intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất những hàm ý quản trị giúp các công ty có thể vận dụng hiệu quả công cụ KTQTCP góp phần nâng cao hiệu quản trị chi phí của đơn vị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Ngọc Hiền* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: hienpham3979@gmail.com. TÓM TẮT Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ quản trị nội bộ cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí trong đơn vị. Mục đích của nghiên cứu này là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất những hàm ý quản trị giúp các công ty có thể vận dụng hiệu quả công cụ KTQTCP góp phần nâng cao hiệu quản trị chi phí của đơn vị. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để thực hiện đề tài này. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu, đó là Trình độ nhân viên kế toán; Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty; Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty và nhân tố Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Công ty chế biến thực phẩm; Kế toán quản trị chi phí; Thành phố Hồ Chí Minh. 1. Đ t v ề Trên thế giới, KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hóa và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và điều kiện xử lý thông tin. Tại Việt Nam, KTQTCP mới chỉ được các nhà quản lý quan tâm nhiều trong những năm gần đây trong việc xác định nhu cầu thông tin của KTQTCP phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định trong quản lý, kiểm soát chi phí của tổ chức sao cho việc sử dụng được tiết kiệm và hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trên thực tế, hầu hết các công ty chế biến thực phẩm nói chung và công ty sản xuất chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM nói riêng chưa thật sự chú trọng đến việc vận dụng KTQTCP một cách bài bản. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm, cho biết chỉ số phát triển công nghiệp của ngành lương thực thực phẩm và đồ uống năm 2020 có giảm nhẹ so với cùng kỳ 2019 khi giảm 0,7%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là bởi phân ngành sản xuất đồ uống giảm sâu 5,7% khi chịu tác động kép từ Nghị định 100/2019 ngày 30/12/2019 của Chính phủ và đại dịch Covid-19. Trong khi đó phân ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng trưởng khả quan khi tăng 2,2%. Đặc biệt, chỉ số tiêu thụ các sản phẩm chế biến thực phẩm tăng 4,3%. Với tốc độ tăng trưởng ổn định, ngành chế biến thực phẩm đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của bốn ngành công nghiệp trọng yếu nói riêng và ngành công nghiệp TP.HCM nói chung. Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm cho đến thời điểm 296
  2. này còn khá ít, do vậy việc tác giả chọn thực hiện nghiên cứu nhằm đề xuất các kiến nghị mang hàm ý quản trị để lãnh đạo các công ty chế biến thực phẩm có định hướng để có thể vận dụng hiệu quả KTQTCP cho đơn vị. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Khaled Abed Hutaibat, (2005) nghiên cứu về thực hành kế toán quản trị tại Jordan – Tiếp cận theo hướng dự phòng). Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã kiểm định thành công mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN ao gồm các nhân tố sau: Quy mô DN tổng doanh thu hàng năm), T lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN, Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của DN, Mức độ cạnh tranh thị trường nội địa quốc tế). Để xác định các nhân tố trên, tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính, tuy nhiên để áp dụng mô hình này người dùng cần cân nhắc cũng như điều chỉnh một vài đặc điểm trong chính sách của Nhà nước về ngành nghề, địa lý, … tại nơi đó nhằm phù hợp với tình hình thực tế của DN, mà tại đó tồn tại sự khác biệt với đặc điểm của các đơn vị tại Jordan. Đề tài là nghiên cứu chung cho các DN, chưa nghiên cứu cụ thể cho từng ngành nghề cụ thể. - r v ut r R nghiên cứu về tác động của các đặc điểm của DN đối với thực hành KTQT tại Vương quốc Anh. Tác giả đả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện đề tài. Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong 658 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát tại Anh Quốc đã khảo sát sự tác động đến mức độ phức tạp của việc vận dụng KTQT tại các DN với mười nhân tố tác động khác nhau ao gồm: nhận thức của DN về sự ất ổn của môi trường, thiết kế tổ chức của DN, quy mô của DN, mức độ phức tạp của hệ thống xử lý, kỹ thuật sản xuất tiên tiến AMT), quản trị chất lượng toàn diện TQM), quản trị Just in Time JIT), chiến lược của DN, sức mạnh về nguồn lực khách hàng, mức độ dễ hư h ng của hàng hóa. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu sau khảo sát chỉ ra chỉ có các nhân tố nhận thức của DN về sự ất ổn của môi trường, thiết kế tổ chức của DN, quy mô của DN, kỹ thuật sản xuất tiên tiến AMT), quản trị chất lượng toàn diện TQM), quản trị Just in Time JIT), sức mạnh về nguồn lực khách hàng là có tác động đến việc vận dụng KTQT. Lucas và cộng sự (2013) nghiên cứu về thực hành KTQT tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Anh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính khi nghiên cứu đề tài. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vận dụng KTQT trong DNNVV chịu sự tác động của các nhân tố như: quy mô, giới hạn tài chính, yêu cầu từ các ên liên quan ên ngoài DN, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý, nhân viên và cuối cùng là môi trường kinh doanh và ngành nghề DN đó kinh doanh. Hạn chế của đề tài chưa kiểm định mô hình nghiên cứu nhằm khẳng định và xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT của các DN; đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chưa cụ thể hóa cho từng ngành nghề riêng biệt của các DN. Malorzata Kucharczyk và cộng sự (2014) nghiên cứu về vận dụng KTQT trong các DNNVV). Đề tài được thực hiện bởi phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy lý do hạn chế sự phát triển của KTQT trong các DNNVV có liên quan tới chi phí mà nhà quản lý cam kết cho tổ chức KTQT và một điều rất quan trọng nữa là kiến thức về KTQT của người quản lý các DNVVN. Ngoài ra, việc thiếu kiến thức về các công cụ KTQT của cán bộ công nhân viên trong DN sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của việc sử dụng KTQT. 297
  3. Howard và cộng sự (2016) nghiên cứu về sử dụng các kỹ thuật KTQT bởi các DNNVV: Trường hợp nghiên cứu việc áp dụng tại Canada và Úc. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các DNNVV đại diện cho một bộ phận lớn và quan trọng trong sự phát triển của các nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ sử dụng các kỹ thuật KTQT của các đơn vị này còn rất ít và chưa ài ản như hệ thống chi phí; dự toán ngân sách; báo cáo trung tâm trách nhiệm và phân tích để ra quyết định. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn xác định được có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT, đó là: 1) Nhận thức về tính hữu ích của kỹ thuật KTQT của nhà quản lý DN; (2) Sự phức tạp của môi trường hoạt động của các DN; (3) Thời gian hoạt động của DN. Peter Kamala và cộng sự (2020) nghiên cứu về việc vận dụng các công cụ KTQT trong việc định giá DN cho các DNNVV. Kết quả cho hầu hết các DNNVV sử dụng các công cụ KTQT, gồm các công cụ lập ngân sách, các công cụ đo lường hiệu suất và các công cụ định giá. Kết quả cho thấy hầu hết các DNNVV sử dụng công cụ KTQT ở một mức độ nhất định nào đó. Nguyên nhân chính là do thiếu sự hỗ trợ của an lãnh đạo cao nhất cũng như trình độ chuyên môn về KTQT của nhân sự. Nghiên cứu còn cho thấy, KTQT được sử dụng cho mục đích đo lường và giám sát hoạt động kinh doanh của các DN này và KTQT được xác định là có hiệu quả, với công cụ đo lường hiệu suất có hiệu quả hơn, tiếp đến là công cụ định giá, sau đó là công cụ lập ngân sách. 2.2 Tổng quan về quản trị chi phí 2.2.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí Theo Periasamy P. (2010), kế toán quản trị chi phí là hệ thống kế toán chính thức được thiết lập để ghi nhận chi phí. Đó là một quá trình có tính hệ thống để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm sản xuất ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Cùng quan điểm trên, Atkinson Anthony và cộng sự (2012) cho rằng kế toán quản trị chi phí cung cấp chi tiết thông tin chi phí theo nhu cầu của nhà quản trị để kiểm soát hoạt động kinh doanh hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai. Kết quả từ những nghiên cứu này cho thấy, kế toán quản trị chi phí không phải là một bộ phận độc lập mà nó là một bộ phận kế toán giao thoa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Hansen – Mowen (2003) cho rằng trong doanh nghiệp kế toán quản trị chi phí có ba vai trò chính là lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và đưa ra quyết định. Theo đó, lập kế hoạch là giúp nhà quản trị xây dựng chi tiết các hoạt động trong tương lai để đạt được mục tiêu cụ thể, đồng thời phải xác định được các phương pháp để đạt các mục tiêu đó. Trong các kế hoạch của doanh nghiệp thí kế hoạch tài chính là quan trọng và việc xây dựng một kế hoạch tài chính để điều tra tài chính dựa trên kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chi phí để xây dựng một nguồn tài trợ và kế hoạch trả nợ. Kế hoạch chi phí phải được lập một cách chi tiết cho từng nhóm chi phí và xác định chi phí của từng khoản chi phí. 2.2.2 Nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí Nhận diện và xác lập ịnh mức chi phí: Theo Abdel-Kader 2008), định mức có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch và kiểm soát trong một doanh nghiệp. Định mức ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị ngân sách. Định mức được áp dụng cho các chi phí liên quan đến sản xuất và ngoài sản xuất. Nếu không có định mức, các chi phí có thể vượt ra kh i giới hạn và thời gian cần thiết cho phép. Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh. Định mức chi phí được xây dựng theo hai tiêu thức cơ ản: định mức lượng và định mức giá. Trong một doanh nghiệp sản xuất các chi phí thường được định mức như chi phí nguyên vậy liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, trong đó 298
  4. định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung. Dự toán chi phí: Dự toán là một kế hoạch chi tiết được lập cho một kỳ hoạt động trong tương lai, iểu hiện dưới hình thức định lượng (số lượng và giá trị), chỉ ra việc huy động các nguồn lực và việc sử dụng chúng trong thời kỳ đó. Do đó, dự toán là một công cụ của nhà quản lý được sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động. Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Các số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các tổ chức có qui mô vừa và lớn trên toàn thế giới đều lập dự toán (Horgren et al., 2012). Dự toán cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Dự toán có thể chia thành dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Đo ường kết quả chi phí sản xu t và tính giá thành sản phẩm: Theo Ahmad, K. (2012), giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. Để phấn đấu tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng về góc độ chủ quan của nhà quản lý là làm sao có thể tiết kiệm tối đa các khoản chi phí phát sinh, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. P â tíc á giá c ê ệch chi phí giữa thực tế với ịnh mức: Theo Sikka 2003), phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí giữa thực tế với định mức để kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong thực tế kế toán thường tiến hành phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Cung c p thông tin chi phí phục vụ các quyết ịnh kinh doanh: Theo Hansen và Mowen (2003), xác định giá bán là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý. Xác định giá sản phẩm không phải chỉ là một quyết định của quá trình tiếp thị, nó là một quyết định có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty. Do đó thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là thông tin về chi phí có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định giá bán của công ty. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là lựa chọn các phương án kinh doanh và đưa ra các quyết định một cách kịp thời để nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh, do đó thông tin về chi phí mà kế toán quản trị cung cấp thường mang tính linh hoạt, kịp thời và thích hợp với từng loại quyết định cũng như việc lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp. 2.3 Lý thuyết nền vận dụng trong nghiên cứu Lý thuyết ngẫu nhiên: Theo Chenhall (2005), cách tiếp cận ngẫu nhiên đối với KTQT được dựa trên giả thiết rằng không có một hệ thống kế toán tổng quát nào phù hợp áp dụng cho tất cả các tổ chức trong mọi trường hợp. Thay vào đó, lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy rằng các tính năng đặc biệt của một hệ thống kế toán chi phí thích hợp sẽ phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể trong một tổ chức. Theo Chenhall 2003), lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy môi trường kinh doanh, công nghệ, chiến lược, cơ cấu tổ chức và văn hóa sẽ quyết định sự lựa chọn của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp. Lý thuyết ngẫu nhiên giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động các nhân tố như: nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty; trình độ nhân viên kế toán, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong quá trình kiểm soát chi phí vì ngành thực phẩm là ngành kinh doanh đặc thù và bị chi phối nhiều bởi các quy định của Nhà nước nên mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược ngắn và dài hạn để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Lý thuyết đại diện: Theo Himme, A., 2012a, cho rằng trong doanh nghiệp luôn có sự tồn tại mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người điều hành. Mối quan hệ này được th a thuận ằng một hợp đồng thể hiện các nội dung cụ thể: khoản thù lao phải trả cho người 299
  5. quản lý điều hành và lợi ích của nhà đầu tư đạt được. Để hợp đồng diễn ra đạt kết quả thì các nhà quản lý và nhà đầu tư phải sử dụng các thông tin về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng như: dự toán ngân sách, kiểm soát, phân bổ các nguồn lực,… giúp nhà quản trị định hướng cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng tốt hơn. Lý thuyết đại diện được vận dụng để giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng về đặc điểm tổ chức sản xuất; trình độ nhân viên kế toán và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp khi vận dụng kế toán quản trị chi phí vào trong đơn vị. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng về việc vận dụng kế toán quản trị chi phí của các đơn vị và dữ liệu sơ cấp nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp thảo luận nhóm gồm các chuyên gia am hiểu vể kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp và đại diện lãnh đạo của các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng câu h i khảo sát thông qua ph ng vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm Google Documents để đại diện lãnh đạo các đơn vị trả lời các câu h i. Nội dung các câu h i là các biến quan sát đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng h i: 1 – Hoàn toàn đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là cán bộ công nhân viên đang là Giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó và đại diện nhân viên thuộc bộ phận kế toán của các đơn vị. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng phương pháp EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số thang đo iến quan sát) của các biến độc lập. Nghiên cứu này có 5 biến độc lập với tổng cộng 22 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 22x5 = 110. Theo Tabachnick và Fidell (2007) thì cỡ mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy đa iến cần đạt được xác định theo công thức là n>=50 + 8k (k: số biến độc lập). Theo đó, nghiên cứu này có 5 biến độc lập, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 50 + 8x5 = 90. Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp EFA và hồi qui tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt, do vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là 110. Tác giả gửi Bảng câu h i khảo sát đến 200 các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, kết quả thu về được 184 Bảng trả lởi, trong đó có 12 bảng trả lời không hợp lệ (chủ yếu là do trả lời thiếu thông tin), còn lại 172 Bảng trả lời hợp lệ và tác giả đưa vào phân tích. Vì vậy tác giả chọn mẫu điều tra là 172 (> 110) là phù hợp. 3.2 Giả thuyết nghiên cứu và h nh nghiên cứu Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1: Đặc điểm tổ chức sản xuất có tác động cùng chiều +) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H2: Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty có tác động cùng chiều +) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H3: Phương pháp kỹ thuật thực hiện có tác động cùng chiều +) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H4: Trình độ nhận viên kế toán có tác động cùng chiều +) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết H5: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin có tác động cùng chiều +) đến vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Từ các giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 300
  6. Đặc điểm tổ chức sản xuất Vận dụng kế toán quản trị Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM Phương pháp, kỹ thuật thực hiện Trình độ nhân viên kế toán Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin Hình 1. g iê cứu tác giả ề u t 3.3 Phương tr nh hồi quy Tác giả xây dựng phương trình hồi quy để kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến iến phụ thuộc của mô hình là: KTQTCPi= α0 +β1TCSX +β2NCTT +β3PP T+ β4TDNV + β5CNTT + δ Trong đó: - KTQTCP: Biến phụ thuộc mô tả việc vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa àn TP. HCM. - TCSX: Đặc điểm tổ chức sản xuất; - NCTT: Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty; - PPKT: Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; - TDNV: Trình độ nhân viên kế toán; - CNTT: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin - α0: hệ số chặn; - β1, β2, ...., β6: các hệ số hồi quy; - δ: độ sai lệch chuẩn 3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, dữ liệu thu thập qua ước phương pháp định lượng sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM, cụ thể tác giả thực hiện như sau: Đánh giá độ tin cậy các thang đo; Phân tích nhân tố khám phá: nhằm đảm ảo mô hình EFA đảm ảo khả năng tin cậy, đòi h i phải thực hiện các kiểm định: Kiểm định tính thích hợp EFA; kiểm định tương quan của các iến quan sát trong thước đo đại diện; Phân tích hồi quy đa iến: để mô hình đảm ảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi h i thực hiện các ước kiểm định: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy; mức độ phù hợp của mô hình; hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kiểm ịnh ch t ượ g t g o 301
  7. Bảng 1. Kết quả phân tích ch t ượ g t g o ằng hệ số Cronbach Alpha STT Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach Alpha 1 Đặc điểm tổ chức sản xuất 4 0.726 2 Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty 4 0.801 3 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 5 0.741 4 Trình độ nhân viên kế toán 5 0.785 5 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 4 0.728 6 Vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty 3 0.817 chế biến thực phẩm trên địa àn TP.HCM Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cron ach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.7. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 25 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố ám p á iế ộc ập Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm ịnh Barlett iểm tr O B rt tt's Hệ số KMO Kaiser-Meyer-Olkin) 0.720 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 2207.705 Bậc tự do 190 Sig giá trị P – value) 0.000 Ta có KMO = 0.720 th a điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng t các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Bảng 5. Bả g p ươ g s i tríc Giá trị ig v u s C ỉ số s u i tríc C ỉ số s u i o y P ươ g P ươ g Tích Tích Nhân sai Tích sai ũy P ươ g ũy tố trích ũy trích p ươ g sai p ươ g Tổ g % p ươ g Tổ g % sai Tổ g trích sai sai trích % trích trích % % % 1 8.614 43.072 43.072 8.614 43.072 43.072 3.382 16.910 16.910 2 2.081 10.404 53.476 2.081 10.404 53.476 3.201 16.005 32.915 3 1.898 9.492 62.968 1.898 9.492 62.968 3.191 15.953 48.868 4 1.341 6.705 69.673 1.341 6.705 69.673 2.729 13.644 62.511 5 1.296 6.480 72.153 1.296 6.480 72.153 2.728 13.641 72.153 302
  8. Từ kết quả bảng số liệu bảng 5 sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 72.153% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ 20 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 6 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 72.153% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Phân tích nhân tố ám p á iế p ụ t uộc Kết quả kiểm định Bartlett's bảng 2 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau sig = 0.000 0.5), chứng t phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở bảng 3 cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 72.431% > 50% là đạt yêu cầu. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm ịnh Barlett iểm tr O Bartlett's Hệ số KMO Kaiser-Meyer-Olkin) 0.715 Mô hình kiểm tra của Bartlett Giá trị Chi-Square 308.128 Bậc tự do 3 Sig giá trị P – value) 0.000 Bảng 3. P ươ g s i tríc iến phụ thuộc Giá trị ig v u s C ỉ số s u i tríc Nhân tố P ươ g Tíc ũy P ươ g Tíc ũy p ươ g Tổ g sai trích p ươ g sai Tổ g sai sai trích % % trích % trích % 1 2.548 72.431 72.431 2.548 72.431 72.431 Kiể định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa iến với phương pháp đưa vào một lượt phương pháp Enter), ta có: Bả g 6. Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằ g p ươ g p áp t r Hệ số Hệ số c ư c uẩ T ố g ê cộ g c uẩ hóa tuyế hóa Mô hình S i số t Sig. Hệ số Hệ số B Beta c uẩ Tolerance VIF (Constant) -0.927 0.298 -3.108 0.002 TCSX 0.337 0.041 0.351 5.025 0.002 0.690 1.450 NCTT 0.299 0.045 0.311 4.401 0.000 0.746 1.340 PPKT 0.323 0.040 0.340 5.073 0.000 0.769 1.300 TDNV 0.402 0.056 0.418 6.011 0.000 0.616 1.624 303
  9. CNTT 0.269 0.088 0.278 3.642 0.001 0.723 1.384 Trong ảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các iến để đo độ tin cậy thì các iến độc lập TCSX, NCTT, PPKT, TDNV, CNTT đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nh hơn 10 và hệ số Tolerance đều > 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá ức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 7. Mức ộ phù hợp của mô hình . S i số T ố g êt y ổi Hệ số Hệ số c uẩ Mô Hệ số Hệ R2 - củ Hệ số Bậc Bậc hình R số iệu ước 2 Hệ số tự o tự o Durbin- R sau R c ỉ ượ g i ổi F khi 1 2 Watson 2 ổi 1 .804a 0.810 0.805 0.32924 0.817 130.228 5 146 1.810 Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.804 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa iến phụ thuộc và các iến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.805. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 80.5%. Điều này cho iết khoảng 80.5% sự iến thiên về vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP. HCM, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Dur in Watson = 1.810 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. P ươ g tr ồi quy KTQTCP = 0.418*TDNV + 0.351*TCSX + 0.340*PPKT + 0.311*NCTT+ 0.278*CNTT 5. Kết uậ v m quản trị 5.1 Kết luận Bả g 8. ức ộ tác ộ g củ các iế ộc ập ả ưở g ế iế p ụ t uộc Biế ộc ập Hệ số t T ứ tự Hệ số Sig tác ộ g Đặc điểm tổ chức sản xuất 0.351 2 0.00 < 0.05 Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty 0.311 4 0.00 < 0.05 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 0.340 3 0.00 < 0.05 Trình độ nhân viên kế toán 0.418 1 0.00 < 0.05 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 0.278 5 0.00 < 0.05 Như vậy, quan số liệu của ảng 8 kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa àn TP. HCM cho ta thấy có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu và các hệ số sig của các iến đều nh hơn 0.05, do vậy các giả thuyết được xây dựng an đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. Trong các nhân tố trên thì nhân tố Trình độ nhân viên kế toán có có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQTCP tại các công ty chế biến thực phẩm trên địa àn TP.HCM; tiếp theo là nhân tố Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty có tác động mạnh thứ hai; nhân tố Phương pháp, kỹ thuật thực hiện có tác động mạnh thứ a; tác động mạnh thứ tư là nhân tố Nhu cầu thông tin của nhà quản lý công ty và nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. 5.2 Hàm ý quản trị (1) Đối với tr ộ â viê ế toán: Đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên ộ phận kế toán tham gia sinh hoạt, học tập ồi dưỡng thường xuyên và liên tục ở các 304
  10. hội nghề nghiệp. Công ty chủ động mời các tổ chức tư vấn giải pháp và tài chính, kế toán để họ tư vấn mô hình KTQTCP được áp dụng thành công ở nhiều đơn vị nhằm tăng tính thực tế, góp phần việc triển khai công tác KTQTCP cho công ty được phù hợp và hiệu quả. (2) Đối với c iểm tổ c ức sả u t: Với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các công ty chế biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM nói riêng thì quy trình sản xuất là vô cùng quan trọng. Do đó điều đầu tiên để tổ chức vận dụng KTQTCP đòi h i các doanh nghiệp phải từng ước cải tiến quy trình sản xuất theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến như áp dụng các tiêu chuẩn quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng như theo tiêu chuẩn ISO chẳn hạn, qua đó góp phần quản lý chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hiệu quả hơn, góp phần sử dụng chi phí hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiến hành rà soát, hoàn chỉnh và bổ sung hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp và thống nhất trong toàn ngành, mà đặc biệt liên quan đến các định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. Thêm vào đó để triển khai kế toán quản trị chi phí một cách hiệu quả cần thiết có tính liên thông về thông tin giữa các bộ phận, các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban trong việc phối hợp và chia sẻ thông tin vừa đảm bảo tính liên thông thông tin vừa đảm bảo tính bảo mật thông tin của mỗi bộ phận. (3) Đối với p ươ g p áp, ỹ t uật t ực iệ : Đây là vấn đề quan trọng tác động đến sự thành công của việc vận dụng KTQTCP cho các công ty. Theo đó, các công ty cần: (1) Lựa chọn mô hình kế toán chi phí phù hợp; (2) Xác định được quy trình thực hiện ccác phương pháp kế toán chi phí cần thiết cho công ty; (3) Phân loại và theo dõi chi phí theo phương thức phục vụ cho từng phương pháp chi phí tương ứng; (4) Lựa chọn được tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý khi phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí (nếu có). (4) Đối với u cầu t g ti từ quản lý công ty: Giám đốc công ty và cán ộ lãnh đạo các phòng, an, của đơn vị cần thói quen ra quyết định đều dựa trên kinh nghiệm mà nên chuyển sang việc sử dụng thông tin hữu ích của KTQTCP để phục vụ ra quyết định, như vậy mới khoa học và kết quả đạt được như mong muốn và hiệu quả đạt được cao hơn. Căn cứ vào từng chức năng quản trị cụ thể mà nhà quản lý các cấp xác định rõ nhu cầu thông tin KTQTCP để phục vụ ra quyết định. (5) Đối với mức ộ ứ g ụ g c g g ệ t g ti : Lãnh đạo các công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kế toán của đơn vị. Theo đó, công ty có thể cập nhật hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để có thể xử lý nhanh việc thông tin thu thập, cũng như đưa ra các áo cáo quản trị chi phí kịp thời và đảm ảo được tính hữu ích của thông tin. Xây dựng mạng nội ộ hiệu quả kịp thời tổng hợp kết quả hoạt động, thông tin từ các ộ phận, phòng an khác và nên đầu tư thiết kế phần mềm riêng iệt chuyên phục vụ công tác KTQTCP. T I I U TH HẢO 1. Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40(1), 2-27. 2. Ahmad, K. (2017). The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises. International Review of Management and Marketing, 7(1), 342-353. 3. Atkinson Anthony A. et al., 2012. Management accounting: information for decision- making and strategy executive, 6th edition, Pearson Prentice Hall. 305
  11. 4. Chenhall, R. H., 2003. Management control systems design within its organizational context: Findings from contingency-based research and directions for the future. Accounting, Organizations and Society, 28(2–3), 127–168. 5. Chenhall, R. H., 2005. Integrative strategic performance measurement systems, strategic alignment of manufacturing, learning and strategic outcomes: An exploratory study. Accounting, Organizations and Society, 30(5), 395–422. 6. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc. 7. Hansen, D., & Mowen, M., 2003. Cost management: Accounting and control (4th ed.). Mason, OH: Cengage Learning. 8. Himme, A., 2012a. Cost management projects in Germany. Cost Management, 25 (1), 24–32. 9. Horngren, C., G. Sundem, and W. Stratton, 2012. Introduction to Management Accounting. 11th edition. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. 10. Howard M. Armitage, Alan Webb, John Glynn, The Use of Management Accounting Techniques by Small and Medium‐ Sized Enterprises: A Field Study of Canadian and Australian Practice, First published: 14 March 2016, https://doi.org/10.1111/1911- 3838.12089, Citations: 15. 11. Hutaibat, K. A. (2005). Management accounting practices in Jordan: A contingency approach (Doctoral dissertation, University of Bristol). 12. Lucas, M., Prowle, M., & Lowth, G. (2013). Improving SME performance through management accounting education., 9(4), 01-14. 13. Malorzata Kucharczyk và Iwona Cies’lak 2014) “ The issue of Management Accouting in Small and Medium – Sized Enterprises”. 14. Periasamy, P., 2010. A TEXTBOOK OF FINANCIAL COST AND MANAGEMENT ACCOUNTING, Global Media. 15. Peter Kamala, Michael Twum – Darko (2020), The usage of management accounting tools by Small and medium e Enterprises in cape metropole, south Africa, Cape Peninsula University of Technology, http://etd.cput.ac.za/handle/20.500.11838/324. 16. Sikka, P. (2003). The Role of Offshore Financial Centres in Globalisation. Accounting Forum, 27, 365-399. 17. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using Multivariate Statistics (5th ed.). New York: Allyn and Bacon. 306
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2