intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định phí kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán là một chủ đề được khá nhiều nghiên cứu trước trên thế giới thực hiện, tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trước không nhất quán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định phí kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH PHÍ KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM FACTORS AFFECTING THE DETERMINATION OF AUDIT FEES AT AUDIT FIRMS IN VIETNAM TS. Trần Thị Thu Phường - ThS. Lê Thị Mến - ThS. Trần Thị Thanh Nga Ngày nhận bài : 18.8.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Ngày nhận kết quả phản biện : 29.8.2022 Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán là một chủ đề được khá nhiều nghiên cứu trước trên thế giới thực hiện, tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trước không nhất quán. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn. Sử dụng dữ liệu của 286 công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, kết quả nghiên cứu cho thấy số công ty con, các khoản phải thu và hàng tồn kho, ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, các khoản nợ tiềm tàng, ý kiến kiểm toán về hoạt động liên tục, hành vi điều chỉnh lợi nhuận, rủi ro tài chính, tính chính trực của người quản lý khách hàng, quy mô của khách hàng, danh tiếng công ty kiểm toán ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán; chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán, nhiệm kỳ của công ty kiểm toán ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán. Từ khóa: Phí kiểm toán, quy mô của khách hàng, nhiệm kỳ kiểm toán. ABSTRACT In this study, the factors affecting audit fees are considered. The factors affecting audit fees are a topic that has been carried out by many previous studies in the world, but the research results are not consistent. In Vietnam, the researches on this topic are still quite limited. Using data of 286 companies listed on Stock Exchange between 2017 and 2020, the research results show that number of subsidiaries, inventory and receivables, modified opinions, contingent liabilities, going concern opinion, earnings management, financial risk, the integrity of the manager, client size, the reputation of the audit firm positively affect the audit fee; Financial expertise of the Audit Committee, audit firm tenure negatively affect the audit fee. Keywords: Audit fee, client size, audit tenure. 1. Giới thiệu Phí kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng và tác động đến chất lượng kiểm toán. Chủ đề phí kiểm toán đã được quan tâm bởi giới nghề nghiệp, các cơ quan chức năng và giới học thuật. Tại Việt Nam, Luật kiểm toán độc lập đưa ra một số căn cứ để xác định phí kiểm toán, trong đó, có các căn cứ như khối lượng công việc, uy tín của CTKT. Kết quả các nghiên cứu trước trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán không nhất quán, một số nghiên cứu cho thấy số công ty con, các khoản phải thu và hàng tồn kho, ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, các khoản nợ tiềm tàng, rủi ro tài chính, quy mô của khách hàng, danh tiếng CTKT ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán (Clatworthy và cộng sự, 2009; Kanakriyah, 2020); chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán, nhiệm kỳ của CTKT ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán (Johl và cộng sự, 2012; Salehi và cộng sự, 2022). 44
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Tại Việt Nam, một số nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán (Lê Vũ Vi, 2017; Võ Lê Anh Quốc, 2021). Các nghiên cứu chỉ xem xét một số nhân tố như quy mô của khách hàng, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, danh tiếng CTKT. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào xem xét toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán cho các công ty niêm yết. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc xác định phí kiểm toán tại các CTKT độc lập Việt Nam. Đóng góp chính nghiên cứu của chúng tôi là tìm được bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm toán. Từ kết quả này, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc xác định phí kiểm toán cho các CTKT. Sau phần giới thiệu, nghiên cứu được cấu trúc thành các phần chính như: các quy định về phí kiểm toán và lý thuyết nền, tổng quan các nghiên cứu trước và phát triển giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và kết luận, kiến nghị. 2. Quy định về phí kiểm toán và lý thuyết nền - Quy định về phí kiểm toán: Theo Luật kiểm toán độc lập, phí dịch vụ kiểm toán do CTKT và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán theo căn cứ sau đây: Nội dung, khối lượng và tính chất công việc; Thời gian và điều kiện làm việc của kiểm toán viên (KTV) hành nghề, KTV sử dụng để thực hiện dịch vụ; Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của KTV hành nghề, CTKT; Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi. - Lý thuyết nền: Ảnh hưởng của các nhân tố đến phí kiểm toán được giải thích bằng lý thuyết bảo hiểm của Wallace (1987). Lý thuyết này cho rằng các mối nguy cơ hoặc việc KTV phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường trong trường hợp các công ty bị phá sản dẫn đến chi phí kiểm toán cao. 3. Tổng quan các nghiên cứu trước và phát triển giả thuyết Kết quả các nghiên cứu trước cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định phí kiểm toán là các nhân tố thuộc rủi ro kiểm toán như số công ty con, các khoản phải thu và hàng tồn kho, ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, các khoản nợ tiềm tàng; các nhân tố thuộc rủi ro kinh doanh của khách hàng như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), rủi ro tài chính; nhân tố thuộc rủi ro kinh doanh của CTKT như dịch vụ phi kiểm toán; quy mô của khách hàng; giá trị hợp lý của tài sản, ngành của khách hàng; chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán; danh tiếng CTKT; nhiệm kỳ kiểm toán (Clatworthy và cộng sự, 2009; Yan và Wheatley, 2010; Johl và cộng sự, 2012; Kanakriyah, 2020; Karaki và Thuneibat, 2022). Dựa vào các nghiên cứu nêu trên và lý thuyết nền, các giả thuyết được đặt ra là: Giả thuyết H1: Số công ty con ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H2: Các khoản phải thu và hàng tồn kho ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H3: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H4: Các khoản nợ tiềm tàng ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H5: Ý kiến kiểm toán về hoạt động liên tục ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H6: Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H7: ROA ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H8: Rủi ro tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H9: Tính chính trực của người quản lý khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. 45
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Giả thuyết H10: Quy mô của khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán Giả thuyết H11: Ngành của khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H12: Chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H13: Danh tiếng CTKT ảnh hưởng cùng chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H14: Nhiệm kỳ của KTV ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán. Giả thuyết H15: Nhiệm kỳ của CTKT ảnh hưởng ngược chiều đến phí kiểm toán. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo các biến Dựa trên kết quả nghiên cứu trước (Clatworthy và cộng sự, 2009; Kanakriyah, 2020) với một số điều chỉnh phù hợp với Việt Nam, chúng tôi thiết kế mô hình nghiên cứu (1) để kiểm tra sự ảnh hưởng này tại các CTKT độc lập tại Việt Nam như sau: FEEit = α + β1SUBSit + β2INVRit + β3AUDOit + β4CONLit + β5GCOit + β6ABVDit + β7ROAit + β8FINRit + β9INTEit + β10SIZEit + β11INDSit +β12ACCOit + β13AUQUit + β14PTEit + β15FTEit (1) Mô hình nghiên cứu (1) gồm biến phụ thuộc là phí kiểm toán được đo lường bằng Logarit của phí kiểm toán (Kanakriyah, 2020). Các biến độc lập là: - Số công ty con (SUBS) đo lường bằng logarit của số công ty con (Clatworthy và cộng sự, 2009), - Các khoản phải thu và hàng tồn kho (INVR) được đo lường bằng tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản (Johl và cộng sự, 2012), - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (AUDO) được đo lường bằng 1 nếu khách hàng nhận ý kiến kiểm toán năm trước không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và bằng 0 trường hợp khác (Clatworthy và cộng sự, 2009), - Các khoản nợ tiềm tàng (CONL) được đo lường bằng 1 nếu công ty công bố các khoản nợ tiềm tàng trên báo cáo tài chính và bằng 0 trường hợp khác (Clatworthy và cộng sự, 2009), - Ý kiến kiểm toán về hoạt động liên tục (GCO) được đo lường bằng 1 nếu ý kiến kiểm toán năm trước có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh do vi phạm hoạt động liên tục và bằng 0 trường hợp khác, - Hành vi điều chỉnh lợi nhuận (ABVD) được đo lường bằng giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích tự định của các khoản thu nhập ước tính, - ROA đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Clatworthy và cộng sự, 2009), - Rủi ro tài chính (FINR) được đo lường bằng 1 nếu hệ số Zscore < 2,073 và bằng 0 trường hợp khác (Gul, 2006). - Tính chính trực của người quản lý khách hàng (INTE) được đo lường bằng số lượng các yếu tố rủi ro xuất hiện liên quan đến tính chính trực của người quản lý khách hàng, - Quy mô của khách hàng (SIZE) được đo lường bằng logarit của tổng tài sản (Kanakriyah, 2020), - Ngành của khách hàng (INDS) được đo lường bằng 1 nếu khách hàng là hoạt động các ngành sản xuất và bằng 0 trường hợp khác (Kanakriyah, 2020), - Chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán (ACCO) được đo lường bằng số thành viên của của Ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính, kế toán trên tổng số thành viên của của Ủy ban kiểm toán (Johl và cộng sự, 2012), - Danh tiếng CTKT (AUQU) được đo lường bằng 1 nếu CTKT là Big 4 và bằng 0 trường hợp khác (Kanakriyah, 2020), - Nhiệm kỳ của KTV (PTE) được đo lường bằng thời gian mà KTV thực hiện kiểm toán (ký báo 46
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN cáo kiểm toán) cho khách hàng (Xu, 2011). Nhiệm kỳ của CTKT (FTE) được đo lường bằng thời gian mà CTKT thực hiện kiểm toán cho khách hàng (Salehi và cộng sự, 2022). 4.2 Mẫu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính, website của công ty niêm yết, cafef.vn. Mẫu nghiên cứu bao gồm 286 công ty niêm yết trên HOSE và HNX tương ứng 286 quan sát trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2020. 5. Kết quả nghiên cứu Để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến phí kiểm toán, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 22. Các bước trong quy trình kiểm định bao gồm: 5.1. Thống kê mô tả các biến Bảng 1 bên dưới mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy tại Việt Nam: Logarit của phí kiểm toán (FEE) trung bình là 18,112; logarit của số công ty con (SUBS) trung bình là 0,67; tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản (INVREC) trung bình là 0,45; tỷ lệ ý kiến kiểm toán năm trước không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (AUDO) là 6%; tỷ lệ các khoản nợ tiềm tàng công bố trên báo cáo tài chính (CONL) là 5%; tỷ lệ ý kiến kiểm toán có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh do vi phạm hoạt động liên tục (GCO) là 4,5%; mức điều chỉnh lợi nhuận (ABVD) trung bình là 0,15; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) trung bình là 6%; tỷ lệ hệ số Z Score < 2,073 của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX (FINR) là 30%; số lượng các yếu tố rủi ro xuất hiện liên quan đến tính chính trực của người quản lý (INTE) trung bình là 0,77; logarit tổng tài sản (SIZE) trung bình là 27,60; tỷ lệ ngành sản xuất (INDS) là 4%; tỷ lệ số thành viên của của Ủy ban kiểm toán có chuyên môn tài chính, kế toán (ACCO) trung bình là 68%; tỷ lệ CTKT Big4 (AUQU) là 51%; nhiệm kỳ của CTKT trung bình là 5,4; nhiệm kỳ của KTV phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán (PTE) trung bình là 1,86. Bảng 1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình Variables Minimum Maximum Mean Variables Minimum Maximum Mean FEE 17,2 19,1 18,112 FINR 0 1 0,30 SUBS 0,0 3,7 0,673 INTE 0 5 0,77 INVREC 0,110 0,800 0,45336 SIZE 21,769 32,876 27,603 AUDO 0,0 1,0 0,063 INDS 0 1 0,04 CONL 0,0 1,0 0,052 ACCO 0,33 1,00 0,685 GCO 0,0 1,0 0,045 AUQU 0,0 1,0 0,510 ABVD 0,01 0,80 0,1457 FTE 0,0 13,0 5,434 ROA -0,08 0,41 0,0622 PTE 1,0 5,0 1,864 5.2. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy Kết quả hồi quy (Bảng 2) cho thấy mô hình có 12 biến độc lập (có Sig.
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Bảng 2: Hệ số hồi quy Unstandardized Standardized Unstandardized Standardized Model Sig. VIF Model Sig. VIF Coefficients Coefficients Coefficients Coefficients (Const) 15,327 0,000 FINR 0,089 0,088 0,003 1,360 SUBS 0,076 0,157 0,000 3,022 INTE 0,044 0,085 0,016 1,881 INVREC 0,631 0,283 0,000 2,168 SIZE 0,090 0,361 0,000 2,202 AUDO 0,126 0,066 0,046 2,138 INDS -0,334 -0,146 0,100 4,818 CONL 0,222 0,107 0,001 1,447 ACCO -0,538 -0,180 0,011 7,499 GCO 0,129 0,059 0,043 1,507 AUQU 0,236 0,256 0,000 1,905 ABVD 0,394 0,127 0,001 2,380 FTE -0,011 -0,082 0,006 1,347 ROA 0,178 0,033 0,262 1,303 PTE -0,020 -0,040 0,131 1,078 5.3. Mức độ giải thích của mô hình Bảng 3 cho thấy Adjusted R Square = 0,815, các biến trong mô hình có thể giải thích được 81,5% phí kiểm toán tại các CTKT độc lập Việt Nam. Bảng 3: Kết quả tóm tắt mô hình, kiểm tra mức độ phù hợp mô hình, hồi quy phụ Model Adjusted R Square Durbin-Watson F Sig. Adjusted R Square1 0,815 1,907 84,522 0,000b 0,175 5.4. Mức độ phù hợp của mô hình Để xem xét mức độ phù hợp của mô hình, phân tích phương sai với kiểm định F được sử dụng. Trong bảng 3, Sig.= 0,000 < 0,05. Như vậy, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu thực tế. 5.5. Kiểm định hiện tượng cộng tuyến, tự tương quan, phương sai phần dư thay đổi - Kiểm định hiện tượng cộng tuyến: Trong bảng 2, tất cả các biến độc lập đều có VIF < 10. Như vậy không có hiện tượng cộng tuyến. - Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Trong bảng 3, giá trị thống kê Durbin-Watson (d) = 1,90. 1 < d = 1,90
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Quy mô của khách hàng có ảnh hưởng mạnh nhất(1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu trước như Clatworthy và cộng sự (2009), Mohamad Nor (2015), Kanakriyah (2020). Kết quả này chính là cơ sở để chúng tôi đề xuất các kiến nghị cho các CTKT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các quy định là cần căn cứ vào khối lượng và tính chất công việc; thời gian làm việc của KTV; trình độ, kinh nghiệm và uy tín của CTKT. Tuy nhiên, để đưa ra mức phí kiểm toán hợp lý để đảm bảo chất lượng kiểm toán, cần có các căn cứ cụ thể hơn đối với các CTKT cho các công ty có lợi ích công chúng. Cụ thể, để xác định phí kiểm toán, đầu tiên, các CTKT cần xem xét quy mô của khách hàng, các yếu tố thuộc rủi ro kiểm toán như số công ty con, các khoản phải thu và hàng tồn kho, ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, các khoản nợ tiềm tàng, ý kiến kiểm toán về hoạt động liên tục, hành vi điều chỉnh lợi nhuận để xác định phí kiểm toán phù hợp. Kế tiếp, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc rủi ro kinh doanh của khách hàng như hệ số khả năng phá sản của khách hàng. Tiếp theo, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc rủi ro kinh doanh của CTKT như tính chính trực của người quản lý. Cuối cùng, CTKT cần xem xét các yếu tố thuộc đặc điểm CTKT (danh tiếng CTKT), nhiệm kỳ của CTKT, chuyên môn tài chính của Ủy ban kiểm toán. Việc chọn lựa được các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất để tập trung xem xét sẽ giúp các CTKT xác định phí kiểm toán phù hợp, từ đó giúp nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu các rủi ro và đem lại nhiều lợi ích hơn cho các CTKT. TÀI LIỆU THAM KHẢO Clatworthy et al. (2009). Selection bias and the Big Four premium: New evidence using Heckman and matching models. Accounting and Business Research, 39(2), 139-166. Johl et al. (2012). Audit committee and CEO ethnicity and audit fees: Some Malaysian evidence. The International Journal of Accounting, 47(3), 302–332. Kanakriyah (2020). Model to determine main factors used to measure audit fees. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 24(2),1-13. Salehi, Z., Stewart, J., & Manson, S. (2006). The impact of board composition and ethnicity on audit quality: Evidence from Malaysian companies. Malaysian Accounting Review, 5(2), 61-83. Karaki & Thuneibat (2022). The Impact of Intangible Assets and Fair Value Measurement on Audit Fees: Empirical Evidence from Jordanian Banking Sector. Jordan Journal of Business Administration, 18 (2), 223-243. Lê Vũ Vi (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức phí kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Võ Lê Anh Quốc (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định giá phí kiểm toán BCTC của các CTKT trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Wallace, W. A. (1987). The economic role of the audit in free and regulated markets: A review. Research in Accounting Regulation, 1, 7-34 Yan C. & Wheatley, C. M. (2010). New executives and audit fees. Retrieved on 1 December 2011 from http:// ssrn.com/abstract=1626205. Mohamad Nor (2015). Engagement risk, auditor choice and audit fee in the Malaysia audit market. Doctoral Dissertations. Universiti Utara Malaysia. Van Caneghem, T. (2010). Audit pricing and the Big 4 fee premium: Evidence from Belgium. Managerial Auditing Journal, 25(2), 122-139. Gul, F. A. (2006). Auditors’ response to political connections and cronyism in Malaysia. Journal of Accounting Research, 44(5), 931-963. Xu, Y. (2011). The Determinants of Audit Fees: An Empirical Study of China s listed companies. Master Thesis. Lund University. 1. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) trong bảng 2 cho biết mức độ tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2