intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loài thú (Mammalia) ghi nhận được ở rừng tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) và Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rừng tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) và Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) là những khu vực đất ngập nước với hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng có giá trị cho bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt với Sếu đầu đỏ Grusantigone sharpie ở Vườn quốc gia Tràm Chim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loài thú (Mammalia) ghi nhận được ở rừng tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) và Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp)

  1. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 177–187 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14154 MAMMALS (MAMMALIA) RECORDED IN THE MY PHUOC AREA (SOC TRANG PROVINCE) AND TRAM CHIM NATIONAL PARK (DONG THAP PROVINCE) Nguyen Truong Son1,2,*, Ly Ngoc Tu1,2, Vu Thuy Duong1,2, Bui Tuan Hai2,3, Nguyen Thi Tham4, Lam Hai Dang5, Lam Quang Ngon5 1 Institute of Ecology and Biological Resources, VAST, Vietnam 2 Graduate University of Science and Technology VAST, Vietnam 3 Vietnam National Museum of Nature, VAST, Vietnam 4 Hanoi University of Science, Hanoi National University, Vietnam 5 Can Tho University, Can Tho, Vietnam Received 8 August 2019, accepted 25 September 2019 ABSTRACT The My Phuoc’s Melaleuca Forest (Soc Trang Province) and the Tram Chim National Park (Dong Thap Province) are key wetlands with the ecosystem typical to the Mekong Delta and also have been considered the foremost areas for biodiversity conservation. Despite the wealth in biodiversity, research on mammals in these two areas is still very limited. During 2018 and 2019, mammal surveys have been conducted in different seasons and 17 mammal species of eight families and four orders were record. Chiroptera and Rodentia possess a majority of species diversity. Carnivora is only found in My Phuoc (Soc Trang Province) with the occurrence of the Asian Small-clawed Otter (Aonyx cinereus). This species is listed in the Vietnam’s Red Data Book (2007), the Government’s Decree 06/2019/NĐ-CP for protected species threatened by wildlife trade, IUCN Red List (2018), and CITES (the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - 2017). Threats to species habitats recorded in the study areas, including embankments, land use changes, forest product exploitation, tourism, restoration and renovation of historic sites, high risks of forest fire, and uncontrolled local traffic of large boats, are likely to have serious impacts on the mammal fauna. In particular, opportunistic and professional hunting and illegal wildlife trade, which are still observed in the areas, have caused a drastic decline in mammal populations. Immediate conservation measures should, therefore, focus on raising local people’s awareness on values of the local fauna as well as population status of some threatened and rare species in the two areas. At the same time, there is a critical need to develop projects aiming to improve livelihoods of local people and minimize their dependence on natural resources. Moreover, more stringent penalties should be applied to poachers and wildlife traffickers based on the existing legal regulations. Keyworks: Aonyx cinereus, mammal fauna, My Phuoc, Tram Chim, Asian small-clawed otter. Citation: Nguyen Truong Son, Ly Ngoc Tu, Vu Thuy Duong, Bui Tuan Hai, Nguyen Thi Tham, Lam Hai Dang, Lam Quang Ngon, 2019. Mammals (mammalia) recorded in the My Phuoc area (Soc Trang Province) and Tram Chim National Park (Dong Thap Province). Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 177–187. https://doi.org/10.15625/0866- 7160/v41n2se1&2se2.14154. * Corresponding author email: truongsoniebr@gmail.com ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 177
  2. TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 177–187 DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14154 CÁC LOÀI THÚ (MAMMALIA) GHI NHẬN ĐƢỢC Ở RỪNG TRÀM MỸ PHƢỚC (TỈNH SÓC TRĂNG) VÀ VƢỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM (TỈNH ĐỒNG THÁP) Nguyễn Trƣờng Sơn1,2,*, Lý Ngọc Tú1,2, Vũ Thuỳ Dƣơng1,2, Bùi Tuấn Hải2,3, Nguyễn Thị Thắm4, Lâm Hải Đăng5, Lâm Quang Ngôn5 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Bảo Tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 5 Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Ngày nhận bài 8-8-2019, ngày chấp nhận 25-9-2019 TÓM TẮT Rừng tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) và Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) là những khu vực đất ngập nước với hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng có giá trị cho bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt với Sếu đầu đỏ Grusantigone sharpie ở Vườn quốc gia Tràm ChimNhững nghiên cứu về đa dạng thú ở hai khu vực này còn ít. Kết quả khảo sát thú theo các mùa trong năm 2018 và 2019 đã ghi nhận được 17 loài thú, thuộc 8 họ và 4 bộ, trong số đó bộ Dơi Chiroptera và bộ Gặm nhấm Rodentia chiếm ưu thế. Riêng bộ Ăn thịt Carnivora chỉ ghi nhận được ở rừng tràm Mỹ Phước với quần thể Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus, loài ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (IUCN, 2018), Nghị định số 06/2019/NĐ- CP của Chính Phủ và Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã qui định trong phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (2017) cần được quan tâm bảo vệ. Các tác động làm ảnh hưởng đến môi trường sống của loài thú ở đây đã được ghi nhận, bao gồm thay đổi môi trường do bởi bờ bao, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác lâm sản trong rừng, khai thác du lịch, nguy cơ cháy rừng và hoạt động của các loại phương tiện thuyền bè, đặc biệt, việc săn bẫy bắt động vật hoang dã không được kiểm soát. Từ khoá: Đa dạng thú, rừng tràm, Tràm Chim, Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus, đồng bằng sông Cửu Long. *Địa chỉ liên hệ email: truongsoniebr@gmail.com MỞ ĐẦU vùng nông nghiệp đã làm suy giảm nghiêm trọng diện tích các sinh cảnh tự nhiên và bán Các vùng đất ngập nước quan trọng ở Các tự nhiên trong vùng. Vì vậy, bảo tồn được vùng đất ngập nước quan trọng ở Đồng bằng những sinh cảnh này chính là đảm bảo được sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được nhắc đến các chức năng của hệ sinh thái vừa đảm bảo trong Chương trình Birdlife Interantional tại được phát triển kinh tế, phát triển du lịch sinh Việt Nam là những vùng trọng điểm trong sản thái cũng như giáo dục cộng đồng về bảo vệ xuất nông nghiệp và khai thác thuỷ sản của thiên nhiên, tránh được tác động biến đổi khí Việt Nam (Buckton et al., 2000). Việc khai hậu đến vùng ĐBSCL cũng như nhiều vùng thác tài nguyên thiên nhiên cùng với mở rộng khác ở Việt Nam. 178
  3. Các loài thú (Mammalia) Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long được căn cứ tỉnh uỷ Sóc Trăng (hình 1B). Ở khu đánh giá có đa dạng sinh học các loài thú vực Tràm Chim tuyến khảo sát và bẫy bắt không cao, với khoảng 53 loài thuộc 19 họ được thể hiện ở hình 2. Qua thời gian khảo của 8 bộ (Nguyen Xuan Dang et al., 2004; sát ở khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) với Phạm Trọng Ảnh và nnk., 2004; 2005; Hoàng 21,5 giờ khảo sát ban ngày, 25,5 giờ khảo sát Trung Thành và nnk., 2009), nhưng đây được ban đêm, 3.276 giờ đặt lưới mờ (m2nh), 243 cho là khu vực cư trú của một số loài động vật giờ đặt bẫy thụ cầm (m2th), 420 bẫy đêm để có số lượng quần thể tương đối lớn, một số thu thập trên 2 tuyến khảo sát vào các loài động vật có giá trị bảo tồn cao như Rái cá khoảng thời gian khác nhau với tổng chiều lông mũi Lutra sumatrana, Mèo cá dài của 2 tuyến khoảng 33,44 km. Prionailurus viverinus, các loài dơi quả thuộc giống Pteropus (Phạm Trọng Ảnh và nnk., Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 2004, 2005; Nguyen Xuan Dang et al. 2004; gồm máy ảnh canon 5D maxII; ống kính Nguyễn Xuân Đặng & Đặng Huy Phương, canon các loại: macro lens EF 100 mm 1:2.8L 2007; Nguyễn Trường Sơn và nnk., 2009; Vu IS USM, canon EF 17–40 mm, sigma 150– Dinh Thong et al., 2015). 600 mm 1:5-6.3 DG, ống nhòm Swarovski ATS 25-50×65, GPS garmin 60CSX để ghi VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN nhận hình ảnh loài, mẫu vật, sinh cảnh, dấu CỨU vết và toạ độ khi điều tra theo tuyến. Tổng Khảo sát thực địa được tiến hành 3 đợt hợp có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu trước theo hai mùa, mùa khô (tháng 3/2018 và đây ở khu vực điều tra cũng như phỏng vấn 3/2019) và mùa mưa (tháng 9/2018) trên địa dân địa phương về thông tin phân bố của loài bàn khu vực xã Mỹ Phước gồm Khu Di tích thú ở khu vực nghiên cứu cũng cho các kết lịch sử căn cứ tỉnh uỷ Sóc Trăng và Phân quả đáng tin cậy. trường Mỹ Phước 2 (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Mẫu vật sau khi thu thập sẽ được chụp ảnh, Trăng) và Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim mô tả hình thái ngoài và xác định các chỉ hình (tỉnh Đồng Tháp) với tổng thời gian khảo sát thái cơ bản, gồm: Trọng lượng (Wt); Dài đầu 24 ngày. và thân (HB); Dài đuôi (T); Dài bàn chân sau Khảo sát thu thập mẫu vật nghiên cứu (HF); Dài tai (E); Dài cẳng tay và cẳng chân trên nhóm thú nhỏ bằng các loại bẫy chuyên (FA) đối với các loài dơi. Các mẫu thu thập dụng như lưới mờ với kích cỡ khác nhau (với được (mẫu dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ) chiều dài và chiều rộng lần lượt là: 3 m và 3 tiếp tục được phân tích định loại ở phòng thí m; 3 m và 6 m; 3 m và 9 m; 3 m và 12 m), nghiệm dựa trên hình thái sọ. bẫy thụ cầm (1,6 × 1,6 m) để thu thập các Định loại thú theo Van Peenen & Ryan mẫu dơi; bẫy hộp (kích cỡ: 10 × 20 cm và 10 Light (1969); Lekagul & McNeely (1977); × 30 cm), bẫy lồng (15 × 20 cm) thu thập các Corbet & Hill (1992); Bates & Harrison mẫu gặm nhấm và thú ăn sâu bọ. Với các loài (1997); Lunde & Nguyen (2001); Aplin et al. thú khác, phương pháp điều tra theo tuyến đã được sử dụng theo tập tính hoạt động của (2003); Wilson & Reeder (2005); Nguyễn loài, chủ yếu tiến hành vào sáng sớm, chiều Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2006); muộn hoặc ban đêm. Tuyến khảo sát và bẫy Francis (2008); Đặng Huy Huỳnh và nnk. bắt ở Khu vực Mỹ Phước đã được thiết lập, (2008); Krukops (2013). Tên Việt Nam của với tuyến số 1 là 7,7 km quanh khu vực bờ loài theo Đặng Ngọc Cần và nnk. (2008). bao trong của Khu căn cứ tỉnh Uỷ Sóc Trăng Đánh giá độ đa dạng, chỉ số thống kê ước (hình 1A) và tuyến số 2, dài 25,74 km từ khu lượng D được sử dụng (Tischler, 1949), gồm: vực trung tâm - quanh khu bờ bao trong qua loài tuyệt đối ưu thế (tỷ lệ mẫu thu thập, D > khu vực Ấp Phước Lợi B- dọc theo bờ bao 10%); loài ưu thế (D: 5,1–10%); loài cận ưu ngoài cùng đến khu vực Phân trường Mỹ thế (D: 2,1–5%); và loài hiếm hay có độ ưu Phước 1, 2- về trụ sở của khu Di tích lịch sử thế thấp (D: 1,1–2,0%). 179
  4. Nguyen Truong Son et al. Đánh giá tình trạng bảo tồn: Sử dụng bậc Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã xếp hạng loài ghi nhận trong Sách Đỏ Việt quy định trong các phục lục của công ước về Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2018), Nghị buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật Định 06/2019/NĐ-CP, của Chính Phủ và hoang dã nguy cấp (CITES, 2017). Hình 1. Các tuyến điều tra ở Khu vực Mỹ Phước (A) và VQG Tràm Chim (B) KẾT QUẢ các khoảng thời gian khác nhau theo mùa cùng với tổng chiều dài của 4 tuyến khoảng Thành phần loài 40 km, 42 mẫu vật của các loài dơi, chuột và Kết quả phân tích 101 mẫu vật các loài chuột chù được thu thập. Kết hợp thông tin dơi, gặm nhấm và thú ăn sâu bọ đã được thu qua phỏng vấn và quan sát dấu vết trên thực thập cho thấy, ở VQG Tràm Chim, với 28 giờ địa và mẫu vật dân địa phương lưu giữ, đã ghi khảo sát ban ngày, 32 giờ khảo sát ban đêm, nhận 17 loài, 14 giống, 8 họ thuộc 4 bộ thú 2.760 giờ đặt lưới mờ, 200 giờ đặt bẫy thụ hoang dã ở hai khu vực nghiên cứu (bảng 1, cầm, 320 bẫy đêm để thu thập trên 4 tuyến hình 2). khảo sát quanh khu vực bờ bao của vườn vào 180
  5. Các loài thú (Mammalia) Bảng 1. Các loài thú ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu và một số kích thước hình thái ngoài. Kết quả nghiên cứu được trình bày theo thứ tự: Giá trị nhỏ nhất–giá trị lớn nhất (số lượng mẫu), giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Mỹ Phước Tràm Chim STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Wt (g) HB (mm) T (mm) E (mm) HF (mm) FA (mm) (Sóc Trăng) (Đồng Tháp) Bộ Thú ăn sâu bọ Eulipotyphla Họ Chuột chù Soricidae 33,6–55,5 (7) 104,0–129,0 (7) 64–81,5 (7) 11,2–13,5 (7) 17,6–21,0 (7) 1 Chuột chù nhà Suncus murinus MB(8) MB(4) - 45,5 ±8,6 115,3±9.8 72,2±6,4 12,3±0,9 19,0±1,1 Bộ Dơi Chiroptera Họ Dơi quả Pteropodidae 38,0–47,0 (11) 94,0–102,0 (11) 7,0–13,0 (11) 17,0–21,0 (11) 10,0–13,0 (11) 65,0–71,0 (11) 2 Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx ML(24), MTC(6) ML(16) 42,5±3.1 99,4±2,5 9,9±1,9 19,5±1,4 11,5±1,2 68,7±2,1 38,0–47,0 (6) 94,0–102,0 (6) 16,2–17,2 (6) 11,8–13,0 (6) 44,4–51,0 (6) 3 Dơi ăn mật hoa lớn Macroglossus sobrinus ML(4), MTC(2) ML(2) - 42,5±3,1 99,4±2,5 16,7±0,4 12,5±0,4 46,1±2,5 Họ Dơi nếp mũi Hipposideridae 4 Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona ML(2) - 6,0–6,5 (2) 44,2–46,0 (2) 30,2–31,2 (2) 21,6–21,7 (2) 6,5–7,0 (2) 43,0–44,0 (2) Họ Dơi muỗi Vespertilionidae 5 Dơi muỗi sọ dẹt Pipistrellus abramus ML(2) - 4,2–4,7 (2) 44,7–45,5 (2) 32,0–33,0 (2) 10,0–10,5 (2) 5,2–5,7 (2) 32,0–32,8 (2) 22,7–26,4 (12) 65,5–71,5 (12) 44,9–47,7 (12) 12,2–14,7 (12) 8,0–9,0 (12) 48,0–51,2 (12) 6 Dơi nghệ nhỏ Scotophilus kuhlii ML(4), MTC(2) ML(14) 24,3±1,3 68,2±1,8 46,4±0,9 13,9±0,6 8,5±0,3 49,6±0,9 5,5–6,0 (3) 44,5–49,0 (3) 43,0–44,0 (3) 13,4–13,7 (3) 5,2–5,7 (3) 35,7–36,7 (3) 7 Dơi tai lông mặt Myotis ater ML(2) ML(1) 5,8±0,3 46,5±2,3 43,5±0,5 13,5±0,2 5,4±0,3 36,1±0,5 8 Dơi mũi nhẵn đốm vàng Kerivoula picta QS(1) - - - - - - - Bộ Ăn thịt Carnivora Họ Mèo Felidae 9 Mèo rừng Prionailurus bengalensis QSM(2) PV, QS(3) 2.400 450 210 39 96 - Họ Cầy Viverridae 10 Cầy vòi đốm Paradoxurus hermaphroditus QSM(7) - 2.200 3.800 4.100 40 87 - Họ Cầy lỏn Herpestidae 11 Cầy lỏn tranh Herpestes javanicus QS, MB(1) PV 1.100 340 200 26 44 - Họ Chồn Mustelidae QS(9), QSM(1), 12 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus PV 2.900 526 331 17 119 - PV(7) Bộ Gặm nhấm Rodentia Họ Chuột Muridae 440,0–490,0 (5) 210,0–270,0 (5) 140,0–150,0 (5) 19,0–22,0 (5) 42,0–45,0 (5) 13 Chuột đất lớn Bandicota indica MB(6) MB(2) 463±20,5 239±28,8 146±4,0 20,5±1,2 43,5±1,2 181
  6. Nguyen Truong Son et al. MB(13) 120,0–178,0 (9) 145,0–180,0 (9) 137,0–170,0 (9) 18,0–19,5 (9) 42,0–45,0 (9) 14 Chuột bụng bạc Rattus argentiventer MB(4) 154±23,3 164,5±11,6 154,6±12,8 18,7±0,5 43,5±1,2 15 Chuột lắt Rattus exulans MB(2) - 23,0–26,0 (2) 91,0–95,0 (2) 105,0–107,0 (2) 15,0–15,5 (2) 21,0–21,3 (2) 140,0–156,0 (8) 155,0–169,0 (8) 17,0–19,2 (8) 27,0–30,2 (8) 16 Chuột thường Rattus rattus MB(7) MB(6) 145,0–160,0 (8) 146,5±6,6 159,1±4,6 18,3±0,7 28,3±1,1 57,0–69,0 (6) 135,0–147,0 (6) 130,0–145,0 (6) 19,0–21,0 (6) 28,0–30,0 (6) 17 Chuột nhà Rattus tanezumi MB(4) MB(2) - 62,3±4,7 140,7±4,5 138,3±6,3 20,0±0,7 28,9±0.7 Tổng số loài 17 12 Ghi chú: QS(7)- 7 mẫu quan sát ngoài tự nhiên; QSM(10)- 10 mẫu quan sát ở qua buôn bán; PV- Phỏng vấn; ML(24)- 24 mẫu thu bằng lưới mờ; MTC(6)- 6 mẫu thu bằng bẫy thụ cầm; MB(6): Mẫu thu bằng bẫy lông và bẫy hộp. Chuột chù Suncus murinus Dơi ăn mật hoa lớn Macroglossus sobrinus Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona Dơi nâu Scotophilus kuhlii Cầy vòi đốm Paradoxurus hermaphroditus Mèo rừng Prionailurus bengalensis Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus Hình 2. Một số loài thú ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu 182
  7. Các loài thú (Mammalia) Sự đa dạng thú Chuột nhà Rattus tanezumi (D: 3,96%); loài Tại Khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng), hiếm hay có độ ưu thế thấp (D: 1,1–2,0%), theo tổng số loài, giống và họ ghi nhận ở khu gồm: Dơi nếp mũi xinh Hipposideros vực nghiên cứu, bộ Dơi Chiroptera đa dạng pomona, Dơi muỗi sọ dẹt Pipistrellus nhất và chiếm ưu thế, với 7 loài (chiếm abramus, Chuột lắt (Rattus exulans) (D: 38,89%), 7 giống (chiếm 50%) và 1 họ (chiếm 1,98%) và Dơi mũi nhẵn đốm vàng 25,00%). Tương tự, bộ Gặm nhấm Rodentia Kerivoula picta (D: 0,99%). Tuy nhiên, việc có 5 loài (chiếm 27,78%), Bộ Ăn thịt đánh giá về mức độ ưu thế hay phổ biến của Carnivora có 4 giống (chiếm 28,57%) và 4 họ loài cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu do thời (chiếm 50,00%) và 4 loài (chiếm 23,53% tổng gian khảo sát còn hạn chế và khả năng may số loài); Bộ Ăn sâu bọ Eulipotyphla có số mắn trong bẫy bắt. lượng loài, giống, họ thấp nhất, với 1 loài Tại VQG Tràm Chim, theo tổng số loài, (chiếm 5,55%), 1 giống (chiếm 7,14%) và 1 giống và họ ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, họ (chiếm 12,50%). bộ Gặm nhấm Rodentia và bộ Dơi Chiroptera So với số loài, giống và họ thu ở Việt có số lượng loài đa dạng nhất và chiếm ưu Nam đã biết (Đặng Ngọc Cần và nnk., 2008), thế, với 4 loài (chiếm 33,33), 2 giống (chiếm số loài ghi nhận được ở khu vực Mỹ Phước 20,00%) và 1 họ (chiếm 14,29%). Tương (tỉnh Sóc Trăng) chiếm 6,12% tổng số loài, tự,bộ Ăn thịt Carnivora có 3 loài (chiếm 2,22% tổng số họ và 33,33% tổng số bộ. Mặc 25,00%), trong đó 2 loài không ghi nhận được dù sự đa dạng không cao của khu hệ thú ở khu trong tự nhiên, gồm Mèo rừng Prionailurus vực Mỹ Phước, nhưng số lượng quần thể một bengalensis và Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus. số loài chuột và dơi ghi nhận được có quần Đây là những loài được cứu hộ và đưa về tái thể lớn như Dơi chó cánh dài Cynopterus thả ở VQG Tràm Chim. Bộ Ăn sâu bọ sphinx (với 24 cá thể thu thập được trong thời Eulipotyphla có số lượng loài, giống, họ thấp gian khảo sát), Chuột bụng bạc Rattus nhất với 1 loài (chiếm 8,33%), 1 giống (chiếm argentiventer (với 23 cá thể đã được thu thập), 10,00%), 1 họ (chiếm 14,28%). cùng với đó là quần thể của các loài thú ăn thịt Các loài tuyệt đối ưu thế hay phổ biến ghi như Cầy vòi đốm Paradoxurus nhận được trong khu vực trên thực tế quan sát, hermaphroditus (7 cá thể quan sát được bởi bẫy bắt hay tần xuất thông tin ghi nhận được nuôi nhốt trong dân) và Rái cá vuốt bé Aonyx qua phỏng vấn dân địa phương (D>10%), cinereus (7 cá thể qua phỏng vấn đã bị dân địa gồm: Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx (D: phương bẫy bắt bán 9 cá thể đã quan sát được 30,76%), Dơi nghệ nhỏ Scotophilus kuhlii (D: qua khảo sát và 1 cá thể quan sát được trực 26,92%) và Chuột thường Rattus rattus (D: tiếp còn sống trong nhà dân). 11,54%). Các loài ưu thế ưu thế (D: 5,1– Các loài tuyệt đối ưu thế hay phổ biến 10%), gồm: Chuột bụng bạc Rattus ghi nhận được trong khu vực trên thực tế argentiventer và Chuột chù Suncus murinus quan sát, bẫy bắt hay tần xuất thông tin ghi (D: 7,69%); loài cận ưu thế (D: 2,1–5%), nhận được qua phỏng vấn dân địa phương gồm: Chuột nhà Rattus tanezumi và Chuột đất (D > 10%), gồm: Dơi chó cánh dài lớn Bandicota indica (D: 3,85%). Cynopterus sphinx (D: 30,69%), Chuột bụng bạc Rattus argentiventer (D: 22,77%). Các Loài ƣu tiên bảo tồn loài ưu thế (D: 5,1–10%), gồm: Chuột chù Kết quả khảo sát cho thấy, khu vực Rừng Suncus murinus (D: 7,92%), Cầy vòi đốm tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) có quần thể Paradoxurus hermaphroditus, Rái cá vuốt bé tự nhiên của loài Rái cá vuốt bé Aonyx Aonyx cinereus, (D: 6.93%), Dơi ăn mật hoa cinereus và Mèo rừng Prionailurus lớn Macroglosus subrinus, Dơi nghệ nhỏ bengalensis thuộc loài quý hiếm cần bảo vệ. (Scotophilus kuhlii), Chuột đất lớn Bandicota Hiện tại, loài Aonyx cinereus được đánh giá indica, Chuột thường Rattus rattus (D: cấp độ Đang bị đe dọa (VU) trong Sách đỏ 5,94%); loài cận ưu thế (D: 2,1–5%), gồm: Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN 183
  8. Nguyen Truong Son et al. (2018); ngoài ra loài này cũng nằm trong Phụ 2018 đã có 7 cá thể Aonyx cinereus cũng đã bị lục I của Nghị Định 06/2019/NĐ-CP của bẫy bắt và bán cho các chủ buôn. Như vậy, Chính Phủ và Phụ lục II của Công ước kết hợp các thông tin quan sát hiện trường và CITIES. Loài Mèo rừng Prionailurus số bị bẫy bắt cho thấy, quần thể Rái cá vuốt bé bengalensis được quy định trong nhóm IIB ở khu vực rừng tràm Mỹ Phước ước tính còn của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và cũng khoảng 20 cá thể. Đây có thể được cho là được quy định tại Phụ lục II Công ước quần thể Aonyx cinereus có số lượng còn lớn CITIES. so với diện tích phân bố của loài ở khu vực Trên thế giới Rái cá vuốt bé Aonyx rừng tràm Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng). Ngoài cinereus hiện được ghi nhận ở Ấn Độ, Nêpan, ra, đây là loài chỉ thị cho chất lượng môi Nam Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), trường và rất nhạy cảm với những thay đổi sinh cảnh sống vì vậy cần được nghiên cứu và Bắc Myanmar, Lào, Campuchia, Malaixia ưu tiên bảo vệ đặc biệt. (Java, Sumatra, Borneo), Inđônêxia (Wilson & Reeder, 2005). Ở Việt Nam loài được ghi THẢO LUẬN nhận phân bố ở các tỉnh Quảng Ninh (Vịnh Kết quả nghiên cứu trên là những ghi nhận Hạ Long, VQG Bái Tử Long) (Phạm Trọng đầu tiên có giá trị khoa học cho khu hệ thú ở Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, 1998; Phạm Trong hai khu vực. Bộ Dơi Chiroptera có số lượng Ảnh, Nguyễn Trường Sơn, 2009), Quảng Trị, loài đa dạng nhất và chiếm ưu thế cho cả hai Bình Phước, Lâm Đồng (Đặng Huy Huỳnh và khu vực. Riêng Bộ Ăn thịt Carnivora có 5 loài nnk., 2008), Kiên Giang, Cà Mau (Phạm và phân bố tự nhiên của loài chỉ được ghi Trọng Ảnh và nnk., 2004, 2005; Nguyen nhận ở Khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) Xuan Dang et al., 2004). Tuy nhiên, những mà không ghi nhận được ở VQG Tràm Chim công bố gần đây cho thấy, mặc dù Aonyx (tỉnh Đồng Tháp). Các ghi nhận hiện tại về cinereus phân bố rộng ở cả nước, nhưng tình một số loài thú ăn thịt như Mèo rừng trạng của loài ở vùng phân bố hầu như chưa Prionailurus bengalensis, Rái cá vuốt bé được đánh giá và hiện đang bị đeo doạ, suy Aonyx cinereus ở VQG Tràm Chim (tỉnh giảm nghiêm trọng và đã được liệt kê là một Đồng Tháp) là do tái thả và cần được khảo sát trong những loài có tiêu chí bảo tồn cao trong kỹ trước khi trả lại chúng về với môi trường Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN tự nhiên mà không phải là vùng phân bố tự (2018) và cấm khai thác buôn bán và sử dụng nhiên trước đây của loài để tránh làm mất cân vì mục đich thương mại ban hành trong Nghị bằng sinh thái ở vùng tái thả. định số 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ cũng Các loài phổ biến và chiếm ưu thế ở hai như trong Danh mục các loài động vật thực khu vực được thể hiện qua bẫy bắt, gồm: Dơi vật hoang dã quy định trong các phục lục của chó cánh dài Cynopterus sphinx, Dơi nghệ công ước về buôn bán quốc tế các loài động nhỏ Scotophilus kuhlii, Chuột bụng bạc Rattus vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) argentiventer. Các loài thú ăn thịt cũng được (2017). ghi nhận ở phổ biết ở Khu vực Mỹ Phước Trong thời gian khảo sát, chúng tôi đã trực (tỉnh Sóc Trăng), gồm: Mèo rừng tiếp bắt gặp quần thể của loài Rái cá vuốt bé Prionailurus bengalensis, Cầy vòi đốm Aonyx cinereus phân bố ở khu vực Rừng tràm Paradoxurus hermaphroditus và Rái cá vuốt Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) (09o34’33 độ vĩ bé Aonyx cinereus. Riêng Loài Rái cá vuốt bé Bắc, 105o44’45 độ kinh Đông). Qua dấu vết ở Khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng) cần quan sát được có thể nhận định quần thể được ưu tiên bảo tồn cao do loài đều được ghi khoảng 9 cá thể Rái cá vuốt bé tại thời điểm nhận trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh quan sát ở khu vực kênh trung tâm và dấu lục đỏ IUCN (2018). So sánh thành phần loài phân của loài ở điểm có toạ độ 09°3’48 độ vĩ thú ghi nhận ở địa điểm nghiên cứu với các Bắc, 105o44’03 độ kinh Đông thuộc Khu vực khu vực lân cận cho thấy, mức độ kém đa rừng tràm Mỹ Phước. Qua thông tin điều tra dạng ở Mỹ Phước và Tràm Chim so với VQG phỏng vấn người dân địa phương, trong năm U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) (28 loài) 184
  9. Các loài thú (Mammalia) (Nguyễn Xuân Đặng và nnk., 2004, Phạm thuộc vào mỗi loài, như Cầy vòi đốm Trọng Ảnh và nnk., 2005), VQG U Minh Hạ Paradoxurus hermaphroditus giá 1.500.000 (tỉnh Cà Mau) (24 loài) (Phạm Trọng Anh và đ/kg, Mèo rừng Prionailurus bengalensis (con nnk., 2005). Sự mất đi môi trường sống và khoảng 2 kg) giá 500.000–6.000.000đ/con, những thay đổi sinh cảnh sống cũng làm mất Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus giá 800.000– đi cả những loài được xem như phổ biến ở 2.000.000 đ/con (khoảng 1,5–3 kg), Vịt trời khu vực này. Anas poecilorhyncha, giá 500.000đ/con, Xít Các tác động làm thay đổi môi trường (tên địa phương Trích cồ), Porphyrio indicus sống của các loài thú hoang dã đã được ghi giá 500.000–700.000 đ/con trưởng thành, Cò nhận ao gồmthu hoạch lá và quả dừa đước ốc Anastomus oscitans, giá 120.000 đ/con. phục vụ tiêu dùng của người dân; thu hoạch Bên cạnh đó, một số người dân đã cải tạo quy quả nhàu chín theo mùa phục vụ tiêu dùng và mô khu vực nuôi động vật trong gia đình để bánlàm giảm nguồn thức ăn tự nhiên cho các nhân nuôi và bán kiếm lời các loài động vật hoang dã bẫy bắt được mà các loài được nuôi loài thú trong khu vực, đặc biệt, đây là nguồn chủ yếu gồm Cầy vòi đốm Paradoxurus thức ăn tự nhiên cho loài Cầy vòi đốm hermaphroditus, Xít Porphyrio indicus, Vịt Paradoxurus hermaphroditus; khai thác tràm trời Anas poecilorhyncha,... Do vậy, để giảm nhỏ lẻ, tự phát; phát quang bờ bao phục vụ thiểu việc bẫy bắt động vật hoãng dã của dân khai thác du lịch; nguy cơ cháy rừng tiềm tàng địa phương, công tác tuyên truyền giáo dục là do hoạt động khai thác mật ong của dân địa rất cần thiết để họ có thể hiểu biết hơn về giá phương trong rừng; hoạt động tự do qua lại trị đa dạng sinh học các loài động vật hiện có của ghe, thuyền lớn, gây ô nhiễm tiếng ồn và trong khu vực cũng như tình trạng bảo tồn của khí thải và đặc biệt, việc xây dựng các tuyến một số loài động vật quý hiếm đang hiển diện bờ bao giữ nước hoặc làm đường vành đai trong vùng. Hình thức tuyên truyền trực tiếp quanh khu vực bảo vệ cũng làm thay đổi nhất qua các ấn phẩm như pa lô, áp phích cần được định đến diễn thế tự nhiên ở hai khu vực. phát trực tiếp đến các hộ dân trong khu vực Săn, bẫy bắt động vật hoang dã của dân hoặc có thể treo ở những nơi công sở trong địa địa phương ở khu vực nghiên cứu vẫn phổ bàn tỉnh, huyện, xã, thôn để tuyên truyền cho biến. Việc thu mua buôn bán cung cấp cho sở người dân hiểu được giá trị các loài đang hiển thích ăn thịt động vật hoang dã của bộ phận diện trong khu vực nghiên cứu. Đồng thời, khách hàng đang là nguyên nhân chính khiến xây dựng các phương án, dự án để thay đổi và thị trường buôn bán động vật hoang dã vẫn nâng cao sinh kế của cộng đồng dân địa diễn ra công khai tại khu vực nghiên cứu. phương, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài Công cụ bẫy bắt chính ở địa phương là các nguyên thiên nhiên của họ. Bên cạnh đó là loại bẫy dùng để bắt cá (như đó, nơm, lồng, những hình thức xử phạt nghiêm các đối lưới,…), cũng có khi là các loại lưới chuyên tượng săn bắt, buôn bán động vật theo các văn dụng để bẫy chim. Các loại bẫy được đặt theo bản pháp luật đã quy định. các kênh ở khắp các khu vực thuộc điểm Riêng đối với loài Rái cá vuốt bé Aonyx nghiên cứu, nơi quan sát thấy dấu vết hoạt cinereus, lần đầu tiên ghi nhận được quần thể động của động vật hoang dã trong vùng như của loài ở Khu vực Mỹ Phước (tỉnh Sóc dấu vết ăn quả cây, leo trèo của Cầy vòi đốm Trăng) với quần thể loài còn khá lớn so với Paradoxurus hermaphroditus, dấu chân, dấu diện tích nhỏ bé ở địa điểm nghiên cứu, do phân, dấu bắt cá của Rái cá vuốt bé Aonyx vậy việc điều tra đánh giá chính xác hiện cinereus, Mèo rừng Prionailurus bengalensis. trạng quần thể của loài ở vùng phân bố, các Các loại bẫy cũng quan sát được trong khu khu vực hoạt động, trú ngụ,… là rất cần thiết vực vùng lõi khu vực bảo vệ để bẫy bắt các để hoạch định các chính sách bảo vệ loài cho loại chim di cư theo mùa. phù hợp với điều kiện địa phương. Việc thu mua buôn bán động vật của các Nghiên cứu này được tài trợ bởi chủ buôn vẫn diễn ra với giá thu mua phụ Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc 185
  10. Nguyen Truong Son et al. gia (Nafosted) trong đề tài mã số 106-NN.05- lục các loài thú hoang dã Việt Nam. 2016.14; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Sóc Shoukadoh Book Sellers, Japan, 400 pp. Trăng, Đồng Tháp và Trường Đại học Cần Thơ. Francis, 2008. A guide to the mammals of TÀI LIỆU THAM KHẢO Southeast Asia. Bloomsbury Publishing Aplin, K. P., Brown, P. R., Jacob, J., Krebs, Plc. 392 pp. C. J. and Singleton, G. R., 2003. Field Hoàng Trung Thành, Phạm Trọng Ảnh, methods for rodent studies in Asia and the Hoàng Văn Chính, 2009. Thú ăn thịt Indo-Pacific. ACIAR Monograph, No. (Carnivora) ở Vườn quốc gia U Minh 100, 223 pp. Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa Bates, P. J. J. and Harrison, D. L., 1997. học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Bats of the Indian subcontinent. Quốc gia, 25: 40–44. Harrison ZoologicalMuseum, IUCN, 2018. Red list of threatened species. Sevenoaks, UK, 258 pp. https://www.iucnredlist.org/ Birdlife Indochina, Bộ Nông nghiệp và phát Kruskop, S. V., 2013. Bats of Vietnam. triển nông thôn, 2004. Thông tin các khu Checklist and an Identification Manual. bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, Joint Russian-Vietnamese Sciences and Tập 2, miền Nam Việt Nam. Technological Centre and Zoological Buckton, S. T., Nguyễn Cử, Hà Quý Quỳnh Museum of Moscow M.V. Lomolosov và Nguyễn Đức Tú, 2000. Bảo tồn các State University, 299 pp. vùng đất ngập nước quan trọng ở Đồng Lekagul, B., and McNeely, A. J., 1977. bằng sông Cửu Long. Báo cáo bảo tồn số Mammals of Thailand (Bangkok, 12. Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Thailand: Association for the Nam. Hà Nội. 106 tr. Conservation of Wildlife). Corbet, G. B. and Hill, J. E., 1992. The Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Thiện, Dương Mammals of the Indomalayan Region: A Văn Ni, Đào Trọng Tứ, Lê Phát Quới và Systematic Review. Oxford University Nguyễn Đức Tú., 2014. Chuyện nước và Press, Oxford, 488 pp. con người ở Đồng bằng sông Cửu Long, Danh mục các loài động vật thực vật hoang dã Gland, Thuỵ Sĩ. IUCN. 66 tr. quy định trong các phục lục của công ước Lunde, P. D., Nguyen, T. S., 2001. An về buôn bán quốc tế các loài động vật, identification Guide to the Rodents of thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Vietnam. American Museum of Natural 2017. Ban hành kèm theo thông tư số History. 80 pp. 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nghị định 06/2019/NĐ-CP. 2019. Nghị đinh Nông thôn. 06/2019, ngày 22/1/2019 của Chính phủ. Quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân hiếm và thực thi công ước buôn bán quốc Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân tế các loài động vật, thực vật hoang dã Đặng, Hoàng Minh Khiên, Nguyễn Minh nguy cấp. Tâm, 2008. Động vật chí Việt Nam. Lớp thú, tập 25. Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Trường Sơn và Vũ Đình Thống, 2006. 361 tr. Nhận diện một số loài dơi ở Việt Nam. Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Nxb tổng hợp tp. Hồ Chí Minh. 96 tr. Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Phạm Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Đức Tiến, Nguyễn Vũ Khôi, 2009. Hiện Lunde, Shin-Ichiro Kawada, Akiko trạng các loài dơi thuộc giống Pteropus ở Hayashida, Motoki Sasaki, 2008. Danh Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 31(3): 52–57. 186
  11. Các loài thú (Mammalia) Nguyễn Xuân Đặng, Đặng Huy Phương, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Trường Sơn, 2009. 2007. Thành phần loài thú ở vườn quốc Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ khảo sát gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí rái cá tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Sinh học, 29(1): 26–31. Quảng Ninh. Báo cáo khoa học chưa công Nguyen Xuan Dang, Pham Trong Anh, bố cho VCF. 17 tr. Nguyen Van Sang, Nguyen Minh Tam, Le Sách Đỏ Việt Nam. 2007. Phần I-Động vật. Xuan Hue, Dang Thi Dap, Tran Triet, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Nguyen Truong Son, Bui Huu Manh, Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nxb Nguyen Phuc, Bao Hoa, Benjamin Hayes, Bryan Stuart, 2004. Biodiversity in U Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Minh Thuong National Park-Vietnam. Nội. 550 pp. Agriculture Publish House. 160 pp. Tischler, W., 1949. Grundzuge der Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, 1998. terristrischen Tierokologie. Braunchweig. Hiện trạng và phân bố rái cá ở Vịnh Hạ 219 pp. Long. Tuyển tập các công trình nghiên Van Peenen, P. F. D., Ryan, P. F. and Light, cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb R. H., 1969. Preliminary Identification Nông nghiệp Hà Nội. 131–134. Manual for Mammals of South Vietnam. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng và Smithsonian Institution, 310 pp. Nguyễn Trường Sơn, 2004. Đặc điểm khu Vu Dinh Thong, Nguyen Thanh Tung, hệ thú (Mammalia) trong hệ sinh thái rừng Nguyen Tran Thanh Tinh. 2015. First tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học Ecological data of Flying Foxes sự sống. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà (Chiroptera: Pteropodidae) in Vietnam. Nội: 749–752. Journal of Biology, 37(3): 312–316. Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Wilson, D. E. & Reeder, D. M., 2005. Nguyễn Trường Sơn, 2005. Đặc điểm của Mammals species of the World. A khu hệ thú Đồng bằng sông Cửu Long và Taxonomic and Geographic Reference giá trị bảo tồn. Tạp chí Sinh học, 27(4A): (3rd ed), Johns Hopkins University Press. 11–18. 2142 pp. 187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1