JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 3-10<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0042<br />
<br />
CÁC MÔ HÌNH DẠY ĐỌC<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
Nguyễn Thị Hồng Nam1 , Dương Thị Hồng Hiếu2<br />
1 Khoa<br />
<br />
2 Khoa<br />
<br />
Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ<br />
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tóm tắt. Chương trình Ngữ văn ở Việt Nam sau 2015 sẽ là chương trình theo định hướng<br />
phát triển năng lực. Điều này yêu cầu một sự thay đổi căn bản và toàn diện chương trình,<br />
bao gồm cả mô hình dạy học. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu và phân tích một số<br />
mô hình dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực đang được sử dụng ở các quốc gia<br />
phát triển. Việc tìm hiểu các mô hình này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dạy đọc theo<br />
định hướng phát triển năng lực để từ đó có thề xây dựng những mô hình dạy đọc phù hợp<br />
với thực tế Việt Nam.<br />
Từ khóa: Dạy đọc, mô hình dạy đọc, dạy học theo cách tiếp cận năng lực, đọc.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Từ năm 1925 đến nay, các nhà giáo Việt Nam đã đề xuất một số mô hình dạy văn như mô<br />
hình Giảng văn của Dương Quảng Hàm [2], Đặng Thai Mai [10], mô hình Phân tích của Phan<br />
Trọng Luận [8], Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn [14], Đọc hiểu văn bản của Trần Đình Sử<br />
[13]. Mặc dù các mô hình này có những thay đổi theo hướng tích cực hóa vai trò của học sinh (HS)<br />
nhưng khó có thể phát triển các năng lực (NL) đọc, viết, nghe, nói cho HS theo định hướng giáo<br />
dục mới. Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đề xuất các mô hình đọc có thể đáp ứng<br />
được mục tiêu phát triển các năng lực trên của HS như mô hình Dạy đọc dựa trên sự phản hồi của<br />
người đọc của Langer [3], dạy đọc qua Ba giai đoạn của Luke & Freebody [9], Hội thảo đọc do<br />
Calkins và Tolan [1] đề xuất. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ thế nào là dạy đọc dựa<br />
trên sự phản hồi, đọc ba giai đoạn và Hội thảo đọc.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Mô hình dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc<br />
<br />
2.1.1. Thế nào là dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc - HS?<br />
Dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc (Response-Based Approach to Reading<br />
Literature) do Langer đề xuất [3]. Theo Langer, dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc là<br />
cách dạy “tập trung vào sự xuất hiện của những cách lí giải có thể biện giải được và làm rõ chúng<br />
trong quá trình đọc của người đọc cũng như xem xét giá trị của phản hồi của những người đọc<br />
Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nam, e-mail: nhnam@ctu.edu.vn<br />
<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu<br />
<br />
khác” [3; 2]. Mô hình này coi trọng những suy nghĩ logic và sáng tạo, trong đó ý nghĩa “là cái<br />
được khởi xướng và kiểm soát bởi người đọc, và nó là kết quả của sự tương tác giữa người đọc<br />
và VB” [3; 3] chứ không phải là cái được GV định sẵn khi soạn giáo án. Mục tiêu của cách dạy<br />
theo mô hình này là “khuyến khích HS phát triển và khám phá những cách hiểu của chính họ và<br />
những cách lí giải phong phú hơn về VB, từ đó phát triển những suy ngẫm sâu sắc về VB” [3; 4]<br />
chứ không phải là hướng HS đến việc nắm được những ý nghĩa mà GV đã xác định trước và kiểm<br />
tra xem HS có nhớ và hiểu đúng những ý nghĩa đó hay không. Hoạt động trung tâm của cách dạy<br />
đọc này là thảo luận về VB. HS được khuyến khích trình bày những ấn tượng, suy nghĩ về VB. GV<br />
nắm bắt những ấn tượng, suy nghĩ của HS để tổ chức thảo luận, khám phá những ý nghĩa có thể<br />
về VB. Trong quá trình đó, HS chứng minh cho quan điểm của mình, chấp nhận những quan điểm<br />
khác, qua đó, thể hiện NL tạo nghĩa cho VB, NL giao tiếp và tư duy phê phán. Theo Langer, các<br />
cuộc thảo luận được tổ chức để “thúc đẩy quá trình tư duy của HS” [3; 17]. Bà cho rằng khi cuộc<br />
thảo luận được xem là chuyến đi khám phá thế giới, HS sẽ được học trong một môi trường như<br />
thực tế, trong đó HS học cách thưởng thức văn chương và cách hiểu văn chương, “khám phá chân<br />
trời của những cách hiểu có thể” về VB [3; 17].<br />
<br />
2.1.2. Tiến trình dạy đọc dựa trên phản hồi của HS<br />
Langer mô tả tiến trình dạy đọc dựa trên sự phản hồi gồm 4 bước:<br />
Bước 1: Mời HS đọc VB, trợ giúp hoạt động đọc của HS bằng những câu hỏi: Hãy ghi lại<br />
bất cứ suy nghĩ và câu hỏi nào trong quá trình đọc, em có thể sử dụng miếng giấy nhỏ để ghi những<br />
gì mình cảm thấy thú vị hoặc khó hiểu khi đọc VB.<br />
Bước 2: Sau khi HS đọc xong, GV khơi gợi những ấn tượng ban đầu của HS về VB bằng<br />
các câu hỏi: VB này có ý nghĩa gì với em? Em có câu hỏi gì về VB này?<br />
Bước 3: Tổ chức cho HS thảo luận về những ý tưởng và câu hỏi của HS, khám phá những<br />
cách lí giải khác nhau về VB, đào sâu các ý tưởng của HS bằng cách khuyến khích HS phản hồi,<br />
chia sẻ, tranh luận với ý kiến của các bạn.<br />
Bước 4: Kết thúc cuộc thảo luận bằng cách tóm lại các ý tưởng đã được thảo luận và để ngỏ<br />
những vấn đề mà HS có thể thảo luận tiếp: Chúng ta đã thảo luận những vấn đề sau. . . Còn vấn đề<br />
gì chúng ta cần thảo luận? [7; 8-9]<br />
<br />
2.1.3. Đặc điểm của mô hình dạy đọc dựa trên phản hồi của HS<br />
Đặc điểm của mô hình này, theo Langer là: (1) Giờ dạy được tổ chức, điều chỉnh dựa trên<br />
nguyên tắc trợ giúp sự phát triển những ý tưởng vừa nảy sinh của HS; (2) Hoạt động dạy xảy ra<br />
cùng một lúc với hoạt động kiến tạo nghĩa cho VB của HS; (3) Sự tương tác giữa HS – HS, GV<br />
– HS là hoạt động chủ đạo trong lớp; (4) Khuyến khích HS tư duy, khám phá những cách hiểu có<br />
thể, xem xét cách hiểu từ những quan điểm khác nhau, mài sắc cách giải thích về VB, phân tích<br />
với cái nhìn sâu sắc về phản hồi của mỗi người đọc [6; 6].<br />
Có thể nói, mô hình dạy đọc dựa trên sự phản hồi thể hiện được những đặc điểm của hoạt<br />
động học, đó là kiến tạo kiến thức, học thông qua tương tác, trải nghiệm đồng thời thể hiện những<br />
đặc điểm của hoạt động đọc: đọc là quá trình tiếp diễn, người đọc tương tác với VB, với những<br />
người khác và với cách hiểu trước đó của mình để kiến tạo ý nghĩa cho VB. Qua đó, HS phát triển<br />
NL tư duy phê phán, NL tạo nghĩa cho VB, NL lập luận, hợp tác và giao tiếp. HS học được nhiều<br />
cách nhìn khác nhau về VB, về cuộc sống, từ đó, hiểu bản thân và người khác hơn.<br />
<br />
4<br />
<br />
Các mô hình dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Mô hình dạy đọc ba giai đoạn<br />
<br />
2.2.1. Thế nào là dạy đọc qua ba giai đoạn?<br />
Các nhà giáo dục Úc cho rằng để trở thành một người đọc hiệu quả, HS phải học cách đảm<br />
nhiệm bốn vai trò khác nhau trong khi đọc. Bốn vai trò này do Luke & Freebody đề xuất, gồm:<br />
(1) Người giải mã VB (code-breaker role); (2) Người tham gia vào VB (text-participant role); (3)<br />
Người sử dụng VB (text-user role); (4) Người phân tích VB (text-analyst role) [9].<br />
Với vai trò thứ nhất, HS giải mã những thông tin có thể nhìn thấy trong VB như từ, cụm từ,<br />
câu, đoạn, đặc điểm ngữ pháp, quan hệ giữa từ và âm, nghĩa của từ. . . để tìm ra ý nghĩa các từ, câu<br />
trong VB. Với vai trò người tham gia, HS tạo nghĩa cho VB, tìm hiểu VB nói gì, chú ý đến nghĩa<br />
đen và nghĩa suy luận của VB đểcó thể hiểu VB đã được cấu trúc như thế nào. Với vai trò người sử<br />
dụng, HS quan tâm đến việc sử dụng VB để đạt được những mục đích mà bản thân đã đặt ra trước<br />
và trong khi đọc. Với vai trò người phân tích, HS tìm hiểu, phân tích, phê bình và đánh giá các ý<br />
nghĩa, quan điểm được ngụ ý trong VB. Để thực hiện tốt vai trò này, HS cần hiểu các yếu tố xã hội<br />
và văn hóa xung quanh VB.<br />
Từ quan niệm về các vai trò của người đọc như trên, dù đồng ý rằng không có phương pháp<br />
nào có thể phù hợp với tất cả mọi HS, các nhà giáo dục Úc vẫn kết luận rằng một chương trình<br />
dạy đọc hiệu quả cần sử dụng ba giai đoạn dạy đọc là Đọc chia sẻ, Đọc có hướng dẫn, và Đọc độc<br />
lập. Winch và đồng sự cho rằng mô hình này đặc biệt phù hợp với bậc tiểu học. Bằng việc sử dụng<br />
ba giai đoạn dạy đọc, GV giúp cho HS hiểu VB có liên quan đến ngữ cảnh như thế nào; xây dựng<br />
kiến thức về ngữ nghĩa, văn phạm, ngữ âm và chữ viết; xây dựng kĩ năng đọc-giải mã, đọc- tham<br />
gia, đọc- sử dụng, và đọc-phân tích cho HS [15]. Mô hình trên vẫn đượcc sử dụng ở bậc trung học<br />
nhưng mức độ thay đổi tùy theo độ khó của bài học và NL của HS.<br />
<br />
2.2.2. Tiến trình dạy đọc ba giai đoạn<br />
Giai đoạn Đọc chia sẻ<br />
Nhiệm vụ chủ yếu của GV trong Đọc chia sẻ là đọc, trình diễn, biểu lộ, giải thích, hướng<br />
dẫn cách đọc cho HS. HS nghe, xem, làm theo, chia sẻ, đặt câu hỏi, và tham gia. Mục đích chính<br />
của giai đoạn này là GV thể hiện cho HS biết một người đọc hiệu quả sẽ đọc như thế nào, sử dụng<br />
các kĩ năng, phương pháp đọc ra sao để HS hiểu, làm theo, tham gia và vận dụng.Trong giai đoạn<br />
này, GV phải thiết kế các hoạt động dạy đọc dựa trên chuẩn đầu ra (do Bộ Giáo dục ban hành) và<br />
mọi hoạt động đều hướng HS đến việc đạt được các chuẩn.Thường thì một VB được dạy trong một<br />
số tiết vàsẽ giải quyết một số vấn đề cần dạy.GV làm mẫu cách mà một người đọc hiệu quả thường<br />
dùng khi xây dựng ý nghĩa cho VB. GV có thể nói ra những suy nghĩ của mình trong khi đọc và<br />
yêu cầu HS cho những đề xuất. Ở những phần đọc tiếp theo, HS sẽ tham gia vào việc đọc với GV,<br />
sử dụng những kĩ năng và chiến thuật mà các em đã thấy GV sử dụng.Trong quá trình đọc chia sẻ,<br />
HS được khuyến khích suy nghĩ một cách có phê phán về VB và đặt ra những câu hỏi về mục đích<br />
của người tạo lập VB cũng như quan điểm của họ.<br />
Giai đoạn Đọc có hướng dẫn<br />
Trong giai đoạn này, GV làm việc với từng cá nhân HS hoặc một nhóm HS có NL đọc cùng<br />
một mức độ. Việc làm việc với từng cá nhân hay nhóm HS sẽ do GV quyết định dựa trên việc đánh<br />
giá nhu cầu của HS. Mục đích của đọc có hướng dẫn là tạo cơ hội cho HS luyện tập những chiến<br />
lược đọc hiệu quả đã được dạy trong giai đoạn đọc chia sẻ. Trong khi HS đọc, GV sẽ tham gia khi<br />
thấy cần thiết và hướng dẫn để giúp HS tìm hiểu những từ ngữ các em chưa biết và khám phá ý<br />
nghĩa của VB, thường xuyên nhắc HS về những kĩ thuật đọc đã được giới thiệu và cách ứng dụng<br />
các kĩ thuật này khi đọc VB mới. Bằng cách này, HS sẽ dần có thể đọc được những VB khó hơn<br />
và phát triển được những kĩ năng đọc cần thiết để dần trở thành người đọc độc lập.<br />
Ở giai đoạn này, GV cần lựa chọn VB mới nhưng không quá khó đối với HS.Đọc có hướng<br />
dẫn tạo cơ hội cho HS đảm nhiệm bốn vai trò của người đọc.Khi tìm hiểu các từ ngữ trong VB,<br />
5<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu<br />
<br />
các em tập đảm nhiệm vai trò người giải mã.Khi thảo luận để khám phá ý nghĩa của VB, HS tập<br />
đảm nhiệm vai trò của người tham gia.Và HS sẽ sử dụng VB cho những mục đích cụ thểtrong và<br />
sau khi đọc có hướng dẫn. Khi được yêu cầu nghĩ về những vấn đề như ai viết VB này, tại sao lại<br />
viết như vậy, ngụ ý của câu chuyện này là gì. . . thì HS luyện tập vai trò người phân tích VB.<br />
Giai đoạn Đọc độc lập<br />
Trong giai đoạn đọc độc lập, HS có cơ hội tự đọc, tự trải nghiệm và củng cố các kĩ năng và<br />
hiểu biết mà các em đã học được từ hai giai đoạn trước.Các nghiên cứu đã chứng minh việc đọc<br />
một số lượng lớn đa dạng các loại VB sẽ giúp trẻ đọc thành thạo hơn so với những trẻ ít đọc.Vì<br />
vậy, một trong những mục đích của việc đọc độc lập là tạo cơ hội để HS đọc nhiều hơn.Các VB<br />
được dùng trong đọc độc lập dễ hơn các VB được dùng trong đọc chia sẻ và đọc có hướng dẫn để<br />
đảm bảo HS có thể tự đọc ít nhất 95% VB. Tuy nhiên, GV cũng cần chuẩn bị các VB khó hơn để<br />
các em có thể chọn đọc và khám phá nếu thích. Để các em có thể tham gia tích cực và hứng thú<br />
với việc đọc, GV có nhiệm vụ:<br />
- Cung cấp nhiều VB phù hợp và có chất lượng để HS có thể dễ dàng chọn đọc<br />
- Cung cấp các mẫu nhật kí đọc hay các hình thức khác để HS ghi chép việc đọc của mình<br />
- Giám sát việc đọc của HS để đảm bảoHS đọc VB đúng với trình độ của mình; HS đọc mỗi<br />
ngày; HS đang đọc một số lượng cần thiết, đủ với trình độ đọc của các em; HS đọc cả ở trường và<br />
ở nhà; HS ý thức có nhiều VB được cung cấp và biết cách chọn VB phù hợp để đọc.<br />
- Tạo cơ hội để HS phản hồi về những gì các em đã đọc.<br />
<br />
2.2.3. Đặc điểm của mô hình dạy đọc ba giai đoạn<br />
Đặc điểm thứ nhất là sự kết hợp 3 giai đoạn đọc theo hướng giảm dần sự trợ giúp của GV<br />
để HS có thể từ từ biết tự đọc và trở thành người đọc độc lập hiệu quả. Khác với một số mô hình<br />
dạy học quá chú trọng vai trò tự kiến tạo tri thức của HS, trong mô hình này vai trò của GV rất<br />
quan trọng, tuy nhiên, GV không làm thay, hiểu thay cho HS mà GV là người cố vấn, hướng dẫn,<br />
trợ giúp. Qua từng giai đoạn, GV sẽ giảm dần sự tác động của mình để HS tăng dần khả năng tự<br />
đọc và cuối cùng có thể trở thành người đọc độc lập.<br />
Đặc điểm thứ hai là hoạt động đọc được tiến hành kết hợp với các hoạt động viết, nói, nghe<br />
(thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động thảo luận trong từng nhóm nhỏ và thảo luận giữa các<br />
nhóm).<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Hội thảo đọc (reading workshops)<br />
<br />
2.3.1. Thế nào là Hội thảo đọc?<br />
“Hội thảo đọc” là cách thức tổ chức việc dạy đọc sao cho HS có thể có được môi trường<br />
và những yếu tố cần thiết khác để có thể phát triển thành một người đọc hiệu quả.Trong quá trình<br />
diễn ra “hội thảo đọc” GV có thể dạy các kĩ năng đọc cần thiết cho HS. Tuy nhiên, phần nhiều thời<br />
gian sẽ được dành cho HS trải nghiệm đọc VB: đọc, tưởng tượng, suy nghĩ, tái hiện, đặt câu hỏi,<br />
nói, viết, xem lại, so sánh, tìm kiếm. . .<br />
<br />
2.3.2. Tiến trình tổ chức Hội thảo đọc<br />
“Hội thảo đọc” được tổ chức theo những giai đoạn sau:<br />
“Hội thảo đọc” được tổ chức theo những giai đoạn sau: Giai đoạn 1. Chọn sách để đọc: HS<br />
thường được chọn đọc cuốn sách mà các em thích đọc. GV hướng dẫn HS chọn đọc những cuốn<br />
sách phù hợp với khả năng và trình độ của các em. Cũng có khi HS chỉ được chọn đọc những cuốn<br />
sách về một thể loại được quy định hay sách từ những cuốn mà nhà trường có (những cuốn sách có<br />
chất lượng tốt mà GV đã chọn).<br />
Giai đoạn 2. Đọc sách: Việc đọc sách sẽ diễn ra trong vài buổi hay nhiều buổi (tùy theo độ<br />
6<br />
<br />
Các mô hình dạy đọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh<br />
<br />
dài của cuốn sách). Mỗi buổi dạy đọc (khoảng 1 giờ) thường bắt đầu bằng việc GV dạy một bài<br />
học ngắn (trong 5-10 phút). Trong đó GV chủ yếu giải thích hay làm mẫu về một kĩ năng đọc mà<br />
HS có thể dùng để vượt qua những khó khăn khi đọc hay đơn giản chỉ để giúp HS nâng cao hiệu<br />
quả đọc. Điều quan trọng là nội dung dạy học này không chỉ hữu ích cho việc đọc của ngày hôm đó<br />
mà còn hình thành kĩ năng đọc cho HS để HS có thể sử dụng khi học các môn học khác và sử dụng<br />
trong tương lai. Sau bài học ngắn này, HS bắt đầu đọc cuốn sách mình đã chọn, sử dụng những kĩ<br />
năng đã được dạy vào việc đọc. Trong khi HS đọc cuốn sách đã chọn, suy nghĩ, viết về nó, tự đặt<br />
các câu hỏi về nó. . . GV tham gia vào những cuộc trao đổi với một cá nhân HS nào đó hay làm<br />
việc với một nhóm nhỏ HS. Caklins cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong dạy học theo hình thức<br />
“hội thảo đọc” là GV được giải phóng khỏi công việc “biên đạo” tiến trình bài giảng của mình<br />
để có thể tự do quan sát, lắng nghe, đánh giá, và dạy HS ở đúng vùng phát triển gần của các em<br />
[1; 11]. GV có thể quan sát và chọn tiếp cận, trao đổi với HS này hay nhóm HS kia để giải thích,<br />
hướng dẫn, khuyến khích, thúc đẩy, khen ngợi. . . Trong quá trình HS đang đọc sách, tùy theo tình<br />
hình mà GV cũng có thể tạm dừng việc đọc của HS lại và xen vào đó một bài dạy ngắn (khoảng 5<br />
phút). Nội dung phần dạy này thường là để lôi cuốn HS trở lại việc đọc VB (nếu GV thấy HS bắt<br />
đầu sao nhãng việc đọc). Hoặc đôi khi, trong khi GV làm việc với từng cá nhân HS hay với từng<br />
nhóm HS, GV phát hiện những vấn đề nảy sinh và nhận thấy rằng cần thiết chia sẻ ngay vấn đề đó<br />
cho cả lớp. Trong trường hợp đó GV cũng có thể tạm dừng hoạt động đọc của cả lớp để xen vào<br />
đó nội dung chia sẻ này. Theo Caklins, không có quy định nào cho bài dạy ngắn giữa giờ đọc này.<br />
Nó hoàn toàn tùy thuộc vào GV.Có khi GV có thể cho HS đọc luôn không ngừng nghỉ.GV có thể<br />
dừng việc đọc lại vài lần để thêm vào những nội dung chia sẻ, hướng dẫn cần thiết, miễn sao việc<br />
đó mang lại lợi ích cho việc đọc của HS nhiều hơn là làm cho HS bị sao nhãng [1; 15].<br />
Giai đoạn 3. Thảo luận: Phần lớn thời gian của “hội thảo đọc” được sử dụng để các HS đọc<br />
độc lập. Tuy nhiên, một khoảng thời gian ngắn cuối cùng sẽ được dùng để các HS so sánh những<br />
ghi chép của mình với bạn cùng đọc, nêu hoặc trả lời các câu hỏi, lắng nghe quan điểm của các HS<br />
khác về VB đã đọc và học cách nhìn VB từ quan điểm của người khác. Ngoài việc thảo luận với<br />
bạn cùng đọc, HS cũng sẽ được dành nhiều thời gian hơn (thường là vào giai đoạn cuối của “hội<br />
thảo đọc”) để trao đổi với nhóm khác, để “cọ xát” với nhiều quan điểm, cách nhìn khác.<br />
<br />
2.3.3. Đặc điểm của Hội thảo đọc<br />
Theo Caklins những đặc điểm chính của “hội thảo đọc” là:<br />
- HS cần được biết tình yêu đối với việc đọc có ý nghĩa gì và mang lại gì cho cuộc sống của<br />
người đọc.<br />
- HS cần có nhiều thời gian để đọc.<br />
- HS cần có những cơ hội được đọc những cuốn sách thú vị mà họ tự chọn.<br />
- HS cần được hướng dẫn rõ ràng về những kĩ năng đọc hiệu quả.<br />
- HS cần có những cơ hội để nói và thỉnh thoảng để viết những phản hồi về VB.<br />
- HS cần được hướng dẫn dựa trên kiểm tra đánh giá, bao gồm những phản hồi cụ thể về<br />
hoạt động đọc của họ. Những HS yếu cần được hướng dẫn cụ thể về điểm mạnh và yếu của họ<br />
cũng như cần thêm thời gian và sự giúp đỡ.<br />
- HS cần có cách tiếp cận ngôn ngữ nghệ thuật phù hợp, bao gồm cả việc dạy viết cũng như<br />
dạy đọc [1; 13].<br />
Như vậy, tinh thần cơ bản của “hội thảo đọc” là hoạt động hợp tác, chia sẻ.Bao gồm chia sẻ<br />
trong nhóm nhỏ giữa những người cùng đọc một cuốn sách hoặc các cuốn có điểm tương đồng và<br />
chia sẻ trong câu lạc bộ đọc.Tuy nhiên, trước khi đến với hoạt động chia sẻ này thì HS cần được<br />
tạo điều kiện để đọc độc lập.Trong quá trình đọc, HS sẽ nhận được các hướng dẫn và trợ giúp cần<br />
thiết. GV sẽ không trợ giúp HS nữa khi HS đã tự làm được.<br />
<br />
7<br />
<br />