YOMEDIA
ADSENSE
CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY CẬP BĂNG THÔNG RỘNG
212
lượt xem 55
download
lượt xem 55
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY CẬP BĂNG THÔNG RỘNG Tác giả: Đăng Quang Minh ̣ Bài viết này tập trung thảo luận về các công nghệ truy cập băng thông rộng được yêu cầu trong giáo trình BCRAN. Ba công
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY CẬP BĂNG THÔNG RỘNG
- CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY CẬP BĂNG THÔNG RỘNG Tác giả: Đăng Quang Minh ̣ Bài viết này tập trung thảo luận về các công nghệ truy cập băng thông rộng được yêu cầu trong giáo trình BCRAN. Ba công nghệ được mô tả gồm: công nghệ không dây (wireless), cable và vệ tinh (satellite). I. Cơ bản về truy cập băng thông rộng: I.1. Cable modem Cable đã được các thành phố lớn cung cấp dịch vụ từ năm 1998. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có cung cấp dịch vụ này. Dịch vụ cable-modem thường được cung cấp ở mức băng thông nhiều megabit. Mức băng thông cung cấp thực sự sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ. Đối với khách hàng, cable modem có thể được xếp vào nhóm giải pháp SOHO. Cũng giống như ADSL, những người dùng đầu tiên của Cable Modem (CM) sẽ thấy đây là một dịch vụ rất tuyệt, tuy nhiên, khi số lượng người dùng nhiều lên, chất lượng dịch vụ sẽ giảm xuống. Cũng giống như các công nghệ khác, mức độ hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào mức độ triển khai dịch vụ của nhà cung cấp cũng như các chiến lược kinh doanh của họ. Các đặc tả cho CM được mô tả trong một tài liệu có tên là Data Over Cable Service Interface Specification – DOCSIS. Phiên bản DOCSIS hiện có là 2.0. DOCSIS mô tả các phương thức sử dụng dữ liệu trên cable cũng như là một số đặc tả khác. Trong chương trình của CCNP-BCRAN, ta chỉ tập trung vào cấu hình các Cisco routers để hỗ trợ CM chứ không tìm hiểu về công nghệ CM.
- I.1.1 Cơ bản về DOCSIS: DOCSIS định nghĩa các đặc tả kỹ thuật của thiết bị ở cả hai nơi: người thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ. DOCSIS được quản lý bởi CableLabs. CableLabs là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận được thành lập năm 1998. DOCSIS hiện có phiên bản 2.0. Tuy nhiên phần lớn các thiết bị hiện có hỗ trợ cho phiên bản 1.1. Trong một tương lai rất gần, các thiết bị hỗ trợ DOCSIS 2.0 sẽ ra đời. DOCSIS có vài thành phần trong cấu trúc của nó: • Cable Modem Termination System (CMTS): Là một thiết bị thực hiện chức năng điều chế tín hiệu trước khi đưa đến cable modem. CMTS thường được đặt ở nhà cung cấp dịch vụ • Cable Modem (CM): Một thiết bị đặt ở phía khách hàng thực hiện chức năng điều chế và giải điều chế các tín hiệu từ CMTS. Tốc độ truyền tốc độ tiêu biểu của CM là từ khoảng 1.5M-2.5Mbps. • BackOffice Services: Các dịch vụ như TFTP, DHCP, Time of Day (ToD). Các thông tin quan trọng để cấu hình một host chạy CM được lưu trong file cấu hình của DOCSIS. File này chứa các thông số sau: • Thông tin về tần số radio - Downstream Frequency - Upstream channel-ID - Network Access Configuration
- • Thông tin về loại dịch vụ (Class of Service) - Class of Service ID - Maximum Downstream Rate - Maximum Downstream Rate - Upstream Channel Priority - Minimum Upstream Rate - Maximum Upstream Channel Burst - Class of Service Privacy Enable • Các thông tin dành cho vendor • SNMP Management • Base line Interface Configuration - Authorize wait timeout - Reauthorize wait timeout (Tham khảo thêm trong giáo trình) Kiểu truyền dữ liệu dùng cable rất giống với kiểu truyền wireless, ngoại trừ là kiểu truyền wireless thì không dùng cáp. Kiểu truyền trong CM cũng dùng băng tần của sóng radio (RF). FR có tần số cao hơn tín hiệu audio và thấp hơn kiểu truyền hồng ngoại. Trong chiều truyền dữ liệu download (từ ISP đến khách hàng), tần số được dùng là 55-750 MHZ. Tần số này bằng với UHP và VHF. Chiều upload dùng băng tần 5-42-Mhz. Cisco hiện thực CMTS bằng các uBR Router. Các uBR Router này có đặc điểm là cho phép nó kết nối đến các mạng hybrid fiber coaxial network. HFC là một công nghệ được phát triển bởi các công ty cung cấp dịch vụ. HFC cho
- phép truyền dữ liệu tốc độ cao, hai chiều dùng kết hợp cả cáp quang và cáp đồng trục. Để kết nối uBR7200, 7100 và 10K vào mạng HFC, ta phải dùng thêm các card cable-modem. Card này sẽ cung cấp một giao tiếp giữa bus PCI của uBR và tín hiệu RF trên mạng HFC. I.1.2. Khởi động CM: Để thiết lập kết nối đến CMTS, CM phải khởi động chính xác. Trên một thiết bị uBR, ta có thể dùng lệnh show cable modem để xem trạng thái của từng kết nối riêng lẽ. I.1.3. Cấu hình CM: Một file cấu hình của DOCSIS ở dạng binary, trong đó chứa các thông số chẳng hạn như Maximum Downstream and Upstream rate, Maximum Upstream Burst Rate, Class of Services, Base line privacy, MIB…File cấu hình này có thể download từ TFTP. Router có thể cấu hình ở hai chế độ: bridging hoặc routing. Trong bridging mode, việc truyền dữ liệu dựa trên MAC address. Chế độ này là chế độ mặc định. Trong chế độ routing, một router có thể hoạt động như một IP routers. uBR9000 có thể hỗ trợ RIP, RIP v.2, IGRP, EIGRP và static route. Trong quá trình khởi động, CM sẽ liên lạc với DHCP server. DHCP server sẽ cung cấp các thông tin sau • IP address • Subnet Mask • Default-gateway • TFTP_server
- • DHCP Relay Agent • Tên đầy đủ của file cấu hình DOCSIS • Địa chỉ của ToD server • Địa chỉ của Syslog server Sau khi CM nhận được thông tin này, CM sẽ tìm đến địa chỉ của ToS server và đồng bộ thời gian của CM với server. Cũng trong thời điểm này, CM sẽ gửi request đến TFTP_server để yêu cầu file cấu hình. Các IOS image file cũng có thể đuợc lưu trong TFTP_server. I.2. Truy cập dùng vệ tinh: I.2.1. Cơ bản về truyền dữ liệu bằng vệ tinh: Cách thức truyền dữ liệu dùng vệ tinh được dùng trong những nơi mà CM và xDSL chưa sẵn có. Ngoài ra CM và xDSL bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Để dùng cách thức truyền bằng vệ tinh, ta cần phải trang bị dĩa và các adapters. Chi phí cho một dĩa khoảng $500, công cài đặt khoảng 200. Các vệ tinh cho phép truyền dữ liệu hai chiều trong khoảng cách 23000 dặm. Tốc độ downstream có thể đạt đến 400 kbps (150 kbps trong giờ bình thường). Tốc độ upstream có thể từ 40kbps đến 128kbps. Một trong những hạn chế nữa là độ delay trong kiểu truyền bằng vệ tinh là lớn. I.2.2. Các kiểu quĩ đạo: - GEO (Geostationary Orbit): tốc độ quay quanh trái đất là 24giờ. Do đó vệ tinh xuất hiện đối với một điểm nào đó trên mặt đất như là đứng yên. Độ cao của quĩ đạo này là 35,800km. - LEO (LeoEarth Orbit): vệ tinh bay theo hình ellipse ở độ cao thấp hơn 2000km. Chu kỳ quĩ đạo thay đổi từ 90 phút đến 2 giờ. - MEO (MediumEarth Orbit): Quĩ đạo ở độ cao 10,000km. Chu kỳ quĩ đạo
- khoảng 6 giờ. - HEO (Highly Eliptical Orbit): Được dùng ở độ cao 500km và độ cao đỉnh là 50,000km. Chu kỳ bay thay đổi từ 8 đến 24 giờ - PO (Polar Orbit): giống LEO - SSO (Sun Synchronous Orbit): Chu kỳ bay của vệ tinh đồng bộ với mặt trời. Do đó vệ tinh sẽ xuất hiện tại mỗi điểm trên trái đất cùng một thời điểm trong mỗi ngày. I.3. Dùng Wireless: I.3.1. Cơ bản Wireless Networking (còn gọi là WiFi – Wireless Fidelity) đang trong giai đoạn phát triển nhanh. Wireless hiện nay được dùng như một công nghệ LAN hơn là một công nghệ được dùng để truy cập Internet. IEEE 802.11 quy định các tiêu chuẩn về tín hiệu và giao thức nhằm đảm bảo tính tương thích cho các thiết bị mạng không dây. 802.11 có ba phiên bản: 802.11a, 802.11b và 802.11g. Hiện nay 802.11a và .11b đang được dùng. 802.11g thì mới hơn. I.3.2. IEEE 802.11a Hoạt động ở tần số 5Ghz. Các hệ thống mạng LAN dùng các tần số 5.15 đến 5.25, 5.25-5.25, 5.725-5.825. Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt đến 6,9,12,18,24,36,48 và 54Mbps. Các tốc độ truyền thường được dùng là 6,12 và 24Mbps. I.3.3. IEEE 802.11b: Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt được là 1, 2, 5.5 và 11Mbps.
- I.3.4. IEEE 802.11g: - Hỗ trợ tốc độ truyền là 54Mbps. II. Wireless LAN: Một hệ thống mạng LAN wireless thường giống như mô hình star truyền thống. Thiết bị trung tâm thường được gọi là Wireless Access Point. Các máy trạm sẽ cài các card mạng wireless. Nếu một card mạng 802.11b cố gắng truy cập 802.11a WAP, kết quả sẽ thất bại. 802.11b sẽ hoạt động ở tần số 4,2Ghz. Một vài thiết bị phone cũng hoạt động ở tần số này. II.1. Một số ưu điểm của mạng không dây WLAN • Không phải khoan tường, bấm và đi dây. • Không phải ngồi tại những vị trí cố định. • Trong nhiều trường hợp là giải pháp rẻ hơn cho mạng LAN • Có thể kết nối ở khoảng cách xa hơn so với các thiết bị blue tooth hoặc IR. • Công suất và tốc độ có thể chấp nhận được….. II.2. Nhược điểm của mạng không dây • Phức tạp hơn trong việc thiết lập, quản lý và vận hành mạng. • Thông tin được truyền trên không trung trên tần số dùng chung dẫn đến các vấn đề an ninh và nhiễu. • Tần số càng cao thì tốc độ càng cao, nhưng đồng thời độ suy giảm cũng càng cao... II.3. Các mô hình mạng không dây: Mô hình infrastructure: ABCDEF kết nối thông qua AP • Extended Service Set (ESS)
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn