intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động đến chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh" là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 180 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Các phân tích chính được sử dụng: chất lượng biến quan sát, độ tin cậy của thang đo, tính hội tụ, tính phân biệt, mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLS-SEM). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động đến chuyển đổi số tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Phú Quới* Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: quoinp@uef.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 180 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Các phân tích chính được sử dụng: chất lượng biến quan sát, độ tin cậy của thang đo, tính hội tụ, tính phân biệt, mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố thái độ đối với chuyển đổi số, hiểu biết về kỹ thuật số và Lãnh đạo chuyên nghiệp đều có tác động thuận chiều và có ý nghĩa đến Chuyển đổi số. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ gia tăng thực hiện Chuyển đổi số. Từ khoá: SMEs, Chuyển đổi số, Lãnh đạo chuyên nghiệp, Hiểu biết về kỹ thuật số, Thái độ đối với chuyển đổi số 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số như Dữ liệu lớn (Big data), Điện toán đám mây (Cloud computing), Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) với sự phát triển nhanh chóng, mang lại những thay đổi mới, những thay đổi mang tính đột phá đối với nền kinh tế và xã hội. Công nghệ số, đổi mới kỹ thuật số và số hoá đang làm thay đổi căn bản các quy trình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và các mối quan hệ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và kết hợp đổi mới tư duy để gia nhập vào thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Chuyển đổi số đang đóng vai trò là lực lượng đột phá, định hình lại hoạt động và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp (Lepore và cộng sự, 2019). Chuyển đổi số đã trở thành cách tiếp cận mới để nhiều doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và năng động. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, chúng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh và năng suất của tổ chức, giúp tăng tính vượt trội và đạt những đổi mới đột phá và bền vững. Chuyển đổi số nhanh chóng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trên toàn thế giới phạm vi rộng lớn và phá vỡ các mô hình hoạt động kinh doanh truyền thống hiện có với tốc độ chưa từng thấy. Từng hoạt động xã hội xảy ra kéo theo một lượng thông tin dữ liệu khổng lồ, đòi hỏi đi theo đó là yêu cầu ngày càng cao về hiệu năng xử lý mang tính thông minh từ các công nghệ tự động hóa nhằm hướng đến sự kết nối, xử lý dữ liệu. Điều này tạo ra mới cơ hội gia tăng giá trị trong doanh nghiệp bằng cách cải thiện trí thông minh của sản phẩm, dịch vụ và hệ thống và trở thành một trong động lực chính của tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững ở thế giới kinh doanh ngày nay (Litvinenko, 2020). Ngày nay, Chuyển đổi số không những là xu hướng mà còn mang tính tất yếu của thời đại khi chuyển đổi số dần đóng vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều trải qua một sự thay đổi đòi hỏi số hoá trong từng hoạt động, kể cả Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). SMEs cũng phải thích ứng với những thay đổi mới để tồn tại và có lợi thế cạnh tranh bền vững. Thách thức lớn nhất với họ là phải đối mặt làm thế nào để tăng khả năng tiếp cận với kỹ thuật số, nâng cao năng lực của doanh nghiệp họ để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Do quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, không đủ năng lực và các hạn chế khác, SMEs phải đối mặt với các rào cản đối với đổi mới kỹ thuật số cao hơn các doanh nghiệp lớn và khả năng khó triển khai thành công chuyển đổi số hơn. Trong khi đó, Chuyển đổi số là một hệ thống phức tạp bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của nhiều yếu tố. Các nhà quản lý của SMEs bị choáng ngợp bởi hàng loạt các yếu tố cần xem xét, điểm mấu chốt là gì, lộ trình phát triển trước khi bắt tay vào chuyển đổi số và đạt thành công. Sự chậm trễ trong hành trình áp dụng Chuyển đổi số trong SMEs làm hạn chế tăng trưởng và năng suất của họ. Do SMEs giữ một vị trí quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nên điều quan trọng là phải hiểu các động lực thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp này. 263
  2. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thực tiễn, ứng dụng cao và yêu cầu về Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của SMEs; do đó nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được được ra trong bài viết này. Chuyển đổi số và kỳ vọng có thể đưa ra câu trả lời cho những vấn đề đã nêu trên và đưa ra những hàm ý quản trị thiết thực, khả thi để giúp cho các chủ thể kinh doanh kịp thời chuyển đổi nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển và cải thiện quá trình Chuyển đổi số của SMEs ở hiện tại, trong tương lai và tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình SMEs ngày càng phát triển. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Chuyển đổi số (Digital Transformation) Hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa được chuẩn hóa có thể khái quát được hết khái niệm về Chuyển đổi số. Khái niệm về Chuyển đổi số được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thể hiện dựa trên các định nghĩa, phương hướng phát triển của riêng mình. Hoạt động Chuyển đổi số gần đây nổi lên như một vấn đề mới lạ trước những nhu cầu thực tế đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên về mặt từ nguyên, “transformation” có nghĩa là thay đổi về hình thức, diện mạo hoặc cấu trúc hoặc tạo ra một cái gì đó mới chưa từng tồn tại trước đây. Chuyển đổi số trong bối cảnh tổ chức liên quan đến một khái niệm khác trong phạm vi thay đổi, “Chuyển đổi” của tổ chức (Gong, C., & Ribiere, V. (2021). Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là công nghệ, mà là một tập hợp các đổi mới và thay đổi chiến lược để tái tạo giá trị ở các cấp độ khác nhau trong thực thể khác nhau. Cần chú ý phân biệt chuyển đổi số với các thuật ngữ liên quan để thiết lập các luồng nghiên cứu rõ ràng. Việc xác định chuyển đổi số là một thay đổi cơ bản về mặt tinh thần là rất quan trọng, vì nó phân biệt với những thay đổi cơ bản khác, chẳng hạn như Kỹ thuật số hoá (Digitization) và (Digitalization). Chuyển đổi số đề cập đến sự thay đổi cơ bản của một hình thức, chức năng hoặc cấu trúc hoàn toàn mới với việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tạo ra giá trị mới. Số hoá chủ yếu tập trung vào công việc ở cấp độ vận hành, trong khi chuyển đổi số nhấn mạnh vào kết quả ở cấp độ chiến lược. Số hóa là “việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi hoạt động kinh doanh lập mô hình và cung cấp các cơ hội tạo ra giá trị và doanh thu mới; nó là quá trình chuyển sang kinh doanh kỹ thuật số” (Gartner, 2018). Trong khái niệm khác, số hóa là kết quả của một lượng lớn dữ liệu sẵn có, dữ liệu dựa trên đám mây bằng cách sử dụng phương pháp khai thác dữ liệu và máy học để các mục đích liên quan đến quyết định của tổ chức. Chuyển đổi số được khái niệm hóa như là việc sử dụng mạnh mẽ kỹ thuật số công nghệ để cải thiện hiệu suất tổ chức và hoạt động hiệu quả và các tổ chức về cơ bản sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cấp các con đường tạo ra giá trị trước đây mà họ đã đi theo để duy trì cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được mục đích này, họ cần phải áp dụng những thay đổi mang tính xây dựng trong quy trình và mô hình kinh doanh của họ. Ngoài việc áp dụng khuôn khổ phù hợp, một tổ chức phải có sự sẵn sàng về kỹ thuật số - mong muốn và sẵn sàng triển khai các công nghệ kỹ thuật số và tạo ra sự đổi mới để đạt được các mục tiêu cũng như đủ năng lực kỹ thuật số và đủ nguồn lực, kinh phí (Chen và cộng sự, 2021). Trong những năm gần đây ở cấp độ toàn cầu, Chuyển đổi số, còn được gọi là “Công nghệ 4.0”, đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ chính phủ, kể cả trong các nền kinh tế mới nổi. Sự can thiệp của chính phủ nhằm mục đích bảo vệ khả năng cạnh tranh lâu dài của các ngành công nghiệp trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng với sự phát triển của Công nghệ 4.0, việc số hoá các doanh nghiệp sẽ gia tăng giá trị thông qua các công nghệ mới nổi như AI, phygital (vật lý + kỹ thuật số) và internet vạn vật (Mital et al., 2018). Với sự phổ biến của các nền tảng kỹ thuật số và các quy trình số hoá, Chuyển đổi số trao quyền ngành công nghiệp lâu đời có thể thay đổi và tích hợp các nhà máy sản xuất, chuỗi cung ứng, hệ thống xử lý đơn đặt hàng của người tiêu dùng và quy trình nhà cung cấp, đồng thời các tổ chức liên kết của họ có thể duy trì linh hoạt, thích ứng tốt hơn với sự thay đổi môi trường kinh doanh và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường. Nhằm thiết lập một định nghĩa thống nhất về “Chuyển đổi số”, Gong và Ribiere đã xem xét và phân tích một cách có hệ thống 134 các định nghĩa được đón nhận nồng nhiệt về Chuyển đổi số. Sau đó, sau khi xác định các thuộc tính nguyên thủy, cốt lõi và ngoại vi, tác giả đề xuất một định nghĩa và xác nhận nó với các chuyên gia. Họ đã kết hợp phản hồi của các chuyên gia và kết thúc với định nghĩa sau: “Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi cơ bản, được kích hoạt bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ kỹ thuật số đi kèm với đòn bẩy chiến lược của các nguồn lực và khả năng chính, nhằm cải thiện triệt để một thực thể và xác định lại giá trị của nó đề xuất cho các bên liên quan. Trong ngữ cảnh này, một thực thể có thể là một tổ chức, một mạng lưới kinh doanh, một ngành hoặc một xã hội.” (Gong, C., & Ribiere, V. (2021) 264
  3. Áp dụng Thương mại điện tử (E-commerce ) Turban (2010) định nghĩa Thương mại điện tử là “quá trình mua, bán, chuyển giao hoặc trao đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là Internet và mạng nội bộ”. Trong bối cảnh sử dụng Thương mại điện tử, có bằng chứng đáng kể rằng việc áp dụng Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi thế chiến lược cho các công ty (Wu, J.N. và cộng sự, 2011). Ví dụ: Thương mại điện tử tiết kiệm chi phí vận hành, mở rộng cơ hội thị trường, cải thiện nguồn cung hiệu quả chuỗi và cho phép mối quan hệ khách hàng bền chặt hơn (Wu, F. và cộng sự, 2003). Ngoài ra, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc áp dụng Thương mại điện tử là tích cực liên quan đến hiệu quả tài chính của công ty. Hussain và cộng sự (2020) báo cáo rằng, ứng dụng Thương mại điện tử vì sự cởi mở về công nghệ có thể thu hút người tiêu dùng trên toàn thế giới mối quan hệ với người bán, do đó cải thiện hiệu suất của SMEs. Áp dụng Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) Tiếp thị kỹ thuật số được định nghĩa là “Việc thực hành thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ sử dụng kênh phân phối kỹ thuật số qua máy tính, điện thoại di động, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác” (Smith và cộng sự, 2012). Sự ra đời của internet và việc áp dụng các chiến thuật tiếp thị thông thường đã dẫn đến sự hình thành các phương pháp tiếp thị kỹ thuật số đã được áp dụng và được triển khai bởi cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Những doanh nghiệp này tận dụng dữ liệu khoa học và chiến thuật tiếp thị trực tuyến để thúc đẩy doanh số sản phẩm, nhận diện thương hiệu và thâm nhập thị trường (Saura, J.R. và cộng sự, 2021). Bất chấp những ưu điểm nổi tiếng của DM, người ta vẫn hiểu rất ít về áp dụng tiếp thị kỹ thuật số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, như phần lớn tài liệu DM thu hút các tập đoàn lớn (Ritz và cộng sự, 2019). Ngoài ra, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của DM và tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy cơ sở khách hàng và nhận thức về thương hiệu của SMEs. Các công ty có khả năng có các trang web thân thiện với thiết bị di động và họ có thể thuê các chuyên gia bên ngoài để xây dựng và thực hiện các chiến dịch, trong khi các công ty nhỏ hơn phải phát triển, điều chỉnh và cải thiện các chiến dịch tiếp thị của riêng họ, sử dụng các trang mạng xã hội (Atanassova và cộng sự, 2015), Các công ty nhỏ sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc tham gia chiến lược tiếp thị kỹ thuật số và bằng cách hạn chế tiềm năng tiếp cận đối tượng mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng (Ritz và cộng sự, 2019). Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ, trong so với các doanh nghiệp lớn, có dấu chân kỹ thuật số riêng biệt và tỷ lệ chấp nhận công nghệ (Nguyen, T.H. và cộng sự, 2015), Khi tiến hành Thương mại điện tử hoạt động bán hàng, SMEs có thể xây dựng năng lực tiếp thị kỹ thuật số để tận dụng nền tảng trực tuyến, tương tác với khách hàng kỹ thuật số và dịch vụ khách hàng kỹ thuật số. Sử dụng Dữ liệu lớn (Big data) Dữ liệu lớn đề cập đến các tập dữ liệu vượt quá khả năng của các công nghệ thông thường để ghi lại, lưu trữ, quản lý và phân tích. Do đó, tầm quan trọng của công nghệ tiến bộ theo thời gian, kích thước của tập dữ liệu được coi là Dữ liệu lớn, cũng sẽ tăng lên. Định nghĩa về “Dữ liệu lớn” theo các cách khác nhau các ngành công nghiệp cũng sẽ thay đổi tùy theo loại công nghệ phổ biến và kích thước của dữ liệu đặt trong một ngành cụ thể (Nozari và cộng sự, 2021). Trên thực tế, vai trò của Dữ liệu lớn trong tiếp thị là nó mang lại cơ hội tuyệt vời cho các nhà tiếp thị đạt được mục tiêu thu hút khách hàng. Các nhà bán lẻ đã sử dụng các phân tích nâng cao như nghiên cứu hoạt động để đưa ra khuyến nghị của họ cho người tiêu dùng. Các nhà cung cấp truyền thông sử dụng các kỹ thuật Dữ liệu lớn trong marketing để giảm bớt sự bất mãn của khách hàng. Các ngân hàng bán lẻ sử dụng phân tích Dữ liệu lớn để ngăn chặn gian lận. Các giải pháp phân tích cấp cao đã có thể đưa ra các cách tiếp cận mới để giải quyết một số vấn đề tiếp thị chính, yêu cầu và đạt được kết quả hiệu quả (Cao et al., 2022). Sử dụng phân tích nâng cao, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn, tăng hiệu quả hoạt động và cung cấp chuyển đổi kinh doanh với các luồng Dữ liệu lớn của họ. Nó cũng cho phép các tổ chức tìm ra những dịch vụ cho khách hàng và những cách mới để phát triển kinh doanh của họ. 2.2 Các yếu tố chính trong quá trình Chuyển đổi số của SMEs Thái độ đối với kỹ thuật số (Attitude towards digital transformation) Việc áp dụng một sự đổi mới chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi Thái độ của người ra quyết định. Thái độ được coi là khuynh hướng phản ứng nhất quán có lợi hoặc bất lợi đối với một đối tượng hoặc tình huống. Trong trường hợp nghiên cứu này, điều đó có nghĩa là Thái độ đối với Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi (Kofler và Marcher, 2018). Là người ra quyết định duy nhất của công ty, anh ấy chủ yếu bị ảnh hưởng bởi nhận thức của anh ấy về công ty của anh ấy và môi trường anh ấy hoạt động. Do đó, hai kích thích tài ng uyên có sẵn và áp lực nhận thức của kích 265
  4. thích dẫn đến phản ứng (cảm xúc) của bản năng (Wang, Minor, và Wei, 2011), tức là ảnh hưởng đến Thái độ của chủ sở hữu đối với quá trình Chuyển đổi số. Ngược lại, Thái độ của chủ sở hữu đối với Chuyển đổi số tác động đến ý định sử dụng của anh ấy. Với Thái độ thuận lợi đối với sự hình thành Chuyển đổi số và nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số, các doanh nhân SMEs có thể bắt đầu áp dụng các công cụ và chiến lược kỹ thuật số một cách hiệu quả. Giả thuyết H1: Thái độ đối với chuyển đổi số có ảnh hưởng tích cực đến Chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh Hiểu biết kỹ thuật số (Digital literacy) Hiểu biết kỹ thuật số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua các công nghệ kỹ thuật số để thuê người làm, việc làm bền vững và khởi nghiệp. Nó bao gồm các năng lực khác nhau được gọi là hiểu biết về máy tính, hiểu biết về công nghệ thông tin, hiểu biết về thông tin và hiểu biết về phương tiện truyền thông (Jin và cộng sự, 2020). Hiểu biết kỹ thuật số có thể được định nghĩa là “tập hợp kiến thức, kỹ năng, Thái độ, năng lực, chiến lược và nhận thức cần có khi sử dụng công nghệ thông tin truyền thông và phương tiện số để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề; giao tiếp, quản lý thông tin, cộng tác, tạo và chia sẻ nội dung cũng như xây dựng kiến thức một cách hiệu quả, hiệu quả, phù hợp, có phê phán, sáng tạo, tự chủ, linh hoạt, có đạo đức và có suy nghĩ cho công việc, giải trí, tham gia, học tập và giao lưu” (Jiao và cộng sự, 2021). Scuotto và cộng sự (2021) đã nghiên cứu hơn hai triệu SMEs ở Châu Âu và nhận thấy rằng việc tăng cường Hiểu biết kỹ thuật số của từng cá nhân là điều cần thiết cho quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và để đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong kinh doanh môi trường. Giả thuyết H2: Hiểu biết kỹ thuật số có tác động tích cực đến Chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh Lãnh đạo chuyên nghiệp (Professional leadership) Vai trò của người quản lý hoặc nhà lãnh đạo rất quan trọng đối với tất cả các tổ chức. Chủ sở hữu của SMEs thực hiện các vai trò đa diện, từ nhận biết và xác định các cơ hội mới đến tổ chức các nguồn lực và khả năng giải quyết các cơ hội (Garbel lano và Da Veiga, 2019; Matarazzo, 2021, Porfírio và cộng sự, 2021). Tham gia vào quá trình Chuyển đổi số đòi hỏi các nhà lãnh đạo SMEs phải thể hiện cam kết và cung cấp nguồn lực, tăng cường mối quan hệ tích cực, hướng dẫn trao đổi xã hội giữa các thành viên lãnh đạo, nâng cao lòng tự trọng và hành vi tích cực khi áp dụng Chuyển đổi số và truyền tải sự đổi mới “việc cần làm” (Dezi và cộng sự, 2018; AlNuaimi và cộng sự, 2022). Công nghệ đóng vai trò là xương sống của tất cả các mô hình kinh doanh hiện đại và do đó, việc áp dụng Chuyển đổi số dẫn đến cải thiện Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp của công ty. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ với đội ngũ quản lý - chủ sở hữu có trình độ và chuyên nghiệp, sở hữu kiến thức, kỹ năng và cam kết cần thiết, sẽ có thể nắm bắt các cơ hội vào đúng thời điểm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình Chuyển đổi số cần thiết trong doanh nghiệp (AlNuaimi và cộng sự, 2022). Lãnh đạo chuyên nghiệp là cung cấp phương hướng, quy trình và phối hợp cho các thành viên của một tổ chức vì mục đích của việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, tạo ra một quá trình để đạt được các mục tiêu của tổ chức, và sắp xếp các quy trình và thủ tục, con người và cơ sở hạ tầng, để đạt được mục tiêu của tổ chức. Các nhà lãnh đạo dựa vào các thành phần của sự lãnh đạo chuyên nghiệp để thiết lập sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức có khả năng có những nhân viên sẵn sàng hợp tác. Sau khi tổng hợp các nghiên cứu ở trên, tác giả đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết H3: Lãnh đạo chuyên nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến Chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh Từ những tổng hợp các nghiên cứu trên, đề tài dựa trên mô hình nghiên cứu kế thừa từ mô hình nghiên cứu của Malodia (2023) và nghiên cứu đã đề xuất mô hình như sau: 266
  5. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: tác giả đề xuất 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thu thập dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu dựa trên khảo sát 201 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng thu thập qua google form được gửi trực tiếp qua email đến các nhân viên hoặc lãnh đạo doanh nghiệp có tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Kích thước mẫu được thực hiện theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) theo nguyên tắc 5:1, cứ một câu hỏi quan sát cần ít nhất năm mẫu nghiên cứu. Do đó, kích thước mẫu tồi thiểu cần đạt được là 115 mẫu nghiên cứu qua 23 câu hỏi quan sát trong bảng hỏi. Bảng hỏi bao gồm bốn yếu tố bao gồm Thái độ đối với Chuyển đổi số gồm 4 biến quan sát, Hiểu biết kỹ thuật số thông qua 4 câu hỏi quan sát , Lãnh đạo chuyên nghiệp được thực hiện qua 12 biến quan sát, Chuyển đổi số của doanh nghiệp được khảo sát qua 3 biến quan sát. 2.3.2 Phân tích dữ liệu Dữ liệu được phân tích bằng các bước sau: đánh giá chất lượng biến quan sát và độ tin cậy của thang đo, kiểm tra tính hội tụ và tính phân biệt và đánh giá mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần (PLS-SEM). Hair và cộng sự (2016) cho rằng hệ số tải ngoài (outer loading) cần lớn hơn hoặc bằng 0.708 thì các biến quan sát đạt chất lượng. Hair và cộng sự (2016) cũng cho rằng độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR) cần ≥ 0.7 thì thang đo đạt độ tin cậy. Hock & Ringle (2010) cho rằng một thang đo đạt giá trị hội tụ nếu chỉ số phương sai trung bình được trích AVE (Average Variance Extracted) đạt từ 0.5 trở lên. Henseler và cộng sự (2015) cho rằng chỉ số tương quan HTMT không vượt quá 0.85 thì các thang đo đảm bảo tính phân biệt. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả phân tích được thực hiện qua phần mềm SMARTPLS3 từ 180 bảng khảo sát hợp lệ sau khi loại 21 mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát thông qua các chỉ số giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị lớn nhất (Max), giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation). Kết quả phân tích trong bảng 2 cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải ngoài lớn hơn 0.708 đều đạt chất lượng nên được giữ lại cho các phân tích kế tiếp. Bảng 1. Thống kê mô tả biến quan sát Std. Biến quan sát N Min Max Mean Deviation AT1.Tôi nghĩ Số hoá là tốt 180 1 5 4.228 0.977 AT2.Tôi thấy các ứng dụng kỹ thuật số dễ dàng học hỏi 180 1 5 3.717 1.002 AT3.Tôi nghĩ rằng Số hoá sẽ có tầm quan trọng lớn trong tương lai 180 1 5 4.244 0.935 AT4.Tôi nghĩ rằng Số hoá làm tăng Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 180 1 5 4.272 0.948 267
  6. DL1.Tôi có thể dùng đồ hoạ trên máy tính đa phương tiện để tạo nên sản phẩm/dịch vụ riêng mình. 180 1 5 3.411 1.074 DL2.Sau khi xem đoạn quảng cáo, tôi có thể tái hiện lại quảng cáo theo hình ảnh, câu từ và thêm vào vài ý kiến của riêng tôi 180 1 5 3.211 1.09 DL3. Khi bán 1 sản phẩm/dịch vụ, tôi sẽ lên kế hoạch chi tiết cho sản phẩm/dịch vụ đó 180 1 5 3.9 0.967 DL4. Tôi có thể phê bình sản phẩm/dịch vụ nào đó khi có sai lệch về thông tin 180 1 5 3.844 1.021 PL1. Lãnh đạo trực tiếp không ngừng học hỏi về công nghệ kỹ thuật số 180 1 5 4.022 0.96 PL2. Lãnh đạo trực tiếp có sự cân bằng giữa các kỹ năng kỹ thuật số tổng quát và các kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật số 180 1 5 3.622 1.017 PL3. Lãnh đạo trực tiếp có thể tập hợp các nhóm với sự kết hợp các kỹ năng phù hợp cho từng dự án kỹ thuật số 180 1 5 3.817 0.916 PL4. Lãnh đạo là người tài năng tổng hợp hiểu cả kinh doanh và Chuyển đổi số 180 1 5 3.733 0.992 PL5. Lãnh đạo trực tiếp cho nhân viên các nguồn lực hoặc cơ hội để có được các kỹ năng kỹ thuật số phù hợp cho quá trình Chuyển đổi số 180 1 5 3.844 0.982 PL6. Các nhà lãnh đạo giải thích sứ mệnh/tầm nhìn của tổ chức chúng tôi 180 1 5 3.911 0.996 PL7. Các nhà lãnh đạo giải thích các thành viên sẽ được lợi như thế nào nếu một tổ chức thành công 180 1 5 3.972 0.915 PL8. Các nhà lãnh đạo giải thích việc đạt được tầm nhìn của các nhà lãnh đạo là lợi ích tốt nhất của người lao động 180 1 5 3.844 1.005 PL9. Các nhà lãnh đạo giải thích cách các chương trình của chúng tôi được thiết kế để cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng 180 1 5 3.867 0.945 PL10. Các nhà lãnh đạo giải thích cách các quy trình của chúng tôi được thiết kế để duy trì sứ mệnh của tổ chức 180 1 5 3.872 0.943 PL11. Các nhà lãnh đạo giải thích công việc của tôi góp phần để đạt được mục tiêu tầm nhìn của các nhà lãnh đạo 180 1 5 3.833 0.934 PL12. Các nhà lãnh đạo cho biết mức độ đóng góp của bộ phận chúng tôi vào tầm nhìn Lãnh đạo 180 1 5 3.894 0.946 CHUYỂN ĐỔI SỐ1. Công ty tôi sử dụng Thương mại điện tử ở mức độ nào 180 1 5 3.822 1.239 CHUYỂN ĐỔI SỐ2. Công ty tôi sử dụng Tiếp thị kỹ thuật số ở mức độ nào 180 1 5 3.917 1.159 CHUYỂN ĐỔI SỐ3. Công ty tôi sử dụng Dữ liệu lớn ở mức độ nào 180 1 5 3.794 1.172 Trích xuất từ phần mềm SMARTPLS 3 Bảng 2 Hệ số tải ngoài CHUYỂN ĐỔI SỐ DL PL AT DT1 0.860 DT2 0.915 DT3 0.868 268
  7. DL1 0.769 DL2 0.729 DL3 0.850 DL4 0.833 PL1 0.839 PL10 0.873 PL11 0.882 PL12 0.882 PL2 0.707 PL3 0.864 PL4 0.800 PL5 0.838 PL6 0.855 PL7 0.859 PL8 0.872 PL9 0.880 AT2 0.709 AT3 0.898 AT4 0.910 AT1 0.910 Trích xuất từ phần mềm SMARTPLS 3 Bảng 3 cho thấy hai chỉ số chính là Cronbach's Alpha và Composite Reliability (CR) đều lớn hơn 0.7 chứng tỏ các biến tiềm ẩn đều đạt độ tin cây. Để đánh giá tính hội tụ, kết quả bảng 3 cũng cho thấy chỉ số phương sai trung bình được trích AVE (Average Variance Extracted) đều lớn hơn 0.5 nên các biến tiềm ẩn đảm bảo tính hội tụ. Bảng 3 Bảng độ tin cậy thang đo Thang đo Cronbach's Alpha rho_A CR AVE Chuyển đổi số (DT) 0.856 0.866 0.913 0.777 Hiểu biết kỹ thuật số (DL) 0.811 0.831 0.874 0.635 Lãnh đạo chuyên nghiệp (PL) 0.964 0.966 0.968 0.718 Thái độ đối với CĐS (AT) 0.879 0.887 0.919 0.741 Trích xuất từ phần mềm SMARTPLS 3 Kết quả bảng 4 cho thấy các nhân tố trong mô hình cấu trúc các chỉ số HTMT đều nhỏ hơn 0.85 nên các biến độc lập có tính phân biệt. Bảng 4 Bảng chỉ số HTMT Chuyển đổi Hiểu biết Kỹ thuật Lãnh đạo chuyên Thái độ đối với số số nghiệp CĐS Chuyển đổi số Hiểu biết kỹ thuật số 0.667 Lãnh đạo chuyên nghiệp 0.68 0.728 Thái độ đối với CĐS 0.704 0.669 0.798 Nguồn: kết quả phân tích SMARTPLS 3 Kết quả trong mô hình đường dẫn ở hình 1 gồm ba biến độc lập Thái độ đối với chuyển đổi số , hiểu biết về kỹ thuật số và lãnh đạo chuyên nghiệp tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc chuyển đổi số. Kết quả ở bảng 1 và hình 1 cho thấy nhân tố hiểu biết kỹ thuật số có tác động lên Chuyển đổi số với mức ý nghĩa 1%. Yếu tố Thái độ đối với kỹ thuật số không có tác động lên Chuyển đổi số với mức ý nghĩa 5%. Yếu tố lãnh đạo chuyên nghiệp tác động lên Chuyển đổi số với mức ý nghĩa 10%. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa (Original Sample), yếu tố hiểu biết kỹ thuật số, lãnh đạo chuyên nghiệp và thái độ đối với kỹ thuật số tăng 1 đơn vị làm Chuyển đổi số tăng thêm lần lượt là 0.247, 0.249 và 0.282 đơn vị. 269
  8. Bảng 5 Hệ số hồi quy mô hình đường dẫn Original Sample Mean (M) Standard Deviation T Statistics P Values Sample (O) (STDEV) (|O/STDEV|) AT -> 0.282 0.294 0.119 2.361 0.019 CHUYỂN ĐỔI SỐ DL -> 0.247 0.259 0.079 3.142 0.002 CHUYỂN ĐỔI SỐ PL -> 0.249 0.228 0.131 1.903 0.058 CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguồn phân tích dữ liệu từ phần mềm SMARTPLS 3 Hình 2. Mô hình cấu trúc Nguồn: phân tích dữ liệu từ phần mềm SMARTPLS 3 4. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố Hiểu biết kỹ thuật số, thái độ đối với chuyển đổi số và lãnh đạo chuyên nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực đến quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, yếu tố Hiểu biết kỹ thuật số tăng 1 đơn vị dẫn đến quá trình Chuyển đổi số của SMEs tăng thêm 0.247 đơn vị. Bên cạnh đó, yếu tố Lãnh đạo chuyên nghiệp tăng 1 đơn vị làm gia tăng quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thêm 0.249 đơn vị. Ngoài ra, yếu tố thái độ đối với chuyển đổi số tăng thêm 1 đơn vị góp phần gia tăng thực hiện chuyển đổi số thêm 0.282 đơn vị. Đối với thái độ đối với chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tạo tạo cho mỗi thành viên trong tổ chức nhận thấy được Chuyển đổi số là xu hướng tốt trong mọi hoạt động của tổ chức, Chuyển đổi số rất quan trọng trong tương lai và góp Chuyển đổi số làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hiểu biết về kỹ thuật số, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi các kiến thức và kỹ năng về thiết kế các sản phẩm và dịch vụ thông qua môi trường máy tính đa phương tiện, biết cách lên kế hoạch chi tiết về sản phẩm và dịch vụ trước khi bán hàng, có thể phản hồi cho khách hàng khi có sai lệch thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với lãnh đạo chuyên nghiệp, lãnh đạo là người có vai trò tiên phong và tiên quyết trong công cuộc Chuyển đổi số của tổ chức, doanh nghiệp. Trước tiên, người Lãnh đạo chuyên nghiệp cần phải rất am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của mình về sứ mệnh lẫn cả tầm nhìn của doanh nghiệp từ đó khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Người lãnh đạo cần nhận ra được những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, để có thể lựa chọn được giải pháp số hóa tốt nhất, mang cơ hội có lợi nhất về cho nhân viên và doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, người Lãnh đạo chuyên nghiệp tạo ra môi trường chia sẻ, truyền tải và mang đến cho nhân viên của mình phát triển các kỹ năng kỹ thuật số để 270
  9. sẵn sàng cùng doanh nghiệp Chuyển đổi số thành công, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong thời đại số. Nghiên cứu đưa ra những hàm ý có giá trị cả về thực tiễn và lý thuyết trong bối cảnh Chuyển đổi số hiện nay, tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Mẫu nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh, và những nghiên cứu trong tương lai sẽ được khái quát hóa trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ xem xét các đặc điểm cá nhân của doanh nghiệp như là yếu tố dự đoán quá trình Chuyển đổi số. Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo cũng có thể xem xét các yếu tố môi trường bên ngoài, chẳng hạn như những hỗ trợ từ chính phủ, nền tảng công nghệ có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. AlNuaimi, B. K., Singh, S. K., Ren, S., Budhwar, P., & Vorobyev, D. (2022). Mastering digital transformation: The nexus between leadership, agility, and digital strategy. Journal of Business Research, 145, 636–648. 2. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411. 3. Atanassova, I.; Clark, L. Social media practices in SME marketing activities: A theoretical framework and research agenda. J. Cust. Behav. 2015, 14, 163–183. 4. Bollweg, L., Lackes, R., Siepermann, M., & Weber, P. (2020). Drivers and barriers of the digitalization of local owner operated retail outlets. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 32(2), 173-201. 5. Chen, C.-L.; Lin, Y.-C.; Chen, W.-H.; Chao, C.-F.; Pandia, H. Role of Government to Enhance Digital Transformation in Small Service Business. Sustainability 2021, 13, 1028. 6. Dezi, L., Pisano, P., Pironti, M., & Papa, A. (2018). Unpacking open innovation neigDLorhoods: Le milieu of the lean smart city. Management Decision, 56(6), 1247–1270. https://doi.org/10.1108/MD-04-2017-0407 7. Devellis, R. (2012), Scale Development Theory and Application, Sage Publications, New York. 8. Eller, R., Alford, P., Kallmünzer, A., & Peters, M. (2020). Antecedents, consequences, and challenges of small and medium-sized enterprise digitalization. Journal of Business Research, 112, 119–127. 9. Eshet-Alkalai, Y., & Chajut, E. (2010). You can teach oPL dogs new tricks: The factors that affect changes over time in digital literacy. Journal of Information Technology Education: Research, 9(1), 173-181. 10. Eugene F, B., & Joel F, H. (2009). FUNDAMENTALS OF FINANCIAL MANAGEMENT 12th edition. 11. Fachrunnisa, O., Adhiatma, A., Lukman, N., & Ab Majid, M. N. (2020). Towards SMEs’ digital transformation: The role of agile leadership and strategic flexibility. Journal of Small Business Strategy, 30(3), 65-85 12. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981), Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error, Journal of Marketing Research. 13. Garbellano, S., & Da Veiga, M. D. R. (2019). Dynamic capabilities in Italian leading SMEs adopting industry 4.0. Measuring Business Excellence, 23(4), 472–483. https://doi.org/10.1108/MBE-06-2019-0058 14. Gartner. 2018. IT Glossary: Digitalization. Gartner. Accessed May 7, 2018: https://www.gartner.com/it- glossary/digitalization 15. Gong, C., & Ribiere, V. (2021). Developing a unified definition of digital transformation. Technovation, 102, 102217. 16. Hair et al. (2016), A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM), Second Edition, Sage Publications, New York. 17. Jiao, H., Yang, J., & Cui, Y. (2021). Institutional pressure and open innovation: the moderating effect of digital knowledge and experience-based knowledge. Journal of Knowledge Management. https://doi.org/10.1108/JKM-01- 2021-0046 18. Jin, K. Y., Reichert, F., Cagasan Jr, L. P., de La Torre, J., & Law, N. (2020). Measuring digital literacy across three age cohorts: Exploring test dimensionality and performance differences. Computers & Education, 157, 103968. 19. Jöreskog, K. G. (1971). Simultaneous factor analysis in several populations. Psychometrika, 36(4), 409-426. 20. Kofler, I., and A. Marcher. 2018. “Inter-Organizational Networks of Small and Medium-Sized Enterprises (SME) in the FiePL of Innovation: A Case Study of South Tyrol.” Journal of Small Business & Entrepreneurship 30(1):9–25. 271
  10. 21. Kraus, S.; Harms, R.; Fink, M. Entrepreneurial marketing: Moving beyond marketing in new ventures. Int. J. Entrep. Innov. Manag. 2010, 11, 19–34. 22. Lepore, D., Nambisan, S., Tucci, C. L., & Zahra, S. A. (2019, July). Digital transformation & firms’ innovative strategies: capabilities, ecosystems, and business models. In Academy of Management Proceedings (Vol. 2019, No. 1, p. 14623). Briarcliff Manor, NY 10510: Academy of Management. 23. Litvinenko, V. S. (2020). Digital economy as a factor in the technological development of the mineral sector. Natural Resources Research, 29(3), 1521-1541. 24. Malodia, S., Mishra, M., Fait, M., Papa, A., & Dezi, L. (2023). To digit or to head? Designing digital transformation journey of SMEs among digital self-efficacy and professional leadership. Journal of Business Research, 157, 113547. 25. Mastrangelo, A., Eddy, E. R., & Lorenzet, S. J. (2004). The importance of personal and professional leadership. Leadership & Organization Development Journal. 26. Matarazzo, M., Penco, L., Profumo, G., & Quaglia, R. (2021). Digital transformation and customer value creation in Made in Italy SMEs: A dynamic capabilities perspective. Journal of Business Research, 123(1), 642–656 27. Michaelidou, N.; Siamagka, N.T.; Christodoulides, G. Usage, barriers and measurement of social media marketing: An exploratory investigation of small and medium B2B brands. Ind. Mark. Manag. 2011, 40, 1153–1159 28. Mital, M., Chang, V., Choudhary, P., Papa, A., & Pani, A. K. (2018). Adoption of Internet of Things in India: A test of competing models using a structured equation modeling approach. Technological Forecasting and Social Change, 136, 339-346. 29. Mhlungu, N. S., Chen, J. Y., & Alkema, P. (2019). The underlying factors of a successful organisational digital transformation. South African Journal of Information Management, 21(1), 1-10. 30. Nguyen, T.H.; Newby, M.; Macaulay, M.J. Information Technology Adoption in Small Business: Confirmation of a Proposed Framework. J. Small Bus. Enterp. Dev. 2015, 53, 207–227. 31. Peruchi, D. F., de Jesus Pacheco, D. A., Todeschini, B. V., & ten Caten, C. S. (2022). Moving towards digital platforms revolution? Antecedents, determinants and conceptual framework for offline B2B networks. Journal of Business Research, 142, 344–363 32. Porfírio, J. A., Carrilho, T., Felício, J. A., & Jardim, J. (2021). Leadership characteristics and digital transformation. Journal of Business Research, 124, 610–619 33. Ritz, W.; Wolf, M.; McQuitty, S. Digital marketing adoption and success for small businesses: The application of the do-it-yourself and technology acceptance models. J. Res. Interact. Mark. 2019, 13, 179–203. 34. Saunders, M., Lewis, P., & Thornhill, A. (2019). Research Methods for Business Students Eight Edition. QualitativeMarket Research: An International Journal. 35. Saura, J.R.; Palacios-marqués, D.; Ribeiro-Soriano, D. Digital marketing in SMEs via data-driven strategies: Reviewing the currentstate of research. J. Small Bus. Manag. 2021, 1–36 36. Scuotto, V., Nicotra, M., Del Giudice, M., Krueger, N., & Gregori, G. L. (2021). A microfoundational perspective on SMEs’ growth in the digital transformation era. Journal of Business Research, 129, 382-392. 37. Smith, K.T. Longitudinal study of digital marketing strategies targeting Millennials. J. Consum. Mark. 2012, 29, 86–92. 38. Teng, X., Wu, Z., & Yang, F. (2022). Research on the Relationship between Digital Transformation and Performance of SMEs. Sustainability, 14(10), 6012. 39. Ulas, D. (2019). Digital transformation process and SMEs. Procedia Computer Science, 158(1), 662–671 272
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2