intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn)

Chia sẻ: Hồ Phúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sa-Pô có nguồn gốc ở Trung mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies,và hiện được trồng rộng rãi tại Nam Mỹ, Indonesia, Philippines,Việt Nam và các nơi khác thuộc nhiệt đới thấp. Cây Sa-pô do một vị Linh Mục Thừa Sai Pháp nhập từ Philippines và đã trồng cây đầu tiên tại Cái Mơn. Sa-Pô thuộc họ Sapotaceae,tên khoa học Manilkara Zapota,Linn.Van Royen (tên cũ Achras Zapota,Linn.).Họ này có loài Manilkara Kauki (Linn)Dub.cũng cho trái ăn rất ngon.Từ” Sa-pô”. Bắt nguồn từ tiếng pháp Sapotille và “Sapodilla” của tiếng Anh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn)

  1. Kỹ thuật trồng cây Sa-pô (Manilkara Zapota,Linn) 1. Đặc Tính Thực vật : Sa-Pô có nguồn gốc ở Trung mỹ, mọc từ Mexico đến West Indies,và hiện được trồng rộng rãi tại Nam Mỹ, Indonesia, Philippines,Việt Nam và các nơi khác thuộc nhiệt đới thấp. Cây Sa-pô do một vị Linh Mục Thừa Sai Pháp nhập từ Philippines và đã trồng cây đầu tiên tại Cái Mơn. Sa-Pô thuộc họ Sapotaceae,tên khoa học Manilkara Zapota,Linn.Van Royen (tên cũ Achras Zapota,Linn.).Họ này có loài Manilkara Kauki (Linn)Dub.cũng cho trái ăn rất ngon.Từ” Sa-pô”. Bắt nguồn từ tiếng pháp Sapotille và “Sapodilla” của tiếng Anh. 1.1. Thân, lá : Thân Sa-Pô có nhiều nhánh, nhưng chúng chậm phát triển. Cây cho lá h ầu như xanh quanh năm. Thân cao trung bình (10-15m), nhưng n ếu m ọc t ốt có th ể cao đến 20m.Vỏ thân màu nâu sậm, dày xù xì.Cây cho tán tròn hay đa dạng tùy giống.Các giống Sa-Pô trồng ở Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) thường cao
  2. 3m,tán rộng 1,3-1,6m sau 3 năm và cao 6-8m,tán 6-8m sau 10 năm ;trên 10 năm cây ít cao thêm nhưng có tán rộng đến 10m. Lá nguyên, dài, dày, bóng, mọc xen và tạo thành chùm ở ngọn các nhánh nh ỏ. Lá màu vàng nâu khi còn non và xanh xậm khi già. Kích th ước lá t ừ (3,5-15,0cm) x (1,5-7,0cm), với cuốn ngắn (1,0-3,5cm). Lá Sa-Pô xiêm có kích th ước (10-14cm) x (3,5-5,2cm) với cuốn dài 1,0-1,7cm. 1.2. Hoa: Hoa Sa-Pô nhỏ, trắng, không mùi, có long tơ mặt ngoài, dài 6-8cm, đ ường kính khi nở 0-1,5cm, cuống mảnh khảnh (dài 1-2cm). Hoa mọc tập trung hay đơn độc từ nách lá nơi gần ngọn nhánh. Hoa có cánh dính liền ở đáy,d ạng hình chuông hoặc phình ở đáy, trắng chia thành 6 thùy. Bộ nh ị đ ực gồm 6 ti ểu nh ị cao th ấp không đều với bao phấn màu vàng nâu. Nhụy cái gồm bầu noãn mang vòi nh ụy v ới nuốn, mọc ló bên trên hoa. Sa-Pô chỉ ra hoa ở các nách lá của chồi non trên các nhánh nhỏ. Khi trổ, các hoa bên dưới sẻ phát triển và nở trước,rồi các hoa bên trên nỡ dần lên.Th ời gian t ừ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa nở khoảng 47-58 ngày (trung bình 52 ngày). Thông thường, mổi chùm hoa trổ khoảng 6 ngày thì xong. Hoa bắt đầu nở khoảng 3 giờ chiều và nở hoàn toàn lúc 1 giờ trưa hôm sau. Thời điểm thụ phấn từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhưng thường nhất lúc 10-11g30. Hoa bất thụ có màu nâu và r ụng sau 7 ngày. Ở một số giống Sa-Pô (như Sa-Pô xiêm), do nuốm nh ận phấn trễ nên hoa thường phải nhận phấn từ các hoa khác (trên cùng hay khác cây), ph ấn l ại có t ỷ l ệ bất thụ cao trên cùng giống nên phải trồng xen với các giống khác (thường là giống địa phương) để cung cấp thêm phấn, giúp tăng tỷ lệ đậu trái. 1.3. Trái: Từ 2 tuần sau khi thụ phấn,bầu noãn đã phát triển thành dạng trái.Trái chín 4- 6 tháng sau khi trổ, tùy giống và điều kiện canh tác. Tại vùng (ĐBSCL), Sa-Pô ra hoa từ tháng 5-11dl (tập trung vào tháng 7-9dl) và mùa trái chín từ tháng 1-5dl. Trái Sa-Pô hình cầu hay hơi dài. Kích thước thay đổi tùy giống (dài 3,0- 9,5cm,đường kính 3-8cm, nặng 50-250g), màu đỏ mốc hay vàng nâu khi chín. Một vài giống cho trái nặng đến 700g. Vỏ trái mỏng, được bao phủ bởi một lớp phấn nâu, lớp này bị tróc loang lổ khi trái chín. Thịt trái có màu vàng đến nâu đỏ, m ềm m ọng n ước, th ơm ngon, ng ọt, sớ thịt mịn hay thô (cát) tùy giống. Trái non chứa nhiều mủ trắng, lượng m ủ này giảm dần khi trái già. Trái có 0-10 hột(thường từ 1-4). Hột dẹp, màu nâu sậm hay đen bóng, có ngạnh bén với vỏ cứng dày 0,6-1,5mm.
  3. 2. NHU CẦU SINH THÁI Sa-Pô cần loại đất màu mỡ, dể thoát nước. Tốt nh ất là đ ất th ịt pha cát, x ốp, thoát thủy tốt. Đất ngập nước làm cây chậm phát triển,nh ất là ở giai đo ạn cây con. Dù có thể mọc được ở cao độ đến 255m, Sa-Pô ch ỉ mọc tốt ở độ cao dưới 1.500m.Cây chịu khí hậu khô và hơi ẩm với mưa phân bố đều.Ở nh ững vùng có mùa khô kéo dài, cây con thường được tưới thường xuyên.Các vùng khô cây thường ít bị sâu bệnh phá hại.Cây Sa-Pô ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu hơi rợp tối. Nhờ nhánh dai gà gỗ cứng, Sa-Pô có thể trổng tại các vùng có gió mạnh hoặc trổng làm cây chắn gió. Cây chịu mặn tốt. 3. GIỐNG Vùng Đồng Bằng Sông Cưủ Long (ĐBSCL) thường trồng phổ biến 2 giống Sa-Pô: - Sa-Pô ta : Cây cao khoảng 10 m,Mọc khỏe, ít bị nhiễm sâu bệnh, cho nhi ều trái (trên 2000 trái/cây/năm), nhưng trái tròn, nhỏ (nặng 50-150g), vị lạt, thịt thô (cát). Do phẩm chất kém nên ít được ưa chuộng, diện tích ngày càng giảm dần. - Sa-Pô Xiêm (Sa-Pô lòng mứt): Cây cao 7-10m sau 10-30 năm trồng, tán rộng 6-10m. Lá xanh sậm và dày hơn Sa-Pộ ta. Cây cho năng su ất 50-200kg trái/cây/năm tùy điều kiện chăm sóc. Trái to, nặng 150-300g,dài 7-10cm, đường kính 4,5-6,0 cm, thịt mịn, thơm ngọt, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng.Trồng tốt, Sa- Pô xiêm có thể cho năng suất 20-40t/Ha (Với mật độ 150-200 cây/ha trên đ ất có mương líp của ĐBSCL. Giống này có 2 dòng ruột (thịt ) tím và ruột hồng th ường được trồng ở ĐBSCL.Giống nầy cho tỷ lệ hoa rụng khá cao nên c ần tr ồng xen thêm trong vườn một ít cây Sa-Pô ta (có nhiều phấn) để tăng thêm kh ả năng đ ậu trái của giống. Ngoài 2 giống trên còn có loại Sa-Pô dây(trứng ngỗng)(trái to 200-300g,th ịt hơi nhão); Sa-Pô dây Bến Tre (trái to,400-6oog, th ịt mịn), Sa-Pô vỏ xanh (th ịt mịn,ngọt), và Sa-Pô rừng (trái nhỏ, phẩm chất kém). 4.-NHÂN GIỐNG SA-PÔ: 4.1.Ươm hột: Chỉ dùng làm gốc tháp vì cây trồng hột chậm cho trái và không gi ữ đ ược tính tốt của cây mẹ 4.1.1.Chọn và xử lý hột: Hột lấy từ trái chín tốt và rữa sạch, (không nên chọn hột ở các trái thối vì tỷ lệ nẩy mầm kém). Hột được hong khô và nên t ồn tr ữ khoảng 1 tháng trước khi gieo để hột nẩy mầm tốt hơn. Khi gieo nên đập nứt vỏ
  4. hột (tránh làm tử điệp bị thương). Để giúp tăng tỷ lệ nẩy mầm và rút ngắn thời gian mọc mầm. Hột gieo trên liếp ương pha cát với khoảng cách 2cm, sâu 1cm. Hột sẽ nẩy mầm khoảng 30 ngày sau khi gieo (tùy giống). 4.1.2.Chăm sóc liếp ươm: Cây có 2 lá thật được cấy sang bầu đất.Không nên cấy trễ hơn vì cây sẽ chậm hồi phục. Đất làm bầu là đất th ịt pha cát hay pha sét trộn với phân hữu cơ, xốp để dể thoát nước. Cây con vừa cấy nên được tưới thường xuyên và che mát để mau phục hồi, sau đó giảm che dần. Sau 15 tháng cây cao khoảng 12cm, cần bón thêm phân đạm cách 3-4 tháng/lần để cây mau phát triển. Cây con có thể s ử dụng làm g ốc tháp sau 2-3 năm tuổi, tùy cách tháp. 4.2. Nhân giống vô tính Hai phương pháp thường được áp dụng nhất cho Sa-Pô là chiết và tháp.Phương pháp giâm cành ít được áp dụng vì thường cho hiệu quả kém. 4.2.1. Chiết cành: là phương pháp phổ biến nhất trên Sapô, nhưng có nhược điểm là hệ số nhân giống không cao.Vật liệu chiết thường là rễ lục bình, rễ gừa, giẻ dừa, rơm (trộn đất sình) hay tro trấu,…rễ gừa, tro trấu và x ơ d ừa (lo ại m ịn) là vật liệu chiết thích hợp trong mùa mưa nhờ lâu mục và không quá ẩm. Khi chiết, nên chọn nhánh cho trái khỏe, không quá già, đường kính 1,5- 3,0cm. Nhánh tốt và chiết đúng phương pháp sẽ cho rễ tốt sau 4-6 tháng. Mùa chi ết thường bắt đầu từ tháng 12 dl và có thể kéo dài quanh năm, nh ưng t ốt nh ất là chi ết đầu mùa khô để kịp trồng trong mùa mưa. Cành chiết được cắt khi rễ mọc nhiều, phân nhánh, rễ đâm ra khỏi bầu và đã trở màu vàng nâu. Dùng cưa, dao hay kéo cắt cành (scecateur) cắt kho ảng 3-5cm bên dưới cành. Nhánh chiết được giâm trên liếp giâm hoặc trong bầu đất, bội tre, có cây chống đở gió, cắt bớt 1 phần lá non, để nơi mát và đem dần ra n ắng đ ến khi có đọt non mới bứng đem trồng.Tỷ lệ thành công khoảng 60%. Để cành chiết mau ra rễ, sau khi khấc có thể xử lý với ch ất đi ều hòa sinh trưởng NAA hay IBA,tốt nhất là khi phối hộp IBA+NAA. 4.2.2 Tháp: Có 3 kiểu tháp trên Sa-Pô: tháp cành, ghép áp nhánh và tháp m ắt, trong đó tháp mắt là phương pháp kém hiệu quả nhất. 5.KỶ THUẬT CANH TÁC SA-PÔ 5.1 Sửa soạn đất trồng: Đào lỗ rộng 60cm, sâu 50cm vừa đủ đặt cây con. Trồng diện tích lớn cần cày xới kỷ, sâu để đất tơi xốp và thoáng. Vùng ĐBSCL có đất th ấp nên c ần lên líp (r ộng 6-
  5. 8m); cây trồng thành hàng đơn trên mô (cao 40cm,rộng 1,0m), đào l ổ nh ỏ đ ường kính 40cm ở giữa mặt mô để đặt cây con. 5.2 Khoảng cách trồng: Tùy giống và điều kiện đất đai. Các giống có tán xòe nên trồng với khoảng cách giữa hàng 7-8m (kể cả mương) và trên hàng 6m. Nếu trồng 2-3 hàng trên líp, có thể trồng kiểu namh sấu hay chữ ngũ với khoản cách 7m. Khi trồng nên lột bỏ vỏ bầu đất và cắt bớt 1 ph ần lá đ ể gi ảm b ớt b ốc thoát hơi nước.Cần chuẩn bị hố trồng 1-2 tháng trước với đất trộn phân chuồng và tro trấu. Sau khi trồng cần nén đất và tưới đẩm để giảm các lỗ hổng l ớn trong đất. Cây con trồng xong cần được che mát để ít được mất sức. Mùa trồng cây con tốt nhất là đầu mùa mưa. Cây con từ nhánh chiếc thường được trồng nghiêng để cho nhiều tược và mau có trái. Trong các năm đầu,cây còn nhỏ, có thể trồng xen các cây họ đậu để ph ủ đ ất, giảm cỏ dại và giúp đất thêm màu mỡ. Cũng có th ể xen chu ối,đu đ ủ,khóm,m ản cầu,…Cần loại bỏ các cây xen khi Sa-Pô gần giao tán. 5.3 Tưới và tiêu nước: Trong 3 năm đầu,c ây con cần được cung cấp nước đầy đủ, nhất là trong mùa khô.Thường phải tưới khoảng 2 ngày/lần,tối thiểu cũng 2 lần/tuần. Số lần tưới có thể giảm dần theo mức độ trưởng thành của cây,nh ưng tối thi ểu cũng ph ải 1-2 lần trong mùa khô. Các vùng đất cao hoặc vùng triền núi khó cung c ấp n ước trong mùa khô có thể đặt cây sâu 0,4-0,5m so mặt đất để rễ ăn sâu, dễ tìm nước. Trong mùa mưa, cần chú ý thoát nước, vì ngập nước dễ làm gi ảm nămg su ất và phẩm chất trái. 5.4. Bón Phân: Nhiều nông dân ít quan tâm bón phân cho Sa-Pô,do đó cây cho ít trái, trái nh ỏ làm năng suất thấp. Các kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác Sa-Pô t ại ĐBSCL c ủa Đ ại h ọc Cần Thơ cho thấy để đạt năng suất cao (20-40t/ha), ngoài y ếu tố mật độ, có th ể bón phân cho SaPô như sau: - Trong thời kỳ cây tơ đến khi bắt đầu cho trái (năm I đ ến III): Tăng d ần lượng phân mỗi năm từ 50-150g Urea + 50-150g DAP (18-46-0) và 30-100g KCL mỗi cây/năm. Lượng phân này được chia 3-5 lần bón cách nhau 2-4 tháng. - Trong thời kỳ cây trưởng thành: Lượng phân bón gia tăng cho đến khi cây được 10 tuổi, và sau đó ổn định hằng năm. Lượng phân bón t ừ 0,5-2,0kg Urea+0,5- 1,5 kg DAP và 0,3-0,5kg KCL cho mổi gốc/năm (hoặc 1,5-4,5kg phân 16-16-8 mỗi
  6. cây/năm). Lượng phân nầy được chia 2-4 lần bón vào các tháng 2-5-7-10dl. Phân được bón bằng cách đào từng lỗ nhỏ hoặc đào thành rảnh ½ vòng hoặc t ừng lỗ nhỏ quanh tán lá, rải phân và lắp đất lại. Riêng cây con có th ể hòa n ước đ ể t ưới (nồng độ 0,5% ). 6-SÂU HẠI SA-PÔ 6.1. Sâu đục trái * Tác hại : Sâu thường tấn công vào vị trí tiếp giáp nhau giữa các trái trong chùm, lỗ đ ục có phân đùn ra ngoài. Sâu có thể tấn công vào giai đoạn trái còn rất nh ỏ đ ến khi trái lớn, sâu ăn phá phần thịt trái làm trái rụng hoặc giảm phẩm chất. Sâu gây h ại rất nặng trên các giống Sa-Pô có đặc điểm mang trái thành từng chùm. * Phòng trị: - Dọn vệ sinh và thu hái những trái bị sâu gây hại nặng đem tiêu hủy. - Phun thuốc định kỳ 10-15 ngày/lần lúc trái đậu b ằng các lo ại thu ốc nh ư Karate, Fastac liều lượng 10cc/bình 8 lít.Sumiα, Polytrin 10-15cc/bình 8 lít, Hopsan 15-20cc/bình 8 lít. 6.2. Sâu đục thân: (cerambycidae) * Tác hại : Sâu ăn phá phần gỗ bên trong thân, cành làm nghẽn mạch dẫn dinh dưỡng, nước do đó phần phía trên đường đục cành lá bị khô héo, cành dể gãy khi gặp gió làm thất thu năng suất. Sâu đục đến đâu quan sát thấy mạc gỗ rơi dưới đất. * Phòng trị: - Nên quét dọn rác,cỏ xung quanh tán cây sạch sẽ để dễ phát hiện dấu hiệu mạc gỗ khi sâu mới đục, dùng dây chì xoi lỗ móc sâu ra. - Nếu sâu đã to đường hầm sâu, dùng gòn tẩm các laọi thuốc lưu d ẫn nh ư Regent, Basudin nhét vào lỗ đục sau đó tưới nước để thuốc thấm vào trong hoặc dùng các loại thuốc xông hơi như Carbon bisulphide. 6.3.Sâu ăn bong (Gelecchiidae) * Tác hại: Sâu đục vào giữa bông, ăn phá làm rỗng bên trong bông,sâu ăn phá rất m ạnh có thể ăn tất cả các bông trên cành, làm bông khô c ứng rụng, sau đó t ơ sâu k ết các hoa khô lại, khi quan sát thấy hoa đã bị khô rụng nh ưng vẫn còn dính nhau trên chùm hoa.
  7. * Phòng trị: Khi cây ra hoa có thể phun thuốc như phòng trị sâu đ ục trái khi phát hi ện hoa có dấu hiệu bị sâu tấn công.Khi phun tránh thời điểm hoa n ở và th ụ ph ấn (th ường 8-10 giờ sáng), có thể phun các loại thuốc như Cymbus, Karate, fantac 10cc/bình 8 lít, Polytrin 8-15 cc/bình 8 lít, hopsan, Fenbis 15-20 cc/bình 8 lít. 6.4.Rệp sáp:(pseudoccidae spp) * Tác hại: Rệp sáp thường gây hại và phát triển ở phần cuống trái sapô và kèm theo nấm bồ hóng làm trái bị đen, sượng và giảm phẩm chất. * Phòng trị: - Nên xử lý đất bằng Basudin để diệt kiến (s ống cộng sinh, giúp r ệp sáp lây lan, ẩn nấp). - Nên phun nước bằng máy, bằng vòi phun mạnh lên lá ,trái vào mùa n ắng trước khi phun thuốc để làm trôi bớt lớp sáp trên thân rệp thuốc dể tiếp xúc. - Có thể sử dụng Bassa, Applaud, supracide 20 cc/bình 8 lít, pyrinex 10-15 cc/bình 8 lít, Lannate 20g/bình 8 lít, fenbis 15-20 cc/bình 8 lít, Voltage 15-20 cc/bình 8 lít. 6.5.Ruồi đục trái: (Dacus dorsalis) * Tác hại: Ruồi thường gây hại sapô khi trái đã phát triển và s ắp thu ho ạch, giòi ăn phá bên trong làm trái bị thối, rụng. *Phòng trị: - Dùng pheromone(vizubon) đặt bẫy dẫn dụ diệt ruồi đực, sử dụng 1cc/bẫy. - Phun các sản phẩm protein thủy phân pha trộn thuốc sát trùng không mùi (như furadan) để diệt ruồi cái. - Dọn vệ sinh vườn và xử lý đất bằng Basudin để diệt nhộng. 7. BỆNH HẠI SAPÔ: 7.1.Bệnh đốm lá(Pestalotia versicolor) Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó l ớn d ần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm ho ặc nâu đ ỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen. * Phòng trừ:
  8. Phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux,Zineb,Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít,cocide. 7.2. Bệnh bồ hóng: Bệnh này thường đi kèm với các côn trùng như rệp sáp,rệp dính,…Vì vậy b ồ hóng thường phổ biến ở các vườn có mật số rệp cao. Do lớp bồ hóng đen có thể bám trên bề mặt của lá và trái nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây và vẻ đẹp của trái. *Phòng trừ: Cần kiểm soát trực tiếp các loại rầy rệp.Trường hợp cây bị quá nhi ều bồ hóng có thể phun nước để làm tróc lớp bồ hóng đi, hoặc tỉa bỏ bộ phận bị bệnh. 7.3.Bệnh cháy khô đầu, mép lá: Bệnh do nhiều loại nấm tấn công như Phomopsis,Pestalotia,Sabotae và B.theobromae. Đây là bệnh khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá. * Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo. 7.4. Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám: Thường xuất hiện mặt trên của các lá già bên dưới. Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối. Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen. Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn. Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay h ỗn h ợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85,… 8. THU HOẠCH : Khoảng 4 tháng sau khi trổ hoa trái đủ già và chín. Da trái láng là có thể thu hoạch. 9. BẢO QUẢN: Trái Sa pô chín có thể tồn trữ ở nhiệt độ bình th ường trong phòng trong 2 - 3 ngày. Nhiệt độ lạnh 00C có thể trữ 2 tuần. Trái già chưa dú có thể giữ được 17
  9. ngày ở nhiệt độ 150C, nhưng cần thận trọng vì trữ ở nhiệt độ thấp hơn làm trái khó dú chín sau đó. Trung tâm thông tin tư liệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1