intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm mục đích xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS AFFECTING APPLICATION CORPORATE INCOME TAX ACCOUNTING STANDARD OF SMEs IN HCM CITY Nguyễn Thị Khoa, Nguyễn Thị Hồng Khanh Trường Đại học Kinh tế - Luật Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra được bảy nhân tố là trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên; nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng kế toán; áp lực từ cơ quan quản lý thuế; áp lực cung cấp thông tin; hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán; tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán phù hợp với mô hình nghiên cứu dự kiến ban đầu.\ Từ khóa: VAS 17, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SMEs. ABSTRACT This study aims to determine the factors and the extent of their influence on the application of corporate income tax accounting standards (VAS 17) of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Ho Chi Minh City (HCMC). The research results show that seven factors are the qualifications and experience of accountants; perceptions and attitudes of business owners; accounting infrastructure; pressure from tax authorities; pressure to provide information; system of accounting standards and accounting practice manuals; compulsory compliance with accounting standards is consistent with the original research model. Key word: VAS 17, SMEs. 1. Đặt vấn đề Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê, đến hết năm 2020, có khoảng 810.000 danh nghiệp đang hoạt động, trong đó SMEs chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 96%). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của SMEs trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam: tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động; đóng góp đáng kể vào việc cung ứng hàng hóa và nguồn thu ngân sách. Tuy số lượng nhiều nhưng quy mô của từng SMEs nhỏ, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp. Việc hội nhập kinh tế càng sâu thì cạnh tranh càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để thu hút được các nguồn vốn đầu tư bên ngoài, các doanh nghiệp nói chung và SMEs nói riêng sẽ phải cung cấp được các thông tin tài chính trung thực, hợp lý, minh bạch. Theo Nguyễn Công Phương (2013) tại Việt Nam, do đặc điểm khung pháp lý nên tồn tại 580
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 song song giữa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Chuẩn mực kế toán tồn tại nhằm đảm bảo hệ thống kế toán hài hòa với kế toán quốc tế, phản ảnh sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong khi chế độ kế toán giúp Nhà nước tiếp tục kiểm soát nền kinh tế hay thể hiện đặc thù quốc gia. Chuẩn mực kế toán chỉ bao gồm khái niệm, nguyên tắc hướng dẫn áp dụng các phương pháp kế toán nên việc vận dụng chuẩn mực kế toán yêu cầu kế toán phải có khả năng phán đoán, phân tích, đánh giá tình huống để lựa chọn phương pháp kế toán thích hợp. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam được kế thừa phần lớn từ chuẩn mực kế toán quốc tế cùng thời điểm – chuẩn mực được hình thành ở các nước tư bản với thị trường vốn phát triển, thông tin kế toán hướng về phục vụ cho các nhà đầu tư, trong khi đó ở Việt Nam, thông tin kế toán lại hướng về mục đích phục vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước nên nhiều nội dung trong chuẩn mực kế toán không phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước và quá trừu tượng để có thể vận dụng. Theo Nguyễn Xuân Thắng (2008) do cách hành văn của các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã dẫn tới tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một chuẩn mực và phát sinh nhiều khó khăn để phổ biến rộng tinh thần của các chuẩn mực kế toán Việt Nam để vận dụng trong thực tế. Việc ban hành VAS 17 đã giải quyết được bất cập về phương pháp xử lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), phát sinh từ những chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế bị chi phối bởi Luật thuế và lợi nhuận kế toán bị chi phối bởi các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, phương pháp kế toán trong VAS 17 rất phức tạp, khó hiểu góp phần tạo nên rào cản để VAS 17 đi vào áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, việc tồn tại song song chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán tại Việt Nam, và trong chế độ kế toán lại có chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nói chung và chế độ kế toán dành cho các SMEs và không có chế tài bắt buộc SMEs chỉ được tuân theo chế độ kế toán dành cho SMEs liệu có tác động đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng vào thực tế hay không? Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam – cụ thể cho VAS 17 là thiết thực và mang lại ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay. 2. Mô hình nghiên cứu Dựa vào kết quả nghiên cứu của David Deakins và Guhlum Hussain (1994), Collis và Jarvis (2002), Trần Đình Khôi Nguyên (2010) (2011) (2013), Đặng Đức Sơn (2011), Trần Thị Thanh Hải (2015), Đặng Ngọc Hùng (2017), Nguyễn Thị Thu Hoàn (2018), Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2020) cùng với kết quả trao đổi với các chuyên gia có thâm niên công tác trong lĩnh vực kế toán – tài chính, tác giả đưa ra các nhân tố hình thành mô hình nghiên cứu như sau: Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013) chất lượng của nhân sự kế toán được xem xét có ảnh hưởng lớn trong công tác kế toán. Chất lượng này được thể hiện qua trình độ, năng lực chuyên môn trong quá trình đào tạo ở các bậc đại học và đào tạo sau đại học. Đặt ra tính chuyên nghiệp cho nghề kế toán và loại bỏ dần nhận thức kế toán là nghề “tay ngang”, ai cũng có thể làm được trong các doanh nghiệp nhỏ, khi đó kỳ vọng về khả năng áp dụng các chuẩn mực kế toán trong SMEs sẽ tốt hơn. Theo Trần Thị Thanh Hải (2015) việc tồn tại những hạn chế về chuyên môn của kế toán viên sẽ dẫn đến việc hiểu sai, vận dụng sai các quy định của chuẩn mực kế toán làm cho thông tin tài 581
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chính không đủ trung thực, hợp lý, minh bạch. Vì vậy, việc học hỏi, nâng cao trình độ để nắm rõ và vận dụng đúng đắn các quy định của chuẩn mực kế toán vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng đối với mỗi kế toán viên. Theo Đặng Ngọc Hùng (2017) kế toán có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán càng cao. Tác giả lý giải điều trên là những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn về khoa học kế toán, có khả năng vận dụng, lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp mình. Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2019) kế toán viên là chủ thể thực hiện công tác kế toán nên về lý thuyết tác giả coi đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán vào thực tiễn. Giả thuyết 1: Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013), nhận thức và sự quan tâm của chủ doanh nghiệp với hai thuộc tính là “làm theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp” và “sự quan tâm của chủ doanh nghiệp về công tác kế toán đối với hoạt động kinh doanh” có ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại các SMEs. Nhằm giảm thiểu sự phức tạp trong công tác kế toán thì chủ doanh nghiệp cũng có xu hướng đồng ý để nhân viên phụ trách kế toán áp dụng theo cơ sở thuế nhiều hơn là tuân theo các quy tắc mang tính định hướng của chuẩn mực. Với các nhà quản lý doanh nghiệp có trình độ và am hiểu về tài chính nhất định sẽ định hướng, theo dõi chặt chẽ quy trình kế toán để thành phẩm của công tác kế toán sẽ phục vụ cho các mục đích mà chủ doanh nghiệp hướng tới. Giả thuyết 2: Nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Cơ sở hạ tầng kế toán Cơ sở hạ tầng kế toán là các hệ thống và các dịch vụ cơ bản cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động kế toán đúng chức năng và hiệu quả, bao gồm tổ chức nghề nghiệp, hệ thống đào tạo kế toán, … Đây là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán trong các SMEs trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015). Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013), các công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam có ảnh hưởng đến năng lực của kế toán viên thông qua việc tư vấn, hỗ trợ, trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng vận dụng các chuẩn mực kế toán trong các SMEs. Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2011) (2013), Đặng Ngọc Hùng (2017) thì tổ chức tư vấn về kế toán có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán của SMEs. Cùng với sự phát triển hội nhập toàn cầu thì sự phát triển của cộng đồng kế toán có ảnh hưởng rất tích cực đến các hoạt động kế toán xuất phát từ các ý kiến của các công ty kiểm toán, tư vấn của bộ phận tuyên truyền của các cơ quan thuế. Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2019) cho thấy sự ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin cụ thể là phần mềm kế toán giúp của SMEs dễ dàng thực hiện công tác kế toán hơn, làm tăng đáng kể mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán vào thực tiễn. 582
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Theo Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2020) thì công tác kế toán hiện hành đã thay đổi từ trình bày bảng tính, ghi sổ thông thường sang các hình thức công nghệ thông tin để hỗ trợ công việc cho kế toán, từ đó giúp dễ dàng áp dụng chuẩn mực kế toán hơn. Giả thuyết 3: Cơ sở hạ tầng kế toán có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Áp lực từ cơ quan quản lý thuế Theo Nguyễn Thị Thu Hoàn (trích dẫn trong Alm & McKee (1998)), doanh nghiệp thường sợ hãi với khả năng bị bắt và bị phạt hoặc ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, buộc họ phải tuân thủ chính sách thuế hơn là tuân thủ chính sách kế toán. Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013) tác giả chỉ ra rằng thuế cũng là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán. Và kết quả điều tra thử nghiệm của Trần Đình Khôi Nguyên (2011) từ hai nhóm đối tượng là cơ quan thuế và kế toán viên cũng cho thấy việc ảnh hưởng của thuế đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các SMEs. Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2010), việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán tài chính. Trong thực tế, luôn tồn tại những khác biệt giữa kế toán và quy định của chính sách thuế. Việc kiểm tra, thanh tra công tác tuân thủ quy định chính sách thuế tại doanh nghiệp cộng với tâm lý e ngại cơ quan quản lý chức năng và để đơn giản hóa công tác kế toán thuế TNDN thì các SMEs thường lựa chọn tuân thủ theo các quy định của chính sách thuế mà bỏ qua chuẩn mực kế toán hay việc tuân thủ quy định chính sách thuế được coi trọng hơn việc tuân thủ quy định kế toán. Giả thuyết 4: Áp lực từ cơ quan quản lý thuế có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Áp lực cung cấp thông tin Theo Collis và Jarvis (2002), chỉ ra đối tượng bên ngoài sử dụng thông tin tài chính của các SMEs chủ yếu là cơ quan thuế, ngân hàng. Còn với nghiên cứu của David Deakins và Guhlum Hussain (1994) cho thấy để ngân hàng đi đến quyết định cho vay thì báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò chính yếu. Từ những quan điểm trên, việc đáp ứng những nhu cầu của người sử dụng thông tin tài chính gián tiếp tác động đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán để tạo ra được các thông tin kế toán đảm bảo trung thực, hợp lý và đáng tin cậy. Giả thuyết 5: Áp lực cung cấp thông tin có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán Tại Việt Nam, do đặc thù khung pháp lý nên có nhiều văn bản quy phạm pháp luật chi phối trong lĩnh vực kế toán được ban hành như nghị định, thông tư hướng dẫn, cũng như các công văn bổ sung để hướng dẫn một trường hợp cụ thể phát sinh nhưng chưa được đề cập trong các cấp văn bản pháp luật đã ban hành trước đó. Việc phát sinh nhiều văn bản pháp luật như vậy dễ phát sinh sự chồng chéo, thiếu sự đồng nhất với nhau, gây khó khăn cho người làm công tác kế toán theo dõi cập nhật cũng như tuân thủ theo quy định. Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013), chỉ ra rằng sự phức tạp của các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của các SMEs. 583
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giả thuyết 6: Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán có tác động cùng chiều đến việc vận dụng VAS 17 trong các SMEs. Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán SMEs tại Việt Nam được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc theo thông tư 133/2016/TT-BTC, mà cả hai chế độ kế toán này đều được Bộ Tài Chính ban hành dựa vào cơ sở là bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam, mang tính bắt buộc tuân thủ đối với doanh nghiệp. Theo Đặng Đức Sơn (2011), Trần Thị Thanh Hải (2015), Nguyễn Thị Phương Thảo (2019) đã chứng minh có sự liên hệ chặt chẽ về tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán của các SMEs trong việc áp dụng vào hoạt động tại đơn vị. Giả thuyết 7: Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán có tác động cùng chiều đến việc tuân thủ VAS 17 của các SMEs. Từ bảy giả thuyết trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương thức tiếp cận suy diễn để tiến hành nghiên cứu này, dựa vào kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó và trao đổi với các chuyên gia có thâm niên công tác trong lĩnh vực kế toán – tài chính để xác định lại mô hình nghiên cứu cũng như các thang đo của nghiên cứu để tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng. Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên Nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng kế toán Áp lực từ cơ quan quản lý thuế Vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN Áp lực cung cấp thông tin Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán Tổng hợp các ý kiến từ các chuyên gia, tác giả tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi thiết kế 584
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 theo thang đo Likert 5, với mức 1-Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Không có ý kiến, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý. Dữ liệu được thu thập với các đối tượng là các kế toán viên, các chủ doanh nghiệp/nhà quản lý đang công tác trong các SMEs trên địa bàn TP.HCM với phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng giấy kết hợp với công cụ Google Docs trên Internet. Xác định mẫu nghiên cứu: Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (EFA), kích thước mẫu được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát tối thiểu trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1 trở lên. Theo Nguyễn Văn Thắng (2014), trong nghiên cứu định lượng, quy mô mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng các công cụ thống kê suy diễn hay kiểm định và theo tác giả thì quy mô mẫu thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm phải từ 100 quan sát trở lên. Đinh Phi Hổ (2017) (trích dẫn trong Tabachnick and Fidell (1996)) chỉ ra rằng, trong trường hợp khi dữ liệu thu thập tại một thời điểm, quy mô mẫu nên ít nhất là n = 50 + 8 lần số biến độc lập. số biến độc lập của nghiên cứu là 7 nên số lượng mẫu tối thiểu là n = 50 + 8x7 = 106. Số mẫu khảo sát thu thập được là 160 mẫu, sau khi kiểm tra thì có 25 phiếu khảo sát không đáp ứng điều kiện định nghĩa SMEs theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 hướng dẫn Luật Hỗ trợ SMEs cũng như để trống câu trả lời. Tác giả loại bỏ những phiếu khảo sát này, số lượng mẫu còn lại để tiến hành nghiên cứu là 135. Số lượng 135 mẫu nghiên cứu đã đạt số lượng mẫu tối thiểu cần có để tiến hành nghiên cứu định lượng. Tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, kiểm tra mức độ tương quan bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kiểm định thang đo Bảng 1: Tổng hợp mã hóa các thang đo đưa vào nghiên cứu Tên Ký Nhân tố biến hiệu Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên TKN Năng lực và trình độ của kế toán viên trong bộ phận kế toán. TKN1 Kinh nghiệm làm nghề kế toán của kế toán viên trong bộ phận kế toán. TKN2 Nhân viên kế toán của đơn vị có khả năng hiểu và áp dụng quy định kế toán TKN3 vào thực tế Nhân viên kế toán hiểu rõ bản chất nghiệp vụ kinh tế của đơn vị TKN4 Nhân viên kế toán được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kế toán và thuế TKN5 Nhân viên kế toán hiểu rõ quy trình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị TKN6 Nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp CDN Nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc vận dụng chuẩn mực kế toán CDN1 Nhà quản lý có sự am hiểu trong lĩnh vực kế toán CDN2 585
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhà quản lý thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức, vận hành công tác kế CDN3 toán tại đơn vị Nhà quản lý hỗ trợ nhân viên kế toán tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng CDN4 kiến thức liên quan đến VAS 17 Nhà quản lý có kế hoạch thực hiện đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho nhân viên CDN5 và quản lý. Cơ sở hạ tầng kế toán CKT Tổ chức nghề nghiệp phát triển mạnh mẽ thúc đẩy quá trình áp dụng VAS 17 CKT1 Phát triển công tác đào tạo kế toán tạo thuận lợi cho áp dụng VAS 17 vào thực CKT2 tiễn Tư vấn từ cơ quan tuyên truyền thuế, công ty kiểm toán, cộng đồng dân kế toán CKT3 thúc đẩy quá trình áp dụng VAS 17 Tin học hóa công tác kế toán giúp quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán thuận CKT4 tiện và dễ dàng Phần mềm kế toán giúp vận dụng chuẩn mực kế toán vào thực tế hiệu quả hơn. CKT5 Áp lực từ cơ quan quản lý thuế CQT Ưu tiên áp dụng quy định theo thuế trong công tác kế toán CQT1 Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số liệu kế toán theo yêu cầu từ cơ quan thuế CQT2 Cơ quan thuế gây áp lực đến việc xử lý, trình bày thông tin kế toán của đơn vị CQT3 Doanh nghiệp né tránh việc áp dụng chuẩn mực kế toán do áp lực từ cơ quan CQT4 thuế Áp lực cung cấp thông tin ALT SMEs hiểu rõ nhu cầu cung cấp thông tin của các đói tượng sử dụng bên ngoài. ALT1 Đối tượng sử dụng thông tin càng đa dạng thì càng đòi hỏi việc tuân thủ chuẩn ALT2 mực kế toán hơn. Nhận thức của đối tượng sử dụng thông tin càng cao thì càng tạo áp lực cho ALT3 đơn vị cung cấp thông tin tuân thủ theo chuẩn mực kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán. BTV Tồn tại đồng thời nhiều cấp văn bản pháp luật về kế toán: Luật kế toán, chuẩn BTV1 mực kế toán, chế độ kế toán, nghị định, thông tư, … Chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý khác về kế toán còn có nhiều điểm BTV2 chưa tương thích và thiếu sự thống nhất. Ngôn ngữ của chuẩn mực kế toán hàn lâm gây khó hiểu để áp dụng. BTV3 Nội dung chuẩn mực kế toán phức tạp gây khó khăn khi áp dụng cho SMEs. BTV4 Chuẩn mực kế toán khó áp dụng hơn chế độ kế toán. BTV5 Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán TTT Chế tài xử phạt càng mạnh thì càng khiến SMEs áp dụng chuẩn mực kế toán TTT1 586
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đầy đủ theo quy định Quy định xuất phát từ cơ quan quản lý nhà nước có tính áp đặt mạnh hơn buộc TTT2 SMEs tuân thủ áp dụng chuẩn mực kế toán. Giám sát chặt chẽ của cơ quản quản lý sẽ làm cho SMEs áp dụng đầy đủ chuẩn TTT3 mực kế toán theo quy định. Vận dụng VAS 17 tại các SMEs ở TP. HCM ADV Doanh nghiệp hiểu rõ việc áp dụng VAS 17 là quyền lợi và nghĩa vụ của đơn ADV1 vị. Doanh nghiệp xem việc áp dụng VAS 17 là việc cơ bản để mang lại thông tin ADV2 tài chính trung thực Doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng các quy định của VAS 17 ADV3 Doanh nghiệp mong muốn được tư vấn, hướng dẫn để áp dụng VAS 17 ADV4 Phân tích Cronbach’s Alpha Bảng 2: Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Tương quan biến Scale Cronbach's Scale Mean if tổng (Corrected Biến quan sát Variance if Alpha if Item Item Deleted Item-Total Item Deleted Deleted Correlation) 1. TKN - Hệ số Cronbach’s Alpha = .880 TKN1 14.87 6.260 .716 .854 TKN2 14.93 5.913 .762 .843 TKN3 14.90 6.318 .777 .842 TKN4 14.88 6.299 .673 .864 TKN5 15.02 6.216 .653 .870 2. BTV - Hệ số Cronbach’s Alpha = .796 BTV1 10.96 3.260 .652 .724 BTV2 10.99 2.910 .743 .673 BTV3 10.84 3.147 .611 .742 BTV4 11.07 3.591 .439 .824 3. TTT - Hệ số Cronbach’s Alpha = .815 TTT1 6.76 1.679 .738 .670 TTT2 6.75 1.667 .741 .666 TTT3 6.45 2.056 .533 .873 4. CKT - Hệ số Cronbach’s Alpha = .839 CKT1 13.79 5.195 .621 .812 CKT2 13.88 4.702 .722 .783 CKT3 13.93 4.920 .696 .792 587
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CKT4 14.05 4.676 .646 .806 CKT5 14.07 5.227 .537 .834 5. CQT - Hệ số Cronbach’s Alpha = .828 CQT1 9.31 4.604 .521 .839 CQT2 9.61 3.718 .730 .748 CQT3 9.74 3.611 .768 .728 CQT4 9.76 4.451 .616 .801 6. CDN - Hệ số Cronbach’s Alpha = .849 CDN1 13.24 3.738 .595 .838 CDN2 13.29 3.685 .714 .802 CDN3 13.41 3.842 .756 .794 CDN4 13.40 4.033 .643 .822 CDN5 13.44 3.949 .607 .831 7. ALT - Hệ số Cronbach’s Alpha = .882 ALT1 7.69 3.305 .658 .929 ALT2 7.63 2.757 .830 .778 ALT3 7.57 2.993 .836 .777 8. ADV - Hệ số Cronbach’s Alpha = .681 ADV1 10.93 2.943 .488 .601 ADV2 11.01 2.828 .467 .613 ADV3 11.27 2.973 .435 .633 ADV4 11.13 2.723 .466 .615 Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả từ phần mềm SPSS 20. Các biến đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha cao hơn 0.6, cụ thể, hệ số Cronbach’s Alpha các biến độc lập biến thiên từ .681 đến .882. Đồng thời, tương quan biến tổng của các thang đo cũng lớn hơn 0.3, đảm bảo chất lượng thang đo. Phân tích EFA đối với biến độc lập Tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax. Cỡ mẫu của nghiên cứu n = 135, nên tác giả chọn Absolute value below là 0.55 Từ hình 1, ta thấy KMO = .815, thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1, phân tích EFA là thích hợp. Cũng từ hình 1, kiểm định Bartlett có Sig. ≤ 0.05, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. 588
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tổng phương sai trích là 70.653%, điều này có nghĩa là 70.653% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Tại dòng thứ 7, Eigenvalues = 1.240, trích rút được 7 nhân tố từ kết quả của phân tích EFA. Bảng 3: Ma trận nhân tố xoay – kết quả mô hình phân tích EFA Component 1 2 3 4 5 6 7 TKN1 .774 TKN2 .801 TKN3 .822 TKN4 .755 TKN5 .729 CDN1 .553 CDN2 .735 CDN3 .782 CDN4 .807 CDN5 .776 CKT1 .604 CKT2 .640 CKT3 .742 CKT4 .722 CKT5 .727 CQT1 .636 CQT2 .873 CQT3 .877 CQT4 .731 ALT1 .759 ALT2 .776 ALT3 .748 BTV1 .746 BTV2 .744 BTV3 .730 BTV4 .687 TTT1 .826 TTT2 .850 TTT3 .611 589
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Từ bảng 3, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.55. Như vậy, qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và các kiểm định của mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra có 7 thang đo như sau: Bảng 4: Tổng hợp nhóm nhân tố theo kết quả phân tích mô hình EFA STT Thang đo Biến đặc trưng Diễn giải 1 TKN TKN1, TKN2, TKN3, TKN4, Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên TKN5 2 CDN CDN1, CDN2, CDN3, CDN4, Nhận thức và quan điểm của chủ doanh CDN5 nghiệp 3 CKT CKT1, CKT2, CKT3, CKT4, Cơ sở hạ tầng kế toán CKT5 4 ALT ALT1, ALT2, ALT3 Áp lực cung cấp thông tin 5 CQT CQT1, CQT2, CQT3, CQT4 Áp lực từ cơ quan quản lý thuế 6 BTV BTV1, BTV2, BTV3, BTV4 Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán 7 TTT TTT1, TTT2, TTT3 Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc Thực hiện phân tích mô hình EFA với biến phụ thuộc, kết quả với 0 < KMO = .733 < 1 và kiểm định Bartlett có Sig. ≤ 0.05, điều này cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Ta thấy tổng phương sai trích là 51.236%, điều này cho thấy nhân tố này giải thích được 51.236% sự thay đổi của các biến quan sát. 590
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.2. Phân tích tương quan Bảng 5: Kết quả phân tích tương quan Pearson bằng SPSS 20 ADV TKN CDN CKT CQT ALT BTV TTT ADV Pearson 1 .623** .540** .608** .361** .650** .597** .551** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 ** ** ** ** ** ** TKN Pearson .623 1 .402 .428 .249 .431 .393 .311** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .004 .000 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 CDN Pearson .540** .402** 1 .478** .293** .409** .278** .314** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .000 .001 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 CKT Pearson .608** .428** .478** 1 .398** .468** .324** .436** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 ** ** ** ** CQT Pearson .361 .249 .293 .398 1 .142 .106 .156 Correlation Sig. (2-tailed) .000 .004 .001 .000 .100 .222 .071 N 135 135 135 135 135 135 135 135 ALT Pearson .650** .431** .409** .468** .142 1 .516** .476** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .100 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 BTV Pearson .597** .393** .278** .324** .106 .516** 1 .458** Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .222 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 TTT Pearson .551** .311** .314** .436** .156 .476** .458** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .071 .000 .000 N 135 135 135 135 135 135 135 135 Ta thấy giá trị Sig trong kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc ADV với các biến độc 591
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lập đều có giá trị nhỏ hơn 0.05, điều này cho thấy biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với nhau. Với mức tin cậy 99%, hệ số tương quan Pearson biến thiên theo chiều dương từ 0.361 đến 0.650, biến ALT tương quan mạnh nhất, còn biến CQT tương quan yếu nhất theo kết quả từ bảng 5. 4.3. Phân tích hồi quy Với 7 biến độc lập đưa vào mô hình ảnh hưởng 70.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 29.9% là ảnh hưởng của các yếu tố ngoại mô hình nghiên cứu và sai số ngẫu nhiên. Với kết quả của kiểm định ANOVA, Sig. nhỏ hơn 0.05, như vậy ta kết luận là mô hình hồi quy tuyến tính nghiên cứu là phù hợp. Ta thấy giá trị VIF đều nhỏ hơn 2.0, vì vậy, kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Mô hình hóa nghiên cứu sau khi thực hiện phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20 như sau: 592
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên Nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng kế toán Vận dụng Áp lực từ cơ quan quản lý thuế VAS 17 β = 0.121 Áp lực cung cấp thông tin Hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán Tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán Sơ đồ 4.1: Mô hình hóa mô hình nghiên cứu sau khi phân tích dữ liệu Mức độ tác động đến việc áp dụng VAS 17 của mô hình được sắp xếp theo thứ tự giảm dần sau, “trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên”, “hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán”, “áp lực cung cấp thông tin”, “cơ sở hạ tầng kế toán”, “tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán”, “nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp”, “áp lực từ cơ quan quản lý thuế”. 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nhân tố trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên Kết quả này phù hợp với Trần Đình Khôi Nguyên (2013) cho rằng chất lượng của nhân sự kế toán là một nhân tố tác động lớn đến khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán trong công tác kế toán. Thể hiện qua trình độ, năng lực cũng như quá trình được đào tạo ở nhà trường. Ngôn ngữ của chuẩn mực kế toán hàn lâm nên đòi hỏi người làm công tác kế toán cũng phải có một trình độ nhất định để hiểu và vận dụng được vào thực tế. Ngoài ra, người làm công tác kế toán còn phải thường xuyên tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn bởi trong quá trình công nghiệp hóa nhanh như hiện nay, việc lỗi thời tụt hậu về kiến thức là một vấn đề đáng quan tâm. 593
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Với kế toán càng nhiều kinh nghiệm thì mặt tích cực là VAS 17 sẽ được áp dụng nhiều trong thực tiễn, tuy nhiên, cũng tồn tại một khía cạnh không tích cực khác là dễ dẫn tới xử lý theo thói quen mà bỏ qua các xét đoán chuyên môn cần thiết với các nghiệp vụ mới phát sinh. Người làm kế toán phải luôn rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn ngành nghề. Cập nhật thường xuyên các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như các quy định pháp luật liên quan. Nhân tố nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), Nguyễn Thị Ngọc Điệp và cộng sự (2020). Nhân tố nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 tại các SMEs thông qua các thuộc tính “nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc vận dụng chuẩn mực kế toán”, “nhà quản lý có sự am hiểu trong lĩnh vực kế toán”, “nhà quản lý thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức, vận hành công tác kế toán tại đơn vị”, “nhà quản lý hỗ trợ nhân viên kế toán tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng kiến thức liên quan đến VAS 17”, “nhà quản lý có kế hoạch thực hiện đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho nhân viên và quản lý”. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng như thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn cho bộ phận đảm trách công tác kế toán trong doanh nghiệp để đảm bảo cung cấp được thông tin tài chính đáp ứng theo quy định hiện hành cũng như phục vụ thông tin cho các đối tượng sử dụng. Nhân tố cơ sở hạ tầng kế toán Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, thì việc tin học hóa công tác kế toán góp phần đáng kể vào việc áp dụng VAS 17 tại các SMEs thông qua các phần mềm kế toán, hệ thống thông tin tích hợp trong doanh nghiệp. Các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để có thể hỗ trợ người làm công tác kế toán, tài chính cũng như nâng tầm nghề nghiệp kế toán lên một vị thế cao hơn. Nhân tố áp lực từ cơ quan quản lý thuế Kết quả thực nghiệm cho thấy nhân tố áp lực từ cơ quan quản lý thuế có ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 tại các SMEs. Điều này cho thấy, khi cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng như tuyên truyền hỗ trợ thì các SMEs sẽ tự giác và có đủ điều kiện để nâng cao năng lực áp dụng VAS 17 vào công tác kế toán tại đơn vị. Cần thêm các quy định cụ thể trong công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra công tác kế toán tại các SMEs cũng như chế tài xử phạt khi vi phạm nhằm mang tính răn đe cũng như khuyến khích các SMEs tuân thủ đúng quy định trong công tác kế toán. Nhân tố áp lực cung cấp thông tin Kết quả thực nghiệm cho thấy nhân tố áp lực cung cấp thông tin có ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 tại các SMEs. Không giống với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đối tượng sử dụng thông tin tài chính của SMEs chủ yếu là cơ quan chính quyền quản lý, chính vì vậy, tùy vào đối tượng nhận thông tin mà SMEs sẽ chọn hướng đi đơn giản hơn để đáp ứng được mục đích hướng tới, ví dụ như chọn kế toán theo cơ sở thuế để đáp ứng mục tiêu kê khai và báo cáo thuế. Các nhà đầu tư khi hướng đầu tư vào các SMEs, thì cũng không yêu cầu khắt khe các thông tin tài chính như các công ty đại chúng. 594
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc vận dụng đầy đủ và đúng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho SMEs, cụ thể là cung cấp được thông tin tài chính trung thực, hợp lý đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng thông tin tài chính hơn. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin tài chính của SMEs hiện nay không chỉ là phục vụ cho mục đích để khai thuế và cung cấp thông tin cho các ngân hàng mà còn phục vụ cho chính các nhu cầu quản lý nội bộ của SMEs, các nhà đầu tư, các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thông tin tài chính. Nhân tố hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhân tố hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán có mức độ ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 trong các SMEs tại TP.HCM thông qua các thuộc tính “tồn tại đồng thời nhiều cấp văn bản pháp luật về kế toán: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, nghị định, thông tư, …”, “chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý khác về kế toán còn có nhiều điểm chưa tương thích và thiếu sự thống nhất”, “ngôn ngữ của chuẩn mực kế toán hàn lâm gây khó hiểu để áp dụng”, “nội dung chuẩn mực kế toán phức tạp gây khó khăn khi áp dụng cho SMEs”. Thực tế hiện nay, chuẩn mực kế toán được Bộ Tài Chính ban hành song song với chế độ kế toán, trong chế độ kế toán có hướng dẫn chi tiết về việc hạch toán, chứng từ, sổ sách, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính mà một kế toán viên có thể áp dụng mà có thể không cần tham khảo đến chuẩn mực kế toán. Trong nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013), thì chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán chỉ ảnh hưởng hơn mức trung bình đến công tác kế toán, còn nhân tố kinh nghiệm và trình độ của kế toán viên có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác kế toán tại doanh nghiệp. Cơ quan ban ngành có thẩm quyền nên thống nhất các quy định giữa các cấp văn bản cũng như hướng dẫn áp dụng kịp thời để đảm bảo tính tuân thủ quy định cũng như gỡ rối trong công tác kế toán tại các SMEs. Nhân tố tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán Kết quả thực nghiệm cho thấy nhân tố tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 tại các SMEs phù hợp với kết quả nghiên cứu Đặng Đức Sơn (2011), Trần Thị Thanh Hải (2015), Nguyễn Thị Phương Thảo (2019). Chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc theo thông tư 133/2016/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành dựa vào cơ sở là bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam, nên việc SMEs lựa chọn chế độ kế toán nào để áp dụng tại đơn vị cũng đã mang tính tuân thủ đối với doanh nghiệp. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu chỉ ra được bảy nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 của các SMEs tại TP. HCM với mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên, hệ thống chuẩn mực kế toán và tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán, áp lực cung cấp thông tin, cơ sở hạ tầng kế toán, tính bắt buộc tuân thủ chuẩn mực kế toán, nhận thức và quan điểm của chủ doanh nghiệp, áp lực từ cơ quan quản lý thuế. Và cũng phù hợp theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, “áp lực cung cấp thông tin”, “cơ sở hạ tầng kế toán”,… sẽ là các nhân tố làm tăng khả năng áp dụng chuẩn mực kế toán nói chung và VAS 17 nói riêng vào thực tiễn hoạt động của SMEs hơn là nhân tố từ “áp lực từ cơ quan thuế”. 595
  17. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Ngọc Hùng (2017), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM’, Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc Gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Số 4, Tập 33, 55-63. [2] Đinh Phi Hổ (2017), Phương pháp nghiên cứu kinh tế & viết luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM, TP. Hồ Chí Minh. [3] Đinh Phi Hổ, Võ Văn Nhị, Trần Phước (2018), Nghiên cứu định lượng trong kế toán – kiểm toán, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. [4] Hồ Xuân Thủy (2016), ‘Sự thích hợp của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tại Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Công Phương (2013), ‘Về mô hình chuẩn mực – chế độ kế toán của Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 194, tháng 08/2013, 31-37. [6] Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Huy Hoàng (2020), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Công Thương, truy cập ngày 06 tháng 06 năm 2020, từ cơ sở dữ liệu Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh. [8] Nguyễn Thị Thu Hoàn (2018), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – nghiên cứu VAS 17 tại Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [9] Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam – Trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiểu vùng Tây Bắc’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh Tế Quốc Dân. [10] Nguyễn Văn Thắng (2014), Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [11] Nguyễn Xuân Thắng (2008), ‘Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế’, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [12] Trần Đình Khôi Nguyên (2010), ‘Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa’, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010. [13] Trần Đình Khôi Nguyên (2011), ‘Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng’, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 252, tháng 10/2011, 9-15. [14] Trần Đình Khôi Nguyên (2013), ‘Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 190, tháng 04/2013, 54-60. [15] Trần Thị Thanh Hải (2015), ‘Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [16] Các tài liệu tham khảo khác [17] Arthur Cecil Pigou (1929), ‘The economics of welfare’, Macmillan and Co., Limited St. 596
  18. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Martin’s Street, London. [18] Collis J., Jarvis R. (2002), ‘Financial information and management of small private ebtities’, Journal of Small business and enterprise development, 9(2), 100-110. [19] David Deakins và Guhlum Hussain (1994), ‘Financial information, the banker and the small business: a comment’, The British Accounting Review, Volume 26, Issue 4, December 1994, Pages 323-335. [20] Dang Duc Son, Neil Mariott & Pru Mariott (2006), ‘Users’ perceptions and uses of financial reports of small and medium companies (SMCs) in transitional economies: Qualitative evidence from Vietnam’, Qualitative Research in Accounting & Management, Vol. 3 No. 3, 2006, pp. 218-235. [21] Dang Duc Son (2011), ‘Compliance with accounting standards by SMEs in transitional economies: evidence from Vietnam’, Journal of Applied Accounting Research, Vol. 12 No. 2, 2011, 96-107. [22] Staubus, G.J. (2000), ‘The decision - usefulness theory of accounting: a limited history’, Routledge Publishing Inc, New York. [23] Website tham khảo [24] Http://www.gso.gov.vn [25] Http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn [26] Http://www.tapchicongthuong.vn 597
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2