intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam" đã thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp và sử dụng SPSS 20 để phân tích dữ liệu tác động các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị để tăng cường áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PGS.TS Đinh Thế Hùng1 Nguyễn Thị Thùy Dung Phạm Nguyệt Hằng Phùng Thị Phương Anh Phan Văn Tiến Phạm Thị Trang Tóm tắt Hiện nay, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức ... đang là những vấn đề nan giải mà Việt Nam và các nước trên thế giới phải đối mặt. Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu hướng đến mục tiêu lợi nhuận và bị cho rằng chúng có tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Trong bối cảnh đó, kế toán trách nhiệm xã hội được sử dụng như một công cụ để đánh giá việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự ổn định xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán trách nhiệm xã hội là cần thiết để giúp các nhà quản lý cân bằng giữa chiến lược doanh nghiệp với bảo vệ môi trường và xã hội một cách hiệu quả nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp và sử dụng SPSS 20 để phân tích dữ liệu tác động các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị để tăng cường áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam Từ khóa: Kế toán trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp Việt Nam, phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hiện nay, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra thì trách nhiệm xã hội ngày càng có vai trò quan trọng, xác lập giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Nếu như trước đây, DN luôn cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, thì hiện tại trách nhiệm xã hội (TNXH) mới là mối quan tâm hàng đầu. Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam dẫn tới cạnh tranh giữa các DN sẽ ngày càng gay gắt thì việc thể hiện TNXH sẽ giúp cho DN giảm thiểu nhiều rủi ro, xây dựng uy tín, từ đó mang lại lợi ích kinh doanh cho DN. Kế toán TNXH đã chứng tỏ là một công cụ quản lý hữu hiệu trong việc thu thập và báo cáo các thông tin liên quan về tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài 1 Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Email: hungdt@neu.edu.vn, Điện thoại: 0904129658 10
  2. nguyên, môi trường và công tác ổn định xã hội của DN. Trên thế giới, kế toán TNXH đã được nghiên cứu, áp dụng tại nhiều DN lớn và các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đây là vấn đề còn rất hạn chế. Vì vậy, mục tiêu của đề tài này là chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán TNXH ở các DN Việt Nam và nhờ đó có thể đưa ra các khuyến nghị để các DN có thể áp dụng kế toán TNXH và quảng bá rộng rãi việc sử dụng kế toán TNXH tại Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế Theo Nagib S. B và công sự (2012) thì quy mô công ty, độ tuổi công ty và ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến mức độ TNXH của DN. Cùng quan điểm đó, nghiên cứu của Journal of Business Ethics (2008) chỉ ra rằng quy mô công ty, quảng cáo truyền thông có quan hệ tích cực đến việc công bố THXH. Bài nghiên cứu của Rahahleh. M Y, Sharairi. J A (2008) nhằm xác định mức độ mà các công ty đầu tư vào các khu công nghiệp đủ tiêu chuẩn (QIZ) ở Jordan và áp dụng kế toán TNXH. Barakat và cộng sự (2014), nghiên cứu với mục đích tìm ra cách áp dụng kế toán TNXH trong ngân hàng hồi giáo Jordan qua việc tập trung vào mối quan hệ giữa ngân hàng và các bên liên quan. Shahwana, Y. (2020) phát hiện ra rằng có mối quan hệ giữa các bên liên quan, quyền của cổ đông và chức năng sở hữu chính với việc công bố thông tin kế toán TNXH trong các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE). Mittelbach-Hörmanseder, S., Hummel, K., & Rammerstorfer, M. (2021) đã chỉ ra rằng nhận thức về TNXH và bảo vệ nhân viên có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giải thích của thông tin công bố về tham nhũng và tôn trọng nhân quyền cũng như về các vấn đề môi trường, xã hội và nhân viên. Lazkano, L., Beraza, A., & San-Jose, L. (2020) đã chỉ ra 3 yếu tố để đo lường mức độ thực hiện kế toán xã hội là tính hợp pháp với cơ quan hành chính nhà nước, tính hợp pháp với xã hội và giao tiếp với các bên liên quan. Waluyo, W. (2017) đã chỉ ra rằng quy mô công ty, tuổi công ty và tốc độ tăng trưởng của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến việc công bố TNXH của DN. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Áp lực từ các bên liên quan, nhận thức của nhà quản trị DN, đặc điểm của doanh nghiệp, và trình độ của đội ngũ kế toán viên có tác động cùng chiều và áp lực từ các bên liên quan có tác động ngược chiều đến việc thực hiện kế toán TNXH đã được chứng minh trong nghiên cứu của Đặng Khánh Vân, Nguyễn Thị Thu Hằng (2021). 11
  3. Theo Trần Minh Phương (2017) thì nhận thức về sự hữu ích của kế toán TNXH, sự tham gia của các đối tượng hữu quan, đặc điểm DN, nhu cầu phát hành báo cáo TNXH và các quy chuẩn pháp lý có tác động tích cực đến việc thực hiện kế toán TNXH. Nhóm tác giả Đinh Thế Hùng, Trần Trung Tuấn và Nguyễn Hữu Ánh (2020) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng đặc điểm kinh doanh, tầm quan trọng của kế toán TNXH và khung pháp lý đều có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH. 3. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 3.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm xã hội Nghiên cứu của Mathews (1993) cho thấy, kế toán TNXH là việc công bố thông tin tài chính và phi tài chính, thông tin định tính và thông tin định lượng về các hoạt động của một công ty, một tổ chức có ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan. Một nghiên cứu về kế toán TNXH nổi bật là nghiên cứu của Sajad Ghomali và cộng sự (2012) “Kế toán TNXH: từ lý thuyết đến thực tiễn” đã nêu ra, bên cạnh các mục tiêu về tài chính, DN cần chú trọng đến trách nhiệm đối với xã hội vì những hành vi phi đạo đức sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Nguyễn Thị Vân Anh, Vũ Thị Thanh Hà (2021) có đưa ra: Kế toán TNXH là khoa học quan sát, đo lường, tính toán, nhập học, phản ánh, tổ chức, quản trị và phân tích TNXH của các công ty. TNXH liên quan đến trách nhiệm như bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng xã hội, đảm bảo lợi ích và bảo mật cho người tiêu dùng, ... Như vậy, kế toán TNXH phản ánh, lượng hóa thông tin các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của các DN để cung cấp cho các nhà quản lý và các đối tượng khác có liên quan đến DN. Kế toán TNXH bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị về TNXH. 3.2. Các lý thuyết nền tảng 3.2.1. Những khái niệm cơ bản TNXH được hiểu là sự phát triển công ty phải gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, phát triển lợi ích cộng đồng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường lân cận. Kế toán TNXH phản ánh, lượng hóa thông tin các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của các công ty để cung cấp cho các nhà quản lý và các đối tượng khác có liên quan đến DN. Kế toán TNXH bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị về TNXH. 3.2.2. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) Lý thuyết các bên liên quan theo đó được sử dụng để giải thích cho lý do, các DN áp dụng kế toán TNXH để công bố thông tin TNXH đáp ứng với những kỳ vọng của các bên liên quan về TNXH của DN. Lý thuyết này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá nhân tố áp lực từ các bên liên quan ảnh hưởng tới khả năng áp dụng kế toán TNXH trong DN. 12
  4. - Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Theo lý thuyết này, sự phân cấp quản lý, trình độ và nhận thức của người quản lý, quy mô của công ty và đặc điểm của công ty là những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH trong công ty. - Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) Lý thuyết ngẫu nhiên đề xuất hai nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài có thể tác động đến việc thực hiện áp dụng kế toán TNXH. Các yếu tố bên trong bao gồm sự phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, quy mô công ty; trình độ, kiến thức về kế toán và chi phí tổ chức kế toán TNXH của các nhà quản trị. Các yếu tố bên ngoài là việc sử dụng công nghệ thông tin, môi trường pháp lý và áp lực cạnh tranh. - Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy Theory) Lý thuyết hợp pháp sẽ giải thích nhóm nhân tố ảnh hưởng của nhu cầu báo cáo kế toán TNXH và các tiêu chuẩn pháp lý trong việc thực hiện kế toán TNXH. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Chọn mẫu nghiên cứu Với tổng thể nghiên cứu trên, để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nhóm nghiên cứu không thể tiến hành khảo sát đối với tất cả DN trên cả nước, vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và thực hiện nghiên cứu trên một bộ phận nhỏ của tổng thể. Nhóm nghiên cứu hướng đến đối tượng khảo sát là những DN tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước để giúp bài nghiên cứu có được kết quả chính xác nhất. Về kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng, theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1. Bảng hỏi của nghiên cứu này gồm 32 chỉ báo dùng trong phân tích nhân tố. Do vậy, số mẫu tối thiểu cần đạt là 32x5 = 160 quát sát để có thể đạt được mục tiêu cho nghiên cứu. 4.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu Sau khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN từ các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã xác định được 8 yếu tố: Nhận thức về sự hữu ích của kế toán TNXH, Áp lực từ các bên liên quan, Đặc điểm của DN, Nhu cầu phát hành báo cáo TNXH, Quy chuẩn pháp lý, Áp lực từ chi phí môi trường, Nhận thức của nhà quản trị, Trình độ của đội ngũ kế toán viên có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH trong các DN Việt Nam. Có thể được tổng hợp thành mô hình nghiên cứu như sau: 13
  5. Nhận thức về sự hữu ích của kế toán trách nhiệm xã hội (NT) Áp lực từ các bên liên quan (AL) Đặc điểm của doanh nghiệp (DD) Nhu cầu phát hành báo cáo trách Áp dụng kế toán trách nhiệm nhiệm xã hội (NC) trong các doanh nghiệp Việt Nam (AD) Quy chuẩn pháp lý (QC) Áp lực từ chi phí môi trường (CP) Nhận thức của nhà quản trị (QT) Trình độ của đội ngũ kế toán viên (TD) Hình 1. Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam Từ đó đưa ra mô hình hồi quy ảnh hưởng của các biến độc lập đến biễn phụ thuộc có dạng: Trong đó: AD: Áp dụng kế toán TNXH trong các DN Việt Nam NT: Nhận thức về sự hữu ích của kế toán TNXH AL: Áp lực từ các bên liên quan DD: Đặc điểm của DN NC: Nhu cầu phát hành báo cáo TNXH QC: Quy chuẩn pháp lý CP: Áp lực từ chi phí môi trường QT: Nhận thức của nhà quản trị TD: Trình độ của đội ngũ kế toán viên 14
  6. 4.2.2. Nội dung mô tả các biến, cách thức đo lường và giả thuyết nghiên cứu Các nhân tố của các biến được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2-Không đồng ý, 3-Không ý kiến, 4-Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý Bảng 1. Bảng tổng hợp các thang đo cho các nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu Nhân Thang Các biến quan sát – thang đo Giả thuyết tố đo nghiên cứu Biến độc lập Kế toán TNXH bao gồm kế toán truyền thống và mở rộng thêm là cung cấp thông tin về mặt xã hội, về môi trường, về NT1 tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN cho nhà quản trị và các đối tượng khác có liên quan Kế toán TNXH quan tâm, chú trọng đến những khía cạnh về môi trường, chú trọng đến sự PTBV và đạt được mục H1: Nhận thức NT2 tiêu PTBV vì vậy thuật ngữ thường được các nhà nghiên về sự hữu ích cứu, các nhà quản trị sử dụng là kế toán xã hội hoặc kế của kế toán NT: Sự toán PTBV. TNXH có tác hữu Kế toán TNXH xử lý và phân tích thông tin về TNXH của động cùng ích của DN đã cam kết như: bảo vệ môi trường, nhà cung cấp, người chiều đến việc kế toán NT3 lao động, trách nhiệm bảo đảm lợi ích và an toàn cho người áp dụng kế toán TNXH tiêu dùng. Nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN, TNXH tại các cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. DN Quản lý môi trường và các thành phần có liên quan như: NT4 Người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, các hiệp hội, cộng đồng lãnh thổ ở địa phương. Kế toán TNXH giúp thu hút các nguồn lực hiệu quả hơn. NT5 Từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín DN. Thực hiện kế toán TNXH giúp tuân thủ tốt hơn các quy NT6 định pháp luật của Nhà nước Ngoài cổ đông, các đối tượng khác như nhân viên công ty, H2: Áp lực từ cơ quan chức năng của Nhà nước, cơ quan quản lý môi AL: AL1 các bên liên trường, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, công ty Áp lực quan có tác kiểm toán,… cũng cần thông tin kế toán của DN. từ các động cùng Áp lực từ các tổ chức môi trường dư luận xã hội và người bên chiều đến việc AL2 tiêu dùng quan tâm tới các tác động đến môi trường từ các liên áp dụng kế toán hoạt động của DN. quan TNXH tại các Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh gia tăng trong hoạt động AL3 DN thúc đẩy DN quan tâm hơn đến TNXH. 15
  7. Quy mô của DN càng lớn càng phải minh bạch, rõ ràng và DD1 cung cấp 1 cách đầy đủ, chất lượng thông tin TNXH đối với các đối tượng hữu quan. Thực hiện kế toán TNXH giúp cho DN tạo ra nguồn lực H3: Đặc điểm giàu có và giá trị gia tăng không chỉ phụ thuộc vào vốn sản DD: của DN có tác DD2 xuất, vốn tài chính, mà còn phụ thuộc vào vốn con người, Đặc động cùng xã hội và tự nhiên. Điều này chỉ có những DN có quy mô điểm chiều đến việc lớn, DN đa quốc gia mới có thể tận dụng được. của áp dụng kế toán Các DN cung cấp nhiều thông tin TNXH chịu sự kiểm DN TNXH tại DN DD3 soát, ràng buộc, quản lý và luôn phải có TNXH lớn hơn các DN khác. Việc các DN áp dụng kế toán TNXH tùy thuộc vào từng DD4 ngành nghề hoạt động, từng lĩnh vực kinh doanh và loại hình kinh doanh. Sự quan tâm ngày càng tăng của phương tiện truyền thông, áp lực từ các cơ quan chức năng của Nhà nước, cơ quan NC: H4: Nhu cầu NC1 quản lý môi trường, và cho các thành phần có liên quan Nhu phát hành báo đòi hỏi DN phải cung cấp nhiều thông tin hoạt động hơn cầu cáo TNXH có và phải minh bạch, chính xác. phát tác động cùng Sự minh bạch về thông tin TNXH của DN giúp DN tranh hành chiều đến việc thủ được sự chấp nhận và ủng hộ, tạo niềm tin của xã hội. báo NC2 áp dụng kế toán Giúp môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các DN cáo TNXH tại các với nhau. Tạo sự công bằng của cho các DN. TNXH DN Các DN cung cấp nhiều thông tin TNXH có định hướng NC3 phát triển bền vững hơn những DN cung cấp ít thông tin. DN chỉ tuân thủ các TNXH và minh bạch trong kiểm toán QC1 xã hội khi pháp luật quy định. Khi pháp luật không quy định thì không cần. H5: Các quy Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán xã hội của chuẩn pháp lý QC: QC2 Việt Nam hiện nay còn chưa đầy đủ và rõ ràng, còn sơ sài có tác động Quy và chưa phản ánh hết những thông tin cần có. cùng chiều đến chuẩn Chính phủ cần có các biện pháp kiểm soát và cần ban hành việc áp dụng kế pháp lý QC3 những quy định, hành lang pháp lý đối với các DN về vấn toán TNXH tại đề TNXH. các DN Tuân thủ các quy chuẩn về TNXH giúp DN trở nên tích QC4 cực hơn trong mắt khách hàng, cơ quan quản lý và công chúng. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 16
  8. DN cần phải chịu chi phí cho việc xử lý ô nhiễm theo H6: Áp lực chi CP1 đúng quy chuẩn. phí môi trường CP: DN cần phải chịu chi phí tiền phạt, tiền bồi thường nếu vi có tác động Chi phí CP2 phạm các quy định về xả thải ra môi trường. cùng chiều đến môi DN cần phải chịu chi phí bồi dưỡng cho công nhân viên việc áp dụng kế trường CP3 làm việc trong môi trường độc hại. toán TNXH tại các DN Nhà quản trị cần có nhận thức đúng đắn về TNXH, không QT: QT1 ngừng duy trì các giá trị cốt lõi nhằm làm gương cho nhân H7: Nhận thức Nhận viên. của nhà quản thức Lãnh đạo của các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay chỉ trị có tác động của QT2 quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến cùng chiều đến nhà các vấn đề xã hội. việc áp dụng kế quản Nhà quản trị cần có hiểu biết sâu sắc về kế toán TNXH và toán TNXH tại trị QT3 sử dụng báo cáo có thông tin từ kế toán TNXH để đưa ra các DN quyết định TD1: Kế toán trưởng cần có trình độ, hiểu biết về kế toán H8: Trình độ TD: TD1 TNXH của đội ngũ kế Trình Kế toán viên cần có các chứng chỉ chuyên môn quốc tế toán viên có tác độ của TD2 như CMA, ACCA, ICAEW, … động cùng đội Trình độ nhận thức và đạo đức của đội ngũ kế toán viên có chiều đến việc ngũ kế ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán TNXH. áp dụng kế toán toán TD3 TNXH tại các viên DN Biến phụ thuộc Sinh viên cần được giảng dạy các kiến thức về kế toán TNXH ngay khi còn AD1 ngồi trên ghế nhà trường, hiểu biết được tầm quan trọng và vai trò của nó đối AD: với DN. Áp Việt Nam cần xây dựng đầy đủ các văn bản pháp luật, những quy định một dụng AD2 cách rõ ràng về kế toán TNXH kế toán Bộ Tài chính cần hướng dẫn việc áp dụng những quy định thay đổi, những TNXH AD3 quy định mới theo thông lệ quốc tế của kế toán TNXH trong bối cảnh toàn tại các cầu hóa. DN DN cần tuyển dụng những nhân viên có kiến thức về kế toán TNXH, hiểu rõ Việt được tầm quan trọng của việc áp kế toán TNXH trong tiến trình phát triển và Nam AD4 hội nhập. Cần có chiến lược dài hạn nhằm đầu tư nhân lực và vật lực, đồng thời, tham khảo việc thực hiện kế toán TNXH của các DN. (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất) 17
  9. 4.3 Thu thập và xử lý số liệu Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu sơ cấp. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu như sau: - Đối tượng khảo sát: Nhà quản trị các cấp doanh nghiệp, chuyên gia kế toán, giảng viên đại học và sinh viên đại học. - Mẫu điều tra: Lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Với phương pháp sử dụng bảng hỏi được thiết kế trên công cụ của google (google biểu mẫu) và gửi tới các đối tượng điều tra thông qua các công cụ trực tuyến như email, mạng xã hội (diễn đàn, facebook, zalo), nhóm nghiên cứu đã thu được 160 phiếu trả lời. Tất cả các phiếu trả lời đều được đưa vào xử lý dữ liệu do công cụ này đã cho phép nhóm nghiên cứu cài đặt các chế độ mà người được hỏi không thể gửi được phiếu trả lời khi thiếu thông tin quan trọng. - Khảo sát: Cuộc bình chọn dựa trên thang điểm Likert 5 điểm. Người khảo sát được yêu cầu trả lời bằng cách chọn một trong các mức: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến, 4- Đồng ý, 5-Hoàn toàn đồng ý. Các câu trả lời sẽ được gán giá trị từ 1 đến 5 khi phân tích dữ liệu. Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần: phần thứ nhất là thông tin chung về đối tượng được khảo sát và phần thứ hai là các câu hỏi liên quan đến mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. Quy trình khảo sát: gồm 3 bước: Bước 1: Tập hợp và hệ thống thông tin theo từng nhân tố Bước 2: Chạy thử để kiểm tra độ chính xác của câu hỏi Bước 3: Khảo sát chính thức để thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam và tìm ra nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất. Dữ liệu điều tra sẽ được xử lý và phân tích định lượng thông qua phần mềm SPSS 20 với các bước cụ thể sau: Phân tích thống kê mô tả, Phân tích nhân tố khám phá, Phân tích độ tin cậy và Phân tích hồi quy 5. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu 5.1. Phân tích thống kê mô tả các biến Kết quả thống kê thông qua phần mềm SPSS cho các biến thể hiện trong Bảng 2. 18
  10. Bảng 2. Thống kê mô tả các biến quan sát Std. N Minimum Maximum Mean Deviation NT1 160 1.0 5.0 3.912 .8347 NT2 160 1.0 5.0 3.969 .7964 NT3 160 1.0 5.0 3.944 .8919 NT4 160 1.0 5.0 3.694 .9648 NT5 160 1.0 5.0 3.787 .8859 AL1 160 1.0 5.0 3.969 .6769 AL2 160 1.0 5.0 3.900 .7372 AL3 160 1.0 5.0 3.963 .7345 DD1 160 1.0 5.0 3.687 .9124 DD2 160 1.0 5.0 3.681 .8194 DD3 160 1.0 5.0 3.700 .9765 DD4 160 1.0 5.0 3.725 .9039 NC1 160 1.0 5.0 3.800 .6986 NC2 160 1.0 5.0 4.031 .7305 NC3 160 1.0 5.0 3.694 .9713 QC1 160 1.0 5.0 3.950 .8072 QC2 160 1.0 5.0 3.763 .6867 QC3 160 1.0 5.0 3.975 .7603 QC4 160 1.0 5.0 4.125 .7159 CP1 160 1.0 5.0 4.106 .6968 CP2 160 1.0 5.0 4.181 .8678 CP3 160 1.0 5.0 4.138 .8429 QT1 160 1.0 5.0 3.963 .7259 QT2 160 1.0 5.0 3.988 .7267 QT3 160 1.0 5.0 3.919 .7179 TD1 160 1.0 5.0 4.025 .7847 TD2 160 1.0 5.0 3.606 .8694 TD3 160 1.0 5.0 3.981 .8278 AD1 160 1.0 5.0 4.106 .8585 AD2 160 1.0 5.0 4.006 .7648 AD3 160 1.0 5.0 3.800 .8302 AD4 160 1.0 5.0 3.650 .8774 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS 20) 19
  11. Từ Bảng 2, kết quả thống kê mô tả cho thấy các biến có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 và giá trị trung bình nằm trong khoảng 3.606 đến 4.181, do đó các phương án mà người trả lời lựa chọn là tương đối giống nhau và đa số là đồng ý với các thước đo mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. 5.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Sau khi dữ liệu được thu thập, nhóm nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu: Bảng 3. Kết quả kiểm định của thang đo Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if Item Nhân tố Correlation Deleted Biến “Sự hữu ích của kế toán TNXH” NT1 .731 .825 NT2 .787 .813 NT3 α = .864, N = 5 .702 .831 NT4 .643 .849 NT5 .587 .860 Biến “Áp lực từ các bên liên quan tác động đến việc thực hiện kế toán TNXH” AL1 .684 .594 AL2 α = .766, N = 3 .438 .860 AL3 .697 .567 Biến “Đặc điểm của DN” DD1 .658 .589 DD2 .435 .718 α = .732, N = 4 DD3 .527 .671 DD4 .481 .695 Biến “Nhu cầu phát hành báo cáo TNXH” NC1 .451 .576 NC2 α = .651, N = 3 .532 .472 NC3 .439 .626 Biến “Tác động của các quy chuẩn pháp lý” QC1 .636 .756 QC2 .569 .786 α = .809, N = 4 QC3 .768 .687 QC4 .540 .799 Biến “Áp lực từ chi phí môi trường” CP1 .671 .850 CP2 α = .854, N = 3 .723 .802 CP3 .804 .716 20
  12. Biến “Nhận thức của nhà quản trị” QT1 .674 .555 QT2 α = .751, N = 3 .534 .719 QT3 .535 .718 Biến “Trình độ của đội ngũ kế toán viên” TD1 .577 .553 TD2 α = .706, N = 3 .351 .828 TD3 .675 .415 Biến phụ thuộc “Việc áp dụng kế toán TNXH của các DN tại Việt Nam” AD1 .615 .807 AD2 .673 .782 α = .831, N = 4 AD3 .714 .761 AD4 .639 .796 * α là hệ số Cronbach’s Alpha, N là số biến quan sát của từng nhân tố (Nguồn: kết quả chạy SPSS 20) Thông qua dữ liệu được trình bày trong bảng 3, Hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất được tính toán trong nghiên cứu này là 0.651 > 0.6 và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Điều này cho thấy, tất cả các thang đo của mô hình nghiên cứu đều có độ tin cậy cao và sử dụng tốt cho nghiên cứu. Ngoài ra có một biến loại bỏ là TD2 – là quan sát thứ năm của thang đo “Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên” do có hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát là 0.828 > 0.706 (hệ số Cronbach’s Alpha). Từ đó, nhóm nghiên cứu quyết định loại bỏ biến này ra khỏi mô hình. 5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi tiến hành xong kiểm tra độ tin cậy của các biến dựa vào hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 Nhân tố rút trích Biến quan sát 1 2 3 4 5 NT1 .764 NT3 .757 NT2 .754 NT4 .704 NT5 .649 TD1 .802 TD3 .765 QT1 .687 21
  13. QT3 .679 QC1 .851 QC3 .772 CP3 .679 DD1 .821 DD4 .743 DD3 .698 NC3 .519 AL1 .851 AL3 .850 AL2 .580 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS 20) Sau khi chạy mô hình EFA, các biến TD1, TD3, QT1 và QT3 thuộc cùng một nhóm nhân tố rút trích 2. Vì vậy nhóm nghiên cứu gộp hai biến TD và QT thành biến “Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên – QTTD” để phục vụ cho việc nghiên cứu tiếp theo của nhóm. Tương tự như trên, các biến QC1, QC3 và CP3 thuộc cùng nhóm nhân tố rút trích 3 nên nhóm gộp 2 biến QC và CP thành biến “Các quy chuẩn pháp lý và áp lực chi phí môi trường - QCCP”. Các biến DD1, DD4, DD3 và NC3 thuộc cùng nhóm nhân tố rút trích 4 và 2 biến DD và NC được gộp lại với nhau thành biến “Đặc điểm của DN và nhu cầu phát hành báo cáo TNXH - DDNC”. Từ đó ta có bảng phân tích lại nhân tố khám phá như sau: Bảng 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 Biến quan sát Nhân tố rút trích 1 2 3 4 5 NT1 .764 NT3 .757 NT2 .754 NT4 .704 NT5 .649 QTTD4 .802 QTTD6 .765 QTTD1 .687 QTTD3 .679 QCCP1 .851 QCCP3 .772 QCCP7 .679 22
  14. DDNC1 .821 DDNC4 .743 DDNC3 .698 DDNC7 .519 AL1 .851 AL3 .850 AL2 .580 Bảng 6. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .882 1647.6 Approx. Chi-Square 89 Bartlett's Test of Sphericity Df 171 Sig. .000 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS2 20) Từ kết quả bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett's (bảng 6), hệ số KMO cao 0.882 > 0.5 thể hiện việc phân tích nhân tố là phù hợp với tập dữ liệu và Sig. = 0.000 < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, thể hiện mức ý nghĩa thống kê cao. Tổng phương sai trích bằng 70.739% > 50% cho 5 nhân tố đã được rút trích từ phân tích EFA giải thích được 70.739% mức độ biến thiên của dữ liệu. Đây là kết quả tương đối khả quan, hoàn toàn phù hợp để tiếp tục phân tích tương quan. Sau khi loại bỏ các biến chưa phù hợp thì còn lại 19 biến quan sát phù hợp sẽ được giữ lại để tiếp tục sử dụng trong phân tích làm cơ sơ, đảm bảo chất lượng các thang đo trước khi kiểm định các giả thuyết ở phần nghiên cứu tiếp theo. Ta có thể thấy sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát cùng tính chất đã gộp thành những nhân tố tổng hợp mới từ đó dẫn đến các giả thuyết ban đầu không còn giá trị nghiên cứu như cũ. Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh lại giả thuyết cho phù hợp với mô hình mới gồm các nhân tố mới: Giả thuyết 1 (H1): Sự hữu ích của kế toán TNXH có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. Giả thuyết 2 (H2): Áp lực từ các bên liên quan có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. Giả thuyết 3 (H3): Đặc điểm của DN và nhu cầu phát hành báo cáo TNXH có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. Giả thuyết 4 (H4): Các quy chuẩn pháp lý và áp lực chi phí môi trường có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. 23
  15. Giả thuyết 5 (H5): Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. 5.4 Phân tích tương quan giữa các biến Để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson và phân tích mối tương quan để thu được kết quả sau: Bảng 7. Kết quả phân tích tương quan NT QTTD QCCP DDNC AL AD Pearson Correlation 1 .603** .509** .448** .477** .569** NT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation 1 .575** .481** .404** .772** QTTD Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation 1 .405** .395** .601** QCCP Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 Pearson Correlation 1 .249** .526** DDNC Sig. (2-tailed) .002 .000 Pearson Correlation 1 .446** AL Sig. (2-tailed) .000 AD Pearson Correlation 1 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS 20) Kết quả trong bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập là cùng chiều vì có hệ số tương quan r > 0. Nói chung, P-value của các biến độc lập bằng 1,00 có nghĩa là không ảnh hưởng lẫn nhau và giá trị này giữa các biến độc lập và phụ thuộc cuối cùng bằng 0,00 (< 0,05: có ý nghĩa thống kê). 5.5 Phân tích phương sai Sau khi phân tích mối tương quan, nhóm nghiên cứu nhóm nghiên cứu phân tích phương sai ANOVA và kết quả được cung cấp ở bảng dưới đây: Bảng 8. Kết quả của phân tích ANOVA Sum of Model Df Mean Square F Sig. Squares Regression 46.632 5 9.326 61.238 .000b 1 Residual 23.454 154 .152 Total 70.086 159 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS 20) Từ dữ liệu được phân tích trong bảng 8, chúng ta có thể thấy mức ý nghĩa 0.000
  16. nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên”, “Tác động của các quy chuẩn pháp lý và áp lực từ chi phí môi trường”, “Đặc điểm của DN và nhu cầu phát hành báo cáo TNXH”, “Áp lực từ các bên liên quan” khác với “Việc áp dụng kế toán TNXH của các DN tại Việt Nam” 5.6 Phân tích mô hình hồi quy Bảng 9. Kết quả hồi quy Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) -.084 .253 -.332 .740 NT .039 .060 .042 .650 .517 .530 1.886 QTTD .545 .067 .531 8.106 .000 .506 1.976 1 QCCP .160 .057 .169 2.815 .006 .603 1.658 DDNC .147 .051 .158 2.867 .005 .717 1.395 AL .118 .061 .106 1.939 .054 .733 1.364 (Nguồn: Kết quả chạy SPSS 20) Kết quả hồi quy từ bảng cho thấy có 3 biến QTTD, QCCP, DDNC và AL có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.1). Còn biến NT có mức ý nghĩa Sig. = 0.517>0.1 nên không có ý nghĩa thống kê. Giá trị R² điều chỉnh bằng 0,665> 0,1, có thể chấp nhận được và cho thấy rằng các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu chỉ giải thích 66.5% cho sự thay đổi của biến phụ thuộc, phần trăm còn lại là do các yếu tố ngoài mô hình giải thích. Phương trình hồi quy được xác định: AD = -0.84 + 0.545×QTTD + 0.160×QCCP + 0.147×DD + 0.118×AL 5.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu định lượng, tác giả rút ra bảng tổng hợp đánh giá các giả thiết. Bảng 10. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả Nội dung Sig. Giá trị β Kết quả thuyết H1 Sự hữu ích của kế toán TNXH 0.517 0.039 Bác bỏ giả thuyết Tác động cùng chiều – H2 Áp lực từ các bên liên quan 0.054 0.118 Chấp nhận giả thuyết Đặc điểm của DN và nhu cầu phát Tác động cùng chiều – H3 0.005 0.147 hành báo cáo TNXH Chấp nhận giả thuyết H4 Các quy chuẩn pháp lý và áp lực 0.006 0.160 Tác động cùng chiều – 25
  17. chi phí môi trường Chấp nhận giả thuyết Nhận thức của nhà quản trị và Tác động cùng chiều – H5 0.000 0.545 trình độ của kế toán viên Chấp nhận giả thuyết (Nguồn nhóm nghiên cứu điều tra và phân tích) Qua kết quả kiểm định giả thuyết, có thể thấy các biến độc lập “Áp lực từ các bên liên quan”, “Đặc điểm của DN và nhu cầu phát hành báo cáo TNXH”, “Các quy chuẩn pháp lý và áp lực chi phí môi trường” và “Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên” càng tăng thì việc áp dụng kế toán TNXH tại các DN Việt Nam càng tăng trong khi đó biến “Sự hữu ích của kế toán TNXH” không có ý nghĩa. Trong đó, “Nhận thức của nhà quản trị và trình độ của đội ngũ kế toán viên – QTTD” có ảnh hưởng lớn nhất với hệ số hồi quy là 0.545. Điều này cũng có nghĩa là trình độ và nhận thức về các vấn đề môi trường - xã hội của nhà quản trị và đội ngũ kế toán viên càng cao thì khả năng áp dụng kế toán TNXH của DN đó càng lớn. Yếu tố thứ hai là “Các quy chuẩn pháp lý và áp lực từ chi phí môi trường - QCCP” có hệ số hồi quy là 0.160 cho thấy nếu hệ thống pháp luật và quản lý tư pháp chặt chẽ hơn thì DN sẽ có ý thức hơn. Yếu tố thứ ba là “Đặc điểm của doanh nghiệp và nhu cầu phát hành báo cáo TNXH – DDNC” với hệ số hồi quy là 0.147. Tùy theo đặc điểm của từng DN và nhu cầu của họ mà mức độ áp dụng kế toán TNXH là khác nhau tuy để đáp ứng mục tiêu PTBV của DN. Yếu tố thứ tư có hệ số hồi quy là 0.118 là “Áp lực từ các bên liên quan – AL”. Điều này cho biết ngoài những yếu tố nội tại bên trong DN thì áp lực từ bên ngoài như: nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp... cũng gây ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán TNXH của doanh nghiệp đó. 6. Đề xuất các khuyến nghị - Về phía các cấp quản lý vĩ mô: Nhà nước cần đưa ra thêm những chính sách, văn bản nhằm hỗ trợ DN bởi vì để thực hiện TNXH thì DN phải đầu tư khá lớn để cải thiện môi trường, phải phát sinh nhiều chi phí. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho DN vượt qua những rào cản, khó khăn để có thể hội nhập ra bên ngoài. Cần tăng cường công tác khen thưởng, tôn vinh đối với những DN thực hiện tốt TNXH, tạo hình ảnh tốt đẹp về DN, giúp góp phần xây dựng phát triển đất nước nhưng bên cạnh đó những DN không thực thi TNXH thì cần có chế tài để đảm bảo công bằng, bình đẳng. - Về phía Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp: Cần nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thuộc thẩm quyền của Bộ và Hội nghề nghiệp dựa trên chính sách pháp lý của Nhà nước đưa ra về việc thực hiện kế toán TNXH, cần ban hành các chuẩn mực nghề nghiệp để DN thực hiện TNXH. 26
  18. Cần tăng cường tuyên truyền, thông tin để các DN hiểu đúng bản chất của việc thực hiện kế toán TNXH. Ở đây, vai trò của các Hội nghề nghiệp rất lớn (Hội xuất khẩu thủy sản, Hội dệt may, hội giày da...) trong việc tư vấn cho DN thực hiện TNXH. - Về phía DN: Cần gắn liền kế toán TNXH trong công tác kế toán quản trị DN, phát triển kế toánTNXH theo hướng kế toán quản trị nhằm giúp nhà quản trị thực hiện được mục tiêu của mình. Theo đó, kế toán TNXH cần phải đánh giá các nội dung như: đánh giá TNXH của DN, nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường, kế toán quản trị về thu nhập và chi phí xã hội… Cần thay đổi nhận thức, quan điểm của nhà quản trị về vai trò của kế toán TNXH cũng như vai trò của kế toán quản trị nói chung, các nhà quản trị phải hiểu được thực hiện TNXH là nhiệm vụ mang tính lâu dài nên cần định hướng đúng ngay từ bây giờ. Cần có chính sách đào tạo, huấn luyện đội ngũ, nâng cao trình độ kế toán viên, thay đổi nhận thức của người làm kế toán về vai trò của mình trong một DN. Nhân viên kế toán không chỉ là người ghi sổ, lập báo cáo tài chính mà còn là người tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược, mục tiêu của đơn vị nữa. 7. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã xác định được được 4 nhân tố có tác động tích cực. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra những những kiến nghị để giúp cho thực hiện kế toán TNXH tại các DN Việt Nam được áp dụng rộng rãi hơn và thực sự mang lại nhiều hiệu quả cho DN, xã hội và môi trường. Kế toán TNXH chưa phổ biến đến tại nhiều DN Việt Nam, việc áp dụng còn nhiều hạn chế nên kết quả khảo sát có thể chưa đủ đảm bảo, chưa thật sự khách quan để phản ánh đúng thực tế về việc thực hiện kế toán TNXH tại các DN Việt Nam. Tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo với hy vọng có thể tìm ra cách tiếp cận khách quan và tổng quát hơn như: Đi sâu nghiên cứu cụ thể từng nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán TNXH tại DN Việt Nam, cũng như có thể đi vào nghiên cứu từng nhóm ngành nghề cụ thể, bổ sung thêm các biến quan sát để có thêm căn cứ xác định sự tác động. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barakat, A., Samhan, H., & Al-Nsoor, O. (2014). Accounting social responsibility in Islamic Banks. International Journal of Economics, Commerce and Management, 2 (10). 2. Bayoud, Nagib & Bayoud, & Kavanagh, Marie & Slaughter, Geoff. (2012). Factors Influencing Levels of Corporate Social Responsibility Disclosure by Libyan Firms: A Mixed Study. International Journal of Economics and Finance. 4. 10.5539/ijef.v4n4p13. 3.Đặng Khánh Vân, Nguyễn Thị Thu Hằng. (2021). Nhân tố tác động đến việc thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ngành nhựa ở Hà Nội. FTU Working Paper Series, Vol. 2 No. 3 (09/2021) | 42 27
  19. 4. Hung. Dinh, Tuan. Tran & Anh. Nguyen. (2020). Factors affecting the application of social responsibility accounting. Accounting. 597-604. 10.5267/j.ac.2020.3.008. 5.Huỳnh Đức Lộng (2016). Những nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xã hội. Tạp chí Kế toán- kiểm toán, số tháng 1/2016. 6.Lazkano, L., Beraza, A., & San-Jose, L. (2020). Determining success factors in the implementation of social accounting. CIRIEC-España, revista de economía pública, social y coop,erativa, (100). 7.Lê Huyền Trâm. (2016). Một số giải pháp nhằm áp dụng kế toán TNXH trong các DN Việt Nam. Tạp chí Kế toán tháng 9/ 2016. 8.Lê Thị Bảo Như, Nguyễn Thị Phương Thảo (2020). Thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Tạp chí công thương. 9.Mittelbach-Hörmanseder, S., Hummel, K., & Rammerstorfer, M. (2021). The information content of corporate social responsibility disclosure in Europe: an institutional perspective. European Accounting Review, 30(2), 309-348. 10.Nguyễn Hữu Ánh, Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy. (2017). Xây dựng và phát triển hệ thống kế toán trách nhiệm xã hội vì sự phát triển kinh tế bền vững. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 11.Nguyễn Đình Tài (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/2010. 12.Nguyễn Thị Vân Anh, Vũ Thị Thanh Hà (2021). Kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 9/2021. 13.Phạm Đức Hiếu, Chu Thị Huyến. (2021). Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số 211, Tháng 4/2021.. 14. Rahahleh, M. Y., & Sharairi, J. A. (2008). The extent of social responsibility accounting application in the qualified industrial zones in Jordan. International management review, 4(2), 5. 15.Shahwana, Y. (2020). The effect of OECD principles of corporate governance on social responsibility accounting. International Journal of Innovation, Creativity and Change, 11(2), 418-431. 16.Trần Minh Phương. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 17.Waluyo, W.. (2017). Firm size, firm age, and firm growth on corporate social responsibility in Indonesia: The case of real estate companies. European Research Studies Journal. 20. 360-369. 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2