intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nguồn lực nội sinh có thể được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam trong bối cảnh tự chủ hiện nay

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nguồn lực nội sinh có thể được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam trong bối cảnh tự chủ hiện nay" mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn về cách hiểu và cách phân loại các nhóm nội lực của trường đại học trong bối cảnh triển khai mô hình tự chủ quản lý của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nguồn lực nội sinh có thể được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam trong bối cảnh tự chủ hiện nay

  1. CÁC NGUỒN LỰC NỘI SINH CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỀ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ HIỆN NAY Nguyễn Mậu Hùng1 Trường Đại học Hồng Bàng Abstract There are many different ways to classify investment resources for higher education. Survey results show that aside from external resources, groups of internal resources play important roles in the implementation of the governance model under autonomy mechanism of Vietnamese universities. However, the internal nature of these resources depends on many different subjective factors and objective conditions. This article, therefore, wants to contribute an additional perspective on the understanding and classification method of internal resources groups of universities in the context of implementing Vietnam’s autonomous management model today. Keywords: Internal resources, higher education, governance model, autonomy mechanism, Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học là những hoạt động có liên quan đến nhiều bên khác nhau trong thực tiễn đời sống xã hội. Nếu xét theo nghĩa rộng thì các nguồn lực nội sinh là tất cả các điều kiện thuận lợi vốn có và chí ít đủ tiêu chuẩn tiêu dùng của tất cả các bên liên quan đã sẵn sàng hoặc có định hướng được khai thác một cách có chủ ý cho các hoạt động của giáo dục đại học. Ví dụ rất nhiều gia đình khá giả sẵn sàng đầu tư cho con cái của mình những khoản chi phí đủ lớn để có thể theo học các chương trình đào tạo chất lượng của các trường đại học uy tín, trong khi nhiều sinh viên buộc phải từ bỏ giấc mơ đại học của mình vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, đó là các nguồn lực đầu tư sẵn có của các bên liên quan và thường kèm theo các điều kiện dịch vụ hoặc điều khoản gắn liền đối với bên tiếp nhận. Các nguồn lực nội sinh ở đây là các nguồn lực thuộc quyền quản lý, khai thác, và sử dụng của các cơ sở giáo dục đại học. Vấn đề này không hẳn chưa có ai đề cập đến, nhưng hiện vẫn còn nhiều câu hỏi cần được làm sáng tỏ thêm. 2. NHỮNG DẠNG THỨC TỒN TẠI CỦA CÁC NGUỒN LỰC NỘI SINH DÀNH CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH QUẢN TRỊ THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ 1) Các nguồn lực cơ chế chính sách, môi trường hành chính, hành lang pháp lý, không gian hoạt động, và cơ hội phát triển của các cơ sở giáo dục đại học: Các nguồn lực này nhìn bề ngoài nghe có vẻ tương đối khách quan, nhưng tính khách quan và chủ quan của các nguồn lực đối với các cơ sở giáo dục đại học lệ thuộc có tính chất quyết định vào bối cảnh cụ thể của từng trường hợp. Đối với các trường đại học đang trong quá trình manh nha và chuẩn bị thành lập, thì các yếu tố nêu trên thường mang tính khách quan nhiều hơn, nhưng một khi đã đi vào hoạt động và đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục 1 hungnm2@hiu.vn 651
  2. đại học lâu đời, thì các nguồn lực nêu trên là những bộ phận tất yếu và không thể thiếu đối với quá trình tồn tại và phát triển của chính các trường đại học [7, 39-53]. Ví dụ, đã có lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm quyền kiểm soát hoàn toàn công tác tuyển sinh của toàn bộ hệ thống giáo dục đại học, nhưng sau đó công tác này được giao lại cho các cơ sở giáo dục đại học tự chủ. Việc đưa ra các chính sách và thay đổi chính sách lúc đầu là các tác động khách quan và yếu tố bên ngoài, nhưng dần dần nó trở thành một thành phần quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của các trường đại học. Thậm chí một số trường đại học còn đưa ra phương án tuyển sinh cho năm học sau ngay sau khi năm học mới vừa mới được khai giảng. Phương thức tuyển sinh, cơ chế tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, hình thức xét tuyển, và phạm vi tuyển sinh không chỉ đã được giao cho các trường đại học tự chủ, mà còn trở thành một nguồn lực, cơ hội, và thách thức đối với không ít cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay. 2) Các nguồn lực pháp lý, tầm nhìn và sứ mệnh, mục tiêu hướng tới, chiến lược phát triển, và định hướng lâu dài đã được các bên liên quan đồng ý và chấp thuận đối với các trường đại học: Mặc dù mỗi hệ thống giáo dục đại học của mỗi quốc gia thường có các phương thức vận hành, giải quyết các vấn đề, và định hướng phát triển khác nhau, nhưng về cơ bản quá trình hình thành và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học không thể thiếu các mức độ xét duyệt ban đầu của các đơn vị hành chính, hình thức quản lý của các cơ quan chức năng, và quá trình kiểm định của các cơ quan chuyên môn [8]. Chính sự đồng ý, đồng thuận, và chấp thuận của các đơn vị hành chính, cơ quan chức năng, và đại diện chuyên môn không chỉ trở thành nguồn lực pháp lý quan trọng, mà còn là cơ sở, nền tảng, và mở đường cho các trường đại học xác định mục tiêu hướng tới, chiến lược phát triển, và tầm nhìn sứ mệnh của mình trong tương lai. Ví dụ, khi một trường đại học mới thành lập, thường nó chỉ được mở một số ngành đào tạo đủ tiêu chuẩn và hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định nào đó mà thôi. Khi các trường đại học muốn mở thêm các ngành học mới, về nguyên tắc phải xin phép các cơ quan chức năng và phải nhận được sự chấp thuận của các bên liên quan. Tương tự như vậy, hầu hết các trường đại học của Việt Nam lúc đầu chỉ mới được đào tạo trình độ cử nhân. Muốn mở các chương trình đào tạo sau đại học, các trường này phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xin phép các cơ quan chức năng và nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan. Chính sự đồng thuận, chấp thuận, và đồng ý của các cơ quan chức năng, các đại diện chuyên môn, và các bên liên quan trở thành nguồn lực pháp lý và điều kiện quan trọng cho chiến lược phát triển của các trường. Xét trên phương diện này, một số trường đại học chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực này, đào tạo những ngành này, và tuyển sinh những trình độ này, nhưng các cơ sở giáo dục đại học khác lại được hoạt động trên các lĩnh vực khác, mở các chương trình đào tạo khác, và tuyển sinh các nguồn học viên và sinh viên khác nhau. Đó chính là sự khác biệt cơ bản trong nguồn lực pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học và sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh của các trường. 3) Các nguồn lực con người, đội ngũ nhân sự, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, các mối quan hệ nội bộ, và chế độ đãi ngộ của các cơ sở giáo dục đại học: Trong giáo dục đại học, không có gì quan trọng hơn yếu tố con người. Chất lượng của toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo cũng như các hoạt động khác của các cơ sở giáo dục đại học về cơ bản do chất lượng của đội ngũ nhân lực hiện có của họ quyết định. Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của các cơ sở giáo dục đại học cũng chính là con người với các trình độ chuyên môn, lĩnh vực ngành nghề, và hệ thống kỹ năng khác nhau. Sự vượt trội 652
  3. của các trường đại học của phương Tây và Nhật Bản không hẳn lúc nào cũng chỉ vì khuôn viên trường rộng, truyền thống lâu dài, và nhận được nhiều khoản tài trợ khổng lồ từ nhiều bên khác nhau, mà cơ bản và quyết định nhất chính là chất lượng đội ngũ nguồn nhân sự của họ. Chất lượng đội ngũ nguồn nhân sự là một chuyện, nhưng việc sử dụng họ sao cho hiệu quả lại là chuyện khác. Chính vì thế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, và các mối quan hệ nội bộ trong các trường đại học cũng đóng một vai trò hết sức thiết yếu đối với việc phát huy nguồn lực con người trong mỗi cơ sở giáo dục đại học và cả hệ thống giáo dục quốc gia [6, 1065-1069]. Ví dụ, những nhân sự có trình độ chuyên môn, đam mê học thuật, và có năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy tốt, nhưng lại bị trói buộc và khóa chặt vào các thủ tục không cần thiết, các hoạt động vô bổ và thiếu tích cực, và bị quản lý bởi các tư duy thiếu thiện chí và thiếu tầm nhìn, thì không chỉ lãnh phí nguồn lực, mà còn tạo ra tâm lý thiếu hứng khởi đối với các bên liên quan. Chính vì thế, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực là quan trọng, nhưng việc phát huy và sử dụng họ một cách có hiệu quả thậm chí còn quan trọng hơn. Trong số này, chế độ đãi ngộ của các cơ sở giáo dục đại học chỉ là một bộ phận cấu thành và một công cụ đơn lẻ trong tổng thể hệ thống các giải pháp phát nguồn lực đội ngũ nhân lực của các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. 4) Các nguồn lực khoa học và công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học: Năng lực khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, danh tiếng học thuật, và bộ mặt thương hiệu của các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh học thuật gay gắt như hiện nay. Mặc dù một số ý kiến có thể chưa tin vào các mối liên hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo, nhưng về cơ bản những người có khả năng nghiên cứu tốt thường có nhiều tri thức mới và sản phẩm độc đáo để làm cho các bài giảng của mình thêm sinh động và hấp dẫn. Ngược lại, nhưng người không có nghiên cứu hoặc kết quả nghiên cứu rất hạn chế, thì thường truyền đạt những thứ có sẵn cho người học trong các hoạt động giáo dục và đào tạo của mình. Tầm quan trọng của các nguồn lực khoa học và công nghệ đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo của các trường đại học về cơ bản cũng có thể được nhìn nhận trên phương diện này, nhưng ý nghĩa và tác động của nó đối với tương lai, triển vọng, và tầm ảnh hưởng của các trung tâm đào tạo bậc cao thì lớn lao và hệ trọng hơn nhiều. Năng lực khoa học công nghệ không chỉ góp phần quyết định vị thế học thuật của các trường đại học trên bản đồ giáo dục bậc cao của thế giới, mà còn tạo nên sức nặng cho chính họ trong các mối quan hệ ngoại giao và thu hút các dự án đầu tư của các nguồn lực bên ngoài. Các trường đại học có bề dày thành tích nghiên cứu và năng lực khoa học công nghệ tốt thường được mời tham gia các dự án trọng điểm của khu vực và đất nước cũng như có nhiều cơ hội thắng thế trong cuộc chạy đua cạnh tranh các đề tài quan trọng của các bên có nhu cầu. Tuy nhiên, năng lực khoa học công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học không phải tự nhiên mà có. Trong thực tế, đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, nỗ lực vượt bậc, và đầu tư có hệ thống [3, 155-169]. Thường trước đây, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam chưa chú ý đúng mức và đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu khoa học và danh tiếng học thuật, nhưng tình hình đã thay đổi rất tích cực trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, chất lượng các nguồn lực khoa học công nghệ của các trường đại học của Việt Nam là không đồng đều và thiếu bền vững. Chính vì thế, đầu tư có trọng điểm và phát triển các nguồn lực khoa học công nghệ một cách bài bản là chiến lược đúng đắn và cấp thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay. 653
  4. 5) Các nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động giáo dục đại học: Mặc dù các nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động giáo dục đại học không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định duy nhất và quan trọng nhất đối với năng suất, chất lượng, và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng nguồn lực này là một bộ phận tất yếu và điều kiện không thể thiếu đối với tất cả các hoạt động của hệ thống giáo dục đại học. Các trường đại học sở hữu nhiều nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động càng hiện đại, dồi dào, và dễ tiếp cận, thì họ không chỉ thường được đánh giá cao hơn trong các bảng xếp hạng, các đợt khảo sát, hoặc chu kỳ kiểm định chí ít trên phương diện này, mà còn có nhiều cơ hội để thu hút nhiều người học hơn, có khả năng chủ động triển khai nhiều dự án khoa học công nghệ một cách độc lập và tự chủ, và tổ chức nhiều hoạt động học thuật cũng như giáo dục và đào tạo một cách hiệu quả hơn [10, 13-28]. Sự tiện nghi, tân tiến, độc đáo, đặc sắc, và đa dạng của các nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật trong một số trường hợp còn góp phần làm nên bản sắc và lợi thế cạnh tranh của một số trường đại học. Mặc dù các nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của các trường đại học của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể và đầu tư nhiều hơn thời gian gần đây, nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả vẫn là một vấn đề lớn. 6) Các nguồn lực quy mô, trình độ, và chất lượng của các gói dịch vụ và các sản phẩm đầu ra mà các cơ sở giáo dục đại học cung cấp cho xã hội: Các trường đại học có quy mô đào tạo hạn chế, trình độ đào tạo chủ yếu ở bậc cử nhân, và chất lượng các gói dịch vụ cũng như các sản phẩm đầu ra chưa được đánh giá cao thương không phải là những địa chỉ hấp dẫn và lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư và mang lại những đóng góp đáng kể đối với tổng nguồn lực vốn có của hệ thống giáo dục đại học quốc gia. Ngược lại, các cơ sở giáo dục đại học sở hữu một hệ sinh thái đào tạo rộng rãi, trình độ đào tạo trải đều tất cả các cấp bậc hiện có của giáo dục đại học, và cung cấp các gói dịch vụ chất lượng cũng như các sản phẩm đầu ra không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của xã hội, mà còn được đánh giá cao thường trở thành những địa chỉ lựa chọn ưu tiên của cả người học, của các nhà đầu tư, và các cơ quan chức năng mỗi khi có dự án hợp tác hoặc nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện một cách hiệu quả. Quy mô đào tạo rộng lớn chính vì thế không chỉ khẳng định năng lực phục vụ cộng đồng của các trường đại học, mà trong một chừng mực nhất định nào đó còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng, quảng bá thương hiệu, và tạo thêm những cánh tay nối dài và những mạng lưới xã hội đông đảo cho các cơ sở giáo dục đại học. Tương tự như vậy, trình độ đào tạo của các trường đại học phần nào nói lên đẳng cấp học thuật của chính họ và trong không ít trường hợp còn trở thành mũi nhọn đầu tư cũng như ưu tiên quan tâm của cả người học lẫn người sử dụng lao động. Chính vì thế, các trường đại học phải tìm mọi cách để mở cho bằng được các chương trình đào tạo sau đại học trong điều kiện cho phép. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đối với tương lai và triển vọng của một cơ sở giáo dục đại học lại là chất lượng của các gói dịch vụ và các sản phẩm đầu ra [4, 3-41]. Nguồn lực chất lượng không chỉ tạo ra bản sắc và làm nên thương hiệu của các trường đại học, mà còn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút các nguồn lực đầu tư của các bên liên quan. Đầu tư vào chất lượng chính vì thế là một trong những khoản đầu tư bền vững và hiệu quả nhất của các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 7) Các nguồn lực danh tiếng học thuật, vị thế xã hội, uy tín quốc tế, và mức độ tín nhiệm đối với các bên liên quan: Danh tiếng học thuật của các trường đại học lệ thuộc rất lớn vào năng lực khoa học công nghệ chất lượng các sản phẩm đầu ra của chính họ, nhưng 654
  5. trong không ít trường hợp chính đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên của các cơ sở giáo dục đại học mới là các yếu tố quyết định làm nên danh tiếng học thuật của chính họ. Mặc dù các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thời gian qua đã được cải thiện đáng kể, nhưng các thành tựu nghiên cứu và kết quả học thuật chủ yếu của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam thuộc về đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên. Danh tiếng học thuật không chỉ làm cho các trường đại học trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người học, mà còn tạo điều kiện cho chính họ tham gia sâu rộng vào hệ thống quỹ đầu tư và ứng thí cho các dự án khoa học công nghệ quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, vị thế xã hội cũng quan trọng không kém, vì một trường đại học chỉ có thể phát triển bền vững một khi nó khẳng định được giá trị và sự thiết yếu của mình trong thực tiễn đời sống của cộng đồng. Nếu các trường đại học càng trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, thì nó cũng thường nhận được nhiều tín nhiệm của các bên liên quan. Nếu mức độ tín nhiệm của các trường đại học càng cao, thì các hoạt động của nó thường đáp ứng được nhiều mong muốn và giải quyết được nhiều vấn đề theo cách đáng mong đợi của đối tượng hưởng thụ hoặc cơ quan quản lý. Mỗi khi các trường đại học giải quyết được nhiều vấn đề cấp thiết của xã hội và được các bên liên quan đánh giá cao, thì cơ hội để họ phát triển nhanh và bền vững là rất rộng mở. Danh tiếng học thuật, vị thế xã hội, và mức độ tín nhiệm chính vì thế trở thành những nguồn lực rất quan trọng của bất cứ trường đại học nào trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, nhưng uy tín quốc tế cũng thiết yếu không kém. Điều này đặc biệt quan quan trọng đối với các trường đại học đề ra chiến lược phát triển có tính chất quốc tế hoặc đã mang sẵn trong mình yếu bản sắc quốc tế [2, 28-29. Uy tín quốc tế không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động, cải thiện cơ hội hợp tác ra nước ngoài, và khẳng định bản sắc cũng như chất lượng của các trường đại học, mà còn là một tài sản quý giá, không phải trường đại học nào cũng có, và cần phải được đầu tư xây dựng trong một thời gian dài và sử dụng hiệu quả. 8) Các nguồn lực lịch sử, truyền thống, và bản sắc của các cơ sở giáo dục đại học: Các trường đại học có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ trong nhiều thế hệ nhân sự, người học, và các bên liên quan, và xây dựng được những bản sắc riêng có, đặc sắc, và tiêu biểu của chính mình thường là những trung tâm đào tạo bậc cao quan trọng của đất nước, được nhiều bên liên quan đầu tư một cách hệ thống và bài bản, và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong bản đồ giáo dục đại học của cả trong lẫn ngoài nước. Các trường này thường sở hữu nhiều lợi thế chủ quan và thường tồn tại ở dạng sức mạnh mềm trong mối quan hệ với tất cả các bên liên quan. Các cơ sở giáo dục đại học có bề dày lịch sử lâu dài thường sở hữu một hệ thống các đội ngũ nhân sự được đào tạo và bồi dưỡng trong một khoảng thời gian đáng kể và được kế tục liên tiếp bởi các thế hệ đi sau để tạo thành những hệ thống liên kết ngày càng dày đặc và bền chặt. Chính đội ngũ nhân sự cả giảng dạy, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu, người học, và những người đã từng sử dụng dịch vụ của các cơ sở giáo dục đại học đã góp phần làm nên các truyền thống tốt đẹp và hình thành các bản sắc riêng có của cơ sở giáo dục đại học đó. Các nguồn lực lịch sử, truyền thống, và bản sắc chính vì thế là một lợi thế để xây dựng thương hiệu và kết nối mạng lưới của các cơ sở giáo dục đại học lâu đời [1, 210-227]. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đại học non trẻ cũng có những lợi thế riêng biệt trong quá trình hình thành bản sắc và xây dựng truyền thống của riêng mình. Nếu các trường đại học có lợi thế lịch sử lâu đời, thì các trường đại học non trẻ lại sở hữu nhiều cơ hội tiệm cận với các xu hướng mới và giá trị tinh hoa của nhân loại. Chính vì thế trường đại học nào cũng có lịch sử, truyền thống, và bản sắc của riêng mình, 655
  6. vấn đề còn lại chỉ là phát huy các nguồn lực đó như thế nào cho sự phát triển của mình một cách hiệu quả nhất mà thôi. 9) Các nguồn lực quan hệ sinh tồn và phục vụ phát triển của các trường đại học: Mặc dù bối cảnh ra đời, mục tiêu phát triển, và điều kiện sinh tồn của các cơ sở giáo dục đại học là tương đối khác nhau, nhưng các trường đại học không thể tồn tại và phát triển một cách bình thường mà hông có các mối quan hệ đối nội và đối ngoại cần thiết. Nói cách khác, các trường đại học không phải và không thể là các vương quốc biệt lập, khép kín, và đóng cửa với thế giới bên ngoài. Chính vì thế, dù muốn hay không thì các cơ sở giáo dục đại học cũng buộc phải thiết lập các mối quan hệ sinh tồn và phục vụ phát triển với cả bên trong lẫn bên ngoài, nhưng thường được tồn tại trong một hệ thống các mạng lưới và các mối liên hệ chằng chịt. Các mối quan hệ này lúc đầu là khách quan, tiềm năng, và triển vọng, nhưng đến khi phát triển đến một mức độ nào đó, thì chính bản thân các mối quan hệ sinh tồn và phục vụ phát triển lại trở thành một nguồn lực nội sinh và tài sản đáng trân trọng của các cơ sở giáo dục đại học. Số lượng mạng lưới các mối quan hệ, phương thức hình thành, hình thức tồn tại, cơ chế hoạt động, và chất lượng các khối liên kết của các trường đại học là tương đối khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng đều ảnh hưởng đến tương lai, triển vọng, và sự phát triển của chính họ theo hai hướng. Một số trường đại học sở hữu một hệ thống mạng lưới các mối quan hệ hết sức chất lượng và hiệu quả, nên quá trình hình thành và phát triển của họ cũng có phần thuận lợi hơn. Ngược lại, một số cơ sở đào tạo bậc cao, vì một số vì lý chủ quan và khách quan khác nhau, không thể thiết lập, duy trì, và phát triển các mối quan hệ của mình một cách hữu hiệu, nên thường phải đối mặt với một số khó khăn nhất định cả bên trong lẫn bên ngoài trong quá trình vận hành và hoạt động của chính mình [5, 279-300]. Nguồn lực quan hệ sinh tồn và phục vụ phát triển do đó là một trong những yếu tố thiết yếu và rất được các cơ sở giáo dục đại học hiện đại hết sức chú ý. 10) Các nguồn lực môi trường xã hội, vị trí địa lý, và không gian tọa lạc của các cơ sở giáo dục đại học: Một số ý kiến có thể cho rằng vị trí địa lý và không gian tọa lạc là những thành phần. Một số ý kiến có thể cho rằng vị trí địa lý và không gian tọa lạc là những thành tố thuộc về nguồn lực cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của các trường đại học, nhưng trong một chừng mực nhất định nào đó nó cũng có thể được xem là những bộ phận cấu thành của môi trường xã hội. Những trường đại học tọa lạc ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, và khó tiếp cận sẽ rất khó có khả năng thu hút được sự chú ý của nhiều người học và sự quan tâm thường xuyên của các nhà đầu tư. Cơ hội tiếp cận các xu hướng phát triển mới của thế giới cũng sẽ hạn chế hơn so với các trường đại học tọa lạc ở các trung tâm hiện đại của quốc gia và khu vực. Tương tự như vậy, nếu môi trường xã hội thuận lợi và thân thiện với các hoạt động giáo dục đại học, thì cơ hội phát triển và năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học cũng thường cao hơn. Ngược lại, nếu các trường đại học tọa lạc ở những nơi mà việc học đại học được xem là xa xỉ, thì thường phải đối diện với nhiều thách thức hơn. Xét trên phương diện này, các trường đại học ở những nơi thưa thớt thường có không gian rộng rãi hơn, nhưng điều kiện học tập bậc cao của cư dân ở các trung tâm đô thị thường cao hơn các vùng xa xôi và cách trở [9, 166- 179]. Cho dù các lợi thế địa hình và không gian tọa lạc của các trường đại học là khác nhau, nhưng nguồn lực môi trường xã hội là một yếu tố không phải lúc nào cũng khách quan và cần phải được khai thác hiệu quả một khi nó đã trở thành một thành tố vĩnh cữu trong bản chất của các cơ sở giáo dục đại học. 656
  7. 3. KẾT LUẬN Hiện vẫn còn nhiều cách hiểu và phương thức tiếp cận khác nhau đối với khái niệm các nguồn lực nội sinh, chủ quan, tự có, vốn có, và sẵn có của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, thì các nguồn lực nội sinh của các cơ sở giáo dục đại học có thể được chia thành 12 nhóm chủ yếu nêu trên. Trong số này, một số nhóm nguồn lực nội sinh của các trường đại học hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát, thuộc quyền sở hữu, và có thể được họ chủ động quyết định sử dụng bất cứ lúc nào và vào mục đích gì. Tiêu biểu nhất trong số này là các nguồn lực pháp lý, đội ngũ nhân sự, khoa học công nghệ, truyền thống lịch sử, cơ sở vật chất… Mặc dù vậy, có một số nhóm nguồn lực đầu tư cho các trường đại học lại tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, nên việc xác định tính chất nội sinh hay ngoại lực của nó trong không ít trường hợp còn lệ thuộc vào mức độ phát triển và bối cảnh cụ thể của các cơ sở giáo dục đại học. Ví dụ, các nguồn lực cơ chế chính sách và hành lang pháp lý nhìn bề ngoài thì rõ ràng mang tính khác quan và ngoại lực là chủ yếu, nhưng nếu các trường đại học đã phát triển đến một mức độ nào đó thì chính các cơ chế vận hành và khuôn khổ pháp lý của nhà nước sẽ biến thành những bộ phận cấu thành tất yếu của các cơ sở giáo dục đại học mà họ không thể không tuân theo. Tương tự như vậy, các nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, năng lực thích ứng với sự biến động của thời cuộc, và môi trường xã hội xem qua có thể mang tính khách quan và bên ngoài, nhưng trong thực tế lại quyết định phân khúc tuyển sinh, thị trường đầu ra, khả năng sinh tồn, và góp phần làm nên sắc thái riêng của mỗi trường đại học. Thậm chí các nhu cầu của thực tiễn cuộc sống lại còn quyết định luôn dư địa phát triển và chiến lược lâu dài của các cơ sở giáo dục đại học. Điều đó có nghĩa là các nguồn lực nội sinh của các trường đại học là rất phong phú, đa dạng, và khác nhau, nhưng tính chất nội sinh hay ngoại lực của nó trong mối quan hệ với các trường đại học lại lệ thuộc vào nhiều điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể cũng như mức độ phát triển của chính các cơ sở giáo dục đại học. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Alemu, S. K., The meaning, idea and history of niversity/higher education in Africa: A brief literature review, FIRE: Forum for International Research in Education, Volume 4, Issue 3, 2018, pp. 210-227. [2] Altbach, P. G. and Salmi, J., The Road to Academic Excellence: The Making of World-Class Research Universities, The World Bank, Washinton DC, 2011, pp. 28-29, eISBN: 978-0- 8213-8806-8, DOI: 10.1596/978-0-8213-8805-1. [3] Cabaleiro-Cerviño, G. and Vera, C., The impact of educational technologies in higher education, Gist Education and Learning Research Journal. No. 20 (January - June, 2020). pp. 155-169, ISSN 1692-5777. [4] Henard, F. and Leprince-Ringuet, S., The path to quality teaching in higher education, pp. 3-41, in: https://www.oecd.org/education/imhe/44150246.pdf (accessed on April 2, 2023). [5] Ho, S. S. and Peng, Y. P. M., Managing resources and relations in higher education institutions: a framework for understanding performance improvement. Educational Sciences: Theory & Practice, Volume 16, 2016, pp. 279-300, Doi: http://dx.doi.org/ 10.12738/estp.2016.1.0185. 657
  8. [6] Lan Yang and Xiao-Xian Lv, University human resources management mechanism innovation exploration and research, 2nd International Conference on Social Science and Technology Education (ICSTE), Atlantis Press, Paris, 2016, pp. 1065-1069. [7] Marginson, S., The Knowledge Economy and Higher Education: A System for Regulating the Value of Knowledge, Higher Education Management and Policy, Volume 21/1, 2009, pp. 39-53, ISSN 1682-3451. [8] National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, Law on amendments to the Law on higher education, Law No. 34/2018/QH14, November 19, 2018, Hanoi. [9] Novo-Corti, I., Pociovalisteanu, D.-M., and Iorgulescu, R.-I., Social sustainability in higher education: the role of institutions from students’ point of view, Romanian Journal of Economic Forecasting, Volume XVIII, Issue 3, 2015, pp. 166-179, in https://ipe.ro/rjef/ rjef3_15/rjef3_2015p166-180.pdf (accessed on April 2, 2023). [10] Osuji, C. U. and Catherine, I., Material Resources Management for Effective Teaching and Learning in Nigerian Tertiary Education: Implications for Quality Tertiary Education Delivery, International Journal of Innovative Education Research, Volume 9, Issue 3, July- September, 2021, pp. 13-28, ISSN: 2354-2942. 658
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2