intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

266
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên tắc đồng thuận/nhất trí: Các vấn đề của ASEAN được xử lý bằng nguyên tắc đồng thuận (không có ý kiến phản đối). Các quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN

  1. BUỔI 2 • NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN • CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LÝ  THUYẾT ĐỐI VỚI LIÊN KẾT ASEAN
  2. Câu hỏi thảo luận 1. Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN là gì? 2. Đánh giá những ưu/nhược điểm? 3. Trình bày ít nhất một lý luận giải thích cho  liên kết ASEAN
  3. Các nguyên tắc nền tảng  (intra & extra ASEAN) Sáu nguyên tắc chính trong TAC (1976) (Cơ sở của QHQT) 1. Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình  đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân  tộc của tất cả các dân tộc.  2. Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo  hoạt động của dân tộc mình mà không có  sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của  bên ngoài. 
  4. Các nguyên tắc nền tảng  (intra & extra ASEAN) (tiếp) 3. Không can thiệp vào công việc nội  bộ của nhau.  4. Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng  biện pháp hoà bình.  5. Lên án việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.  6. Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. 
  5. Nguyên tắc điều phối của ASEAN (1)  Nguyên tắc đồng thuận/nhất trí: Các vấn đề của ASEAN  được xử lý bằng nguyên tắc đồng thuận (không có ý kiến  phản đối). Các quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ  được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên  nhất trí thông qua.   Nguyên tắc bình đẳng: (1) các nước ASEAN, bất kể lớn  hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong  nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; (2) hoạt  động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên.  Nguyên tắc “thu hoạch sớm” trong lĩnh vực kinh tế: Tại  cấp cao ASEAN 4 (Singapore, 1992): Công thức 6­x được  thông qua. Nay là 10­x hoặc 2+x.
  6. Nguyên tắc điều phối của ASEAN (2)  Các nguyên tắc bất thành văn: Một số  nguyên tắc có trong hoạt động thực tiễn,  được tôn trọng áp dụng:  ­ Không đối đầu ­ Không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí ­ Giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc  chung của Hiệp hội… 
  7. Nguyên tắc điều phối của ASEAN (3)  “ASEAN Way”:  Kiềm chế (không can thiệp)  Tôn trọng: (Tham vấn kín)  Trách nhiệm: (Tính đến những nhạy  cảm trong chính sách).
  8. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LÝ  THUYẾT ĐỐI VỚI LIÊN KẾT ASEAN  Trường phái Hiện thực  Trường phái Tự do  Trường phái kiến tạo  Lý thuyết liên kết kinh tế
  9. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Hiện thực (1)  Các giả định và lập luận chính ­ Quốc gia là chủ thể chính ­ Quốc gia là đơn nhất và duy lý ­ Quốc gia tồn tại trong nền chính trị quốc tế vô  chính phủ ­ Mục tiêu lớn nhất của quốc gia là tồn vong (an  ninh) ­ Cạnh tranh là phương thức đảm bảo an ninh.
  10. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Hiện thực (2)  Các yếu tố không được coi trọng trong  Chủ nghĩa Hiện thực: ­ Lịch sử ­ Văn hóa ­ Tôn giáo ­ (Các yếu tố phi sức mạnh) Động lực chung của các quốc gia là sức  mạnh, an ninh và tối đa hóa lợi ích.
  11. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Hiện thực (3)  Các khái niệm liên quan của phương  pháp tiếp cận Hiện thực ­ Sức mạnh ­ Cân bằng lực lượng ­ Cân bằng mối đe dọa ­ Cân bằng mối quan hệ ­ Tình thế tiến thoái lưỡng nan (an ninh)
  12. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Hiện thực (4)  CN Hiện thực và QHQT ở Đông Nam Á:  3 cuộc chiến tranh Đông Dương.  Can thiệp của các nước lớn trong khu vực.  Tình trạng vô chính phủ; cạnh tranh giữa các  nước lớn.  Cho đến tận cuối những năm 1980, CN Hiện  thực vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối
  13. Liên kết ASEAN và Phương pháp  tiếp cận Hiện thực (5)  Áp dụng phương pháp tiếp cận Hiện thực  vào liên kết ASEAN: ­ Bối cảnh: Đe dọa từ các nước bên ngoài  với các nước thành viên:  Trung Quốc: bành trướng ảnh hưởng ở Đông  Dương, Myanmar, Biển Đông v.v…  Phương Tây (Mỹ): Bành trướng ảnh hưởng.
  14. Liên kết ASEAN và Phương pháp  tiếp cận Hiện thực (6) ­ Cân bằng bên trong: Củng cố sức mạnh  ASEAN, giảm ảnh hưởng các nước bên ngoài  vào khu vực – Myanmar. ­ Cân bằng bên ngoài: Quan hệ cân bằng với  Trung Quốc và Mỹ cũng như các nước khác: Lập  diễn đàn ARF, cơ chế ASEAN+x v.v…
  15. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Tự do (1)  Chủ nghĩa Tự do (Thể chế): Các giả  định và lập luận chính ­ Quốc gia là chủ thể chính + chủ thể phi  quốc gia. ­ Quốc gia gồm nhiều thành tố cấu thành. ­ Quốc gia tồn tại trong nền chính trị quốc tế  vô chính phủ. ­ Hợp tác là phương thức đảm bảo an ninh.
  16. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Tự do (2)  Các khái niệm liên quan của phương  pháp tiếp cận Tự do: ­ Hòa bình dân chủ ­ Tác động lan tỏa (Spill­over effects) ­ Xây dựng thể chế ­ Tùy thuộc lẫn nhau
  17. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Tự do (3) • Thuyết hòa bình dân chủ không giải thích được  ASEAN (vì các nước ĐNA đa phần không dân chủ  theo mô hình phương Tây) • Thuyết tự do thể chế có thể giải thích.  Áp dụng phương pháp tiếp cận Tự do vào liên kết  ASEAN: ­ Hợp tác kinh tế (AFTA) ­ Hợp tác từ dễ đến khó (nguyên tắc Đồng thuận) ­ Xây dựng thể chế (Hiến chương ASEAN, Cộng đồng  ASEAN)
  18. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Kiến tạo (1) Chủ nghĩa kiến tạo: Các giả định và lập luận chính ­ Đánh giá cao vai trò của văn hóa, tư tưởng, lịch  sử, và quá trình xã hội hóa. (tại sao Bắc Triều  Tiên thực lực yếu hơn, nhưng lại là mối đe dọa với  TG nhiều hơn Nhật?) ­ Các nhà lãnh đạo quốc gia là các chủ thể chính. ­ Hệ thống quốc tế được xây dựng mang tính xã  hội (socially constructed): Tình trạng vô chính  phủ giữa các nước bạn bè khác với tình trạng vô  chính phủ giữa các nước thù địch.
  19. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Kiến tạo (2) ­ Xung đột xảy ra khi các bên không hiểu nhau. ­ Để tránh xung đột, cần tạo ra một giá trị chung  và các bên cùng hiểu rõ giá trị đó để có thể  phán đoán hành vi của nhau.  Tình trạng vô chính phủ vì thế có thể được  chuyển hóa thành cộng đồng an ninh.
  20. Liên kết ASEAN và Phương pháp tiếp  cận Kiến tạo (3)  Các khái niệm và yếu tố của chủ nghĩa  Kiến tạo: ­ Giá trị (values) ­ Bản sắc (Identity) ­ Quan điểm (perception) ­ Lịch sử có vai trò
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2