intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các Mô Hình Kỹ Thuật Trồng Rong Sụn

Chia sẻ: Sunshine_1 Sunshine_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'các mô hình kỹ thuật trồng rong sụn', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các Mô Hình Kỹ Thuật Trồng Rong Sụn

  1. Các Mô Hình Kỹ Thuật Trồng Rong Sụn
  2. Rong sụn là loại rong biển có giá trị cao, thường được làm nguyên liệu chế biến Carrageenan dùng trong công nghiệp thực phẩm, y tế và nhiều ngành khác. Carrageenan là mặt hàng xuất khẩu quý, được nhiều thị trường ưa chuộng. Vì vậy, ngoài việc khai thác tự nhiên, rong sụn cần được phát triển trồng ở các thuỷ vực ven biển. Rong sụn phù hợp đặc biệt với môi trường ven biển miền Trung và Nam nước ta, chúng có thể trồng được ở các bãi ngang nông, ở các vùng triều cạn, vùng nước sâu ven các đầm phá (lagoon), ven biển và ven các đảo. 1. Mô hình trồng rong sụn ở vùng nước cạn (từ 0,6m đến 1,5m khi thuỷ triều thấp) - Diện tích của một đơn vị dàn trồng từ 1.000m2 - đến 2.500m2, có chiều ngang khoảng 20 - 25m, chiều dài từ 50 - 100m. Diện tích này vừa tiết kiệm được vật tư vừa thích hợp cho việc chăm sóc cũng như xử lý khi có những hiện tượng nguy hại cho rong (dịch bệnh ). - Các dàn rong đặt cách nhau (phải, trái, trên, dưới) ít nhất 2 - 5 m, để đảm bảo nước có thể lưu chuyển đều vào các dàn. - Trọng lượng giống ban đầu bình quân 80g/bụi.
  3. - Khoảng cách buột giữa các bụi rong giống bình quân 20 cm, giữa các dây rong 35 - 40cm. - Các dây rong đặt song song với hướng sóng gió. - Trong mô hình dàn căng, trên đáy có phao dây rong nên đặt gần mặt nước (khoảng 20 - 30cm) để tận dụng sự dao động của sóng bề mặt, đồng thời tránh nhiệt độ cao do nền đáy hấp thu nhiệt. - Ðể hạn chế cá ăn rong có thể dùng lưới (mắt lưới 1 - 1,5cm) bao chung quanh dàn, nên thường xuyên giũ lưới để các chất huyền phù bám làm bịt kín lỗ lưới. - Thời gian trồng : bình quân 60 ngày. 2. Mô hình trồng rong sụn ở vùng nước sâu (2-3m trở lên) Các vùng nước sâu (từ 2m nước trở lên) ở trong các đầm phá lớn, ven biển hở và các đảo nhiều sóng gió thích hợp với mô hình này. Dàn phao có diện tích nhỏ (1000m2) Kỹ thuật trồng cũng tương tự như trên nhưng phải làm dàn phao để rong bám vào. Có hai loại dàn phao là diện tích 1.000m2 và 2.500m2. Cách làm dàn phao như sau : - Dây làm khung chính f = 12mm, dây ngang có phao nhỏ (dây đỡ) f = 3 - 4mm. - Chiều ngang dàn 20 - 25m, chiều dài của dàn có thể dài ngắn tuỳ vào điều kiện vùng trồng bình quân 50 - 100m, diện tích thích hợp từ 1.000 - 3.000m2/dàn. - Dùng neo hay cọc gỗ, cọc sắt, đá, bao cát để giữ dàn.
  4. - Giữ dàn cách mặt nước 20 - 30cm (trong mùa mát hoặc trong mùa nóng nơi nước luân chuyển tốt, có gió, sóng), 60 - 80 cm (trong mùa nắng nóng, khi nước luân chuyển không tốt hoặc ít gió sóng). - Khoảng cách giữa các buột giống bình quân 20cm, khoảng cách giữa các dây giống 25 - 30cm (vào mùa mát), 35 - 40 cm (vào mùa nóng). - Thời gian trồng đến khi thu hoạch (kể từ ngày ra giống): bình quân 45 - 50 ngày. 3. Mô hình trồng rong sụn luân canh trong ao đầm nuôi tôm sú ven biển Có thể trồng rong sụn luân canh trong ao đìa nuôi tôm sú ven biển trong thời gian nghỉ nuôi tôm (thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Một số kỹ thuật cơ bản như sau : - Chọn các ao có thể thay nước (bằng nước thuỷ triều) ít nhất 15 - 20 ngày/tháng, đáy ao ít bùn. - Dàn trồng được làm theo kiểu dàn căng trên đáy hoặc dàn trên đáy có phao, diện tích các dàn thực trồng chiếm 60% tổng diện tích mặt nước của ao, đìa. - Mật độ giống bình quân 5 tấn rong/ha (khoảng cách các bụi rong giống 30cm, khoảng cách các dây rong 40cm). - Rong đặt cách đáy 30 - 40cm tùy vào khả năng mức nước lấy vào và giữ trong ao cao hay thấp hoặc dây rong được giữ cách mặt nước 30cm bằng hệ thống phao. - Thay nước hằng ngày trong thời kỳ nước triều cường. - Có thể trồng 2 vụ (mỗi vụ 2,5 tháng). 4. Kết quả triển khai các mô hình trồng rong sụn trong thời gian qua
  5. - Dưới sự hỗ trợ của Dự án SUMA, trong thời gian qua (2002 - 2003) các mô hình đã được triển khai trên diện rộng ở Lagoon Sơn Hải, vùng nước sâu ven biển Sơn Hải (thuộc huyện Ninh Phước), vùng nước nông Ðầm Nại (huyện Ninh Hải) tỉnh Ninh Thuận; vùng nước nông ven Ðầm Thuỷ triều thuộc các xã Cam Nghĩa, Cam Phúc (thuộc thị xã Cam Ranh) tỉnh Khánh Hoà. Các địa phương khác (Phú Yên, Bình Ðịnh, Ðà Nẵng) cũng đang áp dụng các mô hình này trong chương trình phát triển trồng rong sụn. - Có 2 mùa rõ rệt để trồng rong sụn ven biển các tỉnh Nam Trung bộ : Mùa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, là các tháng mùa mát trong năm (nhiệt độ nước bình quân thường dưới 30oC). Thời gian này, rong sụn có tốc độ tăng trưởng cao (6 - 8%/ngày), sau 50 - 60 ngày, trồng trọng lượng rong tăng bình quân 8 (10) lần so với lượng giống ban đầu, ít xảy ra các hiện tượng nguy hại cho sản lượng (bệnh tật ) và là mùa trồng chính của rong sụn. Mùa từ tháng 4 đến tháng 9, là các tháng nắng nóng, đặc biệt trong các tháng 5 - 6, nhiệt độ nước thường cao (32 - 34oC), tốc độ tăng trưởng của rong sụn thấp, bình quân đạt 3 - 4%/ngày, sau 60 ngày trồng lượng rong tăng bình quân 5 - 6 lần, bệnh trắng lũn thân (Ice - ice) dễ xuất hiện, nhất là trong các vùng trồng có dòng chảy yếu hoặc quá kín gió sóng. - Khi đầu ra của rong sụn cho xuất khẩu đã được mở (với số lượng yêu cầu lớn và ổn định. Hiện Chi nhánh Tổng Công ty Thuỷ sản Hạ Long tại Tp. HCM và Công ty Rong biển Việt Nam tại Khánh Hoà đang hợp tác với các địa phương Ninh Thuận, Khánh Hoà từ cuối năm 2002 và với Phú Yên, Bình Ðịnh trong thời gian tới, phát triển trồng và thu mua toàn bộ rong sụn khô, với giá bình quân 5.000 đ/kg). Từ cuối năm 2002 đến nay, các chương trình đầu tư phát triển và thu mua rong sụn ở các địa phương đã khởi động mạnh mẽ. Các mô hình kỹ thuật trồng trên đã góp phần không nhỏ trong
  6. việc qui hoạch vùng trồng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho phát triển phong trào. - Ngoài ra, cũng trong thời gian này, đề tài cũng đã triển khai các mô hình trên ở vùng Dự án khu Bảo tồn Biển Hòn Mun cũng như Chương trình Hỗ trợ Cộng đồng của SUMA tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà. Ðặc biệt, mô hình trồng luân canh rong sụn trong ao đìa nuôi tôm sú ven biển đã được tiến hành thử nghiệm đợt đầu (2002), thử nghiệm đợt 2 (2003) và hoàn chỉnh khi kết thúc đề tài vào 2004. Qua đó bước đầu đã định hướng mô hình và các thông số kỹ thuật như đã nêu ở trên. - Kết quả thử nghiệm đã cho thấy có khả năng tiến hành trồng luân canh rong sụn trong ao đìa nuôi tôm sú ven biển trong thời gian nghỉ nuôi tôm (từ tháng 10 (11) đến tháng 3 (4) năm sau), vừa tăng cao hiệu quả sử dụng và kinh tế của hệ thống ao đìa nuôi tôm sú vừa có tác dụng giải toả ô nhiễm do phì dưỡng ở đáy ao đìa nuôi tôm sau khi kết thúc nuôi nhờ khả năng hấp thụ cao của cây rong sụn trong quá trình trồng luân canh. Hiện Ninh Thuận đã có 15 hộ trồng theo mô hình luân canh rong sụn trong các ao đìa nuôi tôm ven Ðầm Nại, thuộc huyện Ninh Hải. Có thể nói một số mô hình trồng rong sụn (trong Chương trình NCKH của SUMA) đã được ứng dụng có hiệu quả vào sự phát triển nghề trồng rong sụn của cộng đồng ở các địa phương ven biển Nam Trung Bộ, một đối tượng nuôi trồng hải sản mới đang được các địa phương quan tâm phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0