YOMEDIA
ADSENSE
Các nguyên tắc mài cùi răng
224
lượt xem 31
download
lượt xem 31
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thiết kế cùi răng cho một phục hồi đúc và việc thực hiện thiết kế đó được chi phối bởi năm nguyên tắc: Bảo tồn cấu trúc răng, lưu giữ và kháng lực, bền vững về cấu trúc, kín khít rìa phục hồi, bảo tồn mô nha chu, bảo tồn cấu trúc răng. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Các nguyên tắc mài cùi răng" dưới đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nguyên tắc mài cùi răng
- Các nguyên tắc mài cùi răng Posted by Việt Anh / January 7, 2015 Thiết kế cùi răng cho một phục hồi đúc và việc thực hiện thiết kế đó được chi phối bởi năm nguyên tắc: Bảo tồn cấu trúc răng Lưu giữ và kháng lực Bền vững về cấu trúc Kín khít rìa phục hồi Bảo tồn mô nha chu Bảo tồn cấu trúc răng Bên cạnh thay thế cấu trúc răng bị mất, phục hồi còn phải bảo tồn cấu trúc răng còn lại. Các bề mặt răng còn nguyên vẹn nếu có khả năng duy trì khi tạo ra một phục hồi khỏe, lưu giữ tốt thì nên được giữ lại nếu sự đồng ý của bệnh nhân và yêu cầu lưu giữ cho phép điều đó. Tất cả các bề mặt răng không nên bị mài vô ích nhằm mục đích tiện lợi hay tiết kiệm thời gian. Trong một số trường hợp, bảo tồn cấu trúc răng có thể đòi hỏi phải mài một lượng giới hạn cấu trúc răng lành mạnh để đề phòng mất không kiểm soát lượng cấu trúc răng lớn hơn về sau. Đây là lý do của việc mài 1.5 mm cấu trúc răng mặt nhai khi sửa soạn cùi răng cho một onlay gần nhai xa (MOD). Kim loại trên mặt nhai có thể bảo vệ chống lại các thất bại đột ngột, như vỡ cấu trúc răng, cũng như các thất bại ít rõ ràng hơn có thể gây ra bởi sự uống cong của cấu trúc răng. Lưu giữ và kháng lực Một phục hồi muốn hoàn thành nhiệm vụ của nó thì phải giữ nguyên được vị trí trên răng. Không có loại cement nào vừa tương hợp với cấu trúc răng sống và môi trường sinh học của khoang miệng, vừa cung cấp đủ đặc tính dán dính để giữ phục hồi ở nguyên vị trí chỉ bằng lực dán dính. Kết cấu hình học của cùi răng
- phải hỗ trợ tối đa cho cement để mang lại khả năng lưu giữ và kháng lực cần thiết. Lưu giữ là chống lại lực làm bật phục hình dọc theo hướng lắp hay trục dài của cùi răng. Kháng lực là chống lại lực làm di lệch phục hồi theo hướng về phía chóp hoặc hướng chếch và chống lại bất kỳ chuyển động nào của phục hồi dưới lực nhai. Lưu giữ và kháng lực là hai đặc tính có liên quan mật thiết với nhau và thường không thể tách rời nhau. Hình 9-1 Một phục hồi ngoài thân răng (a) sử dụng các bề mặt bên ngoài đối diện nhau để lưu giữ (b). Hình 9-2 Một phục hồi trong thân răng (a) sử dụng các bề mặt bên trong đối diện nhau để lưu giữ (b).
- Yếu tố cơ bản của lưu giữ đó là hai bề mặt theo hướng đứng đối diện nhau trên cùng một cùi răng. Chúng có thể là bề mặt phía ngoài, như thành má và thành lưỡi của một chụp toàn phần (Hình 9-1a). Phục hồi ngoài thân răng là một ví dụ của lưu giữ hình ống (sleeve) hoặc bề mặt (veneer) (Hình 9-1b). Các bề mặt đối diện nhau cũng có thể nằm ở bên trong, như thành má và thành lưỡi của hộp mặt bên của một inlay nhai-bên (Hình 9-2a). Phục hồi trong thân răng chống lại lực làm bật bằng lưu giữ hình nêm (wedge) (Hình 9-2b). Nhiều loại phục hồi phối hợp cả hai loại lưu giữ. Hình 9-3 Các bề mặt đối diện nhau ở bên ngoài (hàng trên) và bên trong (hàng dưới) với các độ thuôn 10, 15, và 20 độ.
- Hình 9-4 Khi độ thuôn tăng lên, tính lưu giữ giảm. (theo Jorgensen4 và cộng sự.) Độ thuôn Bởi vì phục hồi sứ hoặc kim loại đúc được đặt lên hoặc đặt vào trong cùi răng sau khi phục hồi đã được chế tạo ở dạng cuối cùng của nó, các thành trục của cùi răng phải thuôn nhẹ để cho phép lắp được phục hồi; cụ thể là, về phía mặt nhai, hai thành bên ngoài đối diện nhau phải hơi hội tụ hoặc hai thành bên trong đối diện nhau phải hơi phân kỳ (Hình 9-3). Thuận ngữ góc hội tụ và góc phân kỳ có thể được sử dụng để mô tả mối tương quan tương ứng giữa các cặp thành đối diện nhau của cùi răng. Mối tương quan của một thành của cùi so với trục dài của cùi được gọi làđộ nghiêng của thành đó. Một mũi khoan thuôn sẽ tạo ra một độ nghiêng 2 đến 3 độ cho bất kỳ bề mặt nào được mài nếu trục của mũi khoan được giữ song song với hướng lắp dự kiến của phục hồi. Hai bề mặt đối diện nhau, mỗi bề mặt có độ nghiêng 3 độ, sẽ tạo ra cho phục hồi độ thuôn 6 độ.
- Theo lý thuyết, các thành đối diện của cùi răng càng song song với nhau thì lưu giữ càng tăng. Cùi răng lưu giữ tốt nhất sẽ là cùi răng với các thành song song với nhau. Quả thực, một số tác giả trước đây ủng hộ sửa soạn các thành song song. 1,2 Tuy nhiên, không thể tạo ra các thành song song trong miệng mà không làm cho cùi bị lẹm. Các thành của cùi được làm thuôn để cho phép quan sát, tránh tạo ra vùng lẹm, bù trừ lại sự thiếu chính xác trong quá trình chế tạo phục hồi ở lab, và cho phép phục hồi khít sát hơn khi gắn. Ward3 là một trong những người đầu tiên đề nghị độ thuôn là 5% đến 20% trên một inch (tương ứng là 3 đến 12 độ). Jorgensen4 và Kaufman và cộng sự5 đã chứng minh trên thực nghiệm răng tính lưu giữ giảm khi độ thuôn tăng (Hình 9- 4). Khuyến cáo độ thuôn tối ưu cho các thành trục của cùi răng cho các phục hồi đúc thay đổi từ 3 đến 5 độ6 đến 6 độ7 tới 10 đến 14 độ.8 Để giảm thiểu sức ép lên mặt tiếp giáp giữa cùi răng và phục hồi, độ thuôn 2.5 đến 6.5 độ đã được đề nghị là tối ưu. Khi độ thuôn tăng từ 0 đến 15 độ thì sức ép chỉ tăng nhẹ9; tuy nhiên, tại độ thuôn 20 độ, sức nén tăng mạnh. Các nghiên cứu về mài cùi trên thực tế cho thấy độ thuôn trung bình lớn hơn nhiều giá trị được khuyến cáo. Ohm và Silness10 báo cáo độ thuôn trung bình là 19.2 độ theo chiều gần xa và 23.0 độ theo chiều ngoài trong trên răng sống và 12.8 độ gần xa và 22.5 độ ngoài trong trên răng chết tủy. Mack11 chỉ ra độ thuôn lâm sàng trung bình là 16.5 độ. Weed và cộng sự12 cho thấy rằng sinh viên nha khoa có thể mài cùi chụp toàn phần với độ thuôn 12.7 độ trên hàm ma, nhưng mài cùi trên lâm sàng có độ thuôn trung bình là 22.8 độ. Noonan và Goldfogel,13 khảo sát 909 cùi chụp vàng toàn phần mài bởi sinh viên, báo cáo độ thuôn trung bình là 19.2 độ. Khi khảo sát trên các nha sĩ thành thạo, độ thuôn của cùi giảm dưới 20%. Khuôn lấy ngẫu nhiên từ các lab thương mại bởi Eames và cộng sự14 cho thấy độ thuôn trung bình là 20 độ. Răng G/X M/L Toàn bộ Hàm trên Răng trước* 10 10 10
- Răng hàm nhỏ* 14 14 14 Răng hàm lớn* 17 21 19 Eo† NA NA 7 Hộp† NA NA 7 Hàm dưới Răng trước* 10 10 10 Răng hàm nhỏ* 16 12 14 Răng hàm lớn* 24 20 22 Eo† NA NA 12 Hộp† NA NA 12 G/X, gần xa; M/L, má lưỡi; NA, không tính được. *Góc hội tụ. †Góc phân kỳ. Bảng 9-1 Độ thuôn tối ưu của cùi
- Hình 9-5 Một chụp toàn phần sẽ lưu giữ tốt hơn trên răng hàm lớn so với răng hàm nhỏ bởi vì cùi răng hàm lớn có diện tích bề mặt lớn hơn. Kent và cộng sự15 đánh giá độ thuôn của 418 cùi, được mài trong vòng 12 năm bởi một nha sĩ. Họ đưa ra độ thuôn trung bình là 15.8 độ giữa thành gần và thành xa và 13.4 độ giữa thành má và thành lưỡi với cùi ở tất cả các vùng trong miệng, trung bình chung là 14.3 độ. Độ thuôn kết hợp thấp nhất (9.2 độ) thấy trên 145 cùi chụp sứ-kim loại răng trước, trong khi độ thuôn kết hợp lớn nhất (22.2 độ) đo được nằm trên 88 chụp toàn phần hàm dưới. Nordlander và cộng sự,16 đánh giá 208 cùi thực hiện bởi 10 nha sĩ, báo cáo độ thuôn thấp 17.3 độ với răng hàm nhỏ và độ thuôn lớn 27.3 độ với răng hàm lớn, trung bình chung là 19.9 độ. Độ thuôn của cùi răng nên được giữ ở mức tối thiểu do nó ảnh hưởng bất lợi lên lên lưu giữ, nhưng Mack11 ước tính cần phải có độ thuôn tối thiểu là 12 độ để đảm bảo không có vùng lẹm. Khuynh hướng mài cùi quá thuôn phải được đề phòng thận trọng để tạo ra cùi với độ thuôn nhỏ nhất có thể và khả năng lưu giữ cao nhất có thể. Cố ý tạo độ thuôn có thể dễ dàng dẫn tới cùi quá thuôn và không lưu giữ. Độ thuôn hoặc tổng cộng độ hội tụ 16 độ đã được đề nghị là có thể đạt được trên lâm sàng trong khi vẫn đáp ứng đủ khả năng lưu giữ.17,18 Đây là một mục tiêu tổng quát có thể chấp nhận được. Độ thuôn có thể thấp ở mức 10 độ trên cùi răng trước và cao ở mức 22 độ trên răng hàm. Khuyến cáo về độ thuôn cho từng nhóm răng được trình bày trong Bảng 9-1.
- Cement tạo ra lực dán dính yếu, chủ yếu bởi các vi ngàm cơ học, giữa bề mặt bên trong của phục hồi và thành trục của cùi. Do đó, diện tích bề mặt của cùi càng lớn thì lưu giữ càng tăng.5,19 Có thể phát biểu đơn giản, cùi trên răng to thì lưu giữ tốt hơn cùi trên răng nhỏ (Hình 9-5). Đây là một yếu tố phải cân nhắc khi mài cùi trên một răng nhỏ, đặc biệt là khi răng đó là trụ cho một phục hình từng phần cố định hoặc nẹp liên kết răng. Có thể làm tăng diện tích bề mặt lên một chút bằng cách thêm các hộp và rãnh lưu. Tuy nhiên, lợi ích mang lại từ việc này có thể liên quan nhiều hơn đến việc hạn chế chuyển động tự do hơn là tăng diện tích bề mặt. Mức độ tự do di lệch Lưu giữ được tăng cường bằng cách hạn chế về mặt hình học số lượng hướng tháo phục hồi ra khỏi cùi răng.20 Lưu giữ tối đa đạt được khi chỉ có một hướng tháo. Một cùi chụp toàn phần với các thành trục và các rãnh dài, song song với nhau sẽ mang lại mức lưu giữ như vậy (Hình 9-6a). Ngược lại, một cùi ngắn, quá thuôn sẽ không có độ lưu giữ bởi vì phục hồi có thể được tháo ra theo vô số hướng (Hình 9-6b). Do đó, cách mài cùi tốt nhất là cách vừa tiệm cận mức lý tưởng mà lại có thể đạt được trong giới hạn của kỹ năng nha sĩ, khả năng tiếp cận và công nghệ của xưởng. Hình 9-6 (a) Bằng cách hạn chế số lượng hướng tháo, lưu giữ sẽ được cải thiện. (b) Một cùi răng với vô số hướng tháo sẽ rất kém lưu giữ.
- Hình 9-7 (a) Các thành của một rãnh lưu cắt thành trục với một góc chéo sẽ không mang lại khả năng kháng lực cần thiết. (b) Các thành của rãnh lưu phải vuông góc với các lực làm xoay phục hồi để kháng lại sự di lệch. Hình 9-8 (a) Thành má và thành lưỡi của một hộp lưu sẽ không kháng lại được lực xoay nếu chúng tạo ra góc chéo với thành tuỷ. (b) Chúng phải cắt thành tuỷ với góc gần 90 độ. Hạn chế mức độ tự do di lệch gây ra bởi các lực xoắn và lực xoay trong mặt phẳng ngang sẽ làm tăng khả năng kháng lực của phục hồi. Một rãnh lưu có các thành cắt thành trục với góc chéo sẽ không mang lại khả năng kháng lực cần
- thiết (Hình 9-7a). Các rãnh lưu hình chữ V chỉ đem đến khoảng một nửa khả năng kháng lại di lệch về phía lưỡi so với các rãnh lưu có một thành lưỡi rõ ràng.21 Các lực gây ra chuyển động xoay phục hồi có thể tạo ra sự biến dạng và cuối cùng là trượt dọc theo bề mặt không vuông góc với hướng của lực. Phải có một thành rõ ràng vuông góc với hướng của lực để đủ hạn chế sự di lệch tự do và mang lại khả năng kháng lực phù hợp (Hình 9-7b). Hộp lưu giữ ở mặt bên cũng phải được thực hiện theo cách tương tự. Nếu thành má và thành lưỡi của nó tạo với thành tuỷ một góc chéo, sẽ không có đủ khả năng kháng lại các lực xoay (Hình 9-8a). Thành má và thành lưỡi phải cắt thành tuỷ với góc gần 90 độ nhờ đó các thành này sẽ song song với bất kỳ lực nào có xu hướng làm xoay phục hồi (Hình 9-8b). Sau đó hộp lưu được làm loe ra nhờ đó có thể tạo một rìa sắc bằng vàng tại cạnh xoang-bề mặt của phục hồi. Hình 9-9 Cùi răng có các thành dài (a) sẽ kháng lại di lệch nghiêng của phục hồi tốt hơn cùi ngắn (b).
- Hình 9-10 Cùi trên một răng có đường kính nhỏ (a) kháng lại chuyển động xoay tốt hơn cùi có chiều dài tương tự nhưng đường kính răng lớn hơn (b). Hình 9-11 Khả năng kháng lực của một phục hồi ngắn (a) có thể cải thiện bằng cách thêm các rãnh lưu (b). Chiều dài Chiều dài lợi-mặt nhai là một yếu tố quan trọng cả với lưu giữ và kháng lực. Cùi càng dài thì có diện tích bề mặt càng lớn do đó càng lưu giữ. Do phần thành trục nằm về phía mặt nhai so với đường hoàn tất sẽ cản trở sự di lệch, chiều dài và
- độ nghiêng của thành này trở thành các yếu tố quyết định khả năng kháng lại lực làm nghiêng phục hồi. Để phục hồi thành công, chiều dài cùi phải đủ lớn để cắt một cung tròn có tâm là một điểm nằm trên rìa phục hồi ở phía đối diện22 (Hình 9-9a). Thành ngắn hơn sẽ không đáp ứng được khả năng kháng lực cần thiết (Hình 9-9b). Thành càng ngắn thì độ nghiêng của nó càng quan trọng. Cùi càng ngắn thì các thành của cùi nên có độ thuôn ít hơn để tăng khả năng kháng lực. Tuy nhiên, việc này cũng không giúp gì được nếu các thành quá ngắn. Có thể phục hồi thành công một răng với thành ngắn nếu răng có đường kính nhỏ. Mài cùi trên răng nhỏ thì cung di lệch sẽ có bán kính quay ngắn, và phần phía rìa cắn của thành trục sẽ kháng lại di lệch (Hình 9-10a). Bán kính quay lớn hơn trên cùi răng lớn hơn sẽ có cung di lệch thoải hơn, và thành trục sẽ không kháng lại được lực xoay (Hình 9-10b). Parker và cộng sự23 chỉ ra rằng khoảng 95% cùi răng trước được phân tích có hình thể kháng lực, trong khi chỉ 46% cùi răng hàm có hình thể này. Khả năng kháng lại di lệch của một cùi răng thành ngắn trên một răng to có thể được cải thiện bằng cách mài các rãnh lưu trên thành trục. Việc này sẽ làm giảm bán kính quay, và phần thành của rãnh lưu gần mặt nhai của cùi sẽ cản trở sự di lệch (Hình 9-11).
- Hình 9-12 Các thành phần bên trong của cùi như hộp lưu, rãnh lưu và lỗ cắm pin thường được thay thế cho nhau. Các thành phần thay thế bên trong Thành phần cơ bản tạo ra lưu giữ cho phục hồi gắn là hai thành trục đối diện nhau với độ thuôn tối thiểu. Không phải khi nào cũng có thể sử dụng hai thành đối diện nhau để lưu giữ: một thành có thể đã bị phá huỷ từ trước, hoặc một thành không được phục hồi che phủ ở chụp từng phần. Cũng có thể có cả hai thành nhưng có độ nghiêng quá lớn. Nói chung, các thành phần bên trong như rãnh lưu, hộp lưu và hố cắm pin có thể thay thế cho nhau và thay thế cho thành trục (Hình 9-12). Các thành phần thay thế này rất quan trọng bởi vì các điều kiện thường cản trở việc tạo ra một cùi răng lý tưởng. Kent và cộng sự15 báo cáo sự khác biệt lớn giữa độ thuôn của các cùi chụp toàn phần (18.4 đến 22.2 độ) và độ thuôn của các hộp lưu và rãnh lưu nằm trên thành trục của các cùi này (7.3 độ). Độ thuôn của các cấu trúc bên trong này gần như bằng với độ thuôn của mũi khoan được sử dụng để mài ra chúng (4 đến 6
- độ). Rõ ràng là các thành trục của cùi cách xa nhau thường bị nghiêng quá mức do hạn chế tiếp cận, quan sát, hoặc cả hai. Tuy nhiên, khi mài một cấu trúc bên trong như rãnh lưu hay hộp lưu, khoảng cách ngắn hơn giữa các thành cho phép nha sĩ mài chúng chính xác hơn. Các cấu trúc này mang lại một phương tiện tuyệt vời để nâng cao khả năng lưu giữ và kháng lực tổng thể cho một thành trục quá nghiêng. Woolsey và Matich24 cho thấy rằng các rãnh lưu mặt bên trên các khuôn cùi răng ngắn, thuôn 15 độ giúp kháng lại hoàn toàn di lệch ngang má- lưỡi. Hướng lắp Hướng lắp là một đường tưởng tượng mà theo hướng đó phục hồi sẽ được lắp vào hoặc tháo ra khỏi cùi. Nó được xác định trong đầu nha sĩ trước khi bắt đầu mài cùi, và tất cả các thành phần của cùi được mài trùng với hướng đó. Không được tuỳ tiện lựa chọn hướng lắp sau khi đã hoàn thành mài cùi bằng cách thêm các thành phần như rãnh lưu. Hướng lắp đặc biệt quan trọng khi mài các răng làm trụ cho phục hình từng phần cố định bởi vì hướng lắp của tất cả các cùi răng trụ phải song song với nhau. Cần áp dụng đúng kỹ thuật để đánh giá một cùi răng bằng bắt bởi vì đây là phương pháp chính để đảm bảo rằng cùi không bị lẹm và không quá thuôn. Nếu quan sát trung tâm mặt nhai của cùi răng bằng một mắt từ khoảng cách khoảng 30 cm (12 inch), có thể nhìn thấy toàn bộ các thành trục của cùi có độ thuôn tối thiểu (Hình 9-13). Tuy nhiên, cũng có thể nhìn thấy các thành trục của cùi có độ thuôn ngược (vùng lẹm) 8 độ khi mở cả hai mắt (Hình 9-14). Điều này xảy ra là vì có khoảng cách giữa hai mắt. Do đó, cần nhấn mạnh rằng chỉ quan sát cùi khi nhắm một mắt. Khi quan sát cùi trong miệng, vốn hiếm khi có thể quan sát trực tiếp, cần dùng gương (Hình 9-15). Gương được giữ tại một góc phía trên cùi khoảng ½ inch, và hình ảnh trong gương được quan sát bằng một mắt. Khi đánh giá các cùi răng trụ của phục hình từng phần cố định xem có giống hướng lắp không, cần thiết lập một điểm tựa ngón tay chắc chắn, và điều chỉnh gương cho đến khi cùi thứ nhất nằm ở trung tâm gương. Sau đó, xoay trên điểm tựa ngón tay, di chuyển gương mà không làm thay đổi góc của nó, cho đến khi cùi thứ hai nằm ở trung tâm gương. Hướng lắp phải được xem xét trong hai chiều: má lưỡi và gần xa. Chiều má lưỡi của hướng lắp có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chụp sứ-kim loại hoặc
- veneer từng phần. Với chụp sứ-kim loại, hướng lắp xấp xỉ song song với trục dài của răng (Hình 9-16). Hướng lắp nghiêng về phía má với cùi của chụp sứ kim loại sẽ tạo ra góc nhai-ngoài quá nhô, dẫn đến hình thể của phục hồi phải lồi ra, nhìn xuyên vùng đục, hoặc cả hai. Nghiêng hướng lắp về phía má sẽ gây ra mài quá nhiều góc nhai-ngoài-gần của cùi chụp ba phần tư, dẫn đến lộ vàng không cần thiết. Với chụp ba phần tư trên răng trước, hướng lắp nên song song với một phần hai cho đến hai phần ba phía cắn của mặt ngoài răng (Hình 9-17). Nếu hướng lắp nghiêng nhiều hơn về phía môi, kết quả là sẽ tạo ra các rãnh lưu ngắn và lộ vàng không cần thiết. Chiều gần-xa của hướng lắp phải song song với các diện tiếp xúc của các răng kế cận. Nếu hướng lắp nghiêng về phía gần hoặc phía xa, phục hồi sẽ bị giữ lại tại diện tiếp xúc bên (bị khoá) (Hình 9-18). Đây là một vấn đề đặc biệt khi phục hồi một răng nghiêng trục. Trong trường hợp này, nếu chọn hướng lắp song song với trục dài của răng thì sẽ làm cho diện tiếp xúc của răng kế cận xâm phạm vào hướng lắp. Hình 9-13 Để kiểm tra xem cùi răng có vùng lẹm không, nên nhắm một mắt lại.
- Hình 9-14 Nếu mở cả hai mắt khi quan sát cùi răng, có thể không phát hiện ra vùng lẹm. Hình 9-15 Cùi răng trong miệng được quan sát qua gương bằng một mắt.
- Hình 9-16 (a) Hướng lắp của cùi chụp sứ kim loại nên song song với trục dài của răng. (b) Nếu hướng lắp nghiêng về phía má, góc nhai-ngoài nhô ra có thể dẫn đến các vấn đề thẩm mỹ bao gồm phục hồi quá lồi hoặc nhìn xuyên vùng đục. (c) Tuy nhiên, nếu hướng lắp nghiêng về phía lưỡi, mặt ngoài của cùi sẽ cắt mặt lưỡi, làm cho cùi răng ngắn đi. Việc này còn có thể làm xâm phạm đến tuỷ. Hình 9-17 Hướng lắp của chụp ba phần tư trên răng sau song song với trục dài của răng (a), trong khi trên răng trước, hướng lắp song song với một phần hai tới hai phần ba cắn của mặt ngoài răng (b).
- Hình 9-18 Hướng lắp của cùi phải song song với các diện tiếp xúc bên kế cận (a) nếu không sẽ không lắp được phục hình (b). Hình 9-19 Mài thấp mặt nhai không đủ thì sẽ không mang lại đủ khoảng cần thiết để làm phục hồi đúc đủ độ dày.
- Hình 9-20 Mài thấp mặt nhai nên tái lập các mặt nghiêng cơ bản hơn là mài thành một mặt phẳng. Độ bền vững cấu trúc Một phục hồi phải chứa một khối lượng vật liệu đủ để chống lại lực nhai. Khối lượng này phải được giới hạn bởi khoảng trống tạo ra nhờ mài cùi. Chỉ khi đạt được điều đó thì khớp cắn trên phục hồi mới hài hoà và hình thể bề mặt dọc trục (axial contour) mới bình thường, phòng ngừa các bệnh lý nha chu xung quanh phục hồi. Mài thấp mặt nhai Một trong những yếu tố quan trọng nhất để mang lại đủ khối lượng kim loại và sức chống đỡ cho phục hồi đó là khoảng hở mặt nhai (Hình 9-19). Với hợp kim vàng, nên có khoảng hở 1.5 mm. Chụp sứ-kim loại sẽ cần khoảng hở 2.0 mm để đạt được sự che phủ bằng sứ. Nên tạo ra khoảng hở 2.0 mm trên tất cả các cùi răng cho chụp toàn sứ. Răng lệch lạc có thể có mặt nhai không song song với mặt phẳng khớp cắn. Do đó, có thể không nhất thiết phải mài bớt mặt nhai 1.0 mm để đạt được khoảng hở 1.0 mm. Hình dạng các mặt nghiêng cơ bản trên mặt nhai nên được bảo tồn để mang lại đủ khoảng hở mà không làm cho cùi bị ngắn quá mức (Hình 9-20). Một mặt nhai phẳng có thể làm cùi ngắn quá mức mà cùi vốn đã quá ngắn để cung cấp đủ lưu giữ. Không đủ khoảng hở làm cho phục hồi yếu hơn. Ngoài ra, mài không đủ dưới các hố rãnh giải phẫu trên mặt nhai sẽ không mang lại đủ khoảng trống để
- cho phép thực hiện phục hồi với hình thái chức năng tốt. Phục hồi còn dễ bị thủng hơn do quá trình mài chỉnh khi lắp hoặc do mòn khi ở trong miệng. Mài vát múi chịu Một phần không thể thiếu của mài mặt nhai đó là mài vát múi chịu (Hình 9-21). Mài vát đủ trên sườn trong của múi trong răng hàm trên và sườn ngoài của múi ngoài răng hàm dưới sẽ cung cấp đủ khoảng trống cho kim loại ở khu vực tiếp xúc cắn khớp mạnh. Nếu không mài đủ vát trên múi chịu, một vài vấn đề có thể xảy ra. Nếu chụp được làm sáp và đúc theo hình thể bình thường, phục hồi đúc sẽ rất mỏng ở khu vực bên trên chỗ nối giữa mặt nhai và thành trục của cùi (Hình 9-22). Để tránh làm phục hồi đúc mỏng khi không mài vát múi chịu, kỹ thuật viên có thể cố đắp sáp tới độ dày tối ưu ở vùng này. Kết quả là tạo ra một phục hồi quá nhô, và tiếp xúc cắn khớp không đúng sẽ xảy ra trừ khi mài răng đối diện (Hình 9-23). Nếu cố gắng mài đủ khoảng cho vật liệu để tạo một phục hồi đúc có hình thể bình thường mà không mài vát múi chịu, kết quả sẽ là mài thành trục quá mức (Hình 9-24). Bên cạnh sự phá hủy cấu trúc răng không cần thiết, độ nghiêng lớn của bề mặt cùi sẽ làm cho cùi kém lưu giữ hơn. Mài thành trục Mài thành trục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp khoảng để vật liệu phục hồi có đủ độ dày (Hình 9-25). Nếu các phục hồi được thực hiện với hình thể bình thường trên cùi răng mài thành trục không đủ, chúng sẽ có các thành mỏng, dễ bị biến dạng. Kỹ thuật viên xưởng thường cố bù trừ việc này bằng cách làm cho thành trục lồi ra. Mặc dù việc này có mục đích là giải quyết vấn đề làm cho phục hình có sức chống đỡ cao hơn, nhưng nó có thể tác động bất lợi lên mô nha chu. Có một số cấu trúc khác nhằm mục đích mang lại khoảng trống cho kim loại để cải thiện độ cứng và độ bền của phục hồi: khuỷu (offset), vai mặt nhai, eo (isthmus), rãnh mặt bên, và hộp (Hình 9-26). Eo kết nối các hộp, và khuỷu liên kết các rãnh lại với nhau để làm tăng “hiệu ứng xà (truss effect).”25
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn