intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loại mối ghép http://khanhlinhtran.wordpress.com

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

619
lượt xem
175
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mối ghép bằng then là mối ghép tháo lắp được. Then là chi tiết tiêu chuẩn được chọn theo đường kính trục hoặc đường kính lỗ của chi tiết bị ghép.Ký hiệu then gồm: bề rộng b, chiều cao h, chiều dài l của then và số hiệu tiêu chuẩn qui định then (b × h × l). Phân loại:Then bằng;Then vát; Then bán nguyệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loại mối ghép http://khanhlinhtran.wordpress.com

  1. CHƯƠNG IV: CÁC MỐI GHÉP BÀI 2: MỐI GHÉP BẰNG THEN, THEN HOA I. MỐI GHÉP BẰNG THEN  Mối ghép bằng then là mối ghép tháo lắp được  Then là chi tiết tiêu chuẩn được chọn theo đường kính trục hoặc đường kính lỗ của chi tiết bị ghép.  Ký hiệu then gồm: bề rộng b, chiều cao h, chiều dài l của then và số hiệu tiêu chuẩn qui định then (b × h × l).  Phân loại:  Then bằng  Then vát  Then bán nguyệt
  2. I. MỐI GHÉP BẰNG THEN 1. Then bằng:  Then bằng được dùng khi cơ cấu chịu tải trọng nhỏ.  Có hai loại then bằng:  Then bằng đầu tròn A  Then bằng đầu vuông B  Các kích thước của then bằng được qui định trong TCVN 4216.66  Ví dụ về cách ghi kí hiệu then: Then bằng A 20 x 12 x110 TCVN 4216.66
  3. I. MỐI GHÉP BẰNG THEN 2. Then vát:  Theo vát được dùng khí cơ cấu chịu tải trọng lớn .  Có ba kiểu then vát :  Then vát đầu tròn A  Then vát đầu vuông B  Then vát có mấu  Then vát có độ dốc bằng 1: 100.  Kích thước mặt cắt then vát qui định trong TCVN 4214– 86  Ví dụ về cách ghi kí hiệu then vát: Then vát B 18 x 11 x 100 TCVN 4214 – 86
  4. I. MỐI GHÉP BẰNG THEN 3. Then bán nguyệt:  Then bán nguyệt dùng khi cơ cấu chịu tại trong tương đối nhỏ.  Then bán nguyệt có ưu điểm là tự động điều chính vị trí.  Kích thước mặt cắt và rãnh của then bán nguyệt được qui định trong TCVN 4217– 86.  Ví dụ về cách ghi kí hiệu then: Then bán nguyệt 6 x 10 TCVN 4217 – 86
  5. II. MỐI GHÉP BẰNG THEN HOA 1. Phân loại then hoa: a)Then hoa thẳng: Prôfin của răng hình chữ nhật b)Then hoa thân khai: Prôfin của răng có dạng thân khai c) Then hoa tam giác: Prôfin của răng hình tam giác
  6. II. MỐI GHÉP BẰNG THEN HOA 2. Định tâm then hoa: a) Định tâm theo đường kính ngoài D: Mối ghép có độ hở ở đường kính trong b) Định tâm theo đường kính trong d: Mối ghép có độ hở ở đường kính ngoài c) Định tâm theo mặt bên b: Mối ghép có độ hở cả đường kính ngoài và trong 3. Kí hiệu của của mối ghép then hoa thẳng: + Kí hiệu bề mặt định tâm + Số răng Z + Đường kính trong d x đường kính ngoài D + Dung sai của mối ghép (nếu cần).  Một số ví dụ ghi kí hiệu mối ghép then hoa (Không có dung sai): D 6 x 23 x 26 Trong đó D: định tâm theo đường kính ngoài; Z = 6, d = 23 và D = 26. B 20 x 92 x 102 Trong đó b: định tâm theo mặt bên; Z = 20; d = 92 và D = 102
  7. II. MỐI GHÉP BẰNG THEN HOA 4. Vẽ qui ước then hoa: Then hoa có kết cấu phức tạp nên được vẽ quy ước theo TCVN 19– 85. – Đường tròn và đường sinh của mặt trụ bao đỉnh răng (của trục và lỗ thấy) vẽ bằng nét liền đậm – Trên hình chiếu vuông góc với trục răng, đường tròn và đường sinh của mặt trụ bao đáy răng vẽ bằng nét liền mảnh (đường sinh phải vẽ đến đầu mép vát). – Đường sinh mặt trụ bao đáy răng trên hình cắt dọc trục của trục và lỗ vẽ bằng nét liền đậm – Trên hình cắt đường tròn của mặt trụ bao đáy răng của trục và lỗ then hoa đều vẽ bằng nét liền mảnh
  8. II. MỐI GHÉP BẰNG THEN HOA 4. Vẽ qui ước then hoa: – Đường tròn và đường sinh mặt trụ chia then hoa có prôfin dạng thân khai và tam giác vẽ bằng nét chấm gạch mảnh – Đường giới hạn giữa phần răng then hoa có prôfin đầy đủ và phần răng có prôfin cạn dần vẽ bằng nét liền mảnh – Trên hình chiếu vuông góc với trục then thường vẽ vài răng để biểu diễn prôfin của răng.
  9. CHƯƠNG IV: CÁC MỐI GHÉP BÀI 3: MỐI GHÉP BẰNG CHỐT  Mối ghép bằng chốt là mối ghép tháo lắp được  Chốt là chi tiết tiêu chuẩn dùng lắp ghép hay định vị các chi tiết bị ghép với nhau  Phân loại:  Chốt hình trụ  Chốt hình côn: độ côn bằng 1:50, lấy đường kính bé làm đk danh nghĩa  Kích thước của chốt trụ và chốt côn được qui định trong TCVN 2042– 86 và TCVN 2041– 86.  Ký hiệu của chốt gồm có đường kính danh nghĩa, chiều dài l của chốt, kiểu lắp (đối với chốt trụ) và số hiệu tiêu chuẩn. Ví dụ: Chốt trụ 10 x 50 TCVN 2042– 86 Chốt côn 10 x 50 TCVN 2041– 86
  10. CHƯƠNG IV: CÁC MỐI GHÉP BÀI 4: MỐI GHÉP BẰNG ĐINH TÁN  Mối ghép bằng đinh tán là mối ghép không tháo lắp được  Đinh tán là chi tiết hình trụ, có mũ ở một đầu.  Các loại đinh tán:  Đinh tán mũ chỏm cầu  Đinh tán mũ nửa chìm  Đinh tán mũ chìm  Các loại mối ghép đinh tán:  Mối ghép kín: dùng cho các thùng chứa, nối hơi có áp suất thấp.  Mối ghép chắc: dùng để ghép các thanh kim loại với nhau như các dàn cầu  Mối ghép chắc kín: dùng trong các kết cấu đòi hỏi vừa chắc lại vừa kín như nồi hơi có áp suất cao.  Kí hiệu quy ước của đinh tán gồm: Tên gọi loại đinh tán, đường kính d, chiêu dài l, và số hiệu chuẩn. Ví dụ: + Đinh tán mũ chìm 6 x 20 TCVN 290 – 86 + Đinh tán mũ chỏm cầu ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86 + Đinh tán mũ nửa chìm ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86
  11. CHƯƠNG IV: CÁC MỐI GHÉP BÀI 4: MỐI GHÉP BẰNG ĐINH TÁN  TCVN 4179 – 85 quy định cách vẽ đinh tán theo quy ước  Một số loại mối ghép đinh tán:  Đinh tán mũ chỏm cầu, mối tán chỏm cầu  Đinh tán mũ chìm, mối tán chỏm cầu  Đinh tán mũ chìm, mối tán chìm  Đinh tán mũ nửa chìm, mối tán chìm  Nếu mối ghép có nhiều chi tiết cùng loại thì cho phép biểu diễn đơn giản một vài chi tiết, các chi tiết khác còn lại chỉ cần ghi vị trí bằng các đường trục, đường tâm  Nếu mối ghép có nhiều nhóm chi tiết khác nhau (về chủng loại, kích thước) thì cho phép dùng kí hiệu quy ước để phân biệt các nhóm hoặc chỉ cần ghi số vị trí cho một đinh tán của mỗi nhóm
  12. CHƯƠNG IV: CÁC MỐI GHÉP BÀI 5: MỐI GHÉP HÀN I. KHÁI NIỆM CHUNG  Mối ghép hàn là mối ghép không tháo lắp được  Hàn là quá trình ghép các chi tiết bằng phương pháp làm nóng chảy cục bộ để dính kết các chi tiết lại với nhau  Các loại phương pháp hàn:  Hàn hồ quang (hàn điện)  Hàn hơi (hàn gió đá, hàn xì)  Hàn tiếp xúc  Hàn thiếc  Hàn bằng một số chất kết dính đặc biệt  Các loại mối hàn:  Mối hàn ghép đối đỉnh  Mối hàn ghép chữ T  Mối hàn góc  Mối hàn ghép chập
  13. II. CÁC LOẠI MỐI HÀN: 1. Mối hàn ghép đối đỉnh:  Ký hiệu: Đ  Đ2: Không vát mép cả hai phía của hai chi tiết ghép  Đ6: Vát mép một phía của một chi tiết ghép  Đ11: Vát mép cả hai mặt của một chi tiết ghép  Đ13: Vát mép một mặt cho cả hai chi tiết ghép 2. Mối hàn ghép chữ T:  Ký hiệu: T  T1: Hàn một phía, không vát mép  T3: Hàn hai phía, không vát mép.  T6: Hàn một phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép  T9: Hàn hai phía, vát mép cả hai mặt cho một chi tiết ghép
  14. II. CÁC LOẠI MỐI HÀN: 3. Mối hàn góc:  Ký hiệu: G  G2: Hàn một phía, không vát mép.  G6: Hàn một phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép.  G7: Hàn hai phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép.  G8: Hàn hai phía, vát mép cả hai mặt cho một chi tiết ghép. 4. Mối hàn ghép chập:  Ký hiệu: C  C1: Hàn một phía, không vát mép  C2: Hàn hai phía, không vát mép
  15. III. BIỂU DIỄN QUI ƯỚC MỐI HÀN:  Không phân biệt phương pháp hàn, các mối hàn được biểu diễn như sau:  Mối hàn thấy: vẽ bằng nét liền đậm  Mối hàn khuất: vẽ bằng nét đứt  Điểm hàn riêng biệt thấy: vẽ dấu "+“  Điểm hàn khuất: không vẽ.  Trên hình biểu diễn mặt cắt mối hàn nhiều lớp, cho phép vẽ đường bao của từng lớp bằng nét liền đậm và dùng chữ hoa để kí hiệu cho từng lớp đó.  Các đường bao thuộc chi tiết hàn nằm trong đường bao của lớp hàn được vẽ bằng nét liền mảnh
  16. IV. KÍ HIỆU MỐI HÀN:  Các kí hiệu quy ước của mối hàn :  Ghi trên giá nằm ngang nếu là mối hàn thấy  Ghi dưới giá nằm ngang nếu là mối hàn khuất  Vị trí các kí hiệu được ghi theo thứ tự như sau  1_ Tiêu chuẩn mối hàn (TCVN 1091 – 75)  2_ Kí hiệu kiểu mối hàn (Ví dụ: G6; C2...)  3_Kí hiệu và chiều cao tiết diện mối hàn (∆5)  4_Kích thước chiều dài đoạn hàn _ Dấu / (Hoặc chữ Z) cho mối hàn dứt quãng. _ Kích thước đường kính đối với mối hàn điểm. _ Kích thước chiều rộng mối hàn đối với mối hàn đường. Ví dụ: 50/100; 100 Z 200; ( Ø4. ..  5_Dấu hiệu phụ (Ví dụ: là hàn theo đường bao hở)  6_Dấu hiệu phụ của mối hàn theo đường bao kín hay của mối hàn khi lắp.  Các dấu hiệu phụ được vẽ bằng nét liền mảnh và có chiều cao bằng chiều cao chữ số của kí hiệu mối hàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2