intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương" là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị (KTQT) tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định mô hình nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Lâm Thải Ngọc* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: ngoc.lam1697@gmail.com. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị (KTQT) tại các doanh nghiệp kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định mô hình nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng này. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT cho các DN kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đó là nhân tố Chiến lược kinh doanh, Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp, Quy mô doanh nghiệp, Trình độ nhân viên kế toán, Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp và Mức độ cạnh tranh thị trường. Từ khóa: kế toán quản trị; doanh nghiệp kinh doanh gỗ; tỉnh Bình Dương. 1. Đ t v Bình Dương là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mạnh của cả nước, tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Bình Dương về tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu tại Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương năm 2021 (Bifa) thì trong số khoảng 2.500 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ trên cả nước, cho đến nay đã có 55% doanh nghiệp bị lỗ, trong đó số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ khá lớn, số còn lại phải cầm cự để tái cơ cấu và chờ thời, 30% DN sản xuất hòa vốn, 10% có lãi, từ đó cho thấy các doanh nghiệp chế biến gỗ đang rất khó khăn trong duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các DN tỉnh Bình Dương chủ yếu nhập nguồn gỗ thô từ Campuchia, Lào nhưng hiện nay, do ảnh hưởng chính sách bảo vệ tài nguyên rừng của nước bạn, nguồn nguyên liệu phải nhập từ các nước Mỹ, Canada (chủ yếu là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ sồi) nên chi phí sản xuất tăng cao, DN cũng mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng đơn đặt hàng. Không ít DN chế biến gỗ rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưng lại không có lợi nhuận, tình trạng khan hiếm cũng đẩy giá nguyên liệu ngày càng tăng cao, không ổn định. Thêm vào đó so với các loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp chế biến gỗ có đặc điểm hoạt động không liên tục, thường tập trung sản xuất khi có đơn hàng, mang tính chất thời vụ, vì vậy công việc kế toán phát sinh rất nhiều trong một giai đoạn nhất định, từ đó nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời để phục tốt nhu cầu thông tin của các đối tượng là vô cùng cần thiết trong việc quản lý, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương luôn luôn tồn tại những rủi ro hiện hữu và rủi ro tiềm tàng. Những rủi ro này xuất phát từ chính bên trong nội bộ DN hay từ các nhân tố bên ngoài. Tình hình cạnh tranh toàn cầu gay gắt đã thúc đẩy các DN này càng phải đảm bảo quản lý hiệu quả hơn nữa nhằm ổn đinh hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn và đạt được các mục tiêu hoạt động đã đặt ra. Vì vậy, các DN sản xuất và chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và các DN kinh doanh gỗ trên cả nước nói chung muốn tồn tại và phát triển cũng cần 344
  2. phải xây dựng, vận dụng KTQT nhằm giúp các DN đạt được các mục tiêu đã đề ra thông qua việc hoạch định, tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, và đưa ra các quyết định quản lý đảm bảo sử dụng tốt nhất các nguồn lực của DN. Tuy nhiên, hiện nay việc vận dụng KTQT vào các DN kinh doanh gỗ này vẫn còn khá mới mẻ, chưa được triển khai một cách đồng bộ và khoa học, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của KTQT. 2. C s t u t 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước Ronald W. Hilton (2005) đã đưa ra năm yếu tố làm tăng giá trị cho các DN khi áp dụng KTQT bao gồm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, lập kế hoạch; cơ sở để nhà quản lý đưa ra quyết định; hỗ trợ các nhà quản lý trong việc chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động; thúc đẩy nhà quản lý và nhân viên đạt được mục tiêu của DN; đo lường việc thực hiện các hoạt động, nhà quản lý và các nhân viên trong doanh nghiệp; đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp trong ngành. Khaled Abed Hutaibat (2005) nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong DN ao gồm các nhân tố sau Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm); Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN; Ngành nghề kinh doanh của DN; Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế). Để xác định các nhân tố trên, tác giả chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính, tuy nhiên để áp dụng mô hình này người dùng cần cân nhắc cũng như điều chỉnh một vài đặc điểm trong chính sách của Nhà nước về ngành nghề, địa lý, … tại nơi đó nhằm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, mà tại đó tồn tại sự khác biệt với đặc điểm của các đơn vị tại Jordan. Alper Erserim (2012) xác định có tổng cộng năm nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong đó hai nhân tố thuộc đặc điểm bên ngoài DN: Sự cạnh tranh, mức độ không chắc chắn của môi trường và ba nhân tố bên trong doanh nghiệp văn hóa, mức độ tập trung và mức độ chính thức của DN. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu biến văn hóa của tổ chức trong doanh nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ không tiến hành như các nghiên cứu trước trong việc xác định các biến về đặc điểm bên trong DN như quy mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ của nhân viên,… Nhân tố văn hóa được thể hiện thông qua bốn đặc trưng cụ thể trong các DN, bao gồm văn hóa sáng tạo, văn hóa hỗ trợ, văn hóa dựa trên nguyên tắc và văn hóa định hướng mục tiêu. Peter Kamala và Michael Twum – Darko (2015) thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định mức độ mà các DNVVN ở Metropole sử dụng các công cụ KTQT và nhấn mạnh công cụ định giá trong KTQT. Kết quả cho thấy hầu hết các DNVVN sử dụng các công cụ KTQT, gồm các công cụ lập ngân sách, các công cụ đo lường hiệu suất và các công cụ định giá. Kết quả cho thấy hầu hết các DNVVN sử dụng công cụ KTQT ở một mức độ nhất định nào đó. Kamilah Ahmad (2017) thực hiện một nghiên cứu để khám phá mức độ sử dụng KTQT giữa các DNVVN ở các nước đang phát triển và để tìm ra mối quan hệ giữa KTQT và hoạt động. Kết quả nghiên cứu phản ánh cách tiếp cận đơn giản của hệ thống KTQT cơ ản phù hợp và thuận tiện để được áp dụng trong môi trường DN nhỏ. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thông KTQT cơ ản hoặc truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hầu hết các công ty ngày nay. Các DNVVN của Malaysia đã áp dụng rộng rãi các kỹ thuật KTQT cơ ản như hệ thống chi phí; hệ thống ngân sách và hệ thống đo lường hiệu suất. Việc chấp nhận các kỹ thuật truyền thống có thể là do thông tin và chuyên môn liên quan đến các kỹ thuật này là có sẵn và dễ dàng áp dụng nhất so với các kỹ thuật kế toán quản lý hiện đại. Việc áp dụng các kỹ thuật mới kém phát triển là do thái độ bảo thủ về quản lý, lãnh đạo độc đoán, thiếu đào tạo, chuyên môn và sự định hướng lâu dài. Hơn nữa, kết quả cho thấy hầu hết người trả lời tin rằng việc áp dụng các kỹ thuật KTQT mới vào sẽ tốn kém chi phí cho DN. Về mặt quy mô công ty việc áp dụng KTQT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn so với các doanh 345
  3. nghiệp siêu nhỏ. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu suất của công ty. 2.2 Tổng quan về kế toán quản trị Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012) “Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức” Chung lại, kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012), dù hầu hết thông tin do phương pháp kế toán quản trị cung cấp đều là thông tin tài chính, kế toán quản trị vẫn rất chú trọng với việc trình ày thông tin phi tài chính. Nhân viên kế toán quản trị cung cấp tất cả các loại thông tin cho nhà quản trị và hành động như những đối tác chiến lược, giúp nhà quản trị ra quyết định và quản lý các mặt hoạt động của tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là một trong những nguồn thông tin an đầu của quá trình ra quyết định và kiểm tra trong tổ chức, có tác dụng giúp các nhà quản trị các cấp trong tổ chức có những quyết định tốt hơn, qua đó cải tiến kết quả chung của tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là các số liệu tài chính và số liệu vật chất về các mặt hoạt động, các quá trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ, khách hàng v.v… của một tổ chức, thí dụ như giá thành tính toán của một sản phẩm, một hoạt động, hay của một ộ phận ở kỳ hiện hành. 3. P ư g p áp g iê cứu và mô hình nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành gồm Nghiên cứu định tính ằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các iến quan sát và hiệu chỉnh iến quan sát phù hợp với thực tế. Nghiên cứu định lượng Sử dụng hệ số tin cậy Cron ach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa iến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương. 3.2 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Việc lấy mẫu khảo sát sẽ được tiến hành trên các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách gửi các câu hỏi khảo sát đến đại diện lãnh đạo, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp của các DN này bằng google form. Về kích thước mẫu, để sử dụng EFA, theo Hair và cộng sự (2006), mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó, theo Ta achnick và Fidell (2006) khi dùng MLR (hồi quy bội), kích thước mẫu n được tính: n >= 50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Trong bảng câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tác giả có 29 biến quan sát, trong đó có 25 iến quan sát cho biến độc lập và 4 biến quan sát cho biến phụ thuộc. Vậy theo kinh nghiệm xác định kích thước mẫu nghiên cứu của Hair (2010) thì cỡ mẫu tối thiểu là 145 (n  29*5=145), và theo kinh nghiệm chọn mẫu của Tabachnick và Fidell (2007) thì cỡ mẫu tối thiểu là 98 (n  50+8*6). Như vậy kết hợp các cách xác định kích thước mẫu tối thiểu vừa nêu thì cỡ mẫu tối thiểu tốt nhất là 145. Để đạt được kích thước mẫu mong muốn (n  =145), tác giả đã gửi 200 phiếu khảo sát đến các đối tượng khảo sát được lựa chọn, tuy nhiên kết quả thu về chỉ được 165 phiếu khảo sát hợp lệ, và kết quả của 165 phiếu này được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu chính thức 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy 346
  4. Quy mô doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh của thị trường Vận dụng Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh KTQT tại các nghiệp DN kinh doanh gỗ trên địa bàn Trình độ của nhân viên kế toán tỉnh Bình Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT Dương cho doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh S ồ 1. Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Tác giả xây dựng) Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuy t H1: Quy mô DN có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Giả thuy t H2: Mức độ cạnh tranh của thị trường có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Giả thuy t H3: Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Giả thuy t H4: Trình độ của nhân viên kế toán có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Giả thuy t H5: Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Giả thuy t H6: Chiến lược kinh doanh có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng KTQT tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, bài viết sử dụng phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vận dụng kế toán quản trị tại các DN kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4. K t quả nghiên cứu và thảo luận Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1. K t quả phân tích ch t ượ g t a g o bằng hệ số Cronbach Alpha Tư g Bi n quan Trung bình thang P ư g sai t a g Cronbach Alpha quan bi n sát o u loại bi n o u loại bi n n u loại bi n tổng Nhân tố quy mô doanh nghiệp Cronbach's Alpha = 0.758 QM1 7.680 1.763 .579 .632 QM2 7.930 1.527 .564 .672 QM3 7.715 2.146 .585 .656 Nhân tố Mức ộ cạnh tranh Cronbach's Alpha =0.891 MDCT1 13.182 3.440 .735 .830 347
  5. MDCT2 13.171 3.777 .656 .861 MDCT3 13.193 3.242 .811 .798 MDCT4 13.219 3.538 .698 .845 Nhân tố sự qua tâm n KTQT của chủ doanh nghiệp Cronbach's Alpha =0.789 QTCDN1 11.459 2.659 .496 .755 QTCDN2 11.622 2.622 .615 .691 QTCDN3 11.587 2.478 .653 .668 QTCDN4 11.413 2.723 .523 .738 Nhân tố Trì ộ của nhân viên k toán Cronbach's Alpha = 0.880 TRINHDO1 16.006 2.614 .704 .824 TRINHDO2 16.029 2.566 .764 .809 TRINHDO3 16.052 2.635 .685 .828 TRINHDO4 16.058 2.663 .630 .842 TRINHDO5 16.041 2.647 .610 .848 Nhân tố C i p í ể tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp Cronbach's Alpha = 0.891 CHIPHI1 11.942 3.845 .667 .858 CHIPHI2 11.942 3.704 .750 .824 CHIPHI3 11.872 3.715 .749 .824 CHIPHI4 12.035 3.823 .732 .832 Nhân tố Chi ược kinh doanh Cronbach's Alpha = 0.766 (lần 2) CLKD1 16.483 1.561 .567 .684 CLKD2 16.471 1.502 .616 .666 CLKD3 16.477 1.526 .599 .673 CLKD4 16.477 1.502 .669 .652 Vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp ch bi n gỗ trê ịa bàn Tỉnh Bình Dư g Cro bac 's A p a = 0.780 VANDUNG1 12.128 .498 .559 .712 VANDUNG2 12.087 .396 .585 .692 VANDUNG3 12.110 .426 .537 .718 VANDUNG4 12.145 .452 .582 .693 Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cron ach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.7. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến quan sát đặc trưng (loại 1 biến CLKD5 của thang đo Chiến lược kinh doanh). Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố ám p á EFA bi ộc ập Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm ịnh Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Hệ số KMO .716 Giá trị Chi-Square 1858.477 Mô hình kiểm Bậc tự do 276 traBartlett Sig (p – value) .000 Ta có KMO = 0.716 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với dữ liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy kiểm định Bartlett có 348
  6. ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Từ kết quả kiểm định cho thấy phương sai trích là 74.5% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 6 yếu tố được rút trích ra từ 24 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 74.5% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Phân tích nhân tố ám p á EFA bi p ụ t uộc Bảng 3. Hệ số KMO và kiểm ịnh Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Hệ số KMO .780 Giá trị Chi-Square 161.068 Mô hình kiểm Bậc tự do 6 traBartlett Sig (p – value) .000 Kết quả kiểm định Bartlett's bảng 2 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở bảng 3 cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 78.0% > 50% là đạt yêu cầu. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa iến với phương pháp đưa vào một lượt, ta có: Bả g 4. Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằ g p ư g p áp E ter Coefficientsa Hệ số c ưa c uẩn Hệ số Thố g ê a cộng tuy n hóa chuẩn hóa Mô hình tstat Sig. Sai số Hệ số Beta Beta Hệ số VIF chuẩn Tolerance (Constant) 1.396 .214 6.525 .000 .973 1.818 QM .177 .019 .246 4.532 .000 .049 .123 MDCT .136 .019 .121 2.344 .020 .007 .084 1 QTCDN .162 .025 .163 2.874 .000 .022 .119 TRINHDO .224 .034 .240 3.888 .000 .066 .201 CHIPHI .178 .019 .249 4.545 .000 .049 .125 CLKD .232 .047 .323 4.911 .000 .138 .324 Trong ảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các iến để đo độ tin cậy thì các iến độc lập QM, MDCT, QTCDN, TRINHDO, CHIPHI và CLKD đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 5. Mức ộ phù hợp của mô hình Model Summaryb 2 Hệ số R2 - hiệu Sai số chuẩn của ước Mô hình Hệ sốR Hệ sốR chỉnh lượng 1 .719a .618 .615 .15212 Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.719 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa iến phụ thuộc và các iến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.615. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến 349
  7. tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 61.5%. Điều này cho iết khoảng 761.5%. sự iến thiên về vận dụng KTQT cho các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Dur in Watson = 1.5212 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. P ư g trì ồi qu VANDUNG = 0.246QM + 0.121MDCT+ 0.163QTCDN + 0.240TRINHDO + 0.249CHIPHI + 0.323CLKD 5. K t uậ v m quản trị 5.1 Kết luận Như vậy, kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT cho các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương cho ta thấy có 6 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mức độ tác động của các iến độc lập đến iến phụ thuộc trong mô hình được thể hiện như sau Bả g 6. Mức ộ tác ộ g của các bi ộc ập ả ư g bi p ụ t uộc Bi ộc ập Hệ số T ứ tự Hệ số Sig. beta tác ộ g Quy mô doanh nghiệp 0.246 3 0.00 < 0.05 Mức độ cạnh tranh của thị trường 0.121 6 0.02 < 0.05 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp 0.163 5 0.00 < 0.05 Trình độ của nhân viên kế toán 0.240 4 0.00 < 0.05 Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho 2 0.00 < 0.05 0.249 doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh 0.323 1 0.00 < 0.05 Qua số liệu ở ảng 6 cho thấy, nhân tố “Chiến lược kinh doanh” thực hiện có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQT cho các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương; còn nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố “Mức độ cạnh tranh của thị trường”. Mặt khác, các hệ số sig của các iến đều nhỏ hơn 0.05, do vậy các giả thuyết được xây dựng an đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. 5.2 Hàm ý quản trị 5.2.1 Chiến lược kinh doanh Xác định mục tiêu của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để từ đó đề ra chiến lược, các chính sách để thực hiện mục tiêu đó. Một trong những ưu điểm nổi ật của các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương là tính linh hoạt cao, dễ dàng thay đổi hoạt động kinh doanh, đặc iệt là để đáp ứng những yêu cầu của thị trường. Do đó nếu DN lựa chọn chiến lược sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên iệt theo yêu cầu của khách hàng, chú trọng thêm vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi, đáp ứng linh hoạt nhu cầu khách hàng về số lượng sản phẩm … thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh so với các DN khác. Hơn nữa, chiến lược kinh doanh như trên sẽ tạo ra áp lực về nhu cầu quản trị, đồng thời cũng tạo ra tiền đề để việc vận dụng KTQT trong các DN diễn ra thuận lợi hơn. Thông tin kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong định hướng thiết lập chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một trong những thông tin quan trọng có thể kể đến liên quan đến giá sản phẩm. Về điều này, tác giả kiến nghị rằng nên doanh nghiệp nên lập hệ thống kiểm soát chi phí và giá thành trong toàn bộ quy trình hoạt động từ đó có giá thành cạnh tranh hơn. Áp dụng các sáng kiến cải tiến vào thực tế như giảm hao hụt nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng như tắt đèn và máy tính khi dừng làm việc, tiết kiệm nước sinh hoạt... để giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp không những phải hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, mà còn phải không ngừng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác giả kiến nghị rằng doanh nghiệp nên xây dựng, duy trì và thực hiện đúng quy trình quy trình sản xuất, thương mại để giảm thiểu thời gian và nâng cao năng suất lao động sản xuất và nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm đồ gỗ. 350
  8. 5.2.2 Chi phí để tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp Việc xây dựng mô hình KTQT nhằm mục đích cung cấp được đầy đủ, tin cậy và kịp thời thông tin cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng KTQT, các DN cần theo dõi chi phí phát sinh từ quyết định này để có thể so sánh với lợi ích mà nó mang lại, từ đó, làm cở sở để cải thiện hể thống KTQT giúp việc vận dụng được hiệu quả hơn. Chi phí cho việc áp dụng KTQT chủ yếu đến từ đầu tư vào trang thiết bị, hệ thống thông tin an đầu, xây dựng nguồn nhân lực vận hành và tư vấn. Đối với đầu tư vào công nghệ thông tin, tác giả cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kế toán là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, DN cần biết cân đối chi phí bỏ ra sao cho phù hợp với tiềm lực tài chính của mình và thỏa mãn các yêu cầu đặt ra dựa trên đặc thù của từng đơn vị. Về chi phí đào tạo nhân viên trong vận dụng KTQT. Hệ thống KTQT có thể được tổ chức theo hai mô hình: kết hợp và tách biệt. Các DN nên vận dụng theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và KTQT, trong đó, một phần thông tin quá khứ của KTTC sẽ là cơ sở phục vụ cho KTQT. Ngoài ra, phải đảm bảo ít nhất một nhân viên kế toán phụ trách về KTQT và nhân sự này nên được bổ nhiệm ở vị trí phó phòng vì tính chất phải làm việc với các phòng ban bên ngoài và trình bày thông tin đến nhà quản lý. Bên cạnh đó, việc triển khai KTQT sẽ khó thành công nếu không có sự tham gia và hỗ trợ của các trưởng phòng an khác và đặc biệt là Ban lãnh đạo. 5.2.3 Quy mô doanh nghiệp Do hầu hết các DN kinh doanh gỗ trên địa àn tỉnh Bình Dương đều là DNNVV nên để mở rộng quy mô hoạt động cần thực hiện thông qua hợp nhất các DN có cùng ngành nghề hoặc ngành nghề mang tính ổ trợ cho nhau. Chính sự liên kết sẽ làm cho DN này có tầm vóc, quy mô mới, đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính, nguồn lực khi làm ăn với các đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài, hay thuận lợi hơn trong công tác tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Ngoài ra hiện nay còn có một làn sóng mua án sát nhập DN rất lớn do các tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam. Do đó các DN cần phải lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp trong các quyết định liên quan đến quy mô và quản lý tại DN. 5.2.4 Trình độ của nhân viên kế toán Để KTQT phát huy được vai trò của mình phục vụ cho nhà quản trị DN cần bố trí người làm kế toán có trình độ chuyên môn, am hiểu về tổ chức, quy trình hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh. Thoe đó, các DN cần tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu về KTQT và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ. Đào tạo, hướng dẫn để các nhân viên kế toán áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin. Thông tin hỗ trợ cho các quá trình hoạch định, kiểm soát, phân tích và ra quyết định quản lý đòi hỏi việc thu thập, truyền tải và xử lý dữ liệu phải có tốc độ cao. 5.2.5 Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ doanh nghiệp yêu cầu những thông tin mà kế toán có thể dự áo trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng KTQT của DN. Do đó trước hết cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho chủ doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của KTQT trong hệ thống kế toán, tầm quan trọng của thông tin KTQT trong thực hiện các chức năng quản trị của mình. Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ những thông tin cần được bộ phận KTQT cung cấp, để bộ phận này xây dựng mô hình đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin, để nhanh chóng áp dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp. 5.2.6 Mức độ cạnh tranh của thị trường Khi mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng cao như hiện nay, luôn có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, các sản phẩm thay thế trên thị trường thì để tồn tại thì các doanh nghiệp chế biến gỗ Bình Dương phải đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, chế biến gỗ, phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm. Để đạt được những mục tiêu này, các DN kinh doanh gỗ ở Bình Dương cần sử dụng 351
  9. các kênh truyền thông nội bộ một cách hiệu quả nhằm giúp chuyển đổi những áp lực cạnh tranh với những đối thủ không chỉ tầm cỡ về quy mô, tiềm lực kinh tế mà còn có trình độ quản lý cao thành động lực để hoàn thiện hệ thống quản lý của DN mà cụ thể chính là KTQT. T I IỆU THAM HẢO 1. Ahmad, K. (2017). The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises. International Review of Management and Marketing, 7(1), 342-353. 2. Erserim, A. (2012). The impacts of organizational culture, firm's characteristics and external environment of firms on management accounting practices: an empirical research on industrial firms in Turkey. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 62, 372-376. 3. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc. 4. Hutaibat, K. A. (2005). Management accounting practices in Jordan: A contingency approach (Doctoral dissertation, University of Bristol). 5. Peter Kamala và Michael Twum-Darko (2015) “The usage of management accounting tools by small and medium enterprises in cape metropole, south Africa” 6. Ray H. Garrison, Eric W. Noreen, Peter C. Brewer (2012), Managerial Accounting, McGraw Hill, Irwin, 13rd edition. 7. Ronald W. Hilton (2005), Managerial Accounting: Creating Value in a Dynamic Business Environment, ISBN: 0071113134, 9780071113137, McGraw-Hill/Irwin. 8. Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (1996), Using multivariate statistics (ấn bản lần 3), New York, Mỹ: HarperCollins. 352
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2