intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM ÚC TRÊN ĐẤT PHÈN

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

147
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Tràm Melaleuca leucadendra là loài cây phát triển nhanh , chịu được đất phèn và đất mặn ngập nước tại các vùng nhiệt đới thấp . Những vùng ngập nước hình thành nên các rễ tràm tự sinh trong khu vực . Chúng có khả năng tái sinh chồi , chịu lửa và cho nhiều sản phẩm gỗ và không thuộc gỗ như cột cừ , nhiên liệu , vật dụng gia đình , vật liệu xây dựng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM ÚC TRÊN ĐẤT PHÈN

  1. KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM ÚC TRÊN ĐẤT PHÈN
  2. Tràm Melaleuca leucadendra là loài cây phát triển nhanh , chịu được đất phèn và đất mặn ngập nước tại các vùng nhiệt đới thấp . Những vùng ngập nước hình thành nên các rễ tràm tự sinh trong khu vực . Chúng có khả năng tái sinh chồi , chịu lửa và cho nhiều sản phẩm gỗ và không thuộc gỗ như cột cừ , nhiên liệu , vật dụng gia đình , vật liệu xây dựng Tại Việt Nam , loài tràm bản địa M. Cajuputi ở đồng bằng sông Cửu Long là loài đã và đang được sử dụng để trồng rừng song hiệu quả kinh tế chưa cao . Từ năm 1992 , được sự giúp đỡ về nguồn hạt giống của Trung tâm giống cây Lâm ngiệp Uùc ( thuộc CSIRO ) , Viện Khoa học Lâm nghiệp (KHLN ) Việt Nam đã đưa vào thử nghiệm 12 loài với 36 xuất xứ Tràm Uùc tại Long An và một số điểm thuộc đồng bằng sông Cửu Long . Theo GS Lê Ðình Khả , TS Hoàng Chương và cộng sự đã báo cáo và được công nhận của Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (KHCN&CLSP ) thuộc bộ NN&PTNT , đã chọn được loài M. Leucadendra là có sinh trưởng nhanh nhất , sau 5 năm loài này có thể tích thân cây là 10, 4 dm3-18,0 dm3/ cây , ngoài lá của xuất xứ này còn có chất lượng tinh dầu tốt và giá trị hơn hẳn tinh dầu của M. Cajuputi VN . Nhóm M. Cajuputi VN có sinh trưởng kém hơn rõ rệt ( thể tích thân cây 5,8-9,8dm3 / cây ) lá có hàm lượng tinh dầu cũng kém hơn .
  3. Hiện nay , Phân viện KHLN Nam bộ đã nghiên cứu và chọn ra một vài loại vừa nhập từ Uùc , có khả năng vừa cung cấp gỗ vừa cung cấp tinh dầu có giá trị trong xuất khẩu , góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đối với cây Tràm Úc tại Việt Nam . KỸ THUẬT GÂY TRỒNG Ðặc tính sinh vật học -Tràm M. Leucadendra là cây cao 250-45 m , thân thẳng với đường kính lên đến 1,5. hoặc một số nơi cây nhỏ hơn có thân cong hoặc xoắn . Thân cây có một lớp trắng mỏng như giấy , các nhánh thon dài có thể ngã xuống tạp cho cây có hình dáng rũ , lá màu xanh nhạt xen kẽ nhau , hình ngọn giáo , không có lông trừ những chồi non, hoa màu trắng hoặc trắng sữa , quả nang hình trụ , không cuống mocï thành hình cụm dọc theo nhánh cây . -Tràm M. Leucadendra mọc tự nhiên thấy ở các vùng ven biển hoặc cận ven biển , ở vùng đất bồi nhiều đá . -Ðiều kiện khí hậu : Lượng mua trung bình năm 422-4056 mm , chế độ mưa theo
  4. mùa , mùa khô từ 0-8 tháng , nhiệt độ tối đa trung bình tháng nóng nhất : 28-390C , tháng lạnh nhất 7-210C , nhiệt độ trung bình năm 19-290C ( một số nơi có 1-2 tháng sương giá ) -Ðối với VN : Ðiều kiện khí hậu nơi trồng Tràm : Có chế độ mưa mùa nhiệt đới , lượng mưa trung bình 1500-2000 mm , nhiệt độ trung bình 270C , tháng nóng nhất là 290C , tháng lạnh nhất là 260C . Ðất phèn mặn , độ chua cao , pH từ 3,2-3,5 . Mức độ ngập úng không cao , từ 0,6-0,8m kéo dài 2-3 tháng . 2-Kỹ thuật làm đất -Xử lý dự bị : Chia làm 2 loại : + Loại 1 : Thành phần thảm thực vật gồm có cỏ năng , cỏ ống , cỏ bàng , cỏ mồm dày hoặc thưa , nhưng độ cao không quá 1m có thể xử lý hoặc không xử lý trước khi làm đất hoặc tuỳ theo điều kiện kinh tế . + Loại 2: Thành phần chủ yếu là Ðưng , Tràm Gió , Mua , Choại , Dớn và một số loại dây leo khác , dày hoặc từng đám . độ cao lớp thảm < 0,7 m , thì nhất thiết phải xử lý thực bì trứơc khi làm đất . Thời gian xử lý thực bì khoảng tháng 4 -tháng
  5. 5 . Có thể làm bằng máy hoặc thủ công . -Làm đất : + Lên líp cao hoặc thấp : Tạo líp rộng 5-6m , cao 0,3-0,5 m , kênh rộng 4-5m ( bằng thủ công ) . Cao 0,1-0,2m , rộng 3-4m , kênh rộng 1,5-2,5m ( bằng máy Challengern "2step" ) hoặc sử dụng mặt đất tự nhiên, chỉ tạo hệ thống rãûnh thoát sâu 0,5m , rộng 1,5m , cách nhau khoảng 10m bằng máy đào ( Excavator ) + Không lên líp : Cày lật đất toàn diện 2 lần bằng máy đào 3 chảo vào đầu mùa khô khi đất không bị lầy hoặc không cày trồng trên nền đất tự nhiên tuỳ từng điều kiện kinh tế , 3- Kỹ thuật chọn cây con -Cây rễ trần ( Tràm ta ) cây cao từ 0,8-1m , đường kính cổ rễ >1cm , hệ rễ phát triển tốt , cây không bị cụt ngọn , tuổi cây khoảng 9 tháng tới 1 năm , trước khi trồng nhất thiết phải ngâm trong nước chảy , có mái che khoảng 7-10 ngày cho hệ rễ mới sinh phát triển dài 2-3cm , chú ý bảo vệ hệ rễ khi vận chuyển , có thề trồng trước và sau mùa lụt .
  6. -Cây ươm trong túi bầu ( Tràm Uùc ) : cây cao tối thiểu khoảng 30 cm , thân đã hoá gỗ , đường kính cổ rễ > 4mm , không sâu bệnh , cụt ngọn , hệ rễ phát triển tốt , tuổi cây 2 tháng trở lên , trồng sau mùa lụt . 4- Mật độ trồng : -Tràm Uùc nên trồng mật độ 10.000- 15000 cây /ha, khoảng cách 1mx 0,7m -Tràm ta : trồng mật độ 20000 cây /ha 5- Thời vụ trồng : -Trồng cây trước màu lụt :chỉ nên áp dụng với Tràm ta nơi không lên líp được , Tràm Uùc cũng có thể trồng trong khoảng thời gian naỳ với những nơi đã được lên líp cao . -Trồng sau màu lụt với cả 2 loại tràm , khi mực nước rút còn khoảng 50 cm so với mặt đất . Tràm Uùc trong bầu nên trồng khi nước rút hẳn , khi đất còn ẩm , tránh vỡ bầu .
  7. 6- Kỹ thuật trồng : -Khi trồng nên dùng nọc hay bay để tạo lỗ đặt cây , trồng xong phải dậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng thẳng và rễ cây tiếp xúc với đất . -Cây rễ trần : Cắm bộ rễ gọn theo chiều dài rễ ây , xong dậm xung quanh cho cây đứng thẳng trong nước . 7- Chăm sóc : -Sau 15- 20 ngày kiểm tra thấy tỉ lệ sống dưới 80 % phải trồng dặm . -Không cần phải làm cỏ vun đất trong 2-3 năm đầu vì mật độ cây trồng rất dày . -Khi rừng định hình ( hơn 3 năm ) có thể phát dây leo ,cây bụi , tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng . 8- Phòng chóng cháy rừng -Thiết lập hệ thống kênh để phân chia lô trồng sao cho diện tích khu rừng trồng
  8. khoảng 20-25ha , bề rộng kênh khaỏng 4m , sâu 2m , bờ kênh rộng khoảng 5m và nên trồng cây khác với cây trồng trong lô . -Hướng chiều dài của lô nên vuông góc vơi hướng chính trong mùa khô -Phát sạch cỏ 2 bên bờ kênh vào màu khô -Nên lắp cửa thoát nước các kênh vào cuối mùa lũ để duy trì độ ẩm của lòng kênh -Lập đường ranh cản lửa , chòi canh -Chuẩn bị dụng cụ , máy bơm vật liệu khác để chống cháy -Tuần tra canh gác 9- Phòng chống sâu bệnh -Có khoảng 12 loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây , nhất là Xén tóc đục thân cây Tràm tươi , nhóm sâu hại ngọn tràm non và sâu cuốn lá tràm .Ngoài việc trồng hỗn giao , chú ý chăm sóc cây có sức đề kháng cao , chú ý đến biện pháp phòng
  9. chống sâu bệnh hại ở vườn ươm nhằm hạn chế sâu bệnh là cần thiết . -Phòng chống chuột : + Ở vườn ươm nên dùng bao nylon rào bao quanh vườn cao khoảng 80 cm , đặt bẫy và dùng thuốc chuột + Ở ngoài rừng nên phát sạch cỏ , cây bụi và những nơi trú ngụ của chuột xung quanh rừng . Nên kết hợp ác biện pháp : cơ học , hoá học , sinh học để phòng chống chuột
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0