intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ngành thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ngành thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh" đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán góp phần giúp nhà quản lý, các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang chính xác, kịp thời và hiệu quả hơn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của tác giả còn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm khi nghiên cứu và học tập trong cùng lĩnh vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ngành thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỜI TRANG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Cao An Nguyên*, Trần Phúc Hậu Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: nguyennca9@gmail.com. TÓM TẮT Dựa vào cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng, tác giả đã xây dựng và đánh giá được mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán góp phần giúp nhà quản lý, các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang chính xác, kịp thời và hiệu quả hơn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của tác giả còn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm khi nghiên cứu và học tập trong cùng lĩnh vực. Từ khóa: Chất lượng; Thông tin kế toán; Lĩnh vực thời trang. 1. Giới thiệu Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thông tin đã trở thành một nguồn lực không thể thiếu tại các tổ chức hoạt động và trong kinh tế xã hội. Việc sử dụng thông tin kế toán rất quan trọng trong quản lý của một công ty và được coi là yếu tố quyết định. Do đó, chất lượng thông tin rất quan trọng với người sử dụng, vì thông tin có chất lượng sẽ dẫn đến quyết định có chất lượng hơn. Ngược lại, các ngành gặp sự cố về hệ thống quản lí thông tin sai lệch có thể dẫn đến việc mất khách hàng và hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng thông tin là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho sự thành công của hệ thống thông tin kế toán. Chất lượng của hệ thống thông tin kế toán có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của tổ chức (I Nyoman Sunarta, Partiwi Dwi Astuti, 2023). Trong khi đó, văn hóa tổ chức và khả năng sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán (Riska Evi Yanti, Caecilia Widi Pratiwi, 2022). Mặt khác, tác động lớn nhất mà công nghệ thông tin đã tạo ra đối với chất lượng thông tin kế toán là khả năng phát triển và sử dụng hệ thống máy tính để theo dõi và ghi lại các giao dịch tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định quản lý, kiểm soát nội bộ (Gofwan, Hassan 2019). Dẫn theo một con số khảo sát của hãng Nielsen, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về yêu chuộng hàng hiệu, 56% người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%). Điều này cho thấy, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày càng quan tâm đến trang phục nên sức tiêu thụ mặt hàng thời trang cũng tăng lên. Doanh nghiệp thời trang nước ngoài đang tăng tốc đầu tư khai thác thị trường Việt Nam trong thời gian qua. TP. HCM, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi nhiều doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và đóng góp vào sản lượng GDP của cả nước. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra cần cung cấp thông tin chất lượng từ các bộ phận trong công ty, đặc biệt là thông tin kế toán. 307
  2. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán vẫn chưa được quan tâm ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã thực hiện, không có bất kỳ nghiên cứu thực nghiệm nào về các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang tại TP. HCM. Do đó, từ việc kế thừa các kết quả của các nghiên cứu trước đó về sự ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng thông tin kế toán, chúng ta tiến hành nghiên cứu với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ngành thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh" là hợp lý và cần thiết để nghiên cứu cũng như đóng góp chung vào lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. 2. Tổng quan 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước Riska Evi Yanti, Caecilia Widi Pratiwi (2022) với nghiên cứu “Factors Affecting The Quality Of Accounting Information: The Role Of Accounting Information Systems” (Tạm dịch là Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Thông Tin Kế Toán: Vai Trò Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán): Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và khả năng sử dụng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán và ý nghĩa đối với chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu được sử dụng là khảo sát số lượng nhân viên ở khu vực Jakarta và Tangerang làm việc trong lĩnh vực tài chính kế toán với mẫu thu được là 97 người trả lời. Dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thông qua việc phân phối bảng câu hỏi, được phân tích bằng cách sử dụng Bình phương tối thiểu một phần (PLS). Kết quả cho thấy chất lượng hệ thống thông tin kế toán không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức, trong khi đó, văn hóa tổ chức và khả năng sử dụng có ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, chất lượng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán. Mohamed Cassim Abdul Nazar (2020) với nghiên cứu “Factors Affecting the Effectiveness of Accounting Information Systems in PublicListed Companies in Sri Lanka” (Tạm dịch là Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các công ty niêm yết ở Sri Lanka): Mục đích của nghiên cứu này là điều tra chủ đề nói trên về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các công ty đại chúng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Colombo ở Sri Lanka. Kết quả kiểm tra giả thuyết cung cấp bằng chứng về mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa mức độ phát triển CNTT, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo cấp cao và tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán. Gofwan, Hassan (2019) với nghiên cứu “Effect of Accounting Information System on Financial Performance of Firms: A Review of Related Literatures” (Tạm dịch là Ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp: Đánh giá các tài liệu liên quan): Nghiên cứu kết luận rằng tác động lớn nhất mà công nghệ thông tin đã tạo ra đối với kế toán là khả năng các công ty phát triển và sử dụng hệ thống máy tính để theo dõi và ghi lại các giao dịch tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định quản lý, kiểm soát nội bộ và chất lượng của báo cáo tài chính. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng việc sử dụng liên tục cơ sở hạ tầng CNTT cần thiết để tạo nên Hệ thống thông tin kế toán, điều này sẽ dẫn đến hiệu quả và năng suất cao hơn trong các doanh nghiệp phải tiếp tục là trọng tâm. Lê Thị Bảo Ngọc (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”: Dữ liệu từ 200 bảng khảo sát hợp lệ do các đối tượng trả lời là người làm kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM được sử dụng vào nghiên cứu định lượng. Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0, các dữ liệu này đƣợc thống kê mô tả và lần lượt đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám EFA, phân tích tương quan Pearson để làm cơ sở cho bước phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả chạy mô hình hồi quy cho thấy cả 4 nhân tố đều có 308
  3. ảnh hưởng tích cực đến chất lượng TTKT, trong đó mức độ ảnh hưởng tăng dần theo thứ tự:(1) Cơ cấu tổ chức, (2) Huấn luyện và đào tạo người sử dụng TTKT. 2.2 Tổng quan lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán Quan điểm về chất lượng của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardization), chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có của nó (ISO 9000:1986,2005). Về khía cạnh thông tin (Kahn và Strong, 1988) chất lượng thông tin được hiểu là thông tin đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật hay yêu cầu. Về khía cạnh người sử dụng thông tin được coi là phù hợp là thông tin đảm bảo chất lượng (Wang và Strong, 1996). Nghiên cứu dựa trên quan điểm của người sử dụng để lựa chọn các tiêu chuẩn về chất lượng TTKT (Trần Phước, 2007). Tùy thuộc quan điểm về lĩnh vực nghiên cứu mà khái niệm về chất lượng cũng thay đổi. Trong lĩnh vực kế toán, chất lượng được khái niệm gắn với nhu cầu của người sử dụng thông tin. Vì thế, chất lượng trong lĩnh vực này được thể hiện trên sản phẩm mà kế toán tạo ra đó là các báo cáo tài chính với các giá trị thông tin cung cấp (Siegel, 1982 và Imhoff, 1992). Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên quan điểm của 2 tổ chức FASB và IASB. Theo đó, chất lượng của kế toán được thể hiện ở mục tiêu cung cấp thông tin kế toán hữu ích và phù hợp cho các nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010). Lý thuyết nền Lý thuyết thông tin hữu ích Theo Godfrey et al, (2003), cho rằng lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán quy phạm được sử dụng như một cơ sở lý luận để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện hành của chuẩn mực báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn kế toán quốc tế của nhiều kế toán quốc gia trong nước cũng như trên thế giới. Lý thuyết này nhấn mạnh và đề cập các nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính như là một công cụ hữu hiệu thông tin hữu ích và phù hợp cho những nhà quản trị, nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích này cũng đề cập đến những khái niệm, những định nghĩa về cân bằng lợi ích – chi phí là một khía cạnh quan trọng cần xem xét đến khi thiết lập các tiêu chuẩn. Lý thuyết thông tin hữu ích xuất hiện với tiêu chí hữu ích về quyết định, cụ thể là định hướng nhằm mục đích vào việc vận dụng các nguồn lực, những TTKT có chất lượng hữu ích để nhằm mục đích đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp và chính xác (Tollerson, 2012). Do đó, lý thuyết này được vận dụng nhằm giải thích cho sự tác động của các nhân tố như kiến thức, vai trò về kế toán của nhà quản lý, cam kết nhà quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán; chất lượng dữ liệu thông tin. Lý thuyết Công nghệ – Tổ chức – Môi trường Theo Tornatzky và Fleischer (1990), đây là khung nghiên cứu được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay về hành vi đồng ý chấp nhận những sự thay đổi công nghệ mới của các đơn vị. Ý tưởng và sự sáng tạo chung về mô hình đó là dễ dàng chấp nhận và đồng ý thay đổi để đưa công nghệ mới vào hoạt động với sự chi phối của ba thành phần chủ yếu đó là: sự có sẵn vànhững đặc tính đặc thù riêng của công nghệ, yếu tố tổ chức như cấu trúc chính thức và phi chính thức, quy mô, đặc điểm là nhân tố thứ hai và môi trường như đặc thù riêng từng ngành, cơ cấu thị trường, sự hỗ trợ và các quy định, luật định của nhà nước là yếu tố cuối cùng (Baker, 2012). Do đó, lý thuyết này được vận dụng nhằm giải thích cho sự tác động của các nhân tố như công nghệ, tổ chức và môi trường sản xuất kinh doanh đến việc ứng dụng chấp nhận sự thay đổi có lộ trình phù hợp để đưa công nghệ mới vào hoạt động. 3. Phương pháp 3.1 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu 309
  4. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần của các nhân tố. Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua việc tham khảo các tài liệu đã được nghiên cứu trước đó bởi các chuyên gia, sau đó thống kê, tổng hợp và phân tích các tài liệu này. Các lý thuyết về thông tin kế toán, hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, xử lý thông tin và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem xét. Dựa trên những điều này, mô hình sẽ được xác định và bảng câu hỏi khảo sát cũng như thang đo cho các nhân tố sẽ được thiết lập. Đồng thời, ý kiến của các chuyên gia làm việc lĩnh vực hệ thống thông tin kế toán cho doanh nghiệp thời trang cũng sẽ được tìm hiểu. Sau khi hoàn thành phần nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là đánh giá và kiểm định thang đo về sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu đã được thu thập. Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ các nhà quản lý và kế toán viên trong các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, các nhân tố được khảo sát sẽ được lượng hóa và mô hình đã được thiết lập sẽ được áp dụng bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thống kê, bao gồm Microsoft Excel và SPSS 20. Các kết quả của nghiên cứu, bao gồm phân tích nhóm và phân tích ANOVA, sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của các nhóm. Bảng câu hỏi đã được thiết kế bao gồm 8 câu hỏi phụ về thông tin doanh nghiệp và 20 câu hỏi chính cho phần khảo sát các biến định lượng. Các câu hỏi này được đánh giá bằng thang đo Likert điểm (Từ : Rất không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý). 3.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Để xem xét mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM, tác giả đưa ra các giả thiết được xây dựng như sau: Giả thiết H1: Nhân tố Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều (+) đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Giả thiết H2: Nhân tố Vai trò của nhà quản lý có tác động cùng chiều (+) đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Giả thiết H3: Nhân tố Chất lượng dữ liệu có tác động cùng chiều (+) đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Giả thiết H4: Nhân tố Ứng dụng CNTT có tác động cùng chiều (+) đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Giả thiết H5: Nhân tố Năng lực kế toán viên có tác động cùng chiều (+) đến TTKT tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. HCM. Hình 1: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất) 310
  5. 3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu, dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập được. Trong khi đó, dữ liệu định lượng đã được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 22.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố và tiêu chí đo lường nhân tố, cũng như để áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp và so sánh. Mục tiêu của nghiên cứu là lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP.HCM. Để đảm bảo mô hình EFA và hồi quy đa biến đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, tác giả đã thực hiện các kiểm định bao gồm kiểm định tính thích hợp EFA, kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện, kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. 3.4 Phương trình hồi quy Tác giả xây dựng một phương trình hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau: Trên cơ sở lý thuyết đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP.HCM. Phương trình hồi quy như sau: CLTT = β0 + β1*CC + β2*VT + β3*CL + β4*UD + β5*NL + δ Trong đó: β0, β1, β2, β3, β4, β5: hệ số hồi quy mô hình δ: sai số Biến phụ thuộc CLTT: Chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP.HCM. Biến độc lập: CC: Cơ cấu tổ chức; VT: Vai trò của nhà quản lý; CL: Chất lượng dữ liệu; UD: Ứng dụng công nghệ thông tin; NL: Năng lực kế toán viên; 4. Kết quả và bàn luận 4.1 Kiểm định chất lượng thang đo Với kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở Bảng 1 dưới đây ta thấy, hệ số Cron-bach’s Alpha của tổng thể đều > 0.6. Như vậy, hệ thống thang đo được xây dựng gồm 5 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 21 biến quan sát. Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả chỉ số thang đo Cro-bach’s Alpha Số biến STT Nhóm biến Cron-bach’s Alpha quan sát 1 Cơ cấu tổ chức 5 0.837 2 Vai trò của nhà quản lý 4 0.822 3 Chất lượng dữ liệu 4 0.805 4 Ứng dụng công nghệ thông tin 4 0.805 5 Năng lực kế toán viên 4 0.822 Chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp 6 3 0.792 ngành thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 311
  6. 4.2 Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc: Ở Bảng 2 - Kết quả kiểm định Bartlett's cho thấy, giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 < 0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.694 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở Bảng 03 cho thấy, với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, tổng phương sai trích = 70.706% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, 1 nhân tố được trích cô đọng được 70.706% > 50% biến thiên các biến quan sát, đạt yêu cầu. Bảng 2. Bảng kết quả chỉ số KMO và kiểm định Bartlett's KMO and Bartlett's Test Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0.694 Mô hình kiểm định của Bartlett's Giá trị Chi-Square 278.035 Bậc tự do 3 Giá trị P-Value (Sig.) 0.000 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) Bảng 3. Bảng kết quả chỉ số Phương sai trích biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Nhân tố Tích lũy Tích lũy Phương sai Phương sai Tổng phương sai Tổng phương sai trích % trích % trích % trích % 1 2.121 70.706 70.706 2.121 70.706 70.706 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) Khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập: Tại Bảng 4 dưới đây, ta có KMO = 0.876, thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1, nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test= 0.000 < 0.05, cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tự tương quan với nhau trong nhân tố. Tiếp đến kết quả số liệu từ Bảng 5, sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 64.254% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Vari-max, có 5 yếu tố được rút trích ra từ 21 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa, 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 64.245%, sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Bảng 4. Bảng kết quả chỉ số KMO và kiểm định Bartlett's KMO and Bartlett's Test Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0.876 Giá trị Chi-Square 2,524.798 Mô hình kiểm định của Bậc tự do 210 Bartlett's Giá trị P-Value (Sig.) 0.000 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 312
  7. Bảng 5. Bảng kết quả chỉ số Phương sai trích biến độc lập Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay Tích Nhân Tích lũy Tích lũy Phương Phương Phương lũy tố phương phương Tổng sai trích Tổng sai trích Tổng sai phương sai trích sai trích % % trích % sai trích % % % 1 6.314 30.065 30.065 6.314 30.065 30.065 3.060 14.573 14.573 2 2.107 10.036 40.101 2.107 10.036 40.101 2.670 12.716 27.289 3 1.919 9.139 49.239 1.919 9.139 49.239 2.641 12.577 39.866 4 1.709 8.140 57.379 1.709 8.140 57.379 2.583 12.300 52.166 5 1.444 6.874 64.254 1.444 6.874 64.254 2.538 12.088 64.254 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 4.3 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), ta có: Trong bảng 6 khi xét tα/2 và tstat của các biến để đo độ tin cậy, thì các biến độc lập CC, VT, CL, UD, NL đều có các hệ số hồi quy lớn hơn 0. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc do dấu dương và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc HL là: NL (0.266) > CL (0.259) > UD (0.240) > CC (0.184) > VT (0.176). Ngoài ra, hệ số Tolerance đều > 0.5 và hệ số VIF của các hệ số Beta đều < 2 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Bảng 6. Bảng kết quả thông số trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa cộng tuyến chuẩn hóa chuẩn hóa Mô hình t Sig. Sai số B Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF chuẩn (Constant) 0.612 0.156 3.908 0.000 CC 0.159 0.037 0.184 4.288 0.000 0.734 1.362 VT 0.136 0.032 0.176 4.288 0.000 0.797 1.255 CL 0.208 0.034 0.259 6.156 0.000 0.765 1.307 UD 0.198 0.036 0.240 5.470 0.000 0.703 1.422 NL 0.229 0.035 0.266 6.538 0.000 0.816 1.225 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 4.4 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 7 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.772 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh = 0.590 = 59.0%. Các biến độc lập giải thích được 59.0% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 41.0% là sự thay đổi của các biến còn lại hoặc là sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson = 2.059, nằm trong khoảng từ 1 - 3 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Bảng 7: Bảng kết quả thông số mức độ phù hợp của mô hình Hệ số Mô 2 Hệ số R2 hiệu Sai số chuẩn của Hệ số R Hệ số R Durbin- hình chỉnh ước lượng Watson a 1 0.772 0.597 0.590 0.389993 2.059 (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 313
  8. 4.5 Phương trình hồi quy CLTT = 0.266*NL + 0.259*CL + 0.240*UD + 0.184*CC + 0.176*VT ( (Nguồn: Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS 22.0) 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1 Kết luận Với kết quả được nghiên cứu và phân tích tại Mục 4 thì các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho ta thấy, có 05 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề được nghiên cứu và các hệ số Sig của các biến đều < 0.05, vì vậy các giả thuyết được xây dựng ban đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. Trong số các nhân tố trên: nhân tố Năng lực kế toán viên, có hệ số beta chuẩn hóa cao nhất là 0.266 và có tác động mạnh nhất đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp thời trang trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; tiếp theo là nhân tố Chất lượng dữ liệu, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.259 và có tác động mạnh thứ hai; nhân tố Ứng dụng CNTT, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.240 và có tác động mạnh thứ ba; tác động mạnh thứ tư là nhân tố Cơ cấu tổ chức, với hệ số beta chuẩn hóa là 0.184 và nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố Vai trò của nhà quản lý, có hệ số beta chuẩn hóa là 0.176 (Dữ liệu được tham khảo từ Bảng 6). 5.2 Hàm ý quản trị Dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đối với nhân tố Năng lực kế toán viên Các DN cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trực thuộc bộ phận kế toán tham gia thảo luận, học tập bồi dưỡng thường xuyên và liên tục ở các hội nghề nghiệp. DN chủ động mời các tổ chức tư vấn giải pháp và tài chính, kế toán tại các tập đoàn llớn để họ tư vấn giải pháp cải thiện kỹ năng Kế toán phù hợp để được áp dụng thành công ở công ty của họ, nhằm áp dụng cho DN thời trang thích nghi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, người kế toán viên cũng cần nhận thức rõ được sự sống còn của thông tin Kế toán cung cấp sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với DN. Đối với nhân tố Chất lượng dữ liệu Nếu chất lượng dữ liệu kế toán đầu vào không đạt yêu cầu thì sẽ không có chất lượng dữ liệu đầu ra, cụ thể là chất lượng HTTTKT đạt hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dữ liệu thì DN phải nâng cao quy trình nhập liệu, đảm bảo chính xác, đầy đủ và kịp thời, đồng thời phải đảm bảo an toàn dữ liệu. Đối với nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin DN cần quan tâm chú trọng phát triển hạ tầng CNTT bởi đây là nền tảng cho hoạt động hệ thống thông tin kế toán. Nhà quản lý cần hỗ trợ về nguồn lực để trang bị phần cứng, phần mềm chất lượng cao nhằm đảm bảo tính bảo mật và đảm bảo an toàn tài nguyên thông tin. DN trang bị hệ thống mạng internet, mạng LAN đảm bảo an toàn truy cập và tốc độ xử lý dữ liệu. Đối với nhân tố Cơ cấu tổ chức Các DN cần thiết thay đổi mạnh mẻ và triệt để cơ cấu tổ chức kể cả quy mô nhỏ từng phòng ban hay kể cả toàn bộ công ty nếu phù hợp cho việc triển khai HTTTKT mới. Cơ cấu tổ chức DN với sự phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp quản lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến HTTT KTQT. Để các DN phân quyền thành công, họ cần thiết kế một hệ thống KTQT cung cấp thông tin liên quan để hỗ trợ các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Các DN có quy mô lớn cần áp dụng các kỹ thuật của hệ thống 314
  9. KTQT phức tạp hơn DN có quy mô nhỏ. Đối với nhân tố Vai trò của nhà quản trị Các nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị cấp cao cần phải có sự quan tâm nhiều hơnnữa đến vai trò của HTTTKT tại đơn vị, một HTTTKT chất lượng, đảm bảo độ tin cậy thìsẽ giúp cho nhà quản trị cấp cao đưa ra được các quyết định chiến lược kinh doanh đúngđắn. Do vậy, nhà quản trị cần tổ chức HTTTKT khoa học và hợp lý hơn, để HTTTKT cóthể trở thành một công cụ cung cấp thông tin tin cậy, quan trọng đối với nhà quản trị và cóý nghĩa với việc ra quyết định kinh doanh. Cần hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý dựa trên quy mô, điều kiện, cơ chế quản lý tàichính và đặc điểm hoạt động của DN. Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận có liên quan đến bộ phận kế toán tại DN, gắn liền trách nhiệm của nhà quản trị với hiệu quả hoạtđộng của các bộ phận. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát lại dữ liệu kế toán nhằm đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiep, H. X., Phuong, N. Đ., (2021). Factors affecting the accounting information quality in commercial enterprises in Hochiminh City. 2. Ngọc, L. T. B., (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyệt, N. T. K. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. 4. Thảo, N. T. T. (2019). Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 5. Thuận, L. Đ., Hương, T. T. T., (2018). Yếu tố tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán – bằng chứng từ Việt Nam. 6. Trang, L. H. V., Hiền, V. V., Thơ, N. H., (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Azmi, F., & Sri, M. (2015). Factors that affect accounting information system success and its implication on accounting information quality. SIMILIARITY. 8. Gofwan, H. (2022). Effect of Accounting Information System on Financial Performance of Firms: A Review of Literature. 9. Nizar, M. (2020). Factors affecting the effectiveness of accounting information systems in public listed companies in Sri Lanka. International Journal of Advanced Multidisciplinary Research, 7(9), 1-6. 10. Sunarta, I. N., & Astuti, P. D. (2023). Accounting Information System Quality and Organizational Performance: the Mediating Role of Accounting Information Quality. International Journal of Professional Business Review, 8(3), e01192-e01192. 11. Wisna, N. (2018). Factors affecting the quality of accounting information. International Journal of Scientific & Technology Research, 7(4), 193-197. 12. Yanti, R. E., & Pratiwi, C. W. (2022). Factors Affecting the Quality of Accounting Information: the Role of Accounting Information Systems. Jurnal Riset Akuntansi Kontemporer, 14(1), 107-114. 315
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2