intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nguy cơ khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân gây bệnh SXH SXH là bệnh truyền nhiễm do virut Dengue gây nên. Loại virut này xâm nhập vào cơ thể người do vật chủ trung gian truyền bệnh SXH. Đó là loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus. Muỗi vằn có đặc điểm là hút máu người cả ban ngày lẫn ban đêm và hút máu dai dẳng cho đến khi no mới chịu rời người

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nguy cơ khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát

  1. Các nguy cơ khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát Được biết trong 7 tháng đầu năm 2011 cả nước có hơn 33.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) và có 22 trường hợp tử vong. Tính riêng tháng 8 đã có tới 9.000 trường hợp mắc SXH, điều này báo hiệu bệnh SXH có nguy cơ gia tăng, đặc biệt xuất hiện nhiều trường hợp nặng. Nguyên nhân gây bệnh SXH SXH là bệnh truyền nhiễm do virut Dengue gây nên. Loại virut này xâm nhập vào cơ thể người do vật chủ trung gian truyền bệnh SXH. Đó là loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus. Muỗi vằn có đặc điểm là hút máu người cả ban ngày lẫn ban đêm và hút máu dai dẳng cho đến khi no mới chịu rời người (vật chủ) nhưng đáng chú ý nhất là thời điểm lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Hai thời điểm này con người thường chủ quan nên là điều kiện thuận lợi để chúng đốt và hút máu. Loài muỗi này có đặc tính là đẻ trứng ở nước sạch như nước lọ hoa, nước dự trữ (chum, vại, bồn chứa,…), ao, hồ, cống rãnh. Trứng muỗi sau khi sinh ra khoảng 1-2 tuần lễ thì sẽ phát triển thành bọ gậy (lăng quăng). Muỗi trưởng thành hút máu bệnh nhân SXH sau đó chúng lại đốt và hút máu người bình thường, qua vết đốt chúng truyền virut Dengue và người đó trở nên mắc bệnh SXH, vì vậy người ta gọi là bệnh SXH do muỗi truyền. Ở những địa phương có dịch SXH lưu hành quanh năm thì trẻ em dễ mắc bệnh SXH hơn người lớn. Bệnh SXH dù là ở lứa tuổi nào đều rất nguy hiểm nhất là loại SXH nặng.
  2. Làm thế nào để phát hiện bệnh SXH? Khi thấy sốt, đặc biệt là sốt cao mà trong gia đình, làng xóm, tổ dân phố có nhiều người bị bệnh tương tự thì có thể nghĩ đến mình hoặc người nhà bị SXH. Cần quan tâm đến 3 vấn đề, đó là biểu hiện của bệnh, số người mắc bệnh tương tự (tính chất dịch tễ học) và xét nghiệm máu. Loại SXH điển hình thường có xuất huyết. Xuất huyết có thể xảy ra khi người bệnh đang sốt hoặc xảy ra khi thân nhiệt bắt đầu giảm xuống. Xuất huyết có thể có nhiều dạng khác nhau như chấm, nốt, mảng sung huyết, mảng bầm tím. Hiện tượng xuất huyết cũng có thể được thể hiện do chảy máu chân răng, chảy máu cam, nặng hơn có thể xuất huyết nội tạng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc nước tiểu có máu hoặc xuất huyết não. Ở phụ nữ, nếu sốt xuất huyết xảy ra lúc đang thời kỳ hành kinh thì sẽ có hiện tượng hành kinh kéo dài. Đối với loại SXH thể sốc thường có biểu hiện là thân nhiệt giảm đột ngột, vật vã (hoặc li bì), đau bụng, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ (hoặc kẹt), tiểu ít. Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 hoặc thứ 6 của bệnh. Cần lưu ý, sốc của SXH nếu được xử trí kịp thời thì chóng hồi phục, nếu không sẽ có diễn biến xấu như toan chuyển hoá, xuất huyết nặng kể cả xuất huyết não dẫn đến hôn mê. Phun thuốc vệ sinh môi trường phòng chống SXH. Nên làm gì khi nghi ngờ bị SXH? Khi nghi ngờ bị SXH cần nhanh chóng đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất. Trong khi chưa đi khám được vì một lý do nào đó thì cần cho người bệnh uống nhiều nước, tốt nhất là uống dung dịch oserol (ORS), người lớn cần pha 1 gói vào 1 lít nước và uống theo nhu cầu; trẻ em pha 1 gói loại 5,63g/gói vào 200ml nước cho uống dần, hết lại pha tiếp. Ngoài ra nên uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh, xoài, dưa hấu… Cần dùng khăn nhúng vào nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể người bệnh 2oC) đắp lên trán, bẹn, nách (nhất là trẻ em). Có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol với liều lượng 10mg/kg cân nặng. Cần có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ thường xuyên nhất là trẻ em. Những việc làm này chỉ mang tính chất xử trí tình thế vì vậy cần nhanh chóng cho người bệnh đi khám ngay, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi. Phòng bệnh SXH như thế nào? Chúng ta đã biết virut Dengue là tác nhân gây bệnh nhưng truyền virut từ người bệnh cho người lành là muỗi. Vì vậy cần diệt muỗi và con đẻ của chúng là bọ gậy. Người ta đã từng nói là không có bọ gậy thì không có SXH. Vì vậy diệt muỗi và bọ
  3. gậy là công việc vô cùng quan trọng trong phòng bệnh SXH. Để làm tốt công tác này cần phát động toàn dân từ người lớn cho đến trẻ em hiểu rõ tác hại của SXH và các biện pháp diệt muỗi và diệt bọ gậy từ dân gian (xua, vợt) cho đến các biện pháp dùng hoá chất (hương xua, diệt muỗi hoặc phun hoá chất). Cần khơi thông cống rãnh tránh nước ứ đọng, thay nước lọ hoa hằng ngày, các loại dụng cụ đựng nước sinh hoạt cần có che đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng. Có thể nuôi các loại cá có khả năng ăn bọ gậy vào các dụng cụ đựng nước sinh hoạt. Cần vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm thường xuyên để không cho loài muỗi ẩn trú. Các cơ sở y tế cần tổ chức phun thuốc diệt muỗi một cách có khoa học, không nên để hiện tượng cá nhân phun muỗi tự phát, áp dụng một cách tràn lan. Cần nằm màn lúc ngủ kể cả lúc ngủ trưa cho mọi đối tượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1