intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thỏa mãn mục tiêu đề ra khi kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố mới liên quan đến sự lựa chọn của doanh nghiệp đồng thời kết quả này có sự tương đồng với những nghiên cứu trước đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ThS. Nguyễn Thị Thanh Tý, ThS. Lê Nguyễn Hoàng Tuấn TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu của tác giả thông qua quá trình lược khảo lý thuyết, bên cạnh những nhân tố về “Hiệu quả mong đợi”, “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Giá trị giá của phần mềm” đã được nghiên cứu, đề tài thực hiện kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công nghệ được các nghiên cứu trên thế giới khám phá nhưng chưa được tìm hiểu nhiều tại Việt Nam và cụ thể ở TP.HCM đó là: “Chất lượng đầu ra”, “Hướng dẫn sử dụng”, “Sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp” và “Khả năng giải thích kết quả”. Toàn bộ dữ liệu nghiên cứu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát sẽ được xử lý bằng công cụ SPSS 26. Kết quả cho thấy 7 nhân tố đã được đề cập đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn PMKT tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu thỏa mãn mục tiêu đề ra khi kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố mới liên quan đến sự lựa chọn của doanh nghiệp đồng thời kết quả này có sự tương đồng với những nghiên cứu trước đây. Từ khóa: Phần mềm kế toán, Sự lựa chọn, DNNVV, TP.HCM. ABSTRACT FACTORS AFFECTING THE CHOICE OF USING ACCOUNTING SOFTWARE OF SMEs IN HO CHI MINH CITY On the basis of the author's research through the process of theoretical review, in addition to the factors of “Perceived Usefulness”, “Perceived Ease of Use, “Price Value of the software” have been researched, the topic is implemented to test the factors that affecting the choice of technology has been discovered by researches around the world but not yet studied in Vietnam and specifically in Ho Chi Minh City, which are: “Output Quality”, “User Manuals”, “Vendor Support”, and “Result Demonstrability”. All research data that collected through survey questionnaire will be processed by SPSS 26 tool. The research results are statistically significant, showing that the 7 mentioned factors all affect the choice to use accounting software in enterprises. The study satisfies the set objectives when testing the influence of new factors related to the choice of enterprises, and this result is similar to other formerly studies. Keywords: Accounting software, Choice of use, SMEs, HCMC. 1. MỞ ĐẦU Trong thời đại công nghệ 4.0, nền kinh tế được chuyển mình hằng ngày nhờ vào công cuộc cách mạng hóa, hiện đại hóa đất nước. Để theo kịp tốc độ thay đổi của kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc vận dụng phần mềm hỗ trợ trong lĩnh vực kế toán là điều cần thiết. Theo Nguyễn Bích Liên và Phạm Trà Lam (2016), việc thực hiện các công việc kế toán dựa vào phần mềm sẽ giảm thiểu các sai sót vô ý do con người gây ra đồng thời cải thiện chất lượng hoạt động từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Thottoli (2020) nhận định rằng hầu hết các PMKT đều thân thiện đối với các kế toán viên, hỗ trợ hoàn thiện các hoạt động và nhiệm vụ kế toán hằng ngày một cách kịp thời, chính xác. Theo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021) cả nước có 811.538 doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với số liệu được công bố bởi (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2020) các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay chiếm 95% tổng số doanh nghiệp của cả nước. 612
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tổng hợp tất cả số liệu trên, có thể thấy số lượng các DNNVV tại Việt Nam là rất nhiều. Tuy nhiên, theo (Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, 2021) năm 2020 tỷ lệ các DNNVV ứng dụng PMKT là 86% thấp hơn so với con số 89% của năm 2019. Qua đó có thể thấy, hiện tại vẫn còn nhiều DNNVV chưa lựa chọn PMKT đem vào phục vụ cho công tác kế toán của đơn vị mặc cho những lợi ích mang lại. Vấn đề này có thể giải thích bởi nhiều lý do và một trong các lý do là hiện tại trên thị trường có quá nhiều PMKT để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Theo Jadhav và Sonar (2009), ngày nay với sự đa dạng của các gói phần mềm xuất hiện trên thị trường vô hình chung đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình đưa ra lựa chọn thích hợp. Abu-Musa (2005) nhận định, việc lựa chọn PMKT không phù hợp có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó gây tổn hại cho đơn vị về mặt tài chính. Hiểu được tầm quan trọng đó, trên thế giới hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng phần mềm nói chung và PMKT nói riêng nhằm tìm hiểu về các tiêu chí có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn của doanh nghiệp. Kể đến như Abu-Musa (2005) trình bày các tiêu chí mà doanh nghiệp cần lưu tâm trong việc lựa chọn một PMKT; Sampaio và Bernardino (2016) trình bày những ưu, nhược điểm của các PMKT mã nguồn mở đang thịnh hành tại các nước Châu Âu từ đó giúp các DNNVV lựa chọn phù hợp. Tại Việt Nam các nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng PMKT cũng được thực hiện khá nhiều với kết quả đưa ra những phát hiện thú vị về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một phần mềm. Đơn cử như Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), Huỳnh Thị Hương (2015), Nguyễn Bích Liên và Phạm Trà Lam (2016), Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Văn Hải (2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn hạn chế mà chính các tác giả cũng khẳng định đó là việc giới hạn về các nhân tố, có thể còn những nhân tố khác ảnh hưởng chưa được tìm hiểu hoặc có những nhân tố sử dụng những thang đo kế thừa trên cơ sở từ các nghiên cứu đã khá lâu có thể không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Ngoài ra giới hạn về kích thước mẫu khảo sát cũng cần được xem xét. Tổng hợp tất cả các vấn đề trên, các tác giả thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giúp các doanh nghiệp có góc nhìn và sự chuẩn bị tốt hơn trong việc lựa chọn một công nghệ phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết: (1) Thuyết hành động hợp lý TRA được công bố vào năm 1967 và đã được Ajzen và Fishbein (1975) hiệu chỉnh mở rộng; (2)Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) và TAM2 của Venkatesh và Davis (2000); (3) Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ và mô hình bổ sung (UTAUT và UTAUT2) của Venkatesh và cộng sự (2003) và Venkatesh và cộng sự (2012) để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 613
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Hình 1. Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: H1: “Chất lượng dữ liệu đầu ra” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H2: “Hướng dẫn sử dụng” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H3: “Nhận thức tính dễ sử dụng” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H4: “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H5: “Hiệu quả mong đợi” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H6: “Giá trị giá của phần mềm” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT”. H7: “Khả năng giải thích kết quả” tác động cùng chiều đến “Sự lựa chọn PMKT. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mô hình và thang đo chính thức thông qua việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT tại doanh nghiệp. Tác giả sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp khảo sát: thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu khảo sát sẽ được thu thập bằng bảng câu hỏi trực tiếp hoặc bảng câu hỏi trên công cụ Google Docs. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sàng lọc để có được số liệu phù hợp từ đó tiến hành xử lý và phân tích. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng công cụ SPSS 26 với việc thực hiện các kiểm định: Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến. 614
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thống kê mô tả Nghiên cứu thông qua thu thập dữ liệu đã nhận được 218 bảng trả lời. Sau quá trình loại bỏ những bảng trả lời không đạt yêu cầu thông qua các câu hỏi gạn lọc cũng như chưa có độ tin cậy cao, mẫu nghiên cứu bao gồm 154 bảng trả lời tương ứng 154 quan sát. Dữ liệu được đưa vào SPSS tiến hành xử lý và thu được kết quả sau: Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu Tỷ lệ Tỷ lệ Đặc điểm Tần số Đặc điểm Tần số (%) (%) Giới Nam 38 24,7 Kế toán viên 125 81,2 tính Nữ 116 75,3 Kế toán trưởng 23 14,9 Chức Dưới 3 năm 46 29,9 Nhà quản 6 3,9 vụ lý/Chủ doanh nghiệp Từ 3 - 6 năm 65 42,2 Dưới 10 tỷ 62 40,3 Kinh Quy đồng nghiệm Từ 6 - 10 năm 24 15,6 mô Từ 10 - 50 tỷ 49 31,8 nguồn đồng Từ 10 năm trở 19 12,3 vốn Từ 50 - 100 tỷ 43 27,9 lên đồng Công ty TNHH 67 43,5 Thương mại 43 27,9 MTV Công ty TNHH 46 29,9 Dịch vụ 69 44,8 hai thành viên Loại Lĩnh trở lên hình vực Công ty Cổ 33 21,4 Sản xuất 22 14,3 doanh hoạt phần nghiệp động Công ty hợp 2 1,3 Xây dựng 10 6,5 danh Doanh nghiệp 6 3,9 Khác 10 6,5 tư nhân Nguồn: Tác giả tính toán 3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng 2: Bảng đánh giá thang đo Hệ số tương quan biến Biến quan sát Cronbach's Alpha tổng nhỏ nhất Chất lượng đầu ra 0,759 0,612 Hướng dẫn sử dụng 0,777 0,585 Nhận thức tính dễ sử dụng 0,825 0,554 Sự hỗ trợ của nhà cung cấp 0,774 0,547 Hiệu quả mong đợi 0,837 0,664 Giá trị giá của phần mềm 0,761 0,551 Khả năng giải thích kết quả 0,866 0,544 Sự lựa chọn PMKT 0,811 0,617 KMO 0,781 Bartket’s Test Approx. Chi-Square 195,46 Df 6 Sig. 0,000 Nguồn: Tác giả tính toán 615
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả 8 biến quan sát đều lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất đều lớn hơn 0,3 cho thấy mối quan hệ giữa các biến quan sát với biến tổng đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cũng cho thấy dữ liệu được sử dụng trong phân tích đảm bảo phù hợp với phân tích yếu tố với Hệ số KMO của các biến độc lập là 0,723 nằm trong khoảng [0,5:1] nên có thể kết luận dữ liệu của biến độc lập thỏa mãn được tính phù hợp trong phân tích EFA. Ngoài ra, hệ số Sig. của kiểm định Bartlett có giá trị là 0,000 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ các biến có mối tương quan với nhau. 3.3. Phân tích hồi quy 3.3.1. Phân tích tương quan Bảng 3: Ma trận tương quan giữa các biến Nhân tố SE OQ UM ES VS PE PV RE Pearson Correlation 1 0,453** 0,459** 0,511** 0,406** 0,210** 0,451** 0,461** SE Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,009 0,000 0,000 Pearson Correlation 0,453** 1 0,251** 0,292** 0,332** 0,071 0,190* 0,236** OQ Sig. (2-tailed) 0,000 0,002 0,000 0,000 0,384 0,018 0,003 Pearson Correlation 0,459** 0,251** 1 0,147 0,162* 0,025 0,279** 0,195* UM Sig. (2-tailed) 0,000 0,002 0,070 0,044 0,760 0,000 0,015 Pearson Correlation 0,511** 0,292** 0,147 1 0,225** 0,143 0,310** 0,149 ES Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,070 0,005 0,076 0,000 0,065 Pearson Correlation 0,406** 0,332** 0,162* 0,225** 1 -0,083 0,162* 0,148 VS Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,044 0,005 0,307 0,044 0,068 Pearson Correlation 0,210** 0,071 0,025 0,143 -0,083 1 0,005 0,162* PE Sig. (2-tailed) 0,009 0,384 0,760 0,076 0,307 0,948 0,044 Pearson Correlation 0,451** 0,190* 0,279** 0,310** 0,162* 0,005 1 0,147 PV Sig. (2-tailed) 0,000 0,018 0,000 0,000 0,044 0,948 0,069 Pearson Correlation 0,461** 0,236** 0,195* 0,149 0,148 0,162* 0,147 1 RE Sig. (2-tailed) 0,000 0,003 0,015 0,065 0,068 0,044 0,069 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Tác giả tính toán - Biến phụ thuộc “Sự lựa chọn PMKT” có sự tương quan khá tốt với các biến độc lập trong mô hình tại mức ý nghĩa 1% do có chỉ tiêu Sig. với các biến này đều có giá trị nhỏ hơn 0,05. - Biến độc lập có hệ số tương quan với biến phụ thuộc lần lượt là: “Chất lượng đầu ra” – 0,453; “Hướng dẫn sử dụng” – 0,459; “Nhận thức tính dễ sử dụng” – 0,511; “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp” - 0,406; “Hiệu quả mong đợi” - 0,210; “Giá trị giá của phần mềm” - 0,451 và “Khả năng giải thích kết quả” - 0,461. Có thể thấy, nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” có sự tương quan mạnh nhất đối với biến phụ thuộc và ngược lại nhân tố “Hiệu quả mong đợi” có sự tương quan yếu nhất. 3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy cho thấy mô hình có hệ số R2 hiệu chỉnh đạt giá trị là 0,614, điều này có nghĩa mô hình hồi quy đa biến được sử dụng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức 61,4% hay có thể được hiểu là mô hình gồm 7 biến độc lập bao gồm: “Chất lượng đầu ra”, “Hướng dẫn sử dụng”, “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp”, “Hiệu quả mong đợi”, “Giá trị giá của phần mềm”, “Khả năng giải thích kết quả” giải thích được 61,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Sự lựa chọn PMKT”. 616
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số Hệ số hồi quy hồi quy Thống kê đa chưa chuẩn hóa chuẩn cộng tuyến Mô hình (Model) hóa t Sig. Độ Sai số B Beta chấp VIF chuẩn nhận 1 (Constant) -1,514 0,345 -4,383 0,000 Chất lượng đầu ra 0,115 0,047 0,138 2,446 0,016 0,788 1,269 Hướng dẫn sử dụng 0,247 0,055 0,242 4,491 0,000 0,866 1,155 Nhận thức tính dễ sử dụng 0,289 0,059 0,271 4,870 0,000 0,816 1,226 Sự hỗ trợ của nhà cung cấp 0,187 0,051 0,199 3,645 0,000 0,845 1,184 Hiệu quả mong đợi 0,111 0,045 0,129 2,484 0,014 0,937 1,067 Giá trị giá của phần mềm 0,212 0,058 0,202 3,676 0,000 0,838 1,193 Khả năng giải thích kết quả 0,219 0,045 0,261 4,917 0,000 0,892 1,121 Nguồn: Tác giả tính toán Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, các biến đôc lập được đưa vào mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê khi có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05, hệ số chấp nhận Tolerance cao đồng thời hệ số phóng đại phương sai VIF của các nhân tố đều nhỏ hơn 2, cho thấy không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau. Từ kết quả của phân tích hồi quy, phương trình hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được hình thành như sau: SE = 0,271*ES + 0,261*RE + 0,242*UM + 0,202*PV + 0,199*VS + 0,138*OQ + 0,129*PE (Sự lựa chọn PMKT = 0,271*Nhận thức tính dễ sử dụng + 0,261*Khả năng giải kết quả + 0,242*Hướng dẫn của mô + 0,202*Giá trị giá của phần mềm + 0,199*Sự thích3.4. Kiểm định các giả thuyết sử dụnghình hỗ trợ của nhà cungBảng+5: Kết quả kiểm định các giả 0,129*Hiệu quả mong đợi.) cấp 0,138*Chất lượng đầu ra + thuyết nghiên cứu Giả thuyết Kết quả kiểm định H1: “Chất lượng đầu ra” tác động cùng chiều đến sự lựa β = 0,138; t = 2,446; Sig. = 0,016 chọn PMKT Chấp nhận H1 H2: “Hướng dẫn sử dụng” tác động cùng chiều đến sự lựa β = 0,242; t = 4,491; Sig. = 0,000 chọn PMKT Chấp nhận H2 H3: “Nhận thức tính dễ sử dụng” tác động cùng chiều đến β = 0,271; t = 4,870; Sig. = 0’000 sự lựa chọn PMKT Chấp nhận H3 H4: “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp” tác động cùng chiều đến β = 0,199; t = 3.645; Sig. = 0,000 sự lựa chọn PMKT Chấp nhận H4 H5: “Hiệu quả mong đợi” tác động cùng chiều đến sự lựa β = 0,129; t = 2.484; Sig. = 0,014 chọn PMKT Chấp nhận H5 H6: “Giá trị giá của phần mềm” tác động cùng chiều đến sự β = 0,202; t = 3.676; Sig. = 0,000 lựa chọn PMKT Chấp nhận H6 H7: “Khả năng giải thích kết quả” tác động cùng chiều đến β = 0,219; t = 4.917; Sig. = 0,000 sự PMKT Chấp nhận H7 Nguồn: Tác giả tính toán 617
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Từ phương trình hồi quy được hình thành, cho thấy nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” ảnh hưởng mạnh nhất (β = 0,271) đến sự lựa chọn PMKT của các DNNVV. Các DNNVV có đặc điểm quy mô kinh doanh và nguồn nhân lực hạn chế, do đó việc sử dụng một PMKT dễ sử dụng sẽ giảm thiểu được chi phí cho đơn vị. Kết quả này phù hợp với mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 của Venkatesh và cộng sự (2003), Hernandez và cộng sự (2008), Hoàng Thị Thùy Trang (2016), Zabukovsek và cộng sự (2019), Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Văn Hải (2020). Nhân tố “Hướng dẫn sử dụng” có mức độ tác động lớn thứ hai đến sự lựa chọn PMKT (β = 0,242). Mặc dù đã có sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp, nhưng trong quá trình vận hành, người dùng có thể gặp nhiều vấn đề phát sinh. Với những vấn đề nhỏ, việc có hướng dẫn sử dụng rõ ràng, chi tiết sẽ giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc xử lý thay vì chờ đợi nhà cung cấp hỗ trợ. Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến việc lựa chọn PMKT đã được Zabukovsek và cộng sự (2019) nghiên cứu và cho ra kết quả tương tự. Nhân tố “Khả năng giải thích kết quả” có mức độ tác động lớn thứ ba đến sự lựa chọn PMKT (β = 0,219). Ngay cả những phần mềm hiệu quả cho công việc cũng không thể thu hút sự chấp nhận của người dùng nếu họ cảm thấy khó khăn trong việc nhìn nhận những lợi ích của việc sử dụng phần mềm này (Venkatesh và cộng sự, 2000). Với nguồn lực tài chính hạn hẹp, đòi hỏi các đơn vị phải hiểu rõ những lợi ích mà PMKT mang lại để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhằm hạn chế các vấn đề phát sinh về sau. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Vankatesh và cộng sự (2000) với mô hình chấp nhận công nghệ TAM2. “Giá trị giá của phần mềm” là nhân tố tác động mạnh thứ tư đến sự lựa chọn PMKT (β = 0,202). Với đặc thù về nguồn lực tài chính hạn chế, các DNNVV khi đưa ra quyết định lựa chọn PMKT sẽ phải cân nhắc đến những lợi ích mà công cụ này mang lại so với chi phí phải bỏ ra để sở hữu. Việc lựa chọn một PMKT có giá tiền phù hợp với doanh nghiệp nhưng đem lại hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn mong đợi là điều các đơn vị quan tâm. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Jadhav và Sonar (2009), Venkatesh và cộng sự (2012), Huỳnh Thị Hương (2015), Hoàng Thị Thùy Trang (2016), Đoàn Thanh Thảo (2018). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp” có mức độ tác động lớn thứ năm (β = 0,199) đến sự lựa chọn PMKT tại các DNNVV. Việc nhà cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tốt, có dịch vụ chăm sóc khách hàng đạt chất lượng sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi sử dụng sản phẩm của mình. Nghiên cứu về nhân tố này cho thấy kết quả mang tính tương đồng với Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), Bukamal và Wadi (2016). Nhân tố “Chất lượng đầu ra” là nhân tố có mức độ tác động lớn thứ sáu PMKT (β = 0,138). Với đặc thù về nguồn lực tài chính, các DNNVV có trang thiết bị, cơ sở vật chất chỉ được đầu tư ở mức sử dụng cơ bản, việc lựa chọn PMKT có đầu ra tương thích với hệ thống, cơ sở vật chất hiện có của công ty, giúp cho người sử dụng không gặp khó khăn trong việc xử lý dữ liệu được kết xuất từ phần mềm cũng là điều đáng quan tâm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Venkatesh và cộng sự (2000) và Võ Văn Nhị và cộng sự (2014). Cuối cùng, nhân tố “Hiệu quả mong đợi” có mức độ tác động yếu nhất (β = 0,129) đến sự lựa chọn PMKT. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn khi lựa chọn một công nghệ thì công cụ đó sẽ mang lại cho đơn vị những lợi ích góp phần cải thiện hiệu suất công việc hằng ngày. Sự ảnh hưởng của nhân tố “Hiệu quả mong đợi” đến việc lựa chọn PMKT đã được 618
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Venkatesh và cộng sự (2012), Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Văn Hải (2020) nghiên cứu và cho ra kết quả khá tương đồng. 4. KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” đã hoàn thành với kết quả đáp ứng được mục tiêu đề ra: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT tại các DNNVV tại TP.HCM. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu đã thực hiện phương pháp định lượng. Cụ thể, với thang đo chính thức, nghiên cứu thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu gồm 154 quan sát phù hợp. Việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT được thực hiện thông qua phân tích hồi quy đa biến. Kết quả chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn PMKT là: “Nhận thức tính dễ sử dụng”, “Khả năng giải thích kết quả”, “Hướng dẫn sử dụng”, “Giá trị giá của phần mềm”, “Sự hỗ trợ của nhà cung cấp”, “Chất lượng đầu ra” và “Hiệu quả mong đợi”. Trong đó nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự lựa chọn PMKT tại các doanh nghiệp đó là “Nhận thức tính dễ sử dụng” và nhân tố có sự ảnh hưởng yếu nhất là “Hiệu quả mong đợi”. Điều đó có nghĩa khi lựa chọn PMKT, các DNNVV cần xem xét đến việc phần mềm sẽ đem lại cho người dùng sự thuận tiện, dễ dàng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc người dùng có thật sự hiểu rõ hệ thống, hiểu rõ những lợi ích khi sử dụng phần mềm hay không; phần mềm có các hướng dẫn sử dụng phù hợp và người dùng có nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà cung cấp hay không; những lợi ích mà phần mềm mang lại đã phù hợp với chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để sở hữu hay chưa; chất lượng đầu ra của PMKT đã phù hợp với công việc của người dùng chưa; PMKT được lựa chọn đã đáp ứng được các mong đợi mà doanh nghiệp đặt ra hay không. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đưa ra sự lựa chọn PMKT phù hợp, tối đa hóa lợi ích đồng thời tiết kiệm được chi phí cho đơn vị. Nghiên cứu với ý nghĩa thực tiễn là nhằm hỗ trợ các DNNVV hiểu rõ các nhân tố có thể ảnh hưởng trong việc lựa chọn PMKT từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021). Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Hà Nội. Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Đoàn Thanh Thảo (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp ngành dịch vụ Logistic tại TPHCM. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 3. Hoàng Thị Thùy Trang (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 4. Huỳnh Thị Hương (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 5. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, 2021. Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021. Hà Nội, tháng 4 năm 2021. 6. Nguyễn Bích Liên và Phạm Trà Lam (2016). Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, ISSN: 2588-1043, số 19, quý 3/2016. 619
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 7. Nguyễn Phương Nam và Nguyễn Văn Hải (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, ISSN: 1859 – 1914, số tháng 05/2020. 8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020). Chuyển đổi số tại DN nhỏ và vừa vẫn chỉ là những “khát khao”. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, https://www.vcci.com.vn/chuyen-doi-so-tai-dn-nho-va-vua-van-chi-la-nhung- %E2%80%9Ckhat-khao%E2%80%9D. 9. Võ Văn Nhị và cộng sự (2014). Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN: 1859-0012, số 285, tháng 6/2014. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Abu-Musa, A. A. (2005). The Diterminates of Seclecting Acounting Software: A Proposed Model. The Review of Business Information Systems – Summer 2005, 9(3). 2. Ajzen, I. và Fishbein, M. (1975). A Bayesian Analysis of Attribution Process. Psychological Bulletin, 82(2). 3. Bukamal, O. M. và Wadi, R. M. A. (2016). Factors Influencing the Success of ERP Systems Implementation in the Public Sector in the Kingdom of Bahrain. International Journal of Economics and Finance, 8(12). 4. Davis, F. D. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly. 5. Hernandez, B. và cộng sự (2008). Extending the technology acceptance model to include the IT decision-maker: A study of business management software. Technovation, 28(3). 6. Jadhav, A. S. và Sonar, R. M. (2009). Evaluating and selecting software packages: A review. Information and Software Technology, 51(3). 7. Sampaio, D. và Bernadino, J. (2016). Open source accounting software for SMEs. International Journal of Business Information Systems, 23(3). 8. Thottoli, M. M. (2020). Knowledge and use of accounting software: evidence from Oman, Journal of Industry-University Collaboration. 9. Venkatesh, V. và Davis, F. D. (2000). A Theoretical Extension of the Technology Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies. Management Science, 46(2). 10. Venkatesh, V. và cộng sự (2003). User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS Quarterly, 27(3). 11. Venkatesh, V. và cộng sự (2012). Consumer Acceptance and Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology. MIS Quarterly. 12. Zabukovsek, S. S. và cộng sự (2019). SEM-ANN based research of factors’ impact on extended use of ERP systems. Central European Journal of Operations Research, 27(3). --- Thông tin tác giả: - ThS. Nguyễn Thị Thanh Tý, trường đại học Tây Nguyên, 51A Đào Duy Anh, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk Email: nttty@ttn.edu.vn Số điện thoại: 0947945262 Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán, kế toán – kiểm toán - ThS. Lê Nguyễn Hoàng Tuấn, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Quận 3 – TP HCM Email: tuanle.192114084@st.ueh.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán, kế toán – kiểm toán 620
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2