độ sâu của ao: 0.8-1,2m. • Đáy ao bùn không quá dày, thường 10-15 cm là tốt. • Ao ương phải gần nguồn nước trong sạch. • Nhiệt độ ao ương tốt nhất 25 – 32oC. Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 18
  19. Chuẩn bị ao Tẩy dọn ao ương: tháo cạn nước, tua sửa ao, bón vôi và diệt tạp. Phơi ao: 1-3 ngày Bón phân gây màu Cấp nước Kiểm tra môi trường trước khi thả giống Võ Chí Thuần 49bh Th.s Võ Ngọc Thám 19
  20. 2- Cá giống và kỹ thuật thả cá giống 2.1 Cá giống:Hầu hết cá ở giai đoạn này có tính ăn hẹp. Cá hương của Trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa, chép, trôi đều có tính ăn như nhau, sau đó chúng phân hoá dần đến khi ăn thức ăn của loài. Tốc độ tăng trưởng theo ngày của các loài cá khác nhau: Cá mè, cá trắm trung bình tăng 1 – 2mm/ngày, trong khi đó cá tai tượng, rô đồng: 0.2mm/ ngày. Chí Thuần 49bh Võ Th.s Võ Ngọc Thám 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2