intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến, nghiên cứu đã xác định được 3 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là: chương trình, nội dung môn học, giảng viên và các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế

  1. 280 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ ThS. Phan Nguyễn Khánh Long, ThS. Đào Thị Cẩm Nhung(1) TÓM TẮT: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến, nghiên cứu đã xác định được 3 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là: chương trình, nội dung môn học, giảng viên và các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học. Trong đó, yếu tố chương trình, nội dung môn học có ảnh hưởng lớn nhất. Từ khóa: Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chất lượng giảng dạy, sự hài lòng. ABSTRACT: The objective of this paper is to determine and measure the influence of factors affecting student satisfaction when studying the subject of History of the Communist Party of Vietnam at Hue University of Economics. Using exploratory factor analysis (EFA) and multivariable linear regression, the research has identified three factors that significantly affect student satisfaction, including: training program, lecturers and facilities for teaching activities. In which the training program is the most influential factor. Keywords: History of the Communist party of Vietnam, teaching quality, satisfaction. 1. Giới thiệu Các môn lý luận chính trị nói chung và môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, 1. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.
  2. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 281 cao đẳng trang bị cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, từ đó nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, xây dựng ý thức công dân, năng lực làm chủ cho sinh viên trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội (NEU, 2019). Mặc dù đã thực hiện nhiều sự đổi mới cả về chương trình và phương pháp giảng dạy, nhưng chất lượng dạy - học các môn lý luận chính trị nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng vẫn tồn tại nhiều hạn chế mà tình trạng sinh viên không hứng thú và rất ngại học là một trong những nguyên nhân chủ yếu (Trương Thị Thanh Quý, 2018). Trước tình trạng chung đó, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn vì các giải pháp đưa ra thường rất chung chung, thiếu các căn cứ cụ thể. Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học các môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, cũng như sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến để xác định các nhân tố và mức động ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế Huế làm căn cứ cho việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Hiện nay, giáo dục đại học nói chung được nhìn nhận là một loại hình dịch vụ cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến quá trình đào tạo và các dịch vụ khác phục vụ quá trình đào tạo mà khách hàng chính là sinh viên (Nguyễn Thị Xuân Phương, 2016). Do đó, quá trình giảng dạy cũng chính là quá trình cung cấp dịch vụ mà đối tượng khách hàng là các sinh viên tham gia học tập. Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chính là đánh giá cảm nhận hay sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy môn học. Theo Bachelet (1995) thì sự hài lòng của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc bị tác động bởi kỳ vọng về dịch vụ và cảm nhận của họ sau khi sử dụng hay trải nghiệm dịch vụ. Theo đó, sự hài lòng của khách hàng chính là sự đánh giá về mức độ đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ (Zeithaml, 2000). Những cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng, dịch vụ, tức là chất lượng dịch vụ sẽ quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ nếu đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng sẽ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng và ngược lại. Do đó, đánh giá sự hài lòng của khách hàng chính là đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua cảm nhận và kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ mà họ sử dụng.
  3. 282 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Có nhiều mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ, trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình mức độ kỳ vọng - mức độ cảm nhận (SERVQUAL) do Parasuraman & cộng sự (1988) đề xuất (xem Hình 1). Theo mô hình này, Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận - Giá trị kỳ vọng, và được đo lường thông qua 5 nhân tố: (i) Sự tin cậy: Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ một cách đáng tin cậy, chính xác. Độ tin cậy được khách hàng đánh giá càng cao thì sự hài lòng càng cao; (ii) Sự đáp ứng: Thể hiện sự sẵn sàng của nhân viên phục vụ nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. Mức độ đáp ứng được khách hàng đánh giá càng cao thì sự hài lòng càng cao; (iii) Sự đảm bảo - Năng lực phục vụ: Thể hiện trình độ kiến thức chuyên môn, cung cách phục vụ lịch sự, khả năng truyển đạt và sự tự tin. Năng lực phục vụ được khách hàng đánh giá càng cao thì sự hài lòng càng cao; (iv) Sự đồng cảm: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng; sự đồng cảm được khách hàng đánh giá càng cao thì sự hài lòng càng cao; (v) Phương tiện hữu hình: Sự hiện diện của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự, tài liệu phục vụ triển khai dịch vụ. Các phương tiện hữu hình được khách hàng đánh giá càng cao thì sự hài lòng càng cao. Nhược điểm của thang đo SERVQUAL là sự hài lòng của khách hàng được đo lường bằng cả kỳ vọng lẫn cảm nhận của khách hàng nên khó đảm bảo chất lượng dữ liệu khảo sát dẫn đến giảm độ tin cậy và tính ổn định của các biến quan sát, hơn nữa khái niệm kỳ vọng thường gây khó hiểu cho người trả lời. Khắc phục vấn đề này, Cronin (1992) đã phát triển thang đo SERVPERF, là một biến thể của mô hình SERVQUAL, trong đó chất lượng của dịch vụ chỉ được đo lường bằng cảm nhận của khách hàng: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận. Do đó, nghiên cứu này sử dụng thang đo SERVPERF để đo lường chất lượng dịch vụ giảng dạy, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình 1. Mô hình SERVQUAL (Nguồn: Parasuraman & cộng sự (1988))
  4. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 283 2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Dựa vào mô hình SERPERF và trên cơ sở nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên khi học các môn lý luận chính trị của Lê Tuấn Anh & cộng sự (2018), chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 4 nhóm nhân tố được trình bày trong Hình 2: Hình 2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết (Nguồn: Lê Tuấn Anh & cộng sự (2018)) - Chương trình môn học: Gồm các yếu tố liên quan đến đề cương môn học như mục tiêu, yêu cầu, kết cấu nội dung, thời lượng và các quy định liên quan đến kiểm tra, đánh giá và nội quy lớp học. Đây là những yếu tố đầu tiên giúp sinh viên nắm được những nội dung sẽ được học, hiểu rõ cách thức học tập, các công việc phải thực hiện, các quy định phải tuân thủ trong quá trình học và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Những yếu tố này nếu được thiết kế khoa học, hợp lý, công khai rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp quá trình dạy - học diễn ra thuận lợi và có chất lượng hơn, qua đó thỏa mãn được sự hài lòng của sinh viên đối với môn học. - Giảng viên: gồm các yếu tố liên quan đến năng lực trình độ và thái độ của giảng viên. Trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phương pháp giảng dạy của giảng viên là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và hứng thú học tập cũng như sự hài lòng của sinh viên đối với môn học. Thái độ của giảng viên: Gồm các yếu tố liên quan đến sự tâm huyết, trách nhiệm trong quá trình giảng dạy, sự sẵn lòng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thái độ ân cần, thân thiện trong giao tiếp và sự kịp thời, thỏa đáng trong việc giải đáp các yêu cầu thắc mắc của sinh viên. Đây là những yếu tố góp phần tạo ra môi trường học tập thân thiện, thoải mái, kích thích tính chủ động, tích cực trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, qua đó cải thiện chất lượng dạy học và sự hài lòng của sinh viên đối với môn học. - Tính hữu ích: Là kết quả mà sinh viên đạt được sau khi học. Tính hữu ích cũng chính là mục tiêu của môn học, đồng thời là mục đích của sinh viên khi tham gia học tập, bao gồm nâng cao trình độ kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cũng như
  5. 284 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đạo đức, lối sống phù hợp. Tính hữu ích của môn học thỏa mãn được mong đợi của sinh viên thì sự hài lòng của sinh viên đối với môn học càng cao. - Cơ sở vật chất: Gồm các yếu tố hữu hình liên quan đến trang thiết bị phòng học, việc đảm bảo cung cấp giáo trình, tài liệu và các phương tiện, cơ sở vật chất khác đảm bảo cho quá trình dạy học diễn ra thuận lợi. Những yếu tố này nếu được thỏa mãn thì sự hài lòng của sinh viên đối với môn học càng cao. 3.2. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu khảo sát 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, xây dựng thang đo, hoàn thiện bảng hỏi phục vụ cho việc khảo sát định lượng. Quá trình phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 3 bước sau đây: - Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Crobanch’s alpha và để kiểm định mức độ chặt chẽ, phù hợp của thang đo. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, α có công thức tính: α = Nρ/[1 + ρ(N-1)] Trong đó: - ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. - N là số mục hỏi. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì thang đo được xem là tốt nếu giá trị Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1,0; thang đo được xem là sử dụng được nếu Cronbach alpha từ 0,7 đến gần 0,8. - Bước 2: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để nhóm gộp dữ liệu và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principal components, với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố: chỉ giữ lại các nhân tố có Eigenvalue > 1. Đồng thời, chỉ giữ lại những biến có hệ số tải nhân tố - Factor loading > 0.5. Điều kiện để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với nhau và trị số KMO phải đủ lớn: 0.5 < KMO < 1 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, kiểm định Bartlett’s được sử dụng để kiểm định giả thuyết về sự tương quan của các biến trong tổng thể và trị số KMO cũng được xem xét. - Bước 3: Tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của sinh viên. Các
  6. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 285 biến độc lập trong mô hình hồi quy được xác định từ bước phân tích nhân tố khám phá nói trên và phụ thuộc là “sự hài lòng” của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.2.2. Chọn mẫu khảo sát - Đối tượng khảo sát là sinh viên đã học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. - Cỡ mẫu: Trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá, cỡ mẫu khảo sát được xác định thông qua cỡ mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường, theo đó cỡ mẫu tối thiểu phải từ 50 - 100, tỷ lệ quan sát so với số biến đo lường tối thiểu là 5:1 (1 biến đo lường cần tối tiểu 5 quan sát). Ngoài ra, phân tích hồi quy bội đòi hỏi cỡ mẫu phải đảm bảo theo công thức: n >= 8m + 50, trong đó: n là cỡ mẫu; m là số biến độc lập của mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cỡ mẫu dự kiến cho nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần đảm bảo hai yêu cầu kể trên. Với 25 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 125 mẫu. - Phương pháp chọn mẫu có thể được sử dụng là phương pháp thuận tiện phi xác suất, phát trực tiếp cho sinh viên để thu thập dữ liệu. Bảng hỏi do sinh viên tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu, gồm các phát biểu chính thức về chất lượng giảng dạy (hay sự hài lòng) được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. 4. Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu này bắt đầu bằng bước khảo sát định tính thông qua Seminar thảo luận nhóm với 15 chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy các môn lý luận chính trị nhằm khám phá, điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xây dựng bảng hỏi khảo sát dự kiến để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Bước tiếp theo là nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định độ tin cậy của thang đo, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, điều chỉnh và xây dựng bảng hỏi chính thức. Kết quả xác định được 4 nhân tố độc lập với 25 biến quan sát và 1 nhân tố phụ thuộc với 4 biến quan sát đưa vào khảo sát chính thức (xem Phụ lục 1). Bước khảo sát chính thức được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, bảng hỏi thực hiện bằng Google Form được gửi trực tiếp qua thư điện tử cho các sinh viên đã học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Kích thước mẫu cuối cùng là 256 đáp ứng được yêu cầu về cỡ mẫu của nghiên cứu. Trong đó sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh là 141, chiếm tỷ lệ 55,1%, Khoa Kế toán - Tài chính là 96, chiếm 37,5%, Khoa Kinh tế phát triển là 17, chiếm 6,6%, còn lại là Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Khoa Kinh tế chính trị. Số lượng sinh viên nữ là 221, chiếm 86,3%.
  7. 286 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha tại Bảng 1 cho thấy 4 thành phần thang đo đánh giá sự hài lòng của sinh viên và nhân tố phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,8. Như vậy, thang đo được xây dựng có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết, có thể được tiếp tục đưa vào để phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm nhân tố Nhóm yếu tố Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Chương trình 6 0,916 Giảng viên 9 0,961 Hữu ích 4 0.848 Cơ sở vật chất 6 0,920 Sự hài lòng 4 0.915 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Để kiểm tra xem các nhân tố độc lập có phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA hay không, nghiên cứu tiến hành kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO. Kết quả ở Bảng 2, giá trị KMO là 0,964 > 0.5 và giá trị Sig. của kiểm định Bartlett’s bằng 0.000 < 0,5 cho thấy các biến tương quan với nhau nên mô hình là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập Hệ số KMO 0,964 Kiểm định Approx. Chi-Square 6470,189 Bartlett's Df 300 Sig 0,000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được nghiên cứu sử dụng là phương pháp rút trích nhân tố Principal components với nguyên tắc: Các nhân tố được giữ lại phải có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, đồng thời các biến sẽ lần lượt bị loại bỏ do có Hệ số tải nhân tố - Factor loading nhỏ hơn 0.5, hoặc tải lên nhiều nhân tố mà chênh lệch của hệ số tải nhỏ hơn 0.3.
  8. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 287 Kết quả cuối cùng có 3 nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 được trích ra và điểm dừng tại nhân tố thứ 3 có Eigenvalue là 1,02993. Tổng phương sai trích của 3 nhân tố bằng 0,7715 cho thấy khả năng giải thích được 77,15% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO và 0,953 > 0,5 và kiểm định Bartlett’s có Sig. = 0,000 nên có thể bác bỏ giả thiết H0 cho rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể (xem Phụ lục 2 và 3). Tuy nhiên, có 8 biến bị loại do có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 hoặc tải lên 2 nhân tố mà chênh lệch hệ số tải nhỏ hon 0,3, cụ thể là: CT4, CT6, HI3, HI4, GV6, GV9, VC5, VC6. Kết quả các nhóm nhân tố và biến quan sát được rút ra từ phân tích nhân tố thể hiện ở Bảng 3. Các nhân tố mới X1, X2, X3 được đặt lại tên như sau: - Nhân tố X1 là giảng viên (GV) bao gồm các biến thể hiện các yếu tố liên quan đến trình độ, năng lực và thái độ của GV: GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV7 và GV8. - Nhân tố X2 là chương trình môn học (CT) bao gồm các biến thể hiện các yếu tố đến chương trình môn học và tính hữu ích (HI) của nội dung môn học: CT1, CT2, CT3, CT5, HI1, HI2. - Nhân tố X3 là cơ sở vật chất (VC) bao gồm các biến thể hiện các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ dạy học: VC1, VC2, VC3, VC4. Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như tại Hình 3, với các giả thiết cần kiểm định như sau: - H1: Năng lực, thái độ của giảng viên có tác động đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. - H2: Chương trình, nội dung môn học có tác động đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. - H3: Cơ sở vật chất phục vụ dạy học có tác động đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. Hình 3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  9. 288 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 3. Các nhóm nhân tố và biến quan sát được rút ra từ phân tích nhân tố Nhân tố Biến quan sát X1 X2 X3 CT1 0.6997 CT2 0.6991 CT3 0.6302 CT5 0.7124 HI1 0.7173 HI2 0.7671 GV1 0.8327 GV2 0.8069 GV3 0.7719 GV4 0.7850 GV5 0.6664 GV7 0.6832 GV8 0.7002 VC1 0.8128 VC2 0.8063 VC3 0.8765 VC4 0.7425 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 4.3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Sau thực hiện nhóm gộp, rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích hồi quy được thực hiện với 3 biến độc lập là GV, CT, VC và biến phụ thuộc là HL. Mô hình phân tích hồi quy có dạng tổng quát là: HL = f (GV, CT, VC) Trong đó, giá trị của biến phụ thuộc HL được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của 4 biến quan sát thuộc nhân tố này, tương tự, các nhân tố GV, CT, VC
  10. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 289 cũng được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc các nhân tố đó. Để hạn chế hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng mô hình sai số chuẩn mạnh - Robust Standard Errors Model do White (1980) phát triển để ước lượng, kết quả được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Linear regression Number of obs = 256 F(3, 252) = 1171.90 Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.8872 HL Coef. Robust Std. t P>|t| Beta VIF Err. GV 0.354 0.387 9.14 0.000 0.336 3.14 CT 0.433 0.302 14.32 0.000 0.459 2.50 VC 0.265 0.287 9.25 0.000 0.262 1.89 Constant -0.260 0.730 -3.56 0.000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Kết quả phân tích phương sai với trị số F = 1171,9 có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy các hệ số hồi quy của biến độc lập đều khác 0 và các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc. Do đó, có thể khẳng định mô hình lý thuyết được xây dựng phù hợp với thực tế. Ngoài ra, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Như vậy, phương trình hồi quy của HL có thể được viết lại như sau: HL = -0,26 + 0,354GV + 0,433CT + 0,265VC + ε Theo kết quả hồi quy của mô hình giá trị R-Squared bằng 0,887, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 88,7% hay nói cách khác là 88,7% sự biến thiên của biến HL được giải thích các biến độc lập GV, CT và VC. Các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến GV có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,354, có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của sinh viên về giảng viên thì về mặt trung bình sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy tăng thêm 0,354 điểm. Biến CT có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,433, tức là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của sinh viên về chương trình, nội dung môn học, thì về mặt trung bình sự hài lòng của sinh viên tăng thêm 0,433 điểm. Tương tự như vậy, 1 điểm tăng thêm cả sinh viên khi đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm sự hài lòng của sinh viên tăng thêm 1,265 điểm trung bình.
  11. 290 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hệ số hồi quy được chuẩn hóa cho biết mức độ ảnh hưởng hay tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết quả trình bày ở Bảng 5 cho thấy biến CT có hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0,459, cao nhất trong số các biến độc lập. Điều này có nghĩa là, biến CT có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Tiếp theo là biến GV (0,336) ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ít quan trọng nhất là biến VC (0,262) ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Bảng 5. Hệ số hồi quy chuẩn hóa Biến độc lập Giá trị tuyệt đối (hệ số hồi quy chuẩn hóa) GV 0,336 CT 0,495 VC 0,262 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết Kết quả kiểm định các giả thuyết ở mức ý nghĩa 1% được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6. Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả thuyết Ủng hộ / Bác bỏ Ủng hộ H1: Năng lực, thái độ của giảng viên có tác động (Hệ số hồi quy dương và đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. p = 0.000 < 0.01) Ủng hộ H2: Chương trình, nội dung môn học có tác động (Hệ số hồi quy dương và đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. p = 0.000 < 0.01) Ủng hộ H3: Cơ sở vật chất phục vụ dạy học có tác động (Hệ số hồi quy dương và đồng biến đến sự hài lòng của sinh viên. p = 0.000 < 0.01) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm kích thích hứng thú học tập, cải thiện sự hài lòng của sinh viên khi học các môn lý luận chính trị nói chung và môn Lịch sử
  12. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 291 Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đang là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính đa biến đã xác định được 3 yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Các yếu tố này giải thích được 88,7% sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất là chương trình, nội dung môn học, tiếp đến là yếu tố năng lực và thái độ của giảng viên và cuối cùng là yếu tố cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy và cải thiện sự hài lòng của sinh viên khi học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần chú trọng hơn đến công tác đổi mới chương trình, nội dung môn học; nâng cao năng lực trình độ và thái độ của giảng viên, cũng như cải thiện cơ sở vật chất liên quan đến hoạt động dạy học môn học này. 5.2. Kiến nghị Đối với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì việc xây dựng chương trình, biên soạn nội dung giáo trình môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiếp tục rà soát, đổi mới chương trình, nội dung môn học theo hướng chú trọng bổ sung, lồng ghép các nội dung liên hệ thực tiễn nhằm nâng cao cảm nhận về tính hữu ích của môn học. Đối với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần có những hình thức hỗ trợ giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng được thường xuyên tham dự các hoạt động khảo sát, báo cáo thực tế, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia, cán bộ chủ chốt của các ngành và địa phương để cập nhật, nâng cao kiến thức thực tiễn, áp dụng vào bài giảng. Ngoài ra, nhà trường cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Đối với Khoa Kinh tế chính trị, là khoa trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cần nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo môn học theo hướng lồng ghép giữa lý thuyết với thực tế, tổ chức các buổi học ngoại khóa, mời chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn tham gia trình bày các chuyên đề để nâng cao tính thực tiễn trong quá trình giảng dạy. Đối với giảng viên giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp, chú trọng hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thường xuyên tổ chức các hoạt động trên lớp để nâng cao hứng thú học tập của sinh viên đối với môn học.
  13. 292 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Phụ lục 1. Nhóm các yếu tố và biến quan sát sự hài lòng của sinh viên Nhóm yếu tố Biến quan sát CT1- Chương trình môn học có kết cấu cân đối, hợp lý giữa khối lượng kiến thức với thời gian giảng dạy; giữa lý thuyết với thực hành, bài tập nhóm và các hoạt động khác CT2 - Chương trình môn học được giảng viên giới thiệu rõ ràng khi bắt đầu môn học Chương CT3 - Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý, không quá đông đảm trình môn bảo thuận lợi cho quá trình dạy học và thực hiện các hoạt động khác học (CT) trong lớp (như bài tập nhóm, trò chơi...). CT4 - Thời gian ôn tập cho kỳ thi kết thúc môn học không quá ngắn, đảm bảo đủ cho sinh viên ôn tập và thi đạt kết quả tốt. CT5 - Hình thức thi tự luận đang được áp dụng cho kỳ thi kết thúc môn học hiện nay là phù hợp, đảm bảo đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viên. CT6 - Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện hợp lý, công bằng và khách quan. GV1 - Giảng viên có kiến thức sâu rộng và năng lực chuyên môn phù hợp với chương trình, nội dung môn học. GV2 - Giảng viên có phương pháp giảng dạy và kỹ năng sư phạm tốt Giảng viên GV3 - Các phương pháp giảng dạy và công nghệ được giảng viên sử (GV) dụng phù hợp với mục tiêu, nội dung của môn học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. GV4 - Giảng viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các hình thức hỗ trợ giảng dạy như: tư liệu phim ảnh, phần mềm trò chơi,... làm cho bài giảng trở nên trực quan, sinh động, thu hút và dễ hiểu hơn. GV5 - Giảng viên thường xuyên liên hệ thực tiễn và cập nhật kiến thức mới vào bài giảng. GV6 - Giảng viên luôn có định hướng cho sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy phản biện trong quá trình học tập, nghiên cứu. GV7 - Giảng viên luôn thể hiện sự thân thiện, nhiệt tình và có trách nhiệm trong quá trình giảng dạy, giao tiếp và làm việc với sinh viên. GV8 - Giảng viên luôn sẵn sàng giải đáp kịp thời, thỏa đáng các thắc mắc của sinh viên về các vấn đề liên quan nội dung, chương trình môn học. GV9 - Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy theo quy định.
  14. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 293 HI1- Nội dung kiến thức môn học giúp sinh viên nâng cao kiến thức lý luận chính trị, hiểu rõ và tin tưởng vào các đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. HI2 - Nội dung, kiến thức môn học giúp sinh viên nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện ý thức công dân cũng như đạo đức, lối sống. Hữu ích (HI) HI3 - Các hoạt động thực hành trên lớp giúp sinh viên cải thiện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích, đánh giá và trình bày các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến nội dung kiến thức môn học. HI4 - Nội dung kiến thức của môn học có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. VC1 - Trang thiết bị trong phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị (như: thiết bị nghe nhìn, bàn ghế và các trang thiết bị khác), đáp ứng tốt các hoạt động dạy học. VC2 - Phòng học luôn đảm bảo được sự sạch sẽ, thông thoáng, yên tĩnh,... tạo được sự thoải mái trong quá trình dạy học. VC3 - Hệ thống cung cấp mạng Internet tại trường đáp ứng tốt nhu Cơ sở vật cầu sử dụng cho các hoạt động dạy học và nghiên cứu. chất (VC) VC4 - Thư viện có đầy đủ chỗ ngồi đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu tại chỗ của sinh viên. VC5 - Danh mục giáo trình, tài liệu liên quan đến môn học ở thư viện đa dạng, phong phú đáp ứng tốt nhu cầu học tâp, nghiên cứu của sinh viên. VC6 - Giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học thường xuyên được cập nhật trên thư viện trực tuyến của trường. HL1 - Chương trình môn học đáp ứng được những mong đợi của sinh viên. Sự hài lòng HL2 - Sinh viên có hài lòng về trình độ, năng lực và thái độ của giảng viên. (HL) HL3 - Nội dung môn học giúp sinh viên nâng cao kiến thức lý luận chính trị và cải thiện những kỹ năng cần thiết. HL4 - Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt quá trình dạy học. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  15. 294 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Phụ lục 2. Kết quả phân tích nhân tố EFA . factor CT1 CT2 CT3 CT5 HI1 HI2 GV1 GV2 GV3 GV4 GV5 GV7 GV8 VC1 VC2 VC3 VC4, pcf mineigen(1) (obs=256) Factor analysis/correlation Number of obs = 256 Method: principal-component factors Retained factors = 3 Rotation: (unrotated) Number of params = 48 Factor Eigenvalue Difference Proportion Cumulative Factor1 10.41027 8.73042 0.6124 0.6124 Factor2 1.67984 0.64992 0.0988 0.7112 Factor3 1.02993 0.53885 0.0606 0.7718 Factor4 0.49107 0.05293 0.0289 0.8007 Factor5 0.43814 0.02800 0.0258 0.8264 Factor6 0.41014 0.04773 0.0241 0.8506 Factor7 0.36240 0.01191 0.0213 0.8719 Factor8 0.35049 0.04987 0.0206 0.8925 Factor9 0.30062 0.03860 0.0177 0.9102 Factor10 0.26201 0.00758 0.0154 0.9256 Factor11 0.25443 0.02858 0.0150 0.9405 Factor12 0.22585 0.02595 0.0133 0.9538 Factor13 0.19990 0.02412 0.0118 0.9656 Factor14 0.17578 0.03113 0.0103 0.9759 Factor15 0.14466 0.00533 0.0085 0.9844 Factor16 0.13933 0.01419 0.0082 0.9926 Factor17 0.12514 . 0.0074 1.0000 LR test: independent vs. saturated: chi2(136) = 4074.09 Prob>chi2 = 0.0000 Factor loadings (pattern matrix) and unique variances Variable Factor1 Factor2 Factor3 Uniqueness CT1 0.7552 0.1113 -0.3059 0.3236 CT2 0.8498 -0.0419 -0.2526 0.2123 CT3 0.7560 0.2308 -0.2061 0.3328 CT5 0.7693 0.1963 -0.3022 0.2783 HI1 0.8200 0.0603 -0.2859 0.2422 HI2 0.8197 0.1133 -0.3423 0.1980 GV1 0.7638 -0.3928 0.2777 0.1853 GV2 0.8533 -0.3613 0.1195 0.1271 GV3 0.8477 -0.2859 0.1858 0.1651 GV4 0.8202 -0.3147 0.2094 0.1843 GV5 0.8417 -0.2269 0.0178 0.2397 GV7 0.8530 -0.2476 0.0039 0.2111 GV8 0.8418 -0.2699 0.0246 0.2179 VC1 0.7123 0.4083 0.2913 0.2410 VC2 0.6886 0.3645 0.3672 0.2581 VC3 0.5469 0.5703 0.3865 0.2263 VC4 0.6941 0.5305 -0.0073 0.2368 (Nguồn: Kết quả xử lý bằng Stata)
  16. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 295 Phụ lục 3. Kết quả kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO các nhân tố mới Hệ số KMO 0.953 Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 4057.757 Df 136 Sig. 0.000 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bachelet, D (1995), “Measuring Satisfaction, or the Chain, the Tree and the Nest”. In E. Richard, Customer Satisfaction Research. Amsterdam: European Society for Opinion and Marketing Research. 2. Cronin, J. T. (1992), Measuring service quality: A reexamination and extension. Journal of Marketing , 55 - 68. 3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức. 4. NEU (2019), Hội thảo Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị trong bối cảnh hiện nay”. Retrieved from https://www.neu.edu.vn/vi/ban- tin-neu/hoi-thao-quoc-gia-nghien-cuu-va-giang-day-cac-mon-ly-luan-chinh-tri- trong-boi-canh-hien-nay. 5. Nguyễn Thị Xuân Phương (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của Trường Đại học Lâm Nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, 163-172. 6. Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Huyền Trân, Nguyễn Thị Trúc Khuyên (2018), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Duy Tân khi học các môn học lý luận chính trị”, Tạp chí Công Thương. Retrieved from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den- su-hai-long-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-duy-tan-khi-hoc-cac-mon-hoc-ly-luan- chinh-tri-55908.htm. 7. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., Berry, L. L., (1988). SERVQUAL: A multiple - item Scale for Measuring Consumer Perception of Service Quality.Journal of Retailing , 12-40. 8. Trương Thị Thanh Quý (2018), “Thực trạng dạy, học các môn lý luận chính trị tại Đại học Y Hà Nội năm 2017 - 2018 và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Giáo dục, 61 - 64.
  17. 296 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 9. White, Halbert (1980). "A Heteroskedasticity-Consistent Covariance Matrix Estimator and a Direct Test for Heteroskedasticity".  HYPERLINK "https://en.wikipedia. org/wiki/Econometrica" \o "Econometrica" Econometrica . 48 (4): 817-838.  10. Zeithaml, V. a. (2000). Services Marketing: Integrating Customer Focus across the Firm. 2nd Edition. Boston: McGraw-Hili.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2