Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán: Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
lượt xem 1
download
Mục tiêu của bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán: Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam" là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hệ thống thông tin (HTTT) kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán: Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Mục tiêu của bài viết này là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hệ thống thông tin (HTTT) kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở Việt Nam. Sử dụng lý thuyết về HTTT để phát triển các giả thuyết liên quan. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu sơ cấp được thu thập từ 595 DNN&V trên phạm vi toàn quốc trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra phương trình hàm hồi quy bội, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến HTTT kế toán. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu khẳng định có sự phù hợp giữa mô hình và thông tin. Các tranh luận về mặt lý thuyết trong nghiên cứu được phát triển với mục đích nhằm tăng cường giá trị về mặt học thuật; những hàm ý về mặt chính sách cũng được khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng của HTTT kế toán trong doanh nghiệp (DN) nói chung. Từ khóa: hệ thống thông tin kế toán; doanh nghiệp nhỏ và vừa Adstract The aim of this study is to examine factors and level of factors’s effection to accounting information systems in small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam. Using the theory of information systems, hypotheses of the study are developed. The research using primary data is collected from 595 SMEs on a national scale in all areas of production and business activities. Research results found a multiple regression equation, quantify the degree of influence of each factor to the accounting information systems. In addition, the results of research was concluded pattern matching information. The theoretical argument in this study was developed with the aim to strengthen the academic value; policy implications are also suggested to improving the quality of accounting information systems in general business. Key words: accounting information system; small and medium-sized enterprise. 179
- 1. Đặt vấn đề Kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp cho không chỉ DN quản lý thực trạng tài chính mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng, nhà nước… Sự cần thiết của HTTT kế toán thể hiện rõ nét từ cuối thế kỷ 20 (Henry C. Lucas, 1975; WU and F.H, 1984; Lawrence A. Gordon, V.K. Narayanan, 1984; Rushinek, 1985) khi mà các nhà quản lý phải đối mặt với nhu cầu quản lý DN không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của HTTT kế toán gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển của DN. Nhiều nghiên cứu gần đây đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất của HTTT kế toán như: khái niệm, thành phần, chức năng, mô hình và quy trình xây dựng HTTT kế toán (Romney and Steinbart, 2011; Pettersen and Solstad, 2012). Một số nghiên cứu sâu hơn đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa HTTT kế toán với các luật tài chính kế toán và các cơ chế kiểm soát thông tin kế toán (Laudon J.P, 2003). Các nghiên cứu đều khẳng định HTTT kế toán đóng vai trò then chốt trong hiệu quả tổ chức DN, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu (Chang, 2001; Lawrence A. Gordon, Danny Miller, 2002; Evan, Heidhues & Chris Patel, 2008; Y. Kamyabi, S. Devi, 2011;...), thông tin kế toán là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đối với nhà quản trị trong việc ra quyết định, vì vậy, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán là cần thiết (Omar A.A. Jawabreh, 2012). 2. Tổng quan nghiên cứu Các tác giả George H. Bodnar, William S. Hopwood (1998); Rommey và Steinbart (2008); Nancy A.Bagranoff, Mark G.Simkin & Carolyn S. Norman (2010); James A.Hall (2012); Marshall B. Romney and Paul J. Steinbart (2014) trong các ấn phẩm về HTTT kế toán “Accounting Information System” đã trình bày về những vấn đề chung nhất của HTTT kế toán và cách tổ chức HTTT kế toán cho một đơn vị hoạt động chủ yếu dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nghiên cứu về cách thức xây dựng một HTTT kế toán cho một tổ chức có các công trình “Management accounting information system” của Rushinek (1985); về ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức và quyền sở hữu tới thông tin kế toán tài chính “Financial accounting information, organization complexity and corporate governance systems” của Bushman, Chen, Engel và Smith (2003). Cũng trong lĩnh vực HTTT kế toán, nhưng một số công trình lại tập trung nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Chất lượng thông tin kế toán được đo lường qua tính chính xác, phù hợp, kịp thời và đầy đủ (Rapina, 2014). Rapina đã kết luận các yếu tố phương thức quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thông tin kế toán. Liên quan trực tiếp tới các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế 180
- toán, Hongjiang Xu (Đại học Southern Queensland, 2003) đã khẳng định trong luận án tiến sĩ “Critical Success Factors for Accounting Information Systems Data Quality” đó là: người sử dụng, đơn vị báo cáo, nguồn cung dữ liệu và kiểm toán. Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013) cũng đã công bố trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán và chất lượng thông tin kế toán cho rằng chất lượng của thông tin kế toán phụ thuộc vào các yếu tố nhân sự và cam kết quản lý. Cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổng thể mà trong đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý mà còn có các nhân viên được trao quyền để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm với nhau. Theo Heidi Vander Bauwhede (2001), nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính bao gồm: quyết định của nhà quản lý (như quyết định về chính sách kế toán áp dụng, xử lý công nợ, quản trị hàng tồn kho, thanh lý tài sản, ...), cơ chế quản lý bên ngoài (như chất lượng kiểm toán), cơ chế quản trị nội bộ, các quy định về báo cáo tài chính, hệ thống pháp luật, cấu trúc tài chính, sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, nhu cầu và mục tiêu của báo cáo tài chính. Ngoài ra, một số nghiên cứu về hệ thống thông tin trong các tổ chức giáo dục của các tác giả như: Spathis và Ananiadis (2004) trong ấn phẩm “The accounting system and resource allocation reform in a public university” đã nghiên cứu về việc cải cách hệ thống kế toán trong các trường đại học ở Hy Lạp; Perttersen và Solstad (2007) trong bài viết “The role of accounting information in a reforming area: a study of higher education institutions” đã nghiên cứu về việc sử dụng thông tin kế toán của các nhà quản lý cấp cao trong các trường đại học. Về ứng dụng mô hình kế toán chi phí theo hoạt động vào trường đại học Australia “Perceptions of preparers and users to accounting change: a case study in an Australian university” có nghiên cứu của Jarra, Smith và Dolley (2007). Ở Việt Nam, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thông tin kế toán có luận án tiến sĩ của Nguyễn Bích Liên (2012), xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) tại các DN Việt Nam. Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề chất lượng thông tin trên góc độ của quy trình tạo lập thông tin chứ không phải góc độ của người sử dụng thông tin ra quyết định. Điều này nghĩa là dựa vào các phương pháp kế toán hay chuẩn mực kế toán đã xây dựng, HTTT sẽ tạo ra các thông tin phù hợp và chính xác theo phương pháp hay chuẩn mực này và đảm bảo sự an toàn, chính xác dữ liệu. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), trong bài viết “Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán” đã kết luận có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng gồm: nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý; HTTT kế toán; môi trường DN và hệ thống văn bản pháp quy. 181
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới HTTT kế toán bao gồm: nhân lực, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, môi trường và hệ thống văn bản. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở giai đoạn nêu tên các yếu tố mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sự tác động của các yếu tố đó tới HTTT kế toán, đặc biệt áp dụng cho các DNN&V. Một số hội thảo khoa học về phần mềm kế toán cũng chủ yếu tập trung vào công tác kế toán tài chính nhưng chưa thực sự gắn chặt với hoạt động kinh doanh của DN, chưa đi sâu vào xử lý các sai sót trong quá trình kết xuất dữ liệu, lập báo cáo tài chính. Một số công trình đã đề cập đến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán tại các DN của một số nước trên thế giới. Tập trung vào khoảng trống đó, nghiên cứu này sẽ thực hiện phân tích cụ thể các nhân tố tác động tới HTTT kế toán trong các DNN&V Việt Nam. Cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. 3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 3.1. Xác định các nhân tố Từ cơ sở phương pháp luận về HTTT kế toán và tổng quan các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực HTTT kế toán, tác giả tổng hợp và phân các yếu tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán thành hai nhóm: nhóm các yếu tố nội sinh và nhóm các yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh nằm trong hệ thống đang quan sát, yếu tố ngoại sinh không nằm trong hệ thống đang quan sát nhưng nó ảnh hưởng đến hệ thống. Các yếu tố nội sinh bao gồm: (1) Phần cứng (máy tính điện tử và các thiết bị có liên quan); (2) Mạng và truyền thông (mạng nội bộ, mạng internet và các thiết bị truyền thông); (3) Phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm kế toán); (4) Dữ liệu (các mô tả về sự kiện, hiện tượng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN); (5) Nhân sự (nhân viên bộ phận nghiệp vụ, cán bộ quản lý cấp cao); (6) Quy trình thủ tục (các quy định về hành chính, kỹ thuật và nghiệp vụ). Các yếu tố ngoại sinh bao gồm: (i) Môi trường kinh tế (Sự năng động, tăng trưởng của nền kinh tế; Sự thuận tiện của các hạ tầng kỹ thuật và xã hội; Mức độ phát triển của các kết nối kinh tế giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế; Truyền thống, thái độ xã hội đối với hệ thống và doanh nghiệp); (ii) Môi trường hành chính, pháp lý (Cơ chế chính sách; Khung khổ pháp lý và thể chế; Quy phạm, quy chế chính sách). Ma trận tích hợp các yếu tố tác động đến HTTT kế toán được xây dựng ở Phụ lục 1. 3.2. Lựa chọn mô hình Quá trình hoạt động của HTTT kế toán cũng là quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu đầu vào của hệ thống là dữ liệu kế toán và các dữ liệu tài chính khác còn sản phẩm 182
- đầu ra của hệ thống chính là thông tin kế toán. Vì vậy, mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas mở rộng được lựa chọn cho mô hình lý thuyết. Chiếu mô hình hàm Cobb- Douglas vào ma trận các yếu tố (Phụ lục 1) với 37 biến quan sát ta được mô hình lý thuyết có 37 biến độc lập và được phân thành 7 nhóm yếu tố. Mô hình lý thuyết được xây dựng như sau: Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7). Trong đó: Y là chất lượng HTTT kế toán; F1 là nhóm yếu tố về phần cứng máy tính điện tử như: dung lượng bộ nhớ, tốc độ làm việc của máy tính điện tử, máy in, các máy móc tin học khác. F2 là nhóm các yếu tố về mạng và truyền thông như cấu hình máy chủ mạng nội bộ, tốc độ đường truyền mạng nội bộ, mạng internet, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. F3 là nhóm các yếu tố về phần mềm như hệ điều hành (HĐH) máy chủ, HĐH máy tính cá nhân, phần mềm kế toán, các phần mềm hỗ trợ công tác kế toán khác. F4 là nhóm các yếu tố về cơ sở dữ liệu kế toán của DN như cách thức tổ chức lưu trữ dữ liệu, cách thức trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận phòng ban. F5 là nhóm các yếu tố về nguồn nhân lực của tổ chức từ lãnh đạo đến các bộ phận chuyên trách và bộ phận nghiệp vụ (trình độ tin học và trình độ chuyên môn). F6 là nhóm các yếu tố về quy trình nghiệp vụ kế toán và các thủ tục hành chính của doanh nghiệp. F7 là nhóm các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài DN như chủ trương, chính sách của Nhà nước, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, mạng lưới đối tác… Hàm Cobb-Douglas được tuyến tính hóa thành mô hình hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa HTTT kế toán với các yếu tố tác động cũng như mô hình nghiên cứu được xác lập (Hình 1). Hàm hồi quy: E(Yi) = b1 + b2 X2i + b3 X3i + … + bk Xki với ; k=7 Hình 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTTT Ở mô hình này, tác giả vẽ kế toán mũi tên hai chiều nhằm giải thích mối quan hệ tác động qua cứng Phần ính Mạng & TT lại giữa chất lượng HTTT kế má yt toán và các yếu tố ảnh hưởng tới Nhân sự Phần mềm HTTT. Các thành phần của hệ HTTT Kế toán thống ảnh hưởng đến chất lượng Quy trình hệ thống, tương tự chất lượng Dữ liệu Thủ tục Môi trường của hệ thống ảnh hưởng các Chính sách thành phần của hệ thống. Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 183
- 3.3. Giả thuyết nghiên cứu Liên quan tới vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng tới HTTT kế toán, mục tiêu đặt ra tương ứng 2 câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HTTT kế toán trong các DNN&V Việt Nam? Mức độ xếp hạng ảnh hưởng của các nhân tố này tới HTTT kế toán thế nào? Để đưa ra kết luận, giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau: • Hoi: Trung bình nhân tố < 3 (Nhân tố không ảnh hưởng tới HTTTT kế toán) • H1i: Trung bình nhân tố >= 3 (Nhân tố ảnh hưởng tới HTTT kế toán) Trong đó i = 1..7, tương ứng với 7 nhóm nhân tố: nhân sự, phần cứng, phần mềm, dữ liệu, mạng và truyền thông, môi trường chính sách và quy trình thủ tục. Câu hỏi 2: Có những nhân tố mới nào được khám phá ảnh hưởng tới HTTT kế toán trong DNN&V Việt Nam? Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng là: H2: Có nhân tố mới ảnh hưởng tới HTTT kế toán trong DNN&V Việt Nam được khám phá. 4. Phương pháp nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là 595 DNN&V trên phạm vi toàn quốc, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Với kích thước trên, mẫu thỏa mãn các điều kiện: kích thước mẫu tối thiểu (400); phân tích hồi quy (595/37 biến độc lập=16,1 thuộc khoảng 15-20); phân tích nhân tố (100); và hồi quy logistics (300). Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng. Dữ liệu điều tra bằng phiếu khảo sát được cập nhật vào bảng tính điện tử excel, sau khi làm sạch dữ liệu, phần mềm SPSS và AMOS được sử dụng để kiểm định các yếu tố và mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố và xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Các yếu tố được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và nhân tố khẳng định CFA (Confirmatiory Factor Analysis). 5. Kết quả và bàn luận 5.1. Thống kê mô tả kết quả khảo sát Thống kê kết quả khảo sát nhóm các nhân tố cho thấy tất cả các giá trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3.29 - 3.63 (đều lớn hơn 3), do đó “Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HTTT kế toán trong các DNN&V Việt Nam?” đã được trả lời. Giả thuyết “Hi (i=1..7): Trung bình nhân tố >= 3” được chấp nhận. Các 184
- nhân tố Phần cứng, Mạng - Truyền thông, Phần mềm, Dữ liệu, Nhân sự, Quy trình - Thủ tục và Môi trường - Chính sách đều ảnh hưởng đến HTTT kế toán trong các DNN&V Việt Nam. 5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm định sự phù hợp của phân tích EFA Phân tích nhân tố khám phá để trả lời câu hỏi: Liệu các biến quan sát trong thang đo nhân tố có quan hệ chặt với nhau hay không? Có thể gom lại thành một số nhóm nhân tố ít hơn để xem xét không (những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo)? Trong mô hình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý thuyết về HTTT kế toán, các yếu tố được chia thành 08 nhóm nhân tố với 40 biến quan sát (trong đó 7 nhân tố với 37 biến quan sát là các biến độc lập và 01 nhân tố với 03 biến quan sát là biến phụ thuộc). Để đảm bảo sự thích hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phép quay Varimax, sự phù hợp của phương thức này được kiểm định bằng hệ số KMO và đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát bằng Barttlett. Kết quả kiểm định: hệ số KMO = 0,952 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 (kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê), điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Kết quả phân tích EFA Để phân tích nhân tố EFA có ý nghĩa thiết thực tức là đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến, nghiên cứu đã chọn loại bỏ các nhân tố có hệ số tải nhân tố (factor loading) dưới 0.5, kết quả của quá trình phân tích là bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) (Phụ lục 2). Các con số trong bảng thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi biến quan sát. Sau khi loại bỏ các các biến quan sát có quan hệ yếu hoặc không có quan hệ với các nhóm nhân tố, tiếp tục phân tích EFA lại, lựa chọn cách sắp xếp nhân tố và kết quả của quá trình phân tích là từ 40 biến quan sát rút gọn còn 31 biến quan sát được tổng hợp thành 7 nhóm nhân tố. Trong đó, 6 nhân tố đầu với 28 biến quan sát tạo thành một thang đo để đo lường “Mức độ tác động”, còn nhân tố 7 với 3 biến quan sát tạo thành thang đo để đo lường “Mức độ bị ảnh hưởng”. Với tổng phương sai (phương sai bảo toàn hay phương sai trích) = 63.882% (>50%) nghĩa là 7 nhân tố có khả năng giải thích được 63.882% (Phụ lục 3) sự biến thiên của các biến quan sát. Điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ 7 với eigenvalue = 1011 đạt yêu cầu. Vì vậy, thang đo mức độ tác động của các yếu tố đến HTTT kế toán trong DNN&V chính thức gồm 6 nhân tố: F1, F2, F3, F4, F5 và F6 được chấp nhận (ít hơn 01 nhân tố so với mô hình giả thuyết đã đặt ra). 185
- 5.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tích SEM Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA đã xác định được 6 nhân tố chính và mô hình Y=f(F1,F2,F3,F4,F5,F6); nghiên cứu tiến hành kiểm định xem mô hình đo lường này có đạt yêu cầu không? các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt không? bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Đồng thời, tác giả còn sử dụng phần mềm AMOS, chạy mô hình SEM để xem có nhân tố nào mang lại hình ảnh mới cho nghiên cứu không? Có quan hệ nào mang lại ý nghĩa tình huống không? Có kịch bản nào ẩn sau các số liệu quan sát không? Hình 2. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) của HTTT kế toán Kết quả mô hình mô hình SEM (Hình 2) như sau: các chỉ số Chi- square/df=1.2090,9; CFI=0.961>0.9 và RMSEA = 0.051 < 0.08. Như vậy, có thể kết luận mô hình phù hợp với thông tin. 186
- Các trọng số chưa chuẩn hóa (Estimate) (Bảng 1) đều mang dấu dương cho thấy các biến đều ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến HTTT kế toán. Bảng 1. Các trọng số chưa chuẩn hóa Regression Weights: (Group number 1 - Default model) Estimate S.E. C.R. P Label HTTTKT
- VIF). Hệ số R2 hiệu chỉnh (adjusted R square) = 0.803; cho biết mô hình có thể giải thích được 80.3% sự biến thiên của mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống thông tin (HTTT) kế toán được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của 6 biến độc lập và độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Đại lượng thống kê Durbin - Watson đều lớn hơn 1 (mức nhỏ nhất = 1.845, lớn nhất = 2.115) cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có nghĩa là mô hình không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số. Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể từ phân tích phương sai ANOVA có giá trị F=129.336, giá trị Sig. = 0.000 cho thấy mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Bảng 2) cho thấy: hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10, chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến HTTT kế toán, tất cả các nhân tố thuộc mô hình đều có ý nghĩa và có tương quan thuận chiều với HTTT kế toán vì các hệ số hồi quy B đều > 0. Bảng 2. Kết quả hồi quy đa biến Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) .180 .123 1.459 .145 HaTang .127 .046 .117 2.756 .006 .407 2.457 MoiTruong .011 .055 .009 .203 .839 .338 2.956 1 PhanMem .121 .055 .112 2.198 .028 .282 3.541 NhanSu .317 .052 .298 6.040 .000 .302 3.313 DuLieu .035 .050 .033 .705 .481 .327 3.055 ThuTuc .329 .049 .302 6.679 .000 .358 2.795 a. Dependent Variable: HTTTKT Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Từ kết quả hồi quy đa biến, ta xác định được phương trình hồi quy bội như sau: HTTTKT = 0.180 + 0.127*HaTang + 0.011*MoiTruong + 0.121*PhanMem + 0.317*NhanSu + 0.035*DuLieu + 0.329*ThuTuc 188
- Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Biểu đồ 1) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev. =0.995). Do đó, tác giả có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho thấy HTTT kế toán chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố Quy trình - thủ tục (Beta = 0,302); thứ hai là yếu tố Nhân sự (Beta = 0,298); thứ ba là yếu tố Cơ sở hạ tầng (Beta = 0,117), thứ tư là yếu tố Phần mềm (Beta =0.112) và thấp nhất là yếu tố Môi trường (Beta = 0,009). Tất cả các hệ số Beta đều dương cho thấy các yếu tố đều có ảnh hưởng thuận chiều đến HTTT kế toán. Như vậy, các giả thuyết Hi (i=1..6) về sự ảnh hưởng của 6 nhân tố Hạ tầng, Môi trường, Phần mềm, Nhân sự, Dữ liệu, Thủ tục đến HTTT kế toán đều được chấp nhận. Biểu đồ 1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 6. Kết luận Bằng bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu đã chứng minh HTTT kế toán do 6 yếu tố tác động và tạo thành, bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng gồm có máy tính điện tử, các máy móc thiết bị tin học (máy in…), máy chủ, mạng nội bộ, HĐH máy chủ, HĐH máy tính cá nhân; (2) Môi trường – chính sách gồm khách hàng – nhà cung cấp, môi trường kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế trong nước, môi trường văn hóa kinh doanh, hạ tầng CNTT và truyền thông, mạng internet; (3) Phần mềm kế toán gồm có giao diện, chức năng bảo mật của phần mềm, tốc độ hoạt động của phần mềm, báo cáo đầu ra, thao tác nhập liệu; (4) Nhân sự gồm lãnh đạo DN, cán bộ chuyên trách CNTT, năng lực hiểu biết của kế toán viên, trình độ tin học của nhân viên; (5) Dữ liệu gồm cách thức tổ chức dữ liệu, độ an toàn và bảo mật dữ liệu, khả năng trao đổi dữ liệu, tính chính xác của thông tin kế toán và (6) Quy trình thủ tục gồm nguyên tắc ghi sổ kế toán, 189
- chuẩn mực kế toán và quy trình nghiệp vụ. Nghiên cứu cũng chứng minh HTTT kế toán không bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của DN như vùng miền địa lý nơi DN hoạt động, địa phương nơi DN đăng ký kinh doanh, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hay loại hình DN. Bằng chứng này có ý nghĩa đối với các học viên, cũng như cho các nghiên cứu trong tương lai về phát triển HTTT kế toán. Nghiên cứu còn có tầm quan trọng tiềm năng để các nhà đầu tư và nhà quản lý tham khảo khi quyết định xây dựng hay đưa HTTT kế toán vào sử dụng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để HTTT kế toán trong DN hoạt động thực sự có hiệu quả thì cần phải có sự định hướng trong quản lý nhà nước thông qua các luật lệ hoặc quy định (ví dụ, đạo luật Sarbanes – Oxley ở Mỹ). Ở Việt Nam hiện nay chưa có đạo luật nào tương tự ràng buộc trách nhiệm của nhà quản lý liên quan đến kiểm soát nội bộ. Bộ Tài chính cũng cần xây dựng chế độ kế toán ổn định, các chuẩn mực kế toán phù hợp với thực trạng đất nước và hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện dễ dàng hơn công tác kế toán, và thuận lợi cho các DN trong việc hợp tác với các dự án nước ngoài. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần thiết lập một tổ chức độc lập đảm nhận trách nhiệm đánh giá chất lượng các HTTT kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực của hệ thống. Tài liệu tham khảo 1. António Trigo, Fernando Belfo, Raquel Pérez Estébanez (2003), “Accounting Information Systems: The Challenge of the Real-Time Reporting”, International Journal of Business and Management Volume 6, Issue 3, Pages 81-94. 2. Arthur Z. Lieberman and Andrew B. Whinston (1975); “A Structuring of an Events-Accounting Information System”; The Accounting Review; Vol. 50, No. 2 (Apr., 1975), pp. 246-258; Published by American Accounting Association. 3. Bushman, Chen, Engel và Smith (2003), “Financial accounting information, organization complexity and corporate governance systems”. 4. Donald K. Clancy; Frank Collins (2002); “Informal accounting information systems: Some tentative findings; University of New Mexico, USA”; Available online Published by Elsevier Ltd., pp 569-585. 5. Fadli Moh. Saleh (2013), “Critical success factors and data quality in accounting information systems in Indonesian cooperative enterprises : An empirical examination”, Interdisciplinary journal of contemporary research in business, Vol 5, No 3, pp. 321-338. 6. Falconer Mitchell, Gavin C Reid, Nicholas G Terry (2002), “Venture Capital Supply and Accounting Information System Development”, CRIEFF Discussion Papers from Centre for Research into Industry, Enterprise, Finance and the Firm School of Economics and Finance, University of St. Andrews, Fife KY16 9AL. 190
- 7. Henry C. Lucas, Jr (1975); “The Use of an Accounting Information System, Action and Organizational Performance; The Accounting Review”; Vol. 50, No. 4, pp. 735-746; Published by: American Accounting Association. 8. Hongjiang Xu (2003), ‘Critical Factors for Accounting Information Systems Data Quality’, PhD Dissertation, University of Southern Queensland. 9. Ismail, NA & King, M (2005), ”Firm performance and AISS alignment in Malaysian SMEs”, International Journal of Accounting Information Systems, vol. 6, pp. 241-259. 10. J. M. Jayabalan, M. Raman Dorasamy, N.K. Ching Ching (2009), “Outsourcing of accounting functions amongst SME companies in Malaysia: An exploratory study”, Account Bus Public Interest, 8 (2), pp. 96–114. 11. Kamyabi and Devi (2011), “An empirical investigation of accounting outsourcing in Iranian SMEs: transaction cost economics and resource-based views”, Int J Bus Manag, 6 (3), pp. 81–94. 12. Lawrence A. Gordon; David F. Larcker; Francis D. Tuggle; (2002), “Strategic decision processes and the design of accounting information systems: Conceptual linkages”. 13. Lawrence A. Gordon, Danny Miller (2002), “A contingency framework for the design of accounting information systems, Readings in Accounting for Management Control”, pp 569-585; Publisher Springer Science Business Media New York. 14. Nguyễn Bích Liên (2012), “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN tại các DN Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế. 15. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), “Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số 35, pp.27-33. 16. Rushinek (1985), “Management accounting information system”, University of Miami, PO Box 248237, Coral Gables, FL 33124, USA. 17. Y. Kamyabi, S. Devi (2011), “Accounting outsourcing and firm performance in Iranian SMEs”, Int J Econ Financ, 3 (4), pp. 181–192. 191
- Phụ lục 1. Ma trận các yếu tố tác động đến HTTT kế toán truyền thông Môi trường Phần cứng Phần mềm Quy trình Mạng và Nhân sự Thủ tục Dữ liệu Số Nội dung TT 1 2 3 4 5 6 7 1 Máy tính điện tử X 2 Máy móc thiết bị tin học khác X 3 Độ ổn định của mạng nội bộ X 4 Tốc độ đường truyền mạng nội bộ X 5 Hạ tầng CNTT và mạng internet X 6 HĐH máy chủ X 7 HĐH máy tính cá nhân X 8 Tốc độ hoạt động của phần mềm X 9 Giao diện X 10 Thao tác cập nhật X 11 Bố trí chứng từ X 12 Báo cáo đầu ra X 13 Tính chính xác của báo cáo X 14 Khả năng kết xuất word, excel X 15 Khả năng tìm kiếm thông tin X 16 Khả năng tìm kiếm kết hợp X 17 Tài liệu hướng dẫn sử dụng X 18 Chức năng bảo mật X 19 Chức năng kê khai thuế X 20 Khả năng trao đổi dữ liệu X 21 Độ bảo mật dữ liệu X 22 Tổ chức dữ liệu X 23 Khả năng cung cấp dữ liệu X 24 Lãnh đạo X 25 Cán bộ chuyên trách X 26 Trình độ tin học X 27 Trình độ chuyên môn X 28 Khả năng hiểu biết X 29 Đào tạo sử dụng X 30 Chuyên gia X 31 Thủ tục hành chính X 32 Quy trình nghiệp vụ X 33 Chủ trương, chính sách vĩ mô X 34 Hội nhập kinh tế X 35 Khủng hoảng kinh tế X 36 Môi trường văn hóa X 37 Khách hàng, nhà cung cấp X 192
- Phụ lục 2. Kết quả ma trận nhân tố quay (đã sắp xếp) Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 7 q4 Tốc độ đường truyền mạng nội bộ .776 q3 Độ ổn định của mạng nội bộ .737 q2 Máy tính điện tử .718 q6 HĐH máy chủ .681 q1 Máy móc tin học khác .641 q7 HĐH máy tính cá nhân .628 q37 Khách hàng, nhà cung cấp .703 q34 Hội nhập kinh tế .680 q5 Hạ tầng CNTT và mạng internet .623 q35 Khủng hoảng kinh tế .585 q36 Môi trường văn hóa .577 q29 Đào tạo sử dụng .532 q9 Giao diện .741 q14 Chức năng bảo mật .737 q8 Tốc độ hoạt động của phần mềm .684 q12 Báo cáo đầu ra .678 q10 Thao tác cập nhật .571 q24 Lãnh đạo .671 q25 Cán bộ chuyên trách .650 q28 Khả năng hiểu biết về các chức năng .547 q26 Trình độ tin học .518 q22 Tổ chức dữ liệu .663 q21 Độ bảo mật dữ liệu .646 q20 Khả năng trao đổi dữ liệu .632 q13 Tính chính xác của báo cáo .552 q23 Khả năng cung cấp dữ liệu .512 q31 Nguyên tắc ghi sổ kế toán .714 q30 Chuẩn mực kế toán .610 q32 Quy trình nghiệp vụ .537 q16 Chức năng kê khai thuế .520 q40 Đảm bảo chất lượng thông tin đầu ra .646 q38 Đảm bảo hoạt động tốt, ổn định .603 q39 Đảm bảo tính tương thích .526 193
- Phụ lục 3. Kết quả giải thích biến tổng thể 194
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ
4 p | 243 | 35
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 308 | 34
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
7 p | 175 | 15
-
Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam
17 p | 148 | 14
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
19 p | 197 | 14
-
Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến giá đất đô thị
5 p | 130 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng
9 p | 141 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng nhà ở của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ
3 p | 120 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 72 | 5
-
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp: Dữ liệu tại các đơn vị trực thuộc tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
8 p | 120 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 108 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
6 p | 42 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví MOMO của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
7 p | 20 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á
7 p | 12 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Sun Life tại thành phố Hà Nội
5 p | 5 | 1
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam
12 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn