Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
CÁC LOẠI ENZYME TỪ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN<br />
ENZYMES FROM FISH AND AQUATIC INVERTERBRATES<br />
Nguyễn Lệ Hà1<br />
Ngày nhận bài: 06/6/2013; Ngày phản biện thông qua: 26/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết điểm lại các nghiên cứu về các loại enzyme từ động vật thủy sản và những tính chất cơ bản của chúng như<br />
pH tối thích, phân tử lượng, hoạt tính trên các cơ chất khác nhau, ảnh hưởng của enzyme đến biến đổi của mô cơ trong quá<br />
trình bảo quản… Protease là nhóm được nghiên cứu nhiều nhất: các protease chịu axit từ dạ dày cá, protease từ ruột và<br />
gan tụy động vật thủy sản, protease trung tính và kiềm trong mô cơ. Động vật thủy sản còn là nguồn của các enzyme khác<br />
như elastase, carbohydrase và polyphenoloxydase với những tính chất độc đáo mở ra cơ hội cho nhiều ứng dụng trong sản<br />
xuất và bảo quản.<br />
Từ khóa: enzyme, protease, động vật thủy sản, giáp xác<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The article reviews information related to enzymes in fish and aquatic invertebrates, their characteristics such as<br />
pH optimum, molecular weight, temperature optimum, activity on different substrates, and the effect on changes in muscle<br />
during preservation. Protease is most well known group: acid protease from fish gastric, intestinal and hepatopancreas<br />
proteases, neutral and alkaline muscle protease. Fish and aquatic invertebrates are the sources of other enzymes like<br />
elastase, carbohydrase and polyphenoloxydase with unique characteristics, hence offer a wide range of applications in<br />
food processing and preservation.<br />
Keywords: enzyme, protease, fish, aquatic invertebrates<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Động vật thuỷ sản hầu hết là loài máu lạnh vì<br />
chúng sống ở trong nước có nhiệt độ thấp, do đó<br />
để duy trì cuộc sống (trao đổi chất, hoạt động, tiêu<br />
hoá…) cần phải có hệ enzyme tương đối mạnh<br />
(Nguyễn Trọng Cẩn, 2006). Hầu hết enzyme có<br />
nguồn gốc từ động vật thủy sản đều có thể tìm thấy<br />
ở động vật trên cạn (Haard 1998). Sự khác nhau<br />
giữa chúng chính là khối lượng phân tử, thành phần<br />
acid amin, pH và nhiệt độ hoạt động tối ưu, tính ổn<br />
định, điều kiện hoạt hóa hay ức chế và động học<br />
phản ứng (De-Vecchi & Coppes, 1996).<br />
Đã từ lâu, người ta biết rằng, ruột cá là nguồn<br />
chứa enzyme tiêu hóa quan trọng. Nhiều nghiên cứu<br />
đã được thực hiện nhằm tách chiết các protease<br />
từ ruột cá và vào năm 1988 Reece đã thành công<br />
trong việc tách chiết các enzyme này ở qui mô lớn.<br />
<br />
1<br />
<br />
Thời gian gần đây, nhiều enzyme như phosphatase,<br />
hyluronidase, acetylglucosaminidase, chitinase and<br />
protease cũng đã được thu từ phế liệu thủy sản<br />
(Venugopal, 1995). Tuy nhiên, các enzyme thường<br />
gặp nhất ở cá và động vật thủy sản phải kể tới<br />
polyphenolase từ tôm hùm (Ferer, Koburger,<br />
Simpson, Gleeson, Marshall, 1989) và tôm<br />
(Gallas-Galvan và cộng sự, 1999; Simpson,<br />
Marshall & Otwell, 1988), urease từ gan cá (Kinsella<br />
và cộng sự, 1985), thymidilate kinase từ nhím biển<br />
(Terentyev và cộng sự, 1999) và trymethylamine<br />
oxide demethylase từ cá tuyết và cá bơn<br />
(Lundstrom và cộng sự, 1982). Trong số các<br />
enzyme tự nhiên thu nhận được từ các loài thủy<br />
sản, protease là nhóm quan trọng và được phân<br />
chia thành các endoproteinase và exopeptidase.<br />
Chúng xúc tác các phản ứng thủy phân liên kết<br />
<br />
TS. Nguyễn Lệ Hà: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
peptid trong các mạch polypepdide và protein. Theo<br />
Haard (1994), các protease từ cá và động vật thủy<br />
sản có thể phân làm hai nhóm chính là các enzyme<br />
acid và enzyme hoạt động trong môi trường kiềm<br />
tới trung tính. Theo cách phân loại của Hiệp hội<br />
sinh hóa ứng dụng quốc tế, protease trong động vật<br />
thủy sản lại có thể chia làm bốn nhóm cơ bản là<br />
protease acid và aspartic, serin, thiol (hay cystine) và<br />
metalloproteases (Haard, Simpson, 1994)<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Các protease trong dạ dày cá<br />
Protease trong dạ dày cá và động vật thủy<br />
sản thuộc họ aspartic protease và bao gồm các<br />
loại: pepsin, pepsinogen, chymosin và gastricsin.<br />
Protease từ các nguồn khác nhau có tính chất rất<br />
khác nhau (Han & Shahidi, 1995). Nhìn chung, các<br />
enzyme trong hệ tiêu hóa của động vật thủy sản thể<br />
hiện hoạt tính tốt nhất ở nhiệt độ cao hơn nhiều so<br />
với môi trường chúng sống. Điều này có thể do nhiệt<br />
độ bên trong hệ tiêu hóa thường cao hơn nhiều so<br />
với nhiệt độ môi trường sống bên ngoài (Gildberg,<br />
1988). Các protease từ nguồn hải sản thường có<br />
các tính chất khá độc đáo như dễ bị biến tính do<br />
nhiệt, có hoạt tính cao ở nhiệt độ thấp và có khả<br />
năng xúc tác và thủy phân protein nguyên thủy<br />
(Simpson & Haard, 1989a).<br />
Pepsin: Pepsin cá thuộc họ aspartic<br />
endopeptidase và là cũng là protease tiêu hóa có<br />
mặt trong dịch vị của động vật trên cạn, chúng có<br />
hoạt tính riêng mạnh hơn so với các động vật thủy<br />
sản thuộc loài có vú (Gildberg & Raa 1983). Chúng<br />
cũng tồn tại ở dạng đồng enzyme (Squires, Haard,<br />
Feltham, 1986). Một số nghiên cứu đã chứng minh<br />
rằng, rất nhiều loại cá có ít nhất hai loại pepsin<br />
khác nhau với pH tối ưu khác nhau và được gọi là<br />
pepsin I và pepsin II (Gildberg, 1988). Người ta đã<br />
tách chiết được pepsin từ lớp màng nhầy dạ dày của<br />
nhiều loài cá nước mặn và nước ngọt khác nhau, kể<br />
cả các loài sống ở vùng nước lạnh và nước ấm. Các<br />
protease hoạt động tốt trong môi trường axit của<br />
động vật thủy sản có pH tối ưu trong khoảng 2,5 - 4,<br />
giá trị thường gặp nhất là 3 và nhiệt độ tối ưu trong<br />
khoảng 30 - 550C với giá trị phổ biến nhất là 370C<br />
(Shahidi & Kamil, 2001).<br />
Chymosin và gastricsin:<br />
Chymosin còn được gọi là rennin, thuộc<br />
protease acid có các tính chất đặc trưng như: thể<br />
hiện hoạt tính proteolytic ổn định ở pH gần 7 (trên<br />
một số cơ chất), đây cũng là đặc tính khác biệt của<br />
enzyme này so với các protease acid khác (Haard<br />
<br />
184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
& Simpson,1994). Chymosin thường có mặt trong<br />
dạ dày múi khế của động vật nhai lại. Tính chất<br />
của chymosin khác nhiều so với pepsin: khả năng<br />
đông tụ protein sữa rất cao, pH tối ưu khi thủy phân<br />
haemoglobin là 2,2 - 3,5; không có khả năng vô<br />
hoạt ribonuclease, thể hiện hoạt tính thấp trên<br />
N-acetyl-1-phenylalanyl-3,5-diiodo-1-tyrosin (Haard<br />
& Simpson, 1994; Shamsuzaman, 1984). Han và<br />
Shahidi (1995) còn thử cố định protease từ dạ dày<br />
hải cẩu và cho biết chúng có khả năng đông tụ sữa<br />
thấp hơn so với protease nguyên thủy.<br />
Gastricsin là các protease aspartyl có tính<br />
chất hóa học và hoạt tính enzyme khá tương đồng<br />
với pepsin (De-Vicchi & Coppes, 1996; SanchezChiang & Ponce, 1981). Sanchez-Chiang và Ponce<br />
(1981) đã tách chiết được hai tiền enzyme của<br />
gastricsin từ dạ dày cá tuyết Merluccius gayi, cả<br />
hai tiền enzyme này đều được hoạt hóa ở pH dưới<br />
10 và có pH tối ưu là 3,0. Thêm vào đó, các tiền<br />
enzyme này khác xa các protease trong dạ dày của<br />
loài có vú bởi vì chúng có hoạt tính khá ổn định ở<br />
môi trường kiềm và khả năng hoạt động khác biệt<br />
trên các cơ chất protein và cơ chất nhân tạo. Các kết<br />
quả này phù hợp với nhận định của Haard (1986) về<br />
tính chất của protease dạ dày cá tuyết Atlantic.<br />
2. Các protease từ ruột và gan tụy của cá và<br />
động vật thủy sản<br />
Protease nội tạng các loài cá có xương cứng<br />
thường được tách từ ruột hoặc tuyến tụy (Haard,<br />
1994; Walsh Wilcox, 1970). Hai dạng protease<br />
serine thu được từ ruột cá là trypsin và chymotrypsin<br />
(Han, 1993), ngoài ra còn có collagenase, elastase<br />
và carboxypeptidase.<br />
Các nghiên cứu về enzyme protease ở hệ tiêu<br />
hóa của nhiều loài cá khác nhau cho thấy rằng,<br />
các protease serine trong ruột cá thể hiện hoạt tính<br />
trong môi trường kiềm tốt hơn so với môi trường<br />
trung tính (Walsh, 1970), kích thước phân tử, thành<br />
phần amino acid và độ nhạy với các chất kìm hãm<br />
của chúng khá tương đồng với protease serine ở<br />
các động vật máu nóng.<br />
Trypsin và chymotrypsin:<br />
Trong các thập niên vừa qua, người ta đã<br />
nghiên cứu nhiều về trypsin và các enzyme tựa<br />
trypsin ở nhiều loài cá sống ở vùng nước lạnh và<br />
nước ấm. Các enzyme này được tinh chế và nghiên<br />
cứu tính chất từ nhiều nguồn khác nhau như cá mòi,<br />
cá ốt vảy nhỏ, cá tuyết Greenland, cá tuyết Atlantic,<br />
cá hồi Atlantic (Shahidi & Kamil, 2001).<br />
Trypsin và các enzyme tựa chymotrypsin có<br />
khối lượng phân tử khoảng 25.000 Da (Cohen<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
& Gertler, 1981). Simpson (1989) đã chỉ ra phân<br />
tử lượng của trypsin ở cá tuyết Atlantic, cá tuyết<br />
Greenland lần lượt là 24.000 và 23.500 Da. Các<br />
trypsin ở nhiều loài cá khác nhau có tính chất ổn<br />
định ở pH kiềm, điều này khác xa so với trypsin ở<br />
các loài có vú ổn định nhất ở điều kiện acid (De<br />
Vecchi & Coppes, 1996; Haard, 1992; Haard và<br />
Simpson, 1994). Tuy nhiên, Haard và Simpson<br />
cũng cho biết rằng, enzyme tựa trypsin thu được<br />
từ cá rô biển xanh cunner ở biển Atlantic lại tỏ<br />
ra bền hơn ở pH 2-4, và điểm này khá giống với<br />
trypsin tách được ở các loài có vú. Tính bền nhiệt của<br />
trypsin cá phụ thuộc vào giống loài và điều kiện<br />
phản ứng (De Vecchi & Coppers, 1996). Simpson<br />
(1984) và Simpson cùng cộng sự (1989) đã nghiên<br />
cứu tính chất động học của trypsin từ ba loài cá<br />
khác nhau và trypsin bò. Kết quả cho thấy, vận tốc<br />
của cả phản ứng esterase và amidase đều cao<br />
hơn đối với trypsin cá. Các tác giả cũng cho biết<br />
năng lượng hoạt hóa Arrhenius đối với trypsin cá<br />
thấp hơn so với trypsin của các loài có vú, họ cho<br />
rằng, điều này là do tính chất ít đáp ứng với sự<br />
thay đổi nhiệt độ của phản ứng.<br />
So với trypsin, các loại chymotrypsin của cá<br />
ít được nghiên cứu hơn nhiều (Haard, 1994). Một<br />
số nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm công<br />
trình của Kalac (1978) trên cá ốt vảy nhỏ và cá<br />
trích, của Asgeirson và Bjarnason (1991) trên cá<br />
tuyết Atlantic. Người ta đã tìm ra, chymotrypsin từ<br />
cá tuyết có hoạt tính cao hơn trên cơ chất ester<br />
và amid. Các tác giả giải thích rằng, sự khác nhau<br />
về tính chất động học của trypsin và chymotrypsin<br />
cá tuyết Atlantic so với động vật có vú là do khả<br />
năng thích ứng với môi trường sống ở nhiệt độ<br />
thấp của chúng.<br />
Một số tác giả cũng đã tách chiết và nghiên cứu<br />
trypsin và chymotrypsin từ các loài cá nước ngọt<br />
như cá chép (Cohen & Gertler, 1981) và cá rô phi<br />
lai (El-Shemy, 1997). Trypsin tinh chế được từ cá rô<br />
phi lai có hoạt tính esterase tốt hơn so với amidase<br />
ở pH tối ưu 9 và nhiệt độ tối ưu 40oC. Fong, Chan<br />
và Lav (1998) tinh chế được hai loại chymotrypsin I<br />
và II từ nội tạng cá chép cỏ có độ nhạy trên các chất<br />
kìm hãm giống như chất kìm hãm trypsin đậu nành<br />
và phenylmethylsulphonyl fluoride. Các kết quả này<br />
phù hợp với những phát hiện của Kristjansson và<br />
Nielson (1992) về hai loại chymotrypsin trong ruột<br />
cá hồi.<br />
Ở các loài giáp xác, gan tụy hay ruột là cơ quan<br />
đảm nhiệm chức năng của gan và tụy tạng ở động vật<br />
có vú, là nơi sản sinh ra các protease tiêu hóa (Tsai,<br />
Lu & Chuang,1991). Các protease serine, như trypsin<br />
<br />
Số 3/2013<br />
chẳng hạn, có mặt ở nhiều loại giáp xác và động vật<br />
thân mềm (Garcia-Carreno & Haard, 1993; Kim và<br />
cộng sự, 1992), chymotrypsin thì tìm thấy ở sò điệp<br />
(Le-chevalier và cộng sự, 1995), bào ngư (Groppe<br />
& Morse, 1993) và tôm bạc (Hernandez-Cortes<br />
và cộng sự, 1997). Các protease tiêu hóa này chịu<br />
trách nhiệm chính trong quá trình tự phân giải của<br />
các protein mô cơ sau khi động vật chết, chúng<br />
cũng chịu trách nhiệm gián tiếp trong hiện tượng<br />
biến đen của các loại tôm. Tsai, Chuang và Chuang<br />
(1986) cũng đã chỉ ra rằng, chymotrypsin ở các loài<br />
giáp xác có tính chất xúc tác độc đáo đối với phản<br />
ứng thủy phân các cơ chất nhân tạo nhờ tính đặc<br />
hiệu của chúng.<br />
Collagenase và elastase:<br />
Các collagenase thuộc loại protease serine<br />
khác nhiều so với collagenase mô cơ. Chúng có<br />
khả năng thuỷ phân các phân tử collagen loại I, II<br />
và III, và nói chung có tính chất khá tương tự các<br />
trypsin và chymotrypsin (Haard, 1994). Người ta<br />
đã tinh chế và xác định được tính chất của nhiều<br />
protease serin collagenase ở hệ tiêu hoá của nhiều<br />
loại cá và thuỷ sản khác nhau như cáy (Elsen &<br />
Jeffrey, 1969), tôm càng (Baranowski, Nip & Moy,<br />
1984), tôm đất (Garcia-Careno và cộng sự, 1994),<br />
cá tuyết Atlantic (Krisjansson và cộng sự, 1995).<br />
Các enzyme này thể hiện hoạt tính cao nhất ở<br />
khoảng pH 6,5-8,0 và hầu như mất hoạt tính ở pH<br />
nhỏ hơn 6,0 (Haard & Simpson, 1994). Zefirova<br />
cũng thông báo rằng, ứng dụng vào thực tế của<br />
các enzyme này thật sự hạn chế bởi vì chúng ít<br />
bền với nhiệt, ngay cả nhiệt độ 40oC cũng có thể<br />
làm chúng vô hoạt. Nhiều nghiên cứu đã xác định<br />
rằng, các protease serin collagenolytic đóng vai trò<br />
quan trọng trong quá trình tự phân mô cơ sau khi<br />
chết của các loài giáp xác (Baranowski và cộng sự,<br />
1984; Kawamura và cộng sự, 1984).<br />
Elastase trong tụy tạng cũng thuộc về họ<br />
protease serine và có khả năng tiêu hoá elastin<br />
của mô liên kết (Asgeirson & Bjarnason, 1993). Tuy<br />
nhiên, Shotton (1970) lại thông báo rằng, elastase<br />
có khả năng phân giải nhiều loại protein chứ không<br />
phải chỉ elastin nguyên thuỷ. Người ta đã thu nhận<br />
được elastase từ dạ dày nhiều loại cá như cá chép,<br />
cá da trơn, cá tuyết Atlantic và cả từ tụy tạng nhiều<br />
loài cá nước mặn cũng như nước ngọt. Asgeirsson<br />
và Bjarnason (1993) đã quan sát thấy các gốc acid<br />
amin trong elastase cá tuyết có tính kỵ nước hơn so<br />
với elastase của lợn và cho rằng, do sự hiện diện<br />
của các tương tác yếu trong nhân kỵ nước của phân<br />
tử đã làm cho enzyme này dễ dàng thích nghi hoạt<br />
động ở môi trường nhiệt độ thấp.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3. Các protease trung tính và kiềm trong mô cơ<br />
động vật thủy sản<br />
Các protease nội tại của mô cơ chủ yếu tồn<br />
tại trong các tơ cơ và mạng liên kết cơ phía ngoài<br />
tế bào (Haard, 1994). Trong các sợi cơ, có thể tìm<br />
thấy các enzyme này ở dịch bào và trong chất cơ<br />
hoặc những cơ quan khác của tế bào (Kolodziejska<br />
& Sirorski, 1996). Các protease trong tơ cơ lại có thể<br />
phân loại thành các protease thể men (lysosome),<br />
protease kiềm, trung tính và kim loại (Haard, 1994;<br />
Kolodziejska & Sirorski, 1996).<br />
Các protease lysosome như cathepsin A<br />
(caroxypeptidase A), cathepsin B (caroxypeptidase<br />
B), cathepsin D, H và L đã được thu nhận từ nhiều<br />
loại cá và thuỷ sản khác nhau, người ta cũng xác<br />
định được nhiều tính chất của chúng. Ngoại trừ<br />
cathepsin D, tất cả các protease khác đều thuộc<br />
nhóm protease serin hoặc cystein (thiol) với pH hoạt<br />
động tối ưu ở khoảng kiềm tính. Riêng cathepsin D<br />
lại là protease aspartic và có pH hoạt động tối ưu<br />
ở vùng acid (Haard, 1994, Kolodziejska & Sirorski,<br />
1996), chúng có thể hoạt động trong môi trường pH<br />
từ 2 đến 7, nhưng tối thích ở pH 4 (Nguyễn Trọng<br />
Cẩn, 2006). Giá trị pH tối ưu của các cathepsin trong<br />
mô cơ cá thấp hơn nhiều so với pH đo được trong<br />
thịt cá, chúng có thể hoạt động trong nồng độ muối<br />
tăng lên tới 5% thì sẽ bị ức chế. Tính hoạt động của<br />
cathepsin trong các loại cơ thịt khác nhau là không<br />
giống nhau, thường ở các bắp cơ hoạt động nhiều<br />
cathepsin hoạt động mạnh hơn ở bắp cơ ít hoạt<br />
động (Nguyễn Trọng Cẩn, 2006). Gildberg (1988)<br />
đã thông báo rằng, lượng cathepsin D trong cơ thịt<br />
cá cao gấp 10 lần so với cơ thịt động vật có vú.<br />
Người ta cho rằng có lẽ hàm lượng enzyme trong<br />
cơ thịt cá cao như vậy là để bù đắp sự giảm hoạt<br />
tính do tác dụng của nhiệt độ thấp ở môi trường<br />
sống. Cho đến hiện tại, có khá nhiều báo cáo về khả<br />
năng phân giải mô cơ của các protease lysosome.<br />
Người ta tin rằng, cathepsin D chịu trách nhiệm<br />
chủ yếu trong phân giải protein mô cơ (Makinodan,<br />
Toyohara, & Ikeda, 1983), các protease cystein như<br />
cathepsin B, H và L cũng góp một phần vai trò trong<br />
quá trình đó nhưng chỉ là thứ yếu vì cathepsin D<br />
khởi đầu sự phân giải các protein trong tế bào nội tại<br />
thành các peptid, sau đó các cathepsin khác mới tác<br />
dụng tiếp tục. Chưa có nhà khoa học nào tách chiết<br />
được cathepsin C từ mô cơ cá, tuy nhiên, Hameed<br />
và Haard (1985) đã thu được enzyme này từ tụy<br />
tạng loại mực có rìa ngắn ở Atlantic, họ cho rằng,<br />
chính độ chịu mặn, hoạt tính exopeptidase của<br />
enzyme này đã ảnh hưởng sâu sắc đến mùi vị thơm<br />
ngon của các sản phẩm lên men.<br />
<br />
186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Các protease kiềm của cơ thịt cá đã được<br />
nghiên cứu khá nhiều. Các enzyme này thường<br />
tồn tại trong chất cơ của mô thịt hoặc các phần tử<br />
siêu nhỏ gắn vào tơ cơ (Makinodan, Kyaw, & Ikeda,<br />
1982; Makinodan, Toyohara, & Ikeda, 1983). Các<br />
enzyme này ít, thậm chí không thể hiện hoạt tính<br />
trừ phi phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn<br />
nhiều so với môi trường sống tự nhiên (60 - 650C)<br />
hoặc phải được hoạt hóa nhờ các tác nhân làm biến<br />
tính protein như urea, acid béo hay chất tẩy rửa<br />
(Toyohara và cộng sự, 1987). Gần đây, protease kiềm<br />
được biết đến như loại enzyme chính tham gia vào sự<br />
phá vỡ mạch myosin chuỗi nặng trong gel cá. Surimi<br />
là loại sản phẩm mới được sản xuất từ các loài thủy<br />
sản trong đó enzyme đóng vai trò quan trọng quyết<br />
định chất lượng sản phẩm. Nishimoto và các tác giả<br />
khác (1987) thông báo rằng, gel cá trở nên yếu đi<br />
khi nấu các sản phẩm surimi chính là do hoạt động<br />
của protease kiềm này. Sự phân giải của các protein<br />
tơ cơ như vậy làm giảm độ bền gel xuống. Trong số<br />
hàng loạt protease hiện diện ở mô cơ, endoprotease<br />
cysteine có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cấu trúc<br />
do độ bền nhiệt và khả năng cắt đứt các liên kết<br />
peptid bên trong, tạo ra hai mạch peptid ngắn hơn (An,<br />
Peters, & Seymour, 1996). Cathepsin L là enzyme<br />
chủ yếu quyết định sự “yếu” đi của surimi khi gia<br />
nhiệt. Việc đun nóng các sản phẩm cá ở dạng gel<br />
với nhiệt độ khoảng chừng 600C có thể gây hậu quả<br />
làm mềm quá mức. Kolodziejska và Sirorski (1996)<br />
cho rằng, hiện tượng này quan hệ mật thiết với quá<br />
trình phân giải protein tơ cơ cá (chính là thành phần<br />
quyết định sự tạo gel). Loại protease gây nên tác<br />
dụng làm mềm gel cá không giống nhau và phụ thuộc<br />
giống loài, tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp<br />
protease serine đóng vai trò chủ yếu. Kinoshita và<br />
cộng sự (1990) đã xác định được tính chất của bốn loại<br />
protease trung tính chịu trách nhiệm phân giải mạch<br />
myosin và gọi chúng là “protease làm mềm”, đây là<br />
các protease kim loại trung tính.<br />
Trong quá trình tự phân sau khi chết xảy ra ở<br />
mô cơ cá, độ pH sau cùng đạt được thường dao<br />
động trong khoảng giữa 6 và 7. Có nhiều loại<br />
enzyme thích hợp hoạt động ở pH gần trung tính<br />
như calpain, hay “protease làm mềm”. Các enzyme<br />
này được gọi là các protease mô cơ trung tính. Gần<br />
đây, người ta rất chú ý đến loại enzyme được hoạt<br />
hóa bởi canxi có tên là calpain này vì thấy rằng<br />
chúng phân giải các protein ở đường Z của sợi cơ<br />
và giải phóng ra các tơ cơ.<br />
4. Một số enzyme khác<br />
Một số nhóm enzyme khác ở động vật thủy sản<br />
đã được nghiên cứu có thể kể tới là các enzyme<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
esterase và carbohydrase (bao gồm cả các enzyme<br />
chinolytic là chitinase và lysozyme).<br />
Esterase<br />
Đây là loại enzyme phân giải các mối liên<br />
kết este, loại phân giải cho ra acid hữu cơ gọi là<br />
esterase hữu cơ, phân giải acid vô cơ gọi là<br />
esterase vô cơ. Esterase (lipase) xúc tác thủy phân<br />
chất béo tạo thành glycerin và acid béo tương ứng.<br />
Những động vật thủy sản ăn thức ăn động vật thì<br />
lipase của chúng có nhiều loại esterase hữu cơ, còn<br />
ăn thực vật thì có nhiều loại vô cơ. Người ta đã tìm<br />
thấy esterase hữu cơ trong tụy tạng của tôm càng<br />
Squillaoratoria, trong gan và tụy tạng của mực<br />
Sepia officinalis, bạch tuộc Eledne cierbosa, trong<br />
gan cá chép và cá diếc (Nguyễn, 2006), trong tụy<br />
tạng cá mập (Patton & Nevenzel, 1974), cá hồi đốm<br />
(Tocher & Sargent, 1984). Từ những số liệu đã thu<br />
được về các lipase, người ta thấy rằng, pH thích<br />
hợp nhất của đa số lipase là gần trung tính (pH 7-9)<br />
ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Các lipase có<br />
thể hoạt động ở khoảng nhiệt độ rất rộng từ -20 đến<br />
65oC, nhưng tốt nhất là ở 30 - 450C (Jensen, 1983).<br />
Thời gian gần đây, người ta đặc biệt chú ý đến<br />
dầu cá do khả năng giúp ngăn ngừa các bệnh tim<br />
mạch của nó. Khả năng đặc biệt này có được là do<br />
acid béo không bão hòa ω-3 là EPA, DPA và DHA<br />
có mặt trong dầu cá. Các lipase có khả năng xúc<br />
tác phản ứng ester hóa, phản ứng thủy phân hoặc<br />
trao đổi acid béo giữa các ester (Wanasundara &<br />
Shahidi, 1997). Việc nghiên cứu về các enzyme<br />
lypolytic nguồn gốc thủy sản để xúc tác phản<br />
ứng interesterification của dầu cá để sản xuất<br />
triacylglycerol giàu acid béo không bão hòa ω-3<br />
đang đóng một vai trò quan trọng. Gần đây, người<br />
ta thường dùng lipase từ nguồn vi sinh vật để sản<br />
xuất axit béo không bão hòa giàu ω-3. Tuy nhiên,<br />
các acid béo không bão hòa có mạch dài lại không<br />
phải là cơ chất thích hợp đối với phần lớn lipase<br />
thương mại đang có trên thị trường do tính đặc hiệu<br />
đối với acid béo (Vilhelmsson, 1997). Các lipase từ<br />
ruột cá tuyết Atlantic Gadus morhua cho kết quả đầy<br />
hứa hẹn khi thủy phân các axit béo không bão hòa<br />
thành acid béo mạch ngắn hơn hẳn và thể hiện tính<br />
lựa chọn hoàn toàn khác đối với các acid béo (Lie<br />
& Lambertsen, 1985). Nhiều nhà nghiên cứu khác<br />
cũng đã thử nghiệm thủy phân mỡ hải cẩu và cá<br />
mòi dầu với mục đích nâng cao hàm lượng acid béo<br />
không bão hòa ω-3 ở dạng acylglycerol.<br />
Trong số các esterase vô cơ ở động vật thủy<br />
sản, phosphatase được nghiên cứu nhiều hơn cả.<br />
Phosphatase của động vật thủy sản không xương<br />
sống có hai loại là tính kiềm (hoạt động tốt ở pH<br />
<br />
Số 3/2013<br />
8,2-9,4) và tính acid (hoạt động tốt ở pH 3-6).<br />
Glucosulphatase và phenylsulphatase cũng là<br />
hai loại có mặt ở nhiều động vật thủy sản, chúng<br />
thường kết hợp với nhau nhưng tỉ lệ giữa chúng<br />
khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc.<br />
Carbohydrase<br />
Enzyme này xúc tác thủy phân các glucid và<br />
glucozit. Loại men này có nhiều trong các động vật<br />
thủy sản ăn thức ăn thực vật (rong, rêu, tảo…).<br />
Các loài nhuyễn thể và hải tảo có nhiều amylase<br />
(glycogenase). α-amylase có nhiều trong tụy tạng,<br />
trong dạ dày tương đối ít. Nhiệt độ và pH hoạt động<br />
tối ưu của enzyme này không giống nhau ở các loài<br />
cá khác nhau nhưng nhìn chung chúng thích hợp<br />
với môi trường trung tính ở khoảng 35 - 450C. Nồng<br />
độ NaCl cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của<br />
α-amylase, khi nồng độ NaCl tăng từ 0-10% thì nhiệt<br />
độ thích hợp của men tăng từ 25 - 420C nhưng nếu<br />
vượt qua ngưỡng 10% thì nhiệt độ lại giảm, nhiệt<br />
độ thích hợp cũng giảm theo thời gian kéo dài phản<br />
ứng phân giải. Ví dụ, thời gian phân giải là 3 giờ thì<br />
nhiệt độ thích hợp là 400C, 30 giờ thì là 300C, 90 giờ<br />
là 250C… (Nguyễn Trọng Cẩn, 2006).<br />
Gần đây, người ta đặc biệt chú ý đến các<br />
enzyme chitinolytic. Các enzyme thuộc nhóm này<br />
bao gồm chitinase “thật sự” và lysozyme. Chitinase<br />
“thật sự” lại tiếp tục được phân chia thành chitinase<br />
và chitobiase. Ở các loài nhuyễn thể và giáp xác,<br />
hoạt tính chitinolytic liên quan chủ yếu đến quá trình<br />
lột xác của chúng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng<br />
đã tìm thấy chitinase và chitobiase ở đường tiêu hóa<br />
ruột, dạ dày của một số loài hải sản (Fang và cộng<br />
sự, 1979; Danulat, 1986, Matsumiya,1996), trong<br />
tôm và phế thải chế biến tôm (Koga và cộng sự,<br />
1990; Suresh & Chandrasekaran, 1998), trong gan<br />
mực (Matsumiya & Mochizuki, 1997) và ở bạch tuộc<br />
(Grisley & Boyle, 1990). Cho đến bây giờ, người<br />
ta vẫn còn tranh cãi nhiều về nguồn gốc của các<br />
chitinase trong hệ tiêu hóa các loài hải sản. Một số<br />
nhà khoa học cho rằng, các enzyme này là enzyme<br />
nội tại do bản thân động vật sinh ra, nhiều người khác<br />
lại giả thuyết chúng do các vi sinh vật trong thức ăn<br />
hoặc do hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa tạo thành.<br />
Chitinase tìm được ở vi sinh vật, rong biển, cá<br />
và động vật có vú thường có phân tử lượng từ 25<br />
đến 120 kDa (Koga và cộng sự, 1999). Chúng có<br />
điểm đẳng điện trong khoảng khá rộng: từ 3,0 - 10,0<br />
ở tảo và thực vật bậc cao, 4,7 - 9,3 ở động vật thân<br />
mềm, các loài giáp xác và cá, 3,5 - 8,5 ở vi sinh vật<br />
(Flach và cộng sự, 1992; Koga và cộng sự, 1999).<br />
Như vậy, trong các động vật kể trên có cả chitinase<br />
acid và kiềm.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187<br />
<br />