YOMEDIA
ADSENSE
Các lưu ý để viết tiếng Việt chuẩn hơn
114
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Một số lưu ý để viết tiếng Việt chuẩn hơn Hàng ngày, bạn vẫn dùng tiếng Việt để ghi chép bài tập, viết thư, soạn email hay chat với bạn bè. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Nhưng nếu một ngày kia, bạn có một người bạn ngoại quốc đến Việt Nam và anh ta muốn học tiếng Việt. Bạn có đủ tự tin rằng tiếng Việt của bạn đủ chuẩn để dạy cho anh bạn ấy không?
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các lưu ý để viết tiếng Việt chuẩn hơn
- Một số lưu ý để viết tiếng Việt chuẩn hơn Hàng ngày, bạn vẫn dùng tiếng Việt để ghi chép bài tập, viết thư, soạn email hay chat với bạn bè. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Nhưng nếu một ngày kia, bạn có một người bạn ngoại quốc đến Việt Nam và anh ta muốn học tiếng Việt. Bạn có đủ tự tin rằng tiếng Việt của bạn đủ chuẩn để dạy cho anh bạn ấy không? Đó là một giả định mà Hiếu Học đặt ra để các bạn cùng suy nghĩ. Nếu như tiếng Việt của bạn không chuẩn thì cậu bạn ngoại quốc kia sẽ học được gì từ bạn? Và khi anh ta dùng cái tiếng Việt mà bạn dạy ấy đi giao tiếp với người khác, người ta sẽ cho anh ấy biết rằng anh ấy nói, viết chuẩn đến đâu. Và rồi, anh bạn ngoại quốc sẽ quay lại nói gì với bạn nhỉ? “Tiếng Việt của bạn không được truẩn nắm!” (chuẩn lắm). Lúc đó, bạn sẽ nghĩ sao khi mình là người Việt Nam mà dùng tiếng Việt không đúng? Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ mà thôi. Điều mà Hiếu Học muốn chia sẻ với các bạn qua câu chuyện này là chúng ta nên dùng tiếng Việt một cách chuẩn mực để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Trong khi càng ngày càng có không ít người người nước ngoài yêu mến Việt Nam, muốn học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 của họ thì chúng ta lại không trân trọng, gìn giữ tiếng mẹ đẻ của chúng ta sao? Sau đây, Hiếu Học xin vạch ra vài lưu ý để cách bạn có thể viết tiếng Việt chuẩn hơn. 1. Viết hoa các danh từ riêng Danh từ riêng là những từ chỉ những sự vật, sự việc cụ thể như tên người, tên địa danh, tên sự kiện - khác với danh từ chung chỉ những sự vật, sự việc chung chung như cây cối, hoa lá, đất đai… Khi viết các danh từ riêng, bạn cần phải viết hoa các chữ cái đầu tiên của các chữ, ví như: tên địa danh: Hà Nội, Thái Bình, Đồng Nai, sông Hồng,
- núi Bà Đen, thung lũng Tình Yêu, Việt Nam, Trung Quốc, Saint Peterburg, Luân Đôn; tên người: Trần Văn Bình, Dương Đào Ngọc Phượng, Conxtantin Ximonop, Karl Marx. Chú ý là bạn không được viết hoa tất cả các chữ như HÀ NỘI, TRẦN VĂN BÌNH (chỉ viết hoa kiểu này khi nó là tiêu đề hay 1 mục lớn) hay chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của chữ đầu tiên và chữ cuối cùng như Hà nội, Trần văn bình, Trần văn Bình… 2. Phân biệt các phụ âm đầu n – l, ch – tr, s – x “Ở đây thu mua lông sản phụ” Ôi một câu viết sai tai hại! Đọc xong câu trên chắc hẳn bạn sẽ có động lực hơn để sửa lỗi nhầm n – l này. Sự viết nhầm lẫn các phụ âm đầu đó thường gặp ở các tỉnh phía Bắc và nó bắt nguồn tự sự nói ngọng ở các địa phương này. Để có thể sửa được, trước tiên, bạn nên sửa lỗi nói ngọng trước bằng cách khi đọc sách thì chú ý đến các chữ có phụ âm đầy này. Bạn hãy luyện đọc các từ ghép mà ở đó các từ đơn được bắt đầu bằng 2 chữ hay nhầm lẫn như: nỗi lòng, nao lòng, nặng lòng, nai lưng, nói lái, năng lượng, năng lực, nặng lãi, lỡ nói, lá nón, lão nông, lạ nước lạ cái; trơ chọi, trái chứng, tranh chấp, trân châu (ngọc trai quý), chân trâu (chân con trâu), chạm trổ, chén mắt trâu, chiến tranh, chiến trường, chiêng trống; sản xuất, sáo rỗng, sắp xếp, sâu xa, xác suất, xấu số, xuân sắc, xuất sắc, xuất siêu, xúc siểm… Các bạn cũng nên tìm các bài thơ, đoạn văn có nhiều chữ hay nhầm như vậy và đọc đi đọc lại, ví như cặp chữ n – l thì đọc bài thơ “Thề non nước” sau đây: Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện nước thề non Nước đi chưa lại non còn đứng không Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
- Xương mai một nắm hao gầy Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương 3. Phân biệt dấu “ngã” và dấu “hỏi” Sự nhầm lẫn này thường xuất hiện trong các tỉnh phía Nam. Bạn hãy thử lang thang trên đường phố Sài Gòn và chú ý các biển số nhà, biển hiệu, băng rôn… xem, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít những từ như thế này: đường Nguyễn Văn Trổi, Mạc Đỉnh Chi, Lê Văn Sỉ, Nam Kì Khởi Nghỉa, Đà Nẳng… Lỗi viết sai này cũng xuát phát từ lỗi nói ngọng theo tiếng địa phương mà ra. Cách khắc phục là bạn hãy đọc các sách giáo khoa hay tra từ điển tiếng Việt các từ này, hãy ghi nhớ chúng và cố gắng phát âm cho chuẩn. 4. Phân biệt y và i Đây có lẽ là 1 bài toán hóc búa vì sự nhầm lẫn này diễn ra khá phổ biến – ngay cả trong các cơ quan văn hóa, các văn bản nghiêm túc. Chúng ta sẽ khó mà phân biệt được viết thế nào mới đúng trong các trường hợp sau: lý lẽ hay lí lẽ, lý luận hay lí luận, kỹ sư hay kĩ sư, họa sỹ hay họa sĩ, nhật ký hay nhật kí, mỹ thuật hay mĩ thuật, hy vọng hay hi vọng, địa lý hay địa lí…? Sau đây, Hiếu Học xin giới thiệu quy tắc viết y – i theo cuốn “Đại từ điển tiếng việt” - Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB. Văn hóa - Thông tin, 1999) như sau: - Nguyên âm “i” cuối âm tiết được viết nhất loạt là -i (chi, bi, li, hi, ti…), ngoại trừ trường hợp có âm đệm trong vần thì được viết y (trong vần uy) để phân biệt với vần –ui, đồng thời thống nhất các vần -uyên, -uyết, - uýt… - Nguyên âm “i” là âm chính mà âm tiết không có phụ âm đầu, âm đệm, âm cuối, sẽ được viết theo hai trường hợp:
- + Viết “i” trong các từ thuần Việt như í ới, ầm ĩ, ỉ eo,… + Viết “y” trong các từ Hán - Việt như y tá, y phục, ý kiến, ý niệm,… Sau khi đọc xong quy tắc trên, chúng ta có thể rút ra cách hiểu riêng như thế này: - 2 trường hợp đặc biệt “y” đứng sau 2 nguyên âm u, a: Ví dụ: lũy thừa, quy hoạch, nội quy, say rượu, lay động, cay mắt,…(trừ một số trường hợp phiên âm khác nghĩa ta dùng “i”: lùi, cúi đầu, sai,…. - Trong các tên riêng thường dùng “y”: Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn, Lý Bí, Lý Tự Trọng,….. - 2 từ sau phải viết “y”: công ty, tổng công ty (vì 2 từ này theo chúng tôi là vay mượn của nước ngoài hay có thể cho đây là 2 từ Hán - Việt) - Ngoài những trường hợp trên ta dùng “i”: (lí luận, lí lẽ, kĩ thuật, ca sĩ, họa sĩ, vật lí, địa lí, mĩ thuật, lí do,…) -> “-i ”đứng sau phụ âm 5. Cách bỏ dấu * Trước tiên là dấu trong chữ. Với những chữ chủ có một nguyên âm như “bình, gió, bò, chữ, cách” thì việc bỏ dấu quá đơn giản rồi. Tuy nhiên với những chữ có hơn 1 nguyên âm thì bỏ dấu như thế nào? Sau đây là nguyên tắc: - Quy tắ c 1: Với những âm tiế t chỉ có mô ̣t con chữ nguyên âm , thì dấ u thanh đươ ̣c đă ̣t vào con chữ nguyên âm đó . Ví dụ: á à, ì ạch, ọ ẹ, ủ rũ, ọp ẹp, ục ịch, hà, lán, giá, giục, quả, quỹ, quỵt... - Quy tắ c 2: Với những âm tiết , mà trong âm tiết đó chỉ cần có một con
- chữ nguyên âm mang dấu phụ (ă, â, ê, ô, ơ, ư) và không kể kế t thúc bằ ng con chữ gì, thì dấu thanh bao giờ cũng đặt ở con chữ đó (riêng ươ, dấu đặt ở ơ). Ví dụ: ế ẩm, ồ ề, ở rể, ứ ừ, chiền chiện, cuội, cừu, duệ, duề nh, giô ̣i, giường, ngoằ ng, quyê ̣t, ruỗng, rượu, siết, suyển, tuẫn tiết, tiến triể n... - Quy tắ c 3: Với những âm ti ết có hai con chữ nguyên âm và kết thúc bằ ng mô ̣t con chữ phu ̣ âm hoă ̣c tổ hơ ̣p con chữ phu ̣ âm , thì dấ u thanh đươ ̣c đă ̣t vào con chữ nguyên âm chót . Ví dụ: choàng, hoạch, loét, quẹt, suýt, thoát, xoèn xoẹt... - Quy tắ c 4: Với những âm tiế t kế t thúc bằ ng oa, oe, uy, thì dấ u thanh được đặt vào con chữ nguyên âm chót . Ví dụ: hoạ, hoè, huỷ, loà xoà, loé, suý, thuỷ... - Quy tắ c 5: Với những âm tiế t kế t thúc bằ ng hai hay ba con chữ nguyên âm khác với oa , oe, uy, thì dấ u thanh đươ ̣c đă ̣t vào con chữ nguyên âm áp chót. Ví dụ: bài, bảy, chĩa, chịu, của, đào hào, giúi, hoại, mía, ngoáy, ngoáo, quạu, quẹo, ngoẻo, chịu, chĩa... * Cách bỏ dấu ngăn cách cũng quan trọng không kém. Bạn không nên viết 1 câu dài quá mà nên đặt dấu “,” để tạo điểm tạm dừng; và khi đã đủ 1 ý và đủ chủ ngữ - vị ngữ rồi thì dùng dấu „.”. Chú ý là bạn phải đặt dấu câu ở ngay sát với chữ cuối cùng của câu trước và cách ra viết câu mới. Đây là 1 câu đúng: “Hôm nay anh ăm cơm lúc mấy giờ, ở đâu?”, còn đây là sai: “Hôm nay anh ăn cơm lúc mấy giờ , ở đâu ?” 6. Nêu viết dấu đầy đủ Bạn có thể hiểu chính xác ý của này không: “Em om hai thang, em met lam”? Có thể bạn sẽ hiểu là: “Em ôm hai thằng, em mệt lắm” lắm chứ.
- Nhưng thực ra, “Em ốm hai tháng, em mệt lắm” mới đúng. Đó là một sự nhầm lẫn tai hại do thiếu dấu gây ra. Vì vậy, nếu có thể thì bạn hãy cố gắng viết cả dấu vào nhé. 7. Tránh cố ý viết tinh giản hay viết ngọng Ngày nay, sự phát triển của internet khiến cho việc sử dụng forum, blog, chat diễn ra thường xuyên trong giới trẻ. Khi sử dụng các dịch vụ này, tính cá nhân được đẩy nên cao độ. Vì vậy, ngôn ngữ cũng không nằm ngoài sự cá nhân hóa đó. Mốt viết ngọng, viết tinh giản diễn ra phổ biến như: hok = ko = hog = hem = không, j = gì, zui ze = vui vẻ, bit = biết, ki ri = cái gì. Các bạn có thể dùng những cách viết này để tạo mối quan hệ bạn bè gần gũi hơn nhưng không nên quá lạm dụng nó mà gây ra những điều khó hiểu cho người khác. Trong những văn bản nghiêm túc như làm bài kiểm tra, email… thì bạn cần phải dùng tiếng Việt chuẩn mục – điều đó thể hiện cho trình độ văn hóa của bạn cũng như sự tôn trọng của bạn đối với người đọc. 8. Hãy tránh viết giọng văn dịch Trong phần này, Hiếu Học xin trích nguyên văn lại bài viết của GS. Vũ Khúc đăng trên Tạp chí Địa chất: Có lẽ do được đào tạo ở nước ngoài, hoặc đọc sách báo ngoại ngữ nhiều, lời văn ở bản thảo của một số tác giả do chính tác giả viết ra, diễn đạt một ý của chính mình, mà cứ như là dịch từ lời văn của người nước ngoài. Có thể lấy ví dụ: "Các phần của đứt gãy mà nó được phát triển trong pha thứ nhất…"; có lẽ tôi phải lấy danh dự ra mà đảm bảo là tôi đã trích dẫn nguyên si, thì các bạn mới tin là có tác giả đã viết như vậy. Cái đoạn "mà nó được phát triển" sao mà nặng nề và "tây" đến thế? Nó làm ta liên tưởng ngay đến cách viết: "that was developed…". Phổ biến hơn, các tác giả thường viết tính động từ đi kèm với từ "được" làm cho câu văn rất nặng, ví dụ như: "các mặt cắt lấy mẫu được phân bố dọc theo quốc lộ 6…", "sự nâng lên của khối này được xảy ra…", "đá bazan được lộ ra…", "bản đồ được thành lập bởi…", v.v. Dân ta vẫn thường nói:
- "Thịt bò ăn ngon quá!". Tất nhiên, ai cũng hiểu là chúng ta ăn thịt bò, và thịt bò được chúng ta ăn, nhưng các bạn xem, chẳng có ai nói là: "Thịt bò được ăn ngon quá!", càng không có ai nói: "Thịt bò được ăn bởi vợ tôi!". Có lẽ phải sang hay mới được nghe cách nói như vậy. Nếu chúng ta viết: "các mặt cắt lấy mẫu phân bố dọc theo quốc lộ 6…" hay "đá bazan lộ ra…", v.v. thì có đưa đến hiểu lầm gì đâu nhỉ? Mà câu văn rất thoát. Thêm nữa, ta nên quen với cách viết: "bản đồ do X và nnk. thành lập…", "phương pháp do Nagibian đưa ra…", chứ không nên viết: "bản đồ được thành lập bởi X và nnk.…", hay "phương pháp được đưa ra bởi Nagibian…". Về nghĩa không có gì khác nhau, nhưng câu văn kiểu thứ hai rất "tây" và nặng nề lắm. Đấy là giọng văn dịch, và là dịch vụng. 9. Hạn chế dùng từ có nguồn gốc nước ngoài Hiện nay các bạn trẻ đua nhau nói ngoại ngữ bất cứ nơi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào như để thể hiện “đẳng cấp” trình độ của mình. Ngoại ngữ là tốt. Nhưng thiết nghĩ nên sử dụng đúng nơi, đúng hoàn cảnh và không nên quá lạm dụng nó. Chỉ nên dùng ngoại ngữ khi trong tiếng Việt không có từ tương đương. Lời kết Một khi đã nắm vững các quy tắc này và luôn chú ý sử dụng nó thường xuyên để tạo thành thói quen rồi thì bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng bạn đang sở hữu tiếng Việt chuẩn với độ trong sáng cao. Và bạn hoàn toàn đủ tự tin để có thể dạy lại cho những người bạn ngoại quốc tiếng mẹ đẻ của mình rồi đấy. Lúc đó, bạn hãy truyền cho họ sự tôn trọng tiếng Việt giống như bạn nhé!
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn